SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14 (Kết nối tri thức): Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Với giải sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 Bài 14.

1 2,376 17/12/2022
Tải về


Giải sách bài tập KTPL 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kết nối tri thức

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 47

Bài tập 1 trang 47 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Hiến pháp là luật cơ bản của Quốc hội.

b. Hiến pháp cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đất nước.

c. Việc lấy ý kiến của nhân dân khi sửa đổi Hiến pháp là không cần thiết vì chỉ có Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến.

d. Mọi văn bản quy phạm pháp luật ban hành không phù hợp với Hiến pháp đều bị huỷ bỏ.

Lời giải:

- Ý kiến a. Sai, Vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Ý kiến b. Đúng, vì Hiến pháp là luật quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đất nước. Vì vậy, khi hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đất nước Có sự thay đổi lớn thì Hiến pháp cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn.

- Ý kiến c. Sai, Vì Quốc hội là cơ quan quyền lực của nhân dân, thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc quản lý nhà nước. Quốc hội có quyền lập hiến nhưng việc lập hiến phải được tiến hành trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong cả nước.

- Ý kiến d. Đúng, vì Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Các văn bản trái Hiến pháp, mâu thuẫn với Hiến pháp sẽ bị huỷ bỏ.

Bài tập 2 trang 47 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các nội dung sau thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

a. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm".

b. Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ".

c. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 2019.

d. Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Lời giải:

- Nội dung a, b, d thể hiện đặc điểm Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước.

- Nội dung c thể hiện đặc điểm Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 48

Bài tập 3 trang 48 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin sau để hoàn thành bảng về mục đích ra đời, nội dung cơ bản, những điểm mới của Hiến pháp năm 2013.

Ngày 28 - 11 - 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua bản Hiến pháp năm 2013. Bản Hiến pháp này thể chế hoá đường lối, chính sách lớn của Đảng; ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới. Hiến pháp đã quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá - xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.

Ngoài lời nói đầu, Hiến pháp năm 2013 có 11 chương với 120 điều (giảm 1 chương, 27 điều; giữ nguyên 7 điều, làm mới 12 điều, sửa đổi 101 điều so với Hiến pháp năm 1992). Thứ tự trình bày các vấn đề cơ bản của Hiến pháp năm 2013 cũng có sự thay đổi nhất định so với Hiến pháp năm 1992: Đưa chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V lên chương II thể hiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng cao vị trí con người trong định hướng phát triển của đất nước; Sắp xếp các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ thành một chương; Thay đổi tên chương “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”; Bổ sung chương quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.

Mục đích ra đời của Hiến pháp năm 2013

Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013

Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992

 

 

 

Lời giải:

Mục đích ra đời của Hiến pháp năm 2013

Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013

Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992

- Thể chế hoá đường lối chính sách lớn của Đảng; ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới.

 

- Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, văn hoá - xã hội, của chính sách kinh tế, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân.

 

- Ngoài lời nói đầu, Hiến pháp năm 2013 có 11 chương với 120 điều (giảm 1 chương, 27 điều; giữ nguyên 7 điều, làm mới 12 điều, sửa đổi 101 điều so với Hiến pháp năm 1992).

- Bố cục của Hiến pháp năm 2013 cũng có sự thay đổi nhất định so với Hiến pháp 1992:

+ Đưa chương Quyền con người, của con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V lên chương II thể hiện Nhà nước Việt Nam nâng cao vị trí con người trong định hướng phát triển của đất nước;

+ Gộp các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ thành một chương;

+ Thay đổi tên chương “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”;

+ Bổ sung chương quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 49

Bài tập 4 trang 49 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các việc nên làm và không nên làm để thực hiện trách nhiệm của công dân, gia đình, xã hội trong việc tuân thủ và thực hiện Hiến pháp theo bảng sau:

Đối tượng

Việc nên làm

Việc không nên làm

Công dân

 

 

Gia đình

 

 

Xã hội

 

 

Lời giải:

(*) Tham khảo: Một số việc nên làm và không nên làm để thực hiện trách nhiệm của công dân, gia đình, xã hội trong việc tuân thủ và thực hiện Hiến pháp

Đối tượng

Việc nên làm

Việc không nên làm

Công dân

- Thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân (được quy định trong Hiến pháp, pháp luật).

- Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè… tuân thủ đúng các quy định của Hiến pháp, pháp luật

- Thực hiện các hành vi vi phạm quy định của Hiến pháp, pháp luật

- …

Gia đình

- Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết về Hiến pháp, pháp luật.

- Giáo dục các thành viên trong gia đình tuân thủ đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Cản trở việc tìm hiểu về Hiến pháp, pháp luật của các thành viên trong gia đình.

- …

Xã hội

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết của các công dân về Hiến pháp và pháp luật.

- Vận động các công dân sống và làm việc theo đúng Hiến pháp, pháp luật…

- Tuyên truyền sai lệnh những quy định của Hiến pháp và pháp luật

- …

Xem thêm lời giải sách bài tập KTPL lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Bài 13: Thực hiện pháp luật

Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị

Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

1 2,376 17/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: