SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 (Cánh diều): Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Với giải sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 16: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 Bài 16.

1 1,035 24/11/2022
Tải về


Giải sách bài tập KTPL 10 Bài 16: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - Cánh diều

Bài tập 1 Trang 98 SBT Kinh tế pháp luật 10: Quan sát và cho biết các hình ảnh dưới đây thể hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân ở lĩnh vực nào.

SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 (Cánh diều): Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân  (ảnh 1)

Trả lời: 

- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân ở lĩnh vực: Quyền bầu cử và quyền ứng cử; Quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.

Bài tập 2 trang 99 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây là thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về kinh tế, văn hoá, xã hội?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Hành vi

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về kinh tế

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về xã hội

1. Trong quá trình kinh doanh, bà K đã đóng thuế cho cơ quan nhà nước.

 

 

 

2. Gia đình luôn tạo điều kiện cho em N học tập.

 

 

 

3. Ông D tiến hành đăng kí kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

 

 

 

4. Bạn M được tham gia cuộc thi vẽ về quê hương.

 

 

 

5. Chị S đã được cứu chữa kịp thời khi bị tai nạn trong quá trình làm việc ở nhà máy.

 

 

 

6. Anh R được làm công việc phù hợp với khả năng của bản thân ở cơ quan.

 

 

 

7. Mỗi sáng chủ nhật G thường tham gia dọn vệ sinh đường làng.

 

 

 

8. Vợ chồng chị M được hưởng trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

 

 

 

9. Ông P là người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.

 

 

 

Trả lời:

Hành vi

Quyền … về kinh tế

Quyền … về văn hóa

Quyền …. về xã hội

1. Trong quá trình kinh doanh, bà K đã đóng thuế cho cơ quan nhà nước.

X

   

2. Gia đình luôn tạo điều kiện cho em N học tập.

 

X

 

3. Ông D tiến hành đăng kí kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

   

X

4. Bạn M được tham gia cuộc thi vẽ về quê hương.

 

X

 

5. Chị S đã được cứu chữa kịp thời khi bị tai nạn trong quá trình làm việc ở nhà máy.

   

X

6. Anh R được làm công việc phù hợp với khả năng của bản thân ở cơ quan.

   

X

7. Mỗi sáng chủ nhật G thường tham gia dọn vệ sinh đường làng.

 

X

 

8. Vợ chồng chị M được hưởng trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

X

   

9. Ông P là người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.

X

   

Bài tập 3 trang 100 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào sau đây là đúng về quyền con người?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) 

A. Quyền con người là quyền bẩm sinh, khách quan ở mỗi người.

B. Quyền con người là quyền tự nhiên, vốn có, khách quan của con người. 

C. Quyền con người là quyền khách quan và gắn với con người.

D. Quyền con người là quyền bẩm sinh và ở mỗi người là khác nhau.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 4 trang 100 SBT Kinh tế pháp luật 10: Quyền con người có từ khi nào?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Từ khi sinh ra.

B. Khi là công dân của một nước.

C. Ở một độ tuổi nhất định.

D. Do pháp luật quy định.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 5 trang 100 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào sau đây không phải là quyền con người, quyền và nghĩa công dân về chính trị?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội. 

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền kết hôn và li hôn.

D. Quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 6 trang 100 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về chính trị?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) 

A. Ông X khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân xã về quyết định thu hồi đất.

B. Anh Q đã mở cửa hàng kinh doanh theo quy định của pháp luật.

C. Chị P được tự do theo một tôn giáo.

D. Bà K luôn được khám chữa bệnh định kì.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 7 trang 100 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào sau đây là quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về kinh tế, văn hoá?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Quyền tự do đi lại và cư trú.

B. Quyền bình đẳng trước pháp luật.

C. Quyền được lựa chọn việc làm và nơi làm việc. 

D. Quyền biểu tình theo quy định của pháp luật.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 8 trang 101 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào sau đây thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về dân sự?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Bạn H được thừa kế tài sản từ bố đẻ. 

B. Ông B tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

C. Anh N không tham gia biểu tình vì thấy trái với quy định của pháp luật. 

D. Chị C đã có những kiến nghị với Uỷ ban nhân dân xã về nội dung xây dựng làng văn hoá.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 9 trang 101 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào sau đây là quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về dân sự?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Trung thành và bảo vệ Tổ quốc.

B. Quyền sáng tác văn học, nghệ thuật.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 10 trang 101 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc các điều luật dưới đây và trả lời câu hỏi

HIẾN PHÁP NĂM 2013 (trích)

Điều 14

1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Điều 24

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Điều 26

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. 

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Điều 28

1. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Theo em, những điều luật trên đề cập tới quyền nào của con người và công dân trong Hiến pháp? 

Trả lời: 

- Những điều luật trên đề cập tới các quyền:

+ Quyền sống.

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

+ Quyền bình đẳng nam nữ.

+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở, địa phương và cả nước.

Bài tập 11 trang 102 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Vì sao?

(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn) 

A. Là công dân, học sinh vừa có quyền con người vừa có quyền công dân.

B. Quyền công dân luôn gắn liền với nghĩa vụ của công dân.

C. Quyền con người gắn liền với sự phát triển của con người. 

D. Quyền con người và quyền công dân không có mối liên hệ với nhau.

E. Quyền công dân là biểu hiện của quyền con người trong đời sống.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 12 trang 102 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc câu chuyện

Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên dù rất muốn được học tiếp lên cấp 3 nhưng P vẫn phải nghỉ học. Bố mẹ P cho rằng, là con gái thì không cần phải học nhiều, có học tiếp thì cũng không có tiền để đóng học. Do đó, bố mẹ cho P nghỉ học và đi làm để phụ giúp gia đình. 

P có năng khiếu về vẽ nên muốn xin được làm ở một công ty may mặc để phát huy khả năng thiết kế của bản thân. P chia sẻ nguyện vọng của mình với bố mẹ nhưng bị phản đối. Vì lo lắng cho con gái nên bố mẹ bắt P phải về làm cho công ty sản xuất của anh T ngay gần nhà. P rất buồn vì không được làm công việc mà bản thân yêu thích để học hỏi và thực hiện ước mơ của mình. Trong quá trình làm việc tại công ty của anh T, P không được đóng bảo hiểm như các công nhân khác dù đã kí hợp đồng. Mặt khác, P cũng không được trang bị đầy đủ các đồ dùng bảo hộ lao động và khám sức khoẻ định kì. Vì vậy, khi không may xảy ra tai nạn trong quá trình làm việc, P phải vào viện và tự chi trả mọi viện phí.

Sau khi ra viện, P quyết định nghỉ việc tại công ty của anh T theo đúng quy định trong hợp đồng lao động để xin vào một công ty may theo đúng nguyện vọng của bản thân. Mặt khác, khi biết công ty của anh T có sử dụng các chất cấm trong xuất thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, P đã tố cáo đến các cơ san quan chức năng ở địa phương.

a) Em hãy nhận xét suy nghĩ, hành vi của bố mẹ P.

b) Theo em, công ty của anh T đã vi phạm vào nội dung nào về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân?

c) Em có đồng tình với hành vi của P không? Vì sao?

Trả lời:

- Yêu cầu a) Hành vi của bố mẹ P đang làm trái lại với Hiến pháp, vi phạm về quyền và nghĩa vụ học tập; quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

- Yêu cầu b) Công ty của anh T đã vi phạm nội dung: quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

- Yêu cầu c) Em đồng tình với hành vi P đã tố cáo đến các cơ quan chức năng ở địa phương vì theo Hiến pháp những việc làm của anh T là sai, P đã làm tròn nghĩa vụ của bản thân là lên án, tố cáo lên cơ quan thẩm quyền.

Bài tập 13 trang 103 SBT Kinh tế pháp luật 10: Vào giờ sinh hoạt của lớp 10A, lớp trưởng nêu kế hoạch muốn tổ chức một buổi toạ đàm về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các bạn trong lớp đa số đều ủng hộ ý tưởng vì giúp mỗi người hiểu hơn về các quyền và nghĩa vụ của bản thân theo quy định của Hiến pháp. Nhưng G lại băn khoăn không muốn tham gia với lí do các quyền con người do bản thân mỗi người tự thực hiện không liên quan đến ai, còn quyền và nghĩa vụ của công dân thì khi nào Nhà nước yêu cầu thì sẽ thực hiện.

a) Em có nhận xét gì về kế hoạch của lớp trưởng?

b) Em có đồng tình với ý kiến của G không? Nếu là bạn của G, em sẽ giải thích như thế nào để bạn tích cực tham gia buổi toạ đàm.

Trả lời:

- Yêu cầu a) Kế hoạch của lớp trưởng nhằm giúp cho các bạn có thêm hiểu biết về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Yêu cầu b) Em không đồng tình với ý kiến của G. Nếu là bạn của G, em sẽ nói với G rằng buổi tọa đàm sẽ là cơ hội để G có thể hiểu thêm về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và cũng là cách để G tự bảo vệ được bản thân.

Bài tập 14 trang 103 SBT Kinh tế pháp luật 10: Không đồng ý với quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân cấp xã, ông H đã gửi đơn khiếu nại lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Sau khi tiếp nhận đơn, qua quá trình điều tra, Uỷ ban nhân dân huyện đã huỷ quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân cấp xã với lí do mảnh đất của gia đình ông H không nằm trong khu quy hoạch của huyện.

a) Theo em, ông H đang thực hiện quyền gì của mình? Quyền đó thuộc lĩnh vực nào trong đời sống?

b) Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện có ý nghĩa gì đối với gia đình ông H?

Trả lời:

- Yêu cầu a) Ông H đang thực hiện quyền có nơi ở hợp pháp, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Quyền có nơi ở hợp pháp, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở thuộc lĩnh vực xã hội trong đời sống.

- Yêu cầu b) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện giúp cho ông H giữ lại được mảnh đất nhà mình.

Bài tập 15 trang 103 SBT Kinh tế pháp luật 10Nghi ngờ anh V ăn cắp chiếc xe đạp của con trai mình, trong lúc anh V vắng nhà, ông A đã tự ý mở cửa vào lục soát. Thấy chiếc điện thoại của anh V để trên bàn, ông A đã tự ý mở các tin nhắn với mục đích xem anh V có bán chiếc xe đạp cho người nào không. Khi anh V về đến nhà, phát hiện có người lạ liền chốt cửa đánh ông A bị chấn thương phải nhập viện.

Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành vi của anh V và ông A?

Trả lời: 

- Ông A đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Anh V đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Bài tập 16 trang 104 SBT Kinh tế pháp luật 10: Cùng được tuyển dụng vào công ty, tuy nhiên chị Q nhận thấy các chính sách ưu đãi của công ty giữa mình với anh K là khác nhau. Chị rất muốn đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nhưng công ty chỉ đồng ý cho anh K đi học với lí do anh K là con trai sẽ nhanh nhẹn.

Em có đồng ý với quyết định của công ty không? Vì sao?

Trả lời: 

- Em không đồng tình với quyết định của công ty vì công ty đã vi phạm quyền bình đẳng nam nữ.

Bài tập 17 trang 104 SBT Kinh tế pháp luật 10Là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên D đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trợ cấp hằng tháng, sách giáo khoa và các khoản khác. Do đó, D được đến trường và luôn cố gắng học thật tốt. 

Theo em, D đã được hưởng các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân nào? Ý nghĩa quyền đó đối với D?

Trả lời: 

- D đã được hưởng quyền và nghĩa vụ học tập. Nhờ quyền này mà D vẫn được tiếp tục theo học, chinh phục ước mơ của bản thân.

Bài tập 18 trang 104 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các hoạt động thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân của chính quyền địa phương. Ý nghĩa của việc thực hiện các quyền đó đối với bản thân em?

Trả lời: 

- Các hoạt động:

+ Khám sức khỏe định kỳ đối với người trên 55 tuổi ở phường.

+ Dọn vệ sinh ngõ, phố vào cuối tuần.

+ Tạo điều kiện đăng ký tạm trú, tạm vắng cho người đủ điều kiện,…

- Ý nghĩa: Chính quyền địa phương thực hiện các quyền đó tạo động lực cho bản thân em chấp hành theo và có hành động sáng suốt, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. 

Bài tập 19 trang 104 SBT Kinh tế pháp luật 10:  Em hãy viết bài tuyên truyền về ngày Nhân quyền Quốc tế 10 tháng 12 cho mọi người xung quanh.

Trả lời:

(*) Tham khảo

Ngày quốc tế quyền con người 10/12 là ngày lễ quốc tế được Liên Hợp Quốc công bố là ngày lễ quốc tế được tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới để kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng đoàn kết bảo vệ các quyền cơ bản của con người cũng như thiết lập cơ chế để giám sát việc thực thi công ước thì các quốc gia thành viên. Ở Việt nam, quyền con người được hiểu là những lợi ích tự nhiên, vốn có của con người, được nhà nước công nhận và bảo vệ. Thông qua công ước quốc tế về nhân quyền, LHQ đã giúp công dân toàn cầu hiểu về quyền con người. Cụ thể như sau:

- Bảo vệ, thúc đẩy tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người trên toàn thế giới: Quyền được sống, được phát triển, quyền thông tin, quyền được sống trong môi trường hòa bình,...

- Mang đến những ràng buộc mạnh mẽ để hạn chế, ngăn chặn chiến tranh giữa các nước.

- Tạo nền tảng để các nước xây dựng hệ thống, nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, pháp luật và văn hóa,...

Để hưởng ứng ngày Quốc tế Nhân quyền mỗi chúng ta tham gia vào các cuộc thi, hội thảo chuyên đề trên các diễn đàn về pháp luật, thảo luận sửa đổi Hiến pháp,..., để hiểu hơn về nhân quyền cũng như đóng góp ý kiến để quyền con người tại Việt Nam ngày càng chặt chẽ và mang ý nghĩa thực tế hơn.

Xem thêm lời giải sách bài tập KTPL lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 17: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường

Bài 18: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước

Bài 19: Pháp luật trong đời sống

Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam

Bài 21: Thực hiện pháp luật

1 1,035 24/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: