SBT Ngữ Văn 11 Sông đáy (Nguyễn Quang Thiều) - Cánh diều

Với giải SBT Ngữ Văn lớp 11 Sông đáy (Nguyễn Quang Thiều) sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

1 398 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 11 Sông đáy (Nguyễn Quang Thiều) - Cánh diều

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?

Trả lời:

- Bài thơ không dài nhưng mạch cảm xúc trải dài theo những mốc thời gian của đời người: từ tuổi thơ ấu – trưởng thành – xa quê – trở về.

- Có thể thấy, với cách triển khai này, sông Đáy gắn bó trọn vẹn với cuộc đời, với hành trình sống của nhân vật trữ tình. Sông Đáy trở thành một thực thể gắn bó sâu nặng với cuộc đời, với hành trình sống của nhân vật trữ tình (không phải lúc nào cũng gần gũi với sống về địa lí nhưng sông luôn gắn bó, luôn sống trong tâm hồn). Sự gắn bó mỗi lúc càng thêm sâu nặng, tha thiết. Cách triển khai này cũng chính là cấu tứ của bài thơ.

Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì?

Trả lời:

Thời gian

Hình tượng “mẹ”

Đặc điểm

Tuổi thơ

– gánh nặng, vất vả

– lưng đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm

– Lam lũ, khó nhọc.

– Đồng nhất với sông.

Năm tháng xa quê

– tóc mẹ (toả mát xuống cơn đau)

– bến mòn đứng đợi

– “Một cây ngô cuối vụ khô gầy / Suốt đời buồn trong tiếng lá reo”

– Ngóng đợi, buồn.

– Chở che, chữa lành.

Hiện tại

mùi cát khô – mùi tóc mẹ

Đồng nhất với quê, luôn chờ đợi bước chân trở về của đứa con xa.

- Ý nghĩa của hình tượng “mẹ”: giúp cho những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ trong tim mà còn qua những trang giấy lưu lại muôn đời.

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó đối với việc thể hiện nội dung.

Trả lời:

- Yếu tố tượng trưng: Hình tượng nghệ thuật cả bài thơ là sông Đáy, nó xuyên suốt khắp chiều dài của tác phẩm.

- Vai trò: Sông Đáy gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nó là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc nó lại là một người bạn vô hình ở bên tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới nghệ thuật trong “Sông Đáy”, và trong thế giới nghệ thuật ấy thì nhân vật “tôi” là nhân vật trữ tình.

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lời gọi “sông Đáy ơi” được điệp lại hai lần ở khổ 4 cho thấy quan hệ như thế nào giữa chủ thể trữ tình và sông Đáy?

Trả lời:

Lời gọi “sông Đáy ơi” được điệp lại hai lần ở khổ thơ 4 cho thấy sông Đáy hiện lên như một thực thể sống, như một đối tượng để tác giả (chủ thể trữ tình) có thể tâm sự, giãi bày. Sông Đáy không chỉ hiện lên như một đối tượng để tác giả suy ngẫm, cảm xúc mà còn như một cố nhân, một người bạn để tác giả trực tiếp bộc bạch, tâm sự.

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu nhận xét của em về thiên nhiên và con người trong hai hình ảnh so sánh sau:

1. “Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả”

2. “[...] đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ được giàn giụa nước mưa sông”

Trả lời:

- Ở hình ảnh so sánh thứ nhất: thiên nhiên (sông Đáy) được so sánh với con người (mẹ).

- Ở hình ảnh so sánh thứ hai: con người (đôi mắt nhớ thương) được so sánh với thiên nhiên (hốc đất ven bờ).

=> Sự tổ chức các phép so sánh như thế cho thấy con người và thiên nhiên là hai thực thể phản chiếu lẫn nhau, giao kết với nhau. Sông Đáy và số phận mỗi con người dường như hoà nhập làm một. Đây là điều rất độc đáo trong bài thơ. Sự gắn bó máu thịt sâu xa của tác giả với sông Đáy cũng hàm ẩn trong cách tạo dựng những phép so sánh này.

Câu 6 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích câu thơ kết của bài thơ Sông Đáy.

Trả lời:

Câu kết của bài thơ:

Cát từ mặt tôi chảy xuống ròng ròng.

Đây là một hình ảnh thơ rất độc đáo. Hai câu thơ phía trước:

Tôi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt

Tôi khóc.

Trong tương quan này ta hiểu vì sao xuất hiện từ ròng ròng trong câu kết (gợi đến hình ảnh nước mắt). Nhưng sự độc đáo là ở chỗ: tác giả lại viết: “Cát từ mặt tôi chảy xuống ròng ròng”. Cách viết này khiến “cát” và nước mắt đồng nhất với nhau.

Hay nói cách khác, giữa cơ thể của tác giả (nước mắt) và sông quê (cát) đã hoà trộn làm một. Câu thơ là sự ngưng tụ cho sự gắn bó sâu nặng giữa chủ thể trữ tình và sông Đáy.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ văn 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đây mùa xuân tới (Xuân Diệu)

Đây thôn vĩ dạ (Hàn Mạc Tử)

Tình ca ban mai (Chế Lan Viên)

1 398 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: