Sách bài tập Tin học 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Quản lí dữ liệu trong máy tính 

Với giải sách bài tập Tin học 7 Bài 3. Quản lí dữ liệu trong máy tính sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 7 Bài 3.

1 1,628 22/12/2022


Giải sách bài tập Tin học 7 Bài 3. Quản lí dữ liệu trong máy tính

B. Bài tập và thực hành

Câu 3.1 trang 9 SBT Tin học 7: Các tệp chương trình thường có phần mở rộng là?

A. .exe      B. .docx        C. .pptx          D. .txt

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Các tệp để cài đặt ứng dụng, phần mềm sẽ có đuôi là exe.

Câu 3.2 trang 9 SBT Tin học 7: Phương án nào sau đây không phải là lợi ích của việc tổ chức lưu trữ tệp trên máy tính một cách hợp lí?

A. Giúp em làm việc chuyên nghiệp hơn.

B. Giúp em tìm được tài liệu nhanh hơn khi dữ liệu trên máy tính ngày càng nhiều.

C. Máy tính sẽ chạy nhanh hơn.

D. Giúp em dễ dàng quản lí công việc không bị nhầm lẫn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Đáp án C sai vì tổ chức lưu trữ tệp sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ của máy tính.

Câu 3.3 trang 9 SBT Tin học 7: Để bảo vệ dữ liệu em có thể sử dụng các cách nào sau đây?

A. Sao lưu dữ liệu ở bộ nhớ ngoài (ổ cứng ngoài, Usb, thẻ nhớ, …) hoặc lưu trữ trên Internet nhờ công nghệ đám mây.

B. Cài đặt chương trình phòng chống virus.

C. Đặt mật khẩu mạnh để truy cập vào máy tính hoặc tài khoản trên mạng.

D. Cả A, B, C.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Để bảo vệ dữ liệu em nên: Sao lưu dữ liệu, thường xuyên diệt virus và đặt mật khẩu mạnh cho máy tính và các tài khoản trên mạng.

Câu 3.4 trang 10 SBT Tin học 7: Việc nào sau đây là không đúng khi quản lí tệp và thư mục trên máy tính?

A. Đặt tên tệp hợp lí, ngắn gọn gợi nhớ đến nội dung của tệp.

B. Phân loại dữ liệu trước khi lưu trữ.

C. Các tài liệu cùng loại đặt trong một thư mục.

D. Tạo nhiều tệp và thư mục giống nhau trên nhiều ổ đĩa.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Không nên tạo nhiều tệp và thư mục giống nhau vì sẽ bị nhầm lẫn trong quá trình tìm kiếm.

Câu 3.5 trang 10 SBT Tin học 7: Việc nào sau đây không phải là cách mở File Explorer?

A.  Nháy đúp chuột vào biểu tượng Sách bài tập Tin học 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Quản lí dữ liệu trong máy tính  (ảnh 1) trên màn hình.

B. Nháy chuột vào biểu tượng Sách bài tập Tin học 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Quản lí dữ liệu trong máy tính  (ảnh 1) trên thanh công việc.

C. Nháy đúp chuột vào bất kì biểu tượng nào trên màn hình nền.

D. Nháy đúp chuột vào thư mục bất kì trên màn hình nền.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Nháy chuột bất kì biểu tượng nào khác sẽ không mở chính xác File Explorer.

Câu 3.6 trang 10 SBT Tin học 7: Đánh dấu X vào ô Đúng/Sai tương ứng.

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Tên tệp thường có hai thành phần là phần tên và phần mở rộng cách nhau bởi dấu chấm.

 

 

b) Khi cài đặt chương trình, máy tính sẽ tự động tạo các tệp và thư mục chứa chương trình cài đặt.

 

 

c) Có thể di chuyển, đổi tên, xóa bất kì một tệp và thư mục nào trong máy tính.

 

 

d) Thư mục chứa các thư mục khác gọi là thư mục mẹ.

 

 

e) Cách tổ chức thư mục mẹ, thư mục con giúp lưu trữ dữ liệu một cách có hệ thống và dễ dàng quản lí dữ liệu.

 

 

f) Một thư mục có thể chứa nhều loại tệp khác nhau.

 

 

g) Trong một thư mục có thể chứa nhiều loại tệp khác nhau.

 

 

h) Em có thể tạo, sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa thư mục theo nhiều cách khác nhau.

 

 

i) Khi đổi tên tệp, em chỉ có thể đổi phần tên của tệp mà không đổi được phần mở rộng của tệp.

 

 

j) Khi sao chép tệp sang vị trí khác, tệp gốc sẽ bị xóa.

 

 

k) Khi di chuyển tệp sang vị trí khác, tệp gốc sẽ bị xóa.

 

 

 

Trả lời:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Tên tệp thường có hai thành phần là phần tên và phần mở rộng cách nhau bởi dấu chấm.

X

 

b) Khi cài đặt chương trình, máy tính sẽ tự động tạo các tệp và thư mục chứa chương trình cài đặt.

X

 

c) Có thể di chuyển, đổi tên, xóa bất kì một tệp và thư mục nào trong máy tính.

 

X

d) Thư mục chứa các thư mục khác gọi là thư mục mẹ.

X

 

e) Cách tổ chức thư mục mẹ, thư mục con giúp lưu trữ dữ liệu một cách có hệ thống và dễ dàng quản lí dữ liệu.

X

 

f) Một thư mục có thể chứa nhều loại tệp khác nhau.

X

 

g) Trong một thư mục có thể tạo hai thư mục con cùng tên.

 

X

h) Em có thể tạo, sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa thư mục theo nhiều cách khác nhau.

X

 

i) Khi đổi tên tệp, em chỉ có thể đổi phần tên của tệp mà không đổi được phần mở rộng của tệp.

 

X

j) Khi sao chép tệp sang vị trí khác, tệp gốc sẽ bị xóa.

 

X

k) Khi di chuyển tệp sang vị trí khác, tệp gốc sẽ bị xóa.

X

 

Câu 3.7 trang 11 SBT Tin học 7: Sắp xếp thứ tự đúng theo các bước để sao chép một thư mục sang thư mục khác:

a) Mở thư mục muốn sao chép đến, nháy nút phải chuột vào chỗ trống ở khung bên phải cửa sổ phải cửa sổ File Explorer, chọn lệnh Paste (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V).

b) Mở chương trình File Explorer bằng cách nháy chuột vào biểu tượng Sách bài tập Tin học 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Quản lí dữ liệu trong máy tính  (ảnh 1) trên thanh công việc.

c) Nháy nút phải chuột vào thư mục cần sao chép chọn lệnh Copy (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C).

Trả lời:

Thứ tự đúng là: b – c – a

Câu 3.8 trang 11 SBT Tin học 7: Em hãy nêu các bước thực hiện để di chuyển một thư mục

Trả lời:

Bước 1. Mở chương trình File Explorer bằng cách nháy chuột vào biểu tượng Sách bài tập Tin học 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Quản lí dữ liệu trong máy tính  (ảnh 1) trên thanh công việc.

Bước 2. Nháy nút phải chuột vào thư mục cần di chuyển chọn lệnh Cut (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + X).

Bước 3. Mở thư mục muốn di chuyển đến, nháy nút phải chuột vào chỗ trống ở khung bên phải cửa sổ phải cửa sổ File Explorer, chọn lệnh Paste (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V).

Câu 3.9 trang 11 SBT Tin học 7: Em hãy điền các từ/cụm từ: Delete, New/Folder, Rename vào chỗ trống phù hợp.

a) Muốn tạo một thư mục, trong cửa sổ File Explorer, em mở thư mục sẽ chứa thư mục mới, nháy nút phải chuột vào chỗ trống ở khung bên phải, chọn lệnh ………… và nhập tên thư mục mới.

b) Muốn xóa thư mục, em nháy nút phải chuột vào thư mục đó và chọn lệnh ………

c) Muốn đổi tên một thư mục, em nháy nút phải chuột vào thư mục đó và chọn lệnh ……, sau đó nhập tên mới cho thư mục.

Trả lời:

a) New/Folder

b) Delete

c) Rename

Câu 3.10 trang 11 SBT Tin học 7: Thực hành: Quan sát cấu trúc thư mục trong hình 3.1, hình 3.2, hình 3.3:

Sách bài tập Tin học 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Quản lí dữ liệu trong máy tính  (ảnh 1) 

a) Hãy tạo các thư mục có cấu trúc như hình 3.1.

b) Di chuyển thư mục Ảnh chụp vào trong thư mục Lưu trữ như Hình 3.2.

c) Sao chép thư mục Trò chơi vào trong thư mục Phần mềm cài đặt như hình 3.3.

d) Đổi tên thư mục Tài liệu học thành Khám phá.

e) Xóa thư mục Trò chơi.

Trả lời:

a) Muốn tạo một thư mục, trong cửa sổ File Explorer, em mở thư mục sẽ chứa thư mục mới, nháy nút phải chuột vào chỗ trống ở khung bên phải, chọn lệnh New/Folder và nhập tên thư mục mới.

b)

Bước 1. Mở chương trình File Explorer bằng cách nháy chuột vào biểu tượng Sách bài tập Tin học 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Quản lí dữ liệu trong máy tính  (ảnh 1) trên thanh công việc.

Bước 2. Nháy nút phải chuột vào thư mục Ảnh chụp chọn lệnh Cut (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + X).

Bước 3. Mở thư mục Lưu trữ, nháy nút phải chuột vào chỗ trống ở khung bên phải cửa sổ phải cửa sổ File Explorer, chọn lệnh Paste (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V)

c)

Bước 1. Mở chương trình File Explorer bằng cách nháy chuột vào biểu tượng Sách bài tập Tin học 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Quản lí dữ liệu trong máy tính  (ảnh 1) trên thanh công việc.

Bước 2. Nháy nút phải chuột vào thư mục Trò chơi chọn lệnh Copy (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C).

Bước 3. Mở thư mục Phần mềm cài đặt, nháy nút phải chuột vào chỗ trống ở khung bên phải cửa sổ phải cửa sổ File Explorer, chọn lệnh Paste (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V)

d) Chọn thư mục Tài liệu học sau đó nháy phải chọn lệnh Rename và nhập tên mới là Khám phá.

e) Chọn thư mục Trò chơi, nháy phải chuột chọn Delete.

Xem thêm lời giải sách bài tập Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 2. Phần mềm máy tính

Bài 3. Quản lí dữ liệu trong máy tính

Bài 4. Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet

Bài 5. Ứng xử trên mạng

Bài 6. Làm quen với phần mềm bảng tính

1 1,628 22/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: