Thông tin 1. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta

Trả lời Câu hỏi trang 35 Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10.

1 91 lượt xem


Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 6: Những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ

Câu hỏi trang 35 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Thông tin 1. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Do quy mô nhỏ, nên các doanh nghiệp này rất khó tăng năng suất lao động nhờ chuyên môn hoá hay tận dụng lợi thế nhờ quy mô, Mặt khác, vì quy mô nhỏ nên khả năng tập trung vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất hầu như không có. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là trong môi trường hội nhập hiện nay.

Bên cạnh đó, có rất ít mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á, hiện nay mới chỉ có 21% các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu so với 30% của Thái Lan và 46% của Ma-lay-xi-a.

Thông tin 2. Theo số liệu điều tra năm 2019 do Liên doản Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy, có tới 35% doanh nghiệp cho rằng khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải là tiếp cận nguồn vốn. Các doanh nghiệp nhỏ thường phải chịu chi phí vay đắt đỏ hơn so các doanh nghiệp vừa và lớn. Đáng lưu ý là doanh nghiệp sẽ không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp; đồng thời, thủ tục vay vốn phiền hà.

Câu hỏi:

a) Em hãy cho biết, mỗi thông tin đề cập đến khó khăn nào của doanh nghiệp nhỏ. Theo em, những khó khăn này ảnh hưởng gì đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ?

b) Em hãy cùng bạn thảo luận và lấy ví dụ cụ thể về những khó khăn khác mà doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam đang phải đối mặt.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ ở từng thông tin:

+ Thông tin 1: Khó tăng năng suất lao động; Ít mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp có quy mô lớn

+ Thông tin 2: Khó tiếp cận nguồn vốn

- Ảnh hưởng từ những khó khăn trên đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ Khó tăng năng suất lao động => gây khó khăn trong việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác; ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Ít mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp có quy mô lớn => Gây hạn chế việc tìm kiếm các nguồn lực sản xuất, doanh nghiệp sẽ khó phát triển và mở rộng quy mô sản xuất.

+ Khi không có nguồn vốn doanh nghiệp khó có thể mua trang thiết bị, công nghệ để đầu tư sản xuất, không thể đáp ứng và duy trì nguồn nguyên vật liệu giá ngày một tăng của thị trường. Từ đó, khó khăn trong việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Yêu cầu b) Ví dụ về những khó khăn khác mà doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam đang phải đối mặt:

- Khó khăn về lao động và chuyên gia: Để cầm cự trước dịch bệnh nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, cắt giảm lao động. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc tìm kiếm nguồn lao động trở lại của các doanh nghiệp khi phục hồi sản xuất sau dịch bệnh, đặc biệt là đối với các ngành nghề yêu cầu lao động có tay nghề, chuyên môn nhất định như cơ khí, điện tử…Các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp FDI gặp nhiều khó khăn với vấn đề nhập cảnh và giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài.

- Khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Các doanh nghiệp cho biết điều kiện của một số chính sách còn khá chặt chẽ, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ, chưa bao quát hết các tình huốngphát sinh trong thực tế, công tác thực thi có lúc, có nơi còn chưa chủ động, linh hoạt.

- Khó khăn về chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển do dịch bệnh: Chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên, vật liệu đầu vào, làm đội chi phí giá thành sản xuất. Tình trạng thiếu nghiêm trọng container rỗng, giá thuê container tăng 5-10 lần, chi phí vận chuyển tăng từ 2 - 4 lần, có thời điểm lên đến 5 lần so với trước khi có dịch. Nhiều khoản chi phí mới phát sinh liên quan như chi phí xét nghiệm, chi đầu tư trang thiết bị để đáp ứng các điều kiện về kiểm soát an toàn dịch bệnh tại doanh nghiệp, chi phí hỗ trợ giữ chân người lao động.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

1 91 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: