Thuyền trưởng tàu viễn dương (Lưu Quang Vũ) - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Thuyền trưởng tàu viễn dương Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 2,468 04/11/2023


Tác giả tác phẩm: Thuyền trưởng tàu viễn dương - Ngữ văn 8

I. Tác giả Lưu Quang Vũ

Thuyền trưởng tàu viễn dương - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

- Lưu Quang Vũ: sinh ngày 17 tháng 4 năm 1948, mất ngày 29 tháng 8 năm 1988.

- Là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.

- Ông sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

- Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.

- Nhắc đến Lưu Quang Vũ là ta lại nhớ đến một nhà soạn kịch tài hoa trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Thơ ca của Lưu Quang Vũ không chỉ giàu cảm xúc, nỗi niềm trăn trở mà còn rất bay bổng. Sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng phong phú ở nhiều thể loại khác nhau như: Truyện ngắn, thơ, kịch…

- Những tác phẩm của Lưu Quang Vũ bắt đầu nổi lên từ những năm 80, lúc ấy đất nước đang trong giai đoạn chiến tranh, vô cùng khó khăn. Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn trong lòng bạn đọc bởi tính chân thật, nhân văn.

- Vở kịch “Hồn trương ba da hàng thịt” là một tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp cầm bút của ông.

II. Tìm hiểu tác phẩm Thuyền trưởng tàu viễn dương

1. Thể loại: Hài kịch

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- In trong Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh gửi lại, Hội Văn học Nghệ thuật Đà Nẵng, 1989.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Thuyền trưởng tàu viễn dương có phương thức biểu đạt là tự sự.

4. Bố cục Thuyền trưởng tàu viễn dương

Gồm: 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “không cần” - Cuộc gặp gỡ trên “chiếc tàu viễn dương”.

+ Phần 2: Còn lại – Sự thật trên “chiếc tàu viễn dương”.

5. Tóm tắt Thuyền trưởng tàu viễn dương

Ông Toàn Nha, Chủ tịch xã kiêm Chủ nhiệm hợp tác xã Cà Hạ, vì háo danh mà phát động một cuộc “thay trời đổi đất, sắp đặt giang sơn”, mong biến xã nhà thành một biểu tượng của phong trào đổi mới nông thôn, mặc dù về trình độ văn hóa, ông mới chỉ “học hết lớp 4”. Với sự tham mưu của thư kí Văn Sửu, ông cho tiến hành một loạt “cải cách” như: đổi tên cho xã (xã “Cà Hạ” thành xã “Hùng Tâm”); đổi tên các phòng, ban dưới quyền mình thành các “Trung tâm…”; lấy sản xuất pháo nổ, thu mua lông vịt xuất khẩu… làm trọng điểm phát triển kinh tế xã; coi trọng việc báo cáo, tuyên truyền về thành tích trong các hội nghị, lễ tổng kết hơn phát triển thực lực của địa phương. Hưng, một anh thợ lái tàu đường sông, người yêu của cô Nhàn, con gái ông Toàn Nha, có chuyến về quê đúng dịp ở địa phương tổ chức lễ tổng kết phong trào đổi mới do ông Toàn Nha chủ trì. Theo lời khuyên của người chú, anh bất đắc dĩ phải nói dối mình là một thuyền trưởng tàu viễn dương để xuất hiện như một khách mời làm sang cho buổi lễ, nhằm mong được ông Toàn Nha chấp nhận là con rể. Nhưng vì tự trọng, Hưng bỏ dở “vai diễn”, định lái tàu bỏ trốn. Một vụ cháy nổ lớn xảy ra tại trụ sở Uỷ ban xã, do thuốc pháo không được bảo quản đúng cách, gây nên cảnh náo loạn. Bị bỏng nặng, phải đi cấp cứu bằng đường sông trên chiếc tàu chở phân đạm của Hưng, ông Toàn nha vẫn mơ màng, hãnh diện rằng ông đang được chở đi trên chuyến “tàu viễn dương” (tàu đi lại trên các vùng biển xa) do chàng rể tương lai – một vị thuyền trưởng dạn dày với hành trình trên các đại dương – điều khiển.

6. Giá trị nội dung

- Văn bản phê phán những người mắc bệnh sĩ vì háo danh mà phát động cuộc thay trời đổi đất dù ông chỉ học hết lớp 4, khoe khoang người con rể tương lai đóng giả thuyền trưởng tàu viễn dương… Ông làm mọi việc để có thể thể hiện bản thân, nâng cao tên tuổi của mình mà bất chấp thật giả, thậm chí có thể hại người khác.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng ngôn từ mang tính châm biếm.

- Miêu tả rõ nét tính cách của nhân vật.

- Tình huống truyện vừa mỉa mai, vừa hài hước, thể hiện nét châm biếm của tác giả.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thuyền trưởng tàu viễn dương

1. Các hành động làm nảy sinh xung đột

- Hành động làm nảy sinh xung đột giữa Tiến và Hưng là: Khi Hưng cởi bộ quần áo thuyền trưởng ra và có ý định chạy trốn.

→ Hành động giải quyết xung đột: Tiến chỉ chỗ trốn cho Hưng vào trong hòm và giúp Hưng đẩy bọn Nhàn ra xa.

- Hành động làm nảy sinh xung đột giữa Tiến, Hưng và Xoan, Nhàn là: Bắt nguồn từ cuộc trò chuyện trên thuyền chở phân đạm cho địa phương. Khi Nhàn và Xoan luôn khen ngợi chiếc tàu viễn dương và tài năng của những người lái chiếc tàu đó, đồng thời phủ nhận chiếc tàu chở phân đạm.

→ Hành động giải quyết xung đột: Khi mọi người nghe thấy tiếng nổ lớn và cùng nhau đi dập lửa.

- Hành động làm nảy sinh xung đột giữa Hưng và Nhàn: Hưng nói dối Nhàn về thân phận là người lái con tàu chở phân đạm.

→ Hành động giải quyết xung đột: Hưng nói sự thật cho Nhàn biết.

2. Sự thật trên con tàu viễn dương sau vụ nổ

- Nguyên nhân dẫn đến vụ nổ: Cháy kho pháo bị nổ.

= > Ông Toàn Nha bị bỏng, áo quần tả tơi, lấm lem khói pháo, mặt đen sì…

- Ông Toàn Nha nghĩ rằng ông đang được chở đi cấp cứu trên một “con tàu viễn dương”, mặc dù trên thực tế, đó chỉ là chiếc tàu chở phân đạm cho địa phương.

= > Châm biếm sự háo danh, cố chấp không chấp nhận sự thật.

Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Nam quốc sơn hà

Tác giả tác phẩm: Qua đèo ngang

Tác giả tác phẩm: Lòng yêu nước của nhân dân ta

Tác giả tác phẩm: Chạy giặc

Tác giả tác phẩm: Bồng chanh đỏ

1 2,468 04/11/2023