Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 48 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 48 trong Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 48.

1 318 02/08/2022


Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 48

Bài tập 3 trang 48 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin sau để hoàn thành bảng về mục đích ra đời, nội dung cơ bản, những điểm mới của Hiến pháp năm 2013.

Ngày 28 - 11 - 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua bản Hiến pháp năm 2013. Bản Hiến pháp này thể chế hoá đường lối, chính sách lớn của Đảng; ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới. Hiến pháp đã quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá - xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.

Ngoài lời nói đầu, Hiến pháp năm 2013 có 11 chương với 120 điều (giảm 1 chương, 27 điều; giữ nguyên 7 điều, làm mới 12 điều, sửa đổi 101 điều so với Hiến pháp năm 1992). Thứ tự trình bày các vấn đề cơ bản của Hiến pháp năm 2013 cũng có sự thay đổi nhất định so với Hiến pháp năm 1992: Đưa chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V lên chương II thể hiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng cao vị trí con người trong định hướng phát triển của đất nước; Sắp xếp các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ thành một chương; Thay đổi tên chương “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”; Bổ sung chương quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.

Mục đích ra đời của Hiến pháp năm 2013

Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013

Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992

 

 

 

Lời giải:

Mục đích ra đời của Hiến pháp năm 2013

Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013

Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992

- Thể chế hoá đường lối chính sách lớn của Đảng; ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới.

 

- Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, văn hoá - xã hội, của chính sách kinh tế, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân.

 

- Ngoài lời nói đầu, Hiến pháp năm 2013 có 11 chương với 120 điều (giảm 1 chương, 27 điều; giữ nguyên 7 điều, làm mới 12 điều, sửa đổi 101 điều so với Hiến pháp năm 1992).

- Bố cục của Hiến pháp năm 2013 cũng có sự thay đổi nhất định so với Hiến pháp 1992:

+ Đưa chương Quyền con người, của con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V lên chương II thể hiện Nhà nước Việt Nam nâng cao vị trí con người trong định hướng phát triển của đất nước;

+ Gộp các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ thành một chương;

+ Thay đổi tên chương “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”;

+ Bổ sung chương quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.

Xem thêm lời giải sách bài tập KTPL lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 47

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 49

1 318 02/08/2022


Xem thêm các chương trình khác: