(Câu hỏi 3, SGK) Những biến đổi của hình tượng em ở bốn khổ thơ đầu được so sánh

Trả lời Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

1 179 30/11/2023


Giải SBT Ngữ văn 11 (Cánh diều) Bài 6: Thơ

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những thời điểm trong một ngày và cảnh sắc thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này.

Trả lời:

Có thể phân tích hình ảnh “em” trong từng khổ thơ (qua những so sánh khác nhau) để từ đó rút ra ý nghĩa khái quát của hình tượng “em”. Khổ thơ 1: “Em đi, như chiều đi / Gọi chim vườn bay hết”.

Câu thơ này phải hiểu là: em đi khiến vũ trụ quanh anh như thay đổi, mất hết sự sống. Vườn chỉ đẹp, chỉ rộn ràng sự sống khi có chim. Vườn không có chim thành hiu hắt, cô quạnh. Em đi là một tình huống để qua đó anh nhận biết em quan trọng với anh đến nhường nào. Đất trời, vũ trụ của anh đều biến đổi.

Ở khổ 2: “Em về tựa mai về / Rừng non xanh lộc biếc”. Em về thì vũ trụ quanh anh, của anh lại hồi sinh, ngập tràn sự sống. Và hạnh phúc là ngập tràn khi em ở: nắng trưa cũng trở thành êm mát, chở che (nắng sáng màu xanh che) và ngay cả đêm tối cũng lấp lánh hạnh phúc.

Như vậy, các hình ảnh thiên nhiên và thời gian được so sánh với “em” để làm nổi bật ý nghĩa của em trong anh: có em là có tất cả. Vũ trụ đổi thay theo em. Không em thì ngày cũng tàn, trời đất cũng tàn tạ. Có em thì dù là trưa hay đêm vẫn ắp đầy tình yêu, sự sống.

1 179 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: