Em hãy phân tích những đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ được nhắc đến ở hình 1

Trả lời Câu hỏi trang 33 Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10.

1 206 lượt xem


Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 6: Những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ

Câu hỏi trang 33 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Cánh diều): Những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ  (ảnh 1)

a) Em hãy phân tích những đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ được nhắc đến ở hình 1. Theo em, những đặc điểm này có thể tạo ra những thuận lợi gì cho doanh nghiệp nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh?

b) Em hãy liệt kê những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ được thể hiện ở hình 2. Em biết gì về những chính sách đó? Theo em, những chính sách này có thể tạo ra thuận lợi gì cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ được nhắc đến ở hình 1 và tác động của các đặc điểm đó.

* Đặc điểm thứ nhất: Quy mô vốn, số lượng lao động, chi phí đầu tư:

- Quy mô về vốn:

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỉ đồng.

+ Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỉ đồng.

- Quy mô về lao động:

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người.

+ Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người.

- Quy mô về doanh thu:

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, tổng doanh thu của năm không quá 50 tỉ đồng

+ Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, tổng doanh thu của năm không quá 100 tỉ đồng

- Chi phí đầu tư không quá cao.

=> Thuận lợi: dễ thành lập, dễ gia nhập thị trường mới, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc những mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao, khả năng thu hồi vốn nhanh.

* Đặc điểm thứ hai: Tổ chức quản lí: Doanh nghiệp nhỏ thường có tổ chức quản lí gọn nhẹ, chặt chẽ và chịu sự chi phối của chủ doanh nghiệp.

=> Thuận lợi: có thể phát triển năng động hơn, nhạy bén hơn đối với những thay đổi của thị trường.

* Đặc điểm thứ 3: Đăng kí sản xuất kinh doanh: Việc đăng kí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ thường được căn cứ trên quy mô về vốn, số lượng lao động và chi phí đầu tư.

=> Thuận lợi: Do có quy mô vốn thấp, số lượng lao động không nhiều, chi phí đầu tư thấp nên thủ tục đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ thường nhanh chóng.

* Đặc điểm thứ 4: Sự linh hoạt, chủ động: Những thay đổi trong môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh thường có những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, donah nghiệp nhỏ có thể chủ động và linh hoạt hơn trước những thay đổi của thị trường.

=> Thuận lợi: Dễ dàng chuyển hướng kinh doanh, tăng giảm lao động, thậm chí di chuyển địa điểm sản xuất dễ dàng hơn các doanh nghiệp lớn.

Yêu cầu b)

* Những chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ:

- Hỗ trợ công nghệ:

+ Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa.

+ Hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 20 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp siêu nhỏ; không quá 50 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa.

+ Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.

+ Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.

+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai các dự án đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua xây dựng mới cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng có sẵn để hình thành cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; mua sắm, lắp đặt trang thiết bị, máy móc, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin cho cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Hỗ trợ thông tin:

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn phí truy cập các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên Cổng thông tin và trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được cấp tài khoản trên Cổng thông tin để cung cấp các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; công khai, theo dõi và cập nhật thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 29 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu cung cấp thông tin, tương tác và kết nối với các đối tác tham gia trên Cổng thông tin có thể đề nghị cấp tài khoản. Tài khoản sử dụng trên Cổng thông tin được quản lý tập trung trên Cổng thông tin.

+ Cổng thông tin do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, duy trì, vận hành và kết nối với trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhằm cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các thông tin khác cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tra cứu.

+ Kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, phần mềm cho hoạt động của Cổng thông tin, cơ sở dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).

+ Kinh phí nâng cấp, duy trì, quản lý, vận hành Cổng thông tin và thu thập, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí từ nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).

- Hỗ trợ tư vấn:

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính, pháp lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành) như sau:

+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp xã hội;

+ Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp xã hội;

+ Hỗ trợ tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa hoặc không quá 200 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp xã hội.

- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực:

+ Trong đó hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp như sau: Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và tối đa 70% tổng chi phí của một khoá quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Miễn học phí cho học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội khi tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp.

- Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo:

+ Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới;

+ Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng;

+ Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

+ Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ;

+ Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng.

- Hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị:

+ Đào tạo chuyên sâu về công nghệ, kỹ thuật sản xuất; tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng, chiến lược phát triển sản phẩm theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

+ Cung cấp thông tin về nhu cầu kết nối, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

+ Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường sản phẩm của cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

+ Hỗ trợ sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

+ Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng.

- Hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp:

+ Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp: Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tư vấn, hướng dẫn miễn phí hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp về: Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có).

+ Hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh, miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

+ Hỗ trợ thủ tục đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà không thay đổi về quy mô thì gửi đề nghị tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bản liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

* Thuận lợi của những chính sách hỗ trợ đó

- Tạo hành lang pháp lý thuận lợi và an toàn giúp các doanh nghiệp nhỏ có động lực phát triển sản xuất kinh doanh.

- Các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm nhiều thị trường.

- Doanh nghiệp nhỏ có cơ hội phát triển nguồn nhân lực, máy móc trang thiết bị, giúp nâng cao năng suất lao động.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

1 206 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: