Soạn bài Sống, hay không sống? (trang 79) Cánh diều

Với soạn bài Sống, hay không sống? trang 79 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 108 13/10/2024


Soạn bài Sống, hay không sống? trang 79

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 80 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và vận dụng những hiểu biết về văn bản thông tin nói chung để đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản bi kịch, các em cần chú ý:

+ Tóm tắt nội dung văn bản (Văn bản kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt? ...).

+ Đặc điểm của bi kịch được thể hiện trong văn bản ở những phương diện nào (cốt truyện, nhân vật, xung đột…)?

- Đọc trước văn bản Sống, hay không sống? tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia.

- Đọc nội dung giới thiệu vở kịch Ham-lét sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích.

Trả lời

- Thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia:

+ Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) sinh ra tại Stratford-upon-Avon nước Anh.

+ Năm 1578 gia đình sa sút, ông buộc phải thôi học.

+ Năm 1585 ông lên Luân Đôn kiếm sống và bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật.

+ Năm 1612 ông rời Luân Đôn về quê sinh sống.

+ U. Sếch-xpia viết hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ, và được chia thành ba loại: Hài kịch: “Giông tố”, “As you like it”, “Cardenio”, ...; Bi kịch: “Hamlet”, “Othello”, “King Lear”, “Romeo and Juliet” ...; Kịch lịch sử: “King John”, “Henry V”, “Richard II”, ....

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính của văn bản: Văn bản không chỉ nêu lên tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà con nêu lên những suy ngẫm về bản tính của con người, những trăn trở, lo âu của con người trong cuộc sống đầy gian nan, vất vả, những rủi ro vẫn đang thường trực xảy ra.

Soạn bài Sống, hay không sống? | Hay nhất Soạn văn 9 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Suy đoán: Nhà vua có tin Ham-lét điên không?

Trả lời:

- Nhà vua không tin là Ham-lét điên.

Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Mục đích của nhà vua là gì?

Trả lời:

- Mục đích của nhà vua là muốn xác nhận Ham-lét có bị mất trí hay không.

Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chú ý yếu tố thật, giả trong lời nói của Ham-lét.

Trả lời:

- Yếu tố thật: Trong các đoạn độc thoại, Ham-lét thường tỏ ra căm phẫn, chán nản và tự tiền án mình, anh thường thể hiện sự hoài nghi về lòng trung thành và tình yêu, và đặt câu hỏi về cuộc sống, anh thường tỏ ra đau khổ và uất ức

- Yếu tố giả: Trong cuộc nói chuyện với Ô-phê-li-a, Ham-lét thường tỏ ra lạnh lùng, cay đắng, thể hiện sự khinh bỉ, lãnh đạm và phê phán.

Câu 4 (trang 82 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Đoạn độc thoại của Ham-lét đã diễn tả được điều gì?

Trả lời:

- Đoạn độc thoại của Ham-lét diễn tả được sự bất công trong xã hội.

Câu 5 (trang 84 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Thái độ của Ô-phê-li-a và Ham-lét khác nhau như thế nào?

Trả lời:

- Thái độ của Ô-phê-li-a: ngoan ngoãn nghe theo lời của Vua, thể hiện tình cảm với Hăm-lét. Trong khi đó Ham-lét luôn làm ngơ, phớt lờ tình cảm với Ô-phê-li-a, anh luôn cảnh giác để không phải đẩy mình vào cái bẫy của Clô-đi-út.

Câu 6 (trang 85 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Nhà vua định làm gì Ham-lét?

Trả lời:

- Nhà vua có ý định đưa Ham-lét quay trở về Anh.

Câu 7 (trang 85 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Câu kết cho thấy thái độ nào của nhà vua?

Trả lời:

- Câu kết cho thấy sự nham hiểm, thủ đoạn của Vua Cloo-đi-út.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Đoạn trích kể về chuyện gì và có những nhân vật nào? Xem phần tóm tắt để xác định vị trí của đoạn trích.

Trả lời:

- Đoạn trích kể về câu chuyện cảnh Ham-lét giả điên trước nhà vua và người yêu. Trong câu chuyện có những nhân vật: Ham-lét, nhà vua (Clô-đi-út), hoàng hậu, Ô-phê-lia-a, Pô-lô-ni-út, Rô-den-cran, Ghin-đơn-xtơn.

- Văn bản trích hồi III, cảnh 1.

Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Nhận biết một số chỉ dẫn sân khấu, lời nhân vật; đoạn độc thoại và đối thoại trong văn bản.

Trả lời:

- Lời chỉ dẫn sân khấu: nói với Ô-phê-li-a, nói với vua.

- Lời nhân vật: lời của vua, Pô-lô-ni-út, Ô-phê-li-a, Ham-lét, Rô-den-cran, Ghin-đơn-xtơn.

- Đoạn độc thoại của Ham-lét (sống, hay không sống… đừng quên những tội lỗi của ta).

- Đối thoại: các đoạn đối thoại giữa Hăm-lét và Ô-phê-li-a, giữa Pô-lô-ni-út và vua, hoàng hậu - Ô-phê-li-a -vua, Rô-den-cran - Ghin-đơn-xtơn - vua.

Câu 3 (trang 85 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Đoạn độc thoại của Ham-lét trong văn bản Sống, hay không sống? thể hiện tâm trạng và thái độ gì? Những lời độc thoại ấy bộc lộ mâu thuẫn nào trong con người Ham-lét?

Trả lời:

- Đoạn độc thoại của Ham-lét trong văn bản Sống hay không sống? đã thể hiện được sự suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng để bảo toàn mạng sống của mình.

- Những lời độc thoại ấy bộc lộ sự mâu thuẫn: mặc dù bên trong Ham-lét rất tỉnh táo nhưng vì hoàn cảnh nên buộc phải giả điên trước mặt mọi người để bảo toàn tính mạng. Hơn nữa đoạn độc thoại đó là sự mâu thuẫn bên trong chính con người của chàng, cuộc xung đột giữa con người mạnh mẽ, nhân văn với những yếu đuối, do dự của chàng.

Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Xác định hai tuyến nhân vật đối lập trong đoạn trích. Nhận xét đặc điểm tính cách của hai tuyến nhân vật này.

Trả lời:

- Hai tuyến nhân vật trong đoạn trích là Ham-lét và vua.

+ Ham-lét đại diện cho tuyến nhân vật anh hùng, thấu đáo, sáng suốt, đấu tranh vì lẽ phải, có năng lực vượt trội, khát vọng lớn nhưng lại phải đối diện với thực tế bất công, không thể hóa giải.

+ Vua (Clô-đi-út) đại diện cho tuyến nhân vật phản diện, tham lam, xảo trá, muốn che đậy đi tội ác bằng vẻ ngoài tử tế, bao dung (lo lắng cho tình trạng của Ham-lét).

Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Đặc điểm bi kịch (đề tài, cốt truyện, nhân vật và kiểu xung đột) thể hiện qua văn bản Sống, hay không sống? như thế nào?

Trả lời:

- Đặc điểm bi kịch (đề tài, cốt truyện, nhân vật và kiểu xung đột) thể hiện qua văn bản Sống, hay không sống?

+ Đề tài: văn bản tập trung vào làm rõ sự đấu tranh nội tâm của nhân vật chính Ham-lét.

+ Cốt truyện: đoạn trích cũng chính là nói lên nhân vật có sức chịu đựng hay không để vùng lên phá tan nhà ngục để mang lại sự tự do cho con người.

+ Nhân vật: nhân vật chính là Ham-lét. Hamlet đang trăn trở về cuộc sống và ý nghĩa của nó trong bối cảnh những khó khăn và mâu thuẫn mà anh đang đối mặt.

+ Kiểu xung đột: Bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét được thể hiện ở sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình, một bên là sống vì trách nhiệm. Thật khó để cân bằng cả hai.

Câu 6 (trang 85 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Sự trăn trở “Sống, hay không sống?” và quyết định cầm vũ khí chống lại bạo ngược, cường quyền nói lên phẩm chất và tính cách gì của Ham-lét? Em có đồng ý với quyết định ấy của Ham-lét không? Vì sao?

Trả lời:

- Sự trăn trở “Sống, hay không sống?” và quyết định cầm vũ khí chống lại bạo ngược, cường quyền nói lên sự đấu tranh cho lẽ phải, chán ghét, căm hận trước cái chết của cha và những việc làm của vua và hoàng hậu. Luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để tìm ra sự thật và trả thù cho cha, tránh mọi tai mắt của nhà vua.

- Em có đồng tình với quyết định của Ham-lét. Vì đấu tranh trả thù cho cha là để lập lại sự công bằng, đẩy lùi cái xấu, cái ác. Một người mang nội tâm sâu sắc như Ham-lét không dễ đầu hàng với số phận, chàng muốn đấu tranh để giải phóng bản thân, tìm ra sự thật đằng sau cái chết của cha. Chính vì thế mà em đồng tình với quyết định của Ham-lét.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Người thứ bảy

Thực hành tiếng Việt trang 91

Thực hành đọc hiểu: Đình công và nổi dậy

Phân tích một tác phẩm kịch

Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống

1 108 13/10/2024