Sách bài tập Vật lí 12 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng
Với giải sách bài tập Vật lí 12 Bài 16: Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Vật lí 12 Bài 16.
Giải SBT Vật lí 12 Bài 16: Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng
A. Trắc nghiệm
Câu 16.1 (B) trang 69 Sách bài tập Vật Lí 12: Cho phản ứng hạt nhân: X là hạt
A. alpha.
B. neutron.
C. deuteri.
D. proton.
Lời giải:
Đáp án đúng là A
Câu 16.2 (B) trang 69 Sách bài tập Vật Lí 12: Phản ứng nhiệt hạch là
A. sự biến đổi hạt nhân dưới tác dụng nhiệt.
B. sự phân rã của một hạt nhân thành những hạt nhân khác một cách tự phát.
C. phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành các hạt nhân nhẹ hơn.
D. phản ứng hạt nhân toả năng lượng.
Lời giải:
Đáp án đúng là D
Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng tổng hợp hai hay nhiều hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn, và là phản ứng toả năng lượng.
Câu 16.3 (B) trang 69 Sách bài tập Vật Lí 12: Trong các phát biểu sau về phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Đều là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.
(2) Đều là hiện tượng một hạt nhân nặng vỡ ra thành các hạt nhân nhẹ hơn.
(3) Đều là phản ứng tổng hợp hạt nhân.
(4) Đều xảy ra sự biến đổi hạt nhân.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là B
Các phát biểu đúng là (1) và (4).
Câu 16.4 (B) trang 70 Sách bài tập Vật Lí 12: Trong một phản ứng hạt nhân, luôn có sự bảo toàn
A. số proton.
B. số nucleon.
C. số neutron.
D. khối lượng.
Lời giải:
Đáp án đúng là B
Trong phản ứng hạt nhân có định luật bảo toàn động lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn số khối, bảo toàn năng lượng toàn phần.
Câu 16.5 (H) trang 70 Sách bài tập Vật Lí 12: Hạt nhân phát ra hạt và biến đổi thành hạt nhân mới, phương trình phản ứng của quá trình này có dạng:
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Đáp án đúng là B
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn số khối để kiểm tra các phản ứng hạt nhân.
Câu 16.6 (H) trang 70 Sách bài tập Vật Lí 12: Một trong các phản ứng xảy ra trong lò phản ứng là:
với y là số neutron. Giá trị y bằng
A. 4.
B. 6.
C. 8.
D. 10.
Lời giải:
Đáp án đúng là B
Áp dụng định luật bảo toàn số nucleon: 236 = 143 + 87 + y → y = 6.
Câu 16.7 (H) trang 70 Sách bài tập Vật Lí 12: Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.
a) Trong các phản ứng hạt nhân, điện tích và số khối được bảo toàn nên số neutron cũng được bảo toàn.
b) Cho phản ứng hạt nhân Hạt nhân X có 54 proton và 86 neutron.
c) Trong phản ứng nhiệt hạch: , năng lượng cần cung cấp cho phản ứng là 17,6MeV
d) Công nghệ hạt nhân đang được ứng dụng nhiều trong y học, công nghiệp, nông nghiệp, khảo cổ học, thực phẩm.
e) Trong phản ứng hạt nhân chỉ có sự bảo toàn điện tích và bảo toàn số khối.
f) Phản ứng nhiệt hạch là nguồn năng lượng của Mặt Trời và các sao.
Lời giải:
a) Sai. Vì không có định luật bảo toàn số neutron.
b) Đúng.
c) Sai. Vì đây là năng lượng mà phản ứng này toả ra.
d) Đúng.
e) Sai. Vì còn có sự bảo toàn động lượng và năng lượng toàn phần.
f) Đúng.
Câu 16.8 (VD) trang 70 Sách bài tập Vật Lí 12: Xét lần lượt hai phản ứng sau:
- Phản ứng 1:
Khối lượng của sử dụng trong phản ứng 1 là 50 g.
- Phản ứng 2: Khối lượng tạo thành từ phản ứng 2 là 50 g.
Biết số Avogadro là NA ≈ 6,022.1023 mol-1.
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Phản ứng 1 thuộc loại phản ứng nhiệt hạch, năng lượng toả ra khi phản ứng hết 50 g là 2,56.1025 MeV.
B. Phản ứng 2 thuộc loại phản ứng phân hạch, năng lượng toả ra khi thu được 50 g là 3,36.1025 MeV.
C. Xét về năng lượng toả ra của một phản ứng thì phản ứng nhiệt hạch có giá trị lớn hơn phản ứng phân hạch.
D. Tổng năng lượng toả ra ở phản ứng 2 lớn gấp 1,3125 lần tổng năng lượng toả ra ở phản ứng 1.
Lời giải:
Đáp án đúng là D
Năng lượng toả ra khi sử dụng hết :
Năng lượng toả ra khi thu được :
Vậy năng lượng toả ra ở phản ứng nhiệt hạch lớn hơn phản ứng phân hạch nói trên 1,3125 lần trong các trường hợp đang xét.
Câu 16.9 (VD) trang 71 Sách bài tập Vật Lí 12: Bom hydrogen (bom H) là một loại vũ khí hạt nhân có sức tàn phá lớn hơn bom nguyên tử (bom A) rất nhiều lần, dù hiện nay cả bom hydrogen và bom nguyên tử đều không được sử dụng trong các cuộc chiến tranh. Sở dĩ bom hydrogen có sức tàn phá lớn như vậy là do nó là sự kết hợp của phản ứng phân hạch của (giai đoạn 1) để tạo ra môi trường có nhiệt độ rất cao, cung cấp động năng cho các hạt tham gia phản ứng nhiệt hạch (giai đoạn 2) theo phương trình phản ứng Giả sử năng lượng toả ra từ quá trình phân hạch còn lại sau khi tạo phản ứng nhiệt hạch là 2,8.1010 J và khối lượng được tạo thành từ một vụ nổ bom hydrogen trong thí nghiệm vũ khí hạt nhân là 200 g thì sức tàn phá của quả bom này tương đương với khoảng bao nhiêu tấn thuốc nổ TNT? Biết rằng năng lượng toả ra khi một tấn thuốc nổ TNT cháy hoàn toàn là 4,2.109 J. Cho số Avogadro là NA ≈ 6,022.1023 mol-1.
A. 20 197,14 tấn.
B. 20 190,48 tấn.
C. 20 166,6 tấn.
D. 20 183,81 tấn.
Lời giải:
Đáp án đúng là A
Số lượng được tạo thành là:
hạt
Tổng năng lượng toả ra của các phản ứng nhiệt hạch là:
Khối lượng thuốc nổ TNT cần dùng để năng lượng toả ra tương đương với bom hydrogen là:
tấn.
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu 12 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 12 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Toán 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 12 - Friends Global
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 12 Friends Global đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12 Friends Global đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 12 – Friends Global
- Giải sgk Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 12 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo