Sách bài tập Tin học 7 Bài 5 (Kết nối tri thức): Ứng xử trên mạng 

Với giải sách bài tập Tin học 7 Bài 5. Ứng xử trên mạng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 7 Bài 5.

1 917 lượt xem


Giải sách bài tập Tin học 7 Bài 5. Ứng xử trên mạng

Câu 5.1 trang 16 SBT Tin học 7: Đánh dấu X vào cột Đúng/Sai tương ứng.

Sách bài tập Tin học 7 Bài 5 (Kết nối tri thức): Ứng xử trên mạng  (ảnh 1) 

Trả lời:

a) Đúng

b) Sai

c) Đúng

d) Đúng

e) Đúng

f) Đúng

g) Đúng

h) Sai

Câu 5.2 trang 16 SBT Tin học 7: Mục tiêu của giao tiếp qua mạng là gì?

A. Giúp người khác hiểu em một cách rõ ràng.

B. Hiểu người khác một cách rõ ràng.

C. Giữ mối quan hệ tốt để có thể tiếp tục giao tiếp.

D. Tất cả những điều trên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Giao tiếp qua mạng xã hội có thể giúp mọi người hiểu nhau và có thể giữ liên lạc lâu dài.

Câu 5.3 trang 16 SBT Tin học 7: Những việc nào sau đây em không nên thực hiện khi giao tiếp qua mạng?

A. Viết tất cả các ý kiến của mình bằng chữ hoa để gây ấn tượng.

B. Tôn trọng người đang trò chuyện với mình.

C. Sử dụng các từ viết tắt khi trò chuyện trực tuyến để tiết kiệm thời gian.

D. Đối xử với người khác theo cách em muốn được đối xử trực tuyến.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A, C

Em không nên sử dụng chữ hoa để viết khi trò chuyện qua mạng vì chữ viết hoa trong các đoạn hội thoại trên mạng Internet thường có nghĩa là em đang la hét và bị mọi người coi là bất lịch sự.

Giao tiếp qua mạng vốn đã bị hạn chế hơn so với giao tiếp thông thường vì những người giao tiếp không được mặt đối mặt để có thể nhìn thấy biểu cảm của khuôn mặt hay ngôn ngữ cơ thể hỗ trợ. Vì vậy em cần tránh dùng các từ viết tắt để giảm khả năng hiểu nhầm nội dung trò chuyện.

Câu 5.4 trang 16 SBT Tin học 7: Để trở thành người giao tiếp, ứng xử có văn hóa trên mạng em nên/không nên thực hiện những điều nào sau đây? Đánh dấu X vào ô tương ứng.

Sách bài tập Tin học 7 Bài 5 (Kết nối tri thức): Ứng xử trên mạng  (ảnh 1) 

Trả lời:

a) Nên

b) Nên

c) Nên

d) Nên

e) Không nên

Em cần hạn chế viết tin nhắn hoàn toàn bằng chữ in hoa, ngay cả khi em muốn nhấn mạnh.

f) Nên

g) Không nên

Cần tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Việc chuyển tiếp mọi thông tin tới tất cả mọi người giống như người nhiều chuyện ngoài thực tế.

Câu 5.5 trang 17 SBT Tin học 7: Hãy chọn các phương án đúng.

Để tham gia mạng an toàn em nên thực hiện những điều gì?

A. Không cung cấp thông tin cá nhân.

B. Không tin tưởng tuyệt đối người tham gia trò chuyện.

C. Sử dụng tên tài khoản trung lập, không quá đặc biệt.

D. Giao tiếp ngắn gọn và rõ ràng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A, B, C, D

Khi giao tiếp trên mạng em không nên tin tưởng tuyệt đối người trò chuyện với mình, không, nên đưa thông tin cá nhân cho người tham gia trò chuyện, …

Câu 5.6 trang 17 SBT Tin học 7: Thông tin có nội dung xấu là gì?

A. Thông tin khuyến khích sử dụng chất gây nghiện.

B. Thông tin kích động bạo lực.

C. Thông tin rủ rê đánh bạc, kiếm tiền.

D. Tất cả các thông tin trong ba phương án trên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Những thông tin xấu thường nhắm đến những hành vi vi phạm pháp luật theo luật an ninh mạng.

Câu 5.7 trang 17 SBT Tin học 7: Em cần làm gì để tránh gặp thông tin xấu trên mạng?

A. Chỉ truy cập các trang thông tin có nội dung phù hợp với lứa tuổi.

B. Không nháy chuột vào các thông tin quảng cáo gây tò mò, giật gân, dụ dỗ kiếm tiền.

C. Xác định rõ mục tiêu mỗi lần vào mạng để không sa đà vào các thông tin không liên quan.

D. Tất cả các điều trên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Nên đề phòng các thông tin xấu trên không gian mạng, không nháy chuột và truy cập vào những trang không lành mạnh.

Câu 5.8 trang 18 SBT Tin học 7: Em hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng:

Sách bài tập Tin học 7 Bài 5 (Kết nối tri thức): Ứng xử trên mạng  (ảnh 1) 

Trả lời:

Các em tự đánh dấu theo tình hình thực tế khi sử dụng Internet của mình. Dưới đây là một ví dụ:

a) Không

b) Có

c) Có

d) Không

e) Không

f) Không

g) Có

h) Không

Câu 5.9 trang 18 SBT Tin học 7: Những phương án nào là tác hại của bệnh nghiện Internet?

A. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần giảm sút.

B. Thiếu kết nối với thế giới thực, mất dần các mối quan hệ bạn bè, người thân.

C. Dễ bị lôi kéo vào các việc xấu trên mạng.

D. Lãng phí thời gian của bản thân.

E. Khó tập trung vào công việc, học tập.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A, B, C, D, E

Tất cả các phương án trên đều là tác hại của bệnh nghiện Internet.

Nên hạn chế tiếp xúc với Internet để tránh nghiện Internet và xảy ra những hậu quả khó lường.

Câu 5.10 trang 18 SBT Tin học 7: Để phòng tránh bệnh nghiện Internet, em nên làm gì?

A. Đặt mục tiêu và thời gian rõ ràng cho mỗi lần sử dụng Internet (ví dụ vào Internet để tìm thông tin về các loại cây phù hợp với thời tiết ở địa phương cho dự án Trường học xanh trong khoảng 25 phút).

B. Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời như tập thể thao, đi dã ngoại, gặp gỡ bạn bè và người thân mỗi khi có thời gian rảnh rỗi.

C. Khi muốn liên hệ với người thân, bạn bè hãy gọi điện thay vì dùng mạng xã hội.

D. Tất cả các việc trên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Nên tập luyện lối sống lành mạng khi không có Internet. Hạn chế sử dụng và sử dụng một cách hợp lí theo thời gian biểu và nhu cầu. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Xem thêm lời giải sách bài tập Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 4. Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet

Bài 5. Ứng xử trên mạng

Bài 6. Làm quen với phần mềm bảng tính

Bài 7. Tính toán tự động trên bảng tính

Bài 8. Công cụ hỗ trợ tính toán

1 917 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: