Bố của Xi-mông (Mô-pa-xăng) - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Bố của Xi-mông Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,348 04/11/2023


Tác giả tác phẩm: Bố của Xi-mông - Ngữ văn 8

I. Tác giả Mô-pa-xăng

- Mô-pa-xăng (1850-1893)

- Là nhà văn Pháp.

- Là tác giả của nhiều tiểu thuyết và hơn 300 truyện ngắn.

- Tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc nhiều phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

Bố của Xi-mông - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

II. Tìm hiểu tác phẩm Bố của Xi-mông

1. Thể loại Truyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản “Bố của Xi-mông” trích trong truyện ngắn cùng tên viết vào nửa cuối thế kỉ XIX.

Bố của Xi-mông - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Bố của Xi-mông có phương thức biểu đạt là tự sự & biểu cảm.

4. Bố cục bài Bố của Xi-mông

4 phần:

- Phần 1 (Từ đầu → khóc hoài): Tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông.

- Phần 2: (Tiếp theo → một ông bố): Xi-mông gặp bác Phi-líp.

- Phần 3 (Tiếp theo → bỏ đi rất nhanh): Xi-mông dẫn bác Phi-líp về nhà gặp mẹ và nhận làm bố.

- Phần 4 (Còn lại): Câu chuyện ở trường sáng hôm sau.

5. Giá trị nội dung

- Qua diễn biến tâm trạng của Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp, nhà văn nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.

6. Giá trị nghệ thuật

- Ngòi bút miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả thật sâu sắc, tinh tế: tâm trạng của Xi-mông từ buồn đến vui; tâm trạng của Blăng-sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại, hổ thẹn; tâm trạng của bác Phi-líp vừa phức tạp, vừa bất ngờ.

- Hình thức giản dị, trong sáng, thể hiện một nội dung cô đọng, sâu sắc.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bố của Xi-mông

1. Đề tài truyện

Tác phẩm viết về những đứa trẻ không có bố, bất hạnh, đáng thương.

2. Chi tiết tiêu biểu và tác dụng

- Chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông:

Yếu tố so sánh

Lần đầu

Những lần khác

Bối cảnh

Cậu bé muốn nhảy xuống sông cho chết đuối

Trường học

Người đưa ra đề nghị

Cậu bé

Cậu bé

Câu nói của của bác Philip khi nhận lời

Có chứ, bác muốn chứ

Bố con là Philip, bác thợ rèn và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con

Phản ứng của chị Blăng – sốt

Blăng – sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại

Tiếng hôn và thì thầm rất khẽ.

Cậu thông báo của Xi – mông với các bạn học

ở trường học

Trường học

Phản ứng của các bạn học

La hét thích thú

Không đứa nào dám cười

– Tác dụng:

+ Thể hiện sự tốt bụng, giàu lòng yêu thương và khao khát hạnh phúc gia đình của bác Phi-líp.

+ Thể hiện ước mong hạnh phúc, quyền tôn trọng, yêu thương của những người phụ nữ lỡ lầm như chị Blăng-sốt.

3. Cách nhìn về nhân vật chị Blăng-sốt và Xi-mông

– Cách nhìn của người dân trong vùng: hà khắc, định kiến, phân biệt đối xử.

– Cách nhìn của tác giả: cái nhìn thấu hiểu, yêu thương, nhân văn, khác với cái nhìn nặng nề của xã hội đương thời.

=> Cái nhìn của tác giả gợi cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc về lòng yêu thương con người:

+ Lòng yêu thương cần đi liền với thái độ đồng cảm, thấu hiểu cảnh ngộ của mỗi người xung quanh, nhất là với những người đã từng lỡ lầm hoặc những đứa trẻ thiếu may mắn khi không được sinh ra trong một gia đình đầy đủ cha mẹ.

+ Lòng yêu thương sẽ xoá đi mọi định kiến, giúp chúng ta đối xử với nhau nhân văn hơn, biết ghi nhận giá trị của người khác như cách bác Phi-líp đã ghi nhận giá trị của chị Blăng-sốt.

+ Lòng yêu thương cũng đem đến niềm hi vọng, niềm tin vào những điều đẹp đẽ, về sự đổi thay, tiến bộ trong cuộc sống.

4. Lời hứa của bác Phi-líp

- Lời hứa của bác Phi-líp giúp cho những đứa trẻ bị bắt nạt như Xi-mông trở nên tự tin, can đảm.

- Lời hứa thể hiện sự quan tâm, thái độ bảo vệ con của một ông bố.

5. Chủ đề của truyện và căn cứ xác định chủ đề

– Chủ đề của truyện Bố của Xi-mông là: tình yêu thương, sự thấu hiểu, đồng cảm với những người thiệt thòi hoặc mắc sai lầm.

– Căn cứ để xác định chủ đề: những chi tiết và cốt truyện: Mẹ của Xi-mông là Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối rồi sinh ra cậu. Vì thế, trong con mắt của mọi người, cậu bé là đứa trẻ không có bố. Khi mới đến trường, cậu bị bạn bè chế giễu là không có bố. Cậu cảm thấy xấu hổ, buồn bã và rất đau đớn. Cậu muốn ra bờ sông tự tử nhưng may mắn đã gặp một bác thợ rèn tên Phi-líp Rê-mi. Bác công nhân hỏi thăm, khuyên nhủ cậu không nên tự tử. Xi-mông đề nghị Phi-líp làm bố của cậu và ông đã đồng ý. Hôm sau Xi-mông sung sướng đến trường, lớn tiếng nói với bạn bè rằng bây giờ cậu đã có bố, bố của cậu chính là bác thợ rèn Phi-líp Rê-mi.

6. Thông điệp từ tác giả

– Ai cũng có thể mắc sai lầm, cần cảm thông, thấu hiểu với những sai lầm đó.

– Ai cũng có quyền được sống trong yêu thương và hạnh phúc.

– Cần mở lòng để chia sẻ, bảo vệ những con người yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi.

7. Biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương

- Khi xảy ra xung đột, bĩnh tĩnh suy xét để đưa ra phương án giải quyết hợp lí

- Không tự cao, tự tin thái quá, cần có tính đồng đội

- Nên tổ chức những buổi sinh hoạt lớp, chia sẻ, hoạt động nhóm về sự chia sẻ tình yêu thương giữa các thành viên trong lớp

- Khi xảy ra xích mích, cần tạm gác “cái tôi” sang một bên. Làm rõ vấn đề nằm ở đâu. Tìm giải pháp cùng nhau.

- Mọi người cần chủ động lắng nghe, không thiên vị.

- Trong các giờ học, hoạt động nên để nhiều thành viên cùng tham gia và sau mỗi hoạt động nên họp nhóm để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và tránh các hiểu lầm mỗi hoạt động đó.

Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Đảo sơn ca

Tác giả tác phẩm: Cây sồi mùa đông

Tác giả tác phẩm: Chuyến du hành về tuổi thơ

Tác giả tác phẩm: Mẹ vắng nhà – bộ phim tuyệt đẹp về Những đứa trẻ thời chiến tranh

Tác giả tác phẩm: Tình yêu sách

1 1,348 04/11/2023