SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Với giải sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 Bài 16.

1 2,421 17/12/2022
Tải về


Giải sách bài tập KTPL 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp - Kết nối tri thức

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 53

Bài tập 1 trang 53 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khoanh tròn vào chữ cái trước nội dung đúng với Hiến pháp năm 2013.

Câu a) Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do lao động.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu b) Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?

A. Đủ 14 tuổi.

B. Đủ 16 tuổi.

C. Đủ 18 tuổi.

D. Đủ 21 tuổi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu c) Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân là quyền của ai dưới đây?

A. Quyền của mọi công dân.

B. Quyền của công dân từ 18 tuổi trở lên.

C. Quyền của công dân đủ 21 tuổi trở lên.

D. Quyền của công dân từ 25 tuổi trở lên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 2 trang 53 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích lí do)

Ý kiến

Đúng

Sai

Giải thích

a. Quyền con người và quyền công dân là một.

 

 

 

b. Quyền con người không bị giới hạn.

 

 

 

c. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

 

 

 

d. Các quyền con người có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.

 

 

 

e. Theo quy định của Hiến pháp, học tập là quyền của công dân.

 

 

 

Lời giải:

Ý kiến

Đúng

Sai

Giải thích

a. Quyền con người và quyền công dân là một.

 

X

Vì hai khái niệm này có nét tương đồng chứ không đồng nhất. Quyền con người bao hàm rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn nhân loại còn quyền công dân chỉ trong phạm vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định.

b. Quyền con người không bị giới hạn.

 

X

Vì khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng.

c. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

X

 

Vì khoản 1 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được pháp luật trao quyền thì phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.

d. Các quyền con người có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.

X

 

Vì các quyền con người dù là quyền dân sự, chính trị hay các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội cũng đều có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ, quyền tiếp cận thông tin, quyền học tập là tiền đề để con người có thể có điều kiện thực hiện các quyền khác, không có quyền sống thì sẽ không có quyền nào cả.

e. Theo quy định của Hiến pháp, học tập là quyền của công dân.

 

X

Vì học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 39 Hiến pháp năm 2013).

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 54

Bài tập 3 trang 54 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau đây?

a. H lén đọc tin nhắn trong điện thoại của chị gái.

b. A ngăn cản các bạn trong lớp đọc trộm nhật kí của M.

c. D khuyên M nên tích cực tham gia các buổi tổng vệ sinh làm sạch đường làng ở thôn xóm vào các ngày cuối tuần.

d. N chủ động đề nghị bố mẹ cho phép mình tự lựa chọn ngành nghề khi đăng kí thi đại học.

Lời giải:

- Tình huống a. Hành vi của H là sai, đáng phê phán. Hành vi đó đã xâm phạm quyền được giữ bí mật thư tín, điện thoại của chị gái H.

- Tình huống b. Hành vi của A là đúng, vì đã góp phần thực hiện quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của M.

- Tình huống c. Hành vi của D là đúng, rất đáng học tập. D đã khuyến khích M thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân về bảo vệ môi trường.

- Tình huống d. Hành vi của N là đúng, vì bạn đã phát huy quyền được tự do lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.

Bài tập 4 trang 54 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:

- Tình huống a. Do mâu thuẫn trong nhóm học tập nên K tung tin sai sự thật trên mạng xã hội, nói M là người không biết giữ lời hứa, vay tiền không trả,....

1/ Hành vi của K đã xâm phạm tới quyền nào của M?

2/ Theo em, M nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

- Tình huống b. P và T chơi thân với nhau. Khi đến nhà T chơi, P thấy nhật kí của T để trên bàn nên đã tò mò giở ra xem thì biết T đang âm thầm thích một bạn trong lớp nên P trêu trọc T. T tỏ thái độ không vui và có ý trách P, còn P cho rằng đã là bạn thân của nhau thì không nên giấu nhau bất cứ điều gì.

1/ Em có đồng tình với việc làm của P không? Vì sao?

2/ Việc làm của P đã xâm phạm tới quyền gì của T?

Lời giải:

- Tình huống a.

+ Yêu cầu số 1: việc K tung tin sai sự thật về M đã làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của M => Hành vi của K đã xâm phạm đến quyền con người của M (Điều 20, Hiến pháp năm 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm).

+ Yêu cầu số 2: Để bảo vệ quyền lợi của mình, M nên: yêu cầu K chấm dứt hành vi tung tin sai sự thật, đồng thời yêu cầu K công khai đính chính và xin lỗi mình. Nếu K không thực hiện những yêu cầu đó, M có thể trình báo sự việc tới ban giám hiệu nhà trường hoặc cơ quan công an để nhờ sự giúp đỡ.

- Tình huống b.

+ Yêu cầu số 1: Em không đồng tình với việc làm của P, vì: việc P đọc trộm nhật kí của T đã xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân của T; việc P trêu trọc T còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí của T; đồng thời cũng khiến cho tình bạn giữa P và T bị rạn nứt.

+ Yêu cầu số 2:  Hành vi của P đã xâm phạm đến quyền con người của T (Điều 21, Hiến pháp năm 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mât gia đình…).

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 55

Bài tập 5 trang 55 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân? Đối với những quyền và nghĩa vụ chưa thực hiện tốt, hãy đề xuất biện pháp khắc phục.

Nội dung

Thực hiện tốt

Thực hiện chưa tốt

Hướng

khắc phục

Quyền công dân

 

 

 

Nghĩa vụ công dân

 

 

 

Lời giải:

Nội dung

Thực hiện tốt

Thực hiện chưa tốt

Hướng

khắc phục

Quyền công dân

- Quyền tự do đi lại và cư trú.

- Quyền tự do ngôn luận

- Quyền học tập

 

 

Nghĩa vụ công dân

- Nghĩa vụ học tập

- Nghĩa vụ bảo vệ môi trường

- Vứt rác đúng nơi quy định

- Hạn chế sử dụng túi nilon và đồ nhựa dùng một lần…

Xem thêm lời giải sách bài tập KTPL lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 2,421 17/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: