Sách bài tập Sinh học 11 Chương 3 (Kết nối tri thức): Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Với giải sách bài tập Sinh học 11 Chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Sinh học 11 Chương 3.
Giải SBT Sinh học 11 Chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Câu 1 trang 98 sách bài tập Sinh học 11: Sinh trưởng là
A. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về số lượng tế bào và các mô.
B. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và phân hoá tế bào.
C. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước tế bào và mô.
D. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước và khối lượng của cơ thể. Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và số lượng tế bào trong cơ thể.
Câu 2 trang 98 sách bài tập Sinh học 11: Dấu hiệu đặc trưng của quá trình phát triển ở sinh vật là
A. sự thay đổi khối lượng và hình thái cơ thể.
B. sự thay đổi kích thước và hình thái của sinh vật.
C. sự thay đổi khối lượng và chức năng sinh lí theo từng giai đoạn.
D. sự thay đổi hình thái và chức năng sinh lí theo từng giai đoạn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
D. Đúng. Sự thay đổi hình thái và chức năng sinh lí theo từng giai đoạn là một dấu hiệu đặc trưng của quá trình phát triển ở sinh vật: Thông qua quá trình phát sinh hình thái mà cơ quan, cơ thể có được hình dạng và chức năng sinh lí nhất định.
A. Sinh trưởng và phát triển sẽ dừng lại khi cây bước vào giai đoạn sinh sản.
B. Quá trình sinh trưởng chỉ diễn ra ở đỉnh sinh trưởng của thân.
C. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh.
D. Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra ở các vị trí, cơ quan nhất định trên cơ thể thực vật, nơi có sự tồn tại của mô phân sinh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A. Sai. Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra trong suốt đời sống của thực vật (từ giai đoạn hạt cho đến khi cây già và chết).
B. Sai. Quá trình sinh trưởng ở thực vật có thể diễn ra ở ngọn thân, đỉnh cành, chóp rễ,…
C. Sai. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật chịu sự chi phối của nhiều yếu tố môi trường như nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng,…
D. Đúng. Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra ở các vị trí, cơ quan nhất định trên cơ thể thực vật như ngọn, thân, đỉnh cành, chóp rễ,… nơi có sự tồn tại của mô phân sinh.
2. Ở cây một lá mầm, sinh trưởng sơ cấp chỉ diễn ra ở giai đoạn cây còn non.
3. Kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp là cây cao lên và rễ cây dài ra.
4. Sinh trưởng sơ cấp không có sự tham gia của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.
Phương án trả lời đúng là:
A.1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
1. Sai. Ở cây hai lá mầm thân gỗ, sinh trưởng sơ cấp chỉ diễn ra ở giai đoạn cây non, khi trưởng thành, sinh trưởng sơ cấp chỉ có ở rễ và thân non.
2. Sai. Ở cây một lá mầm, sinh trưởng sơ cấp diễn ra trong suốt đời sống của cây.
3. Đúng. Kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp là cây cao lên và rễ cây dài ra.
4. Sai. Sinh trưởng sơ cấp là kết quả hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.
Câu 5 trang 99 sách bài tập Sinh học 11: Cho các nhận định sau:
2. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều cao của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng, sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của thân dựa trên hoạt động của mô phân sinh bên.
3. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng đường kính của rễ, trong khi sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của rễ.
4. Sinh trưởng sơ cấp có ở thân cây còn non, sinh trưởng thứ cấp có ở thân cây trưởng thành.
5. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp chủ yếu diễn ra ở cây hai lá mầm.
Những nhận định sai về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là:
A.1, 3 và 5.
B. 2, 3 và 4.
C. 1 và 3.
D. 1 và 5.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
1. Sai. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tham gia vào sinh trưởng sơ cấp, trong khi mô phân sinh bên tham gia vào sinh trưởng thứ cấp.
3. Sai. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây và chiều dài của rễ, sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của thân và rễ.
C. Hormone thực vật được tổng hợp tại những cơ quan, bộ phận nhất định trên cây và chỉ gây ra ảnh hưởng tại chính các cơ quan, bộ phận đó.
D. Hormone thực vật tham gia điều tiết quá trình phân chia, dãn dài và phân hoá của tế bào.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
C. Sai. Hormone thực vật được tổng hợp tại những cơ quan, bộ phận nhất địnhtrên cây nhưng có thể ảnh hưởng đến những cơ quan, bộ phận khác của cây nhằm điều tiết các hoạt động sống của thực vật.
C. auxin và cytokinin.
D. cytokinin và gibberellin.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Sự phát triển của chồi bên chịu ảnh hưởng tương quan giữa hai loại hormone là auxin và cytokinin. Trong đó, auxin ức chế sự phát triển của chồi bên còn cytokinin kích thích sự phát triển của chồi bên.
1. Kích thích sự ra rễ của cành giâm, cành chiết.
2. Điều khiển sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy.
3. Tăng chiều cao của các cây lấy sợi và lấy gỗ.
4. Kích thích ra hoa trái vụ của cây họ Dứa.
5. Hạn chế sự rụng hoa và quả, tăng tỉ lệ đậu quả ở cây có múi.
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2 và 3.
B. 1, 2 và 5.
C. 2, 4 và 5.
D. 1, 3 và 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Auxin ngoại sinh được sử dụng với một số mục đích sau:
1. Kích thích sự ra rễ của cành giâm, cành chiết.
2. Điều khiển sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy.
5. Hạn chế sự rụng hoa và quả, tăng tỉ lệ đậu quả ở cây có múi.
C. Già hoá của mô và cơ quan.
D. Nảy mầm của hạt
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Tương quan giữa gibberellin/abscisic acid điều khiển quá trình nảy mầm của hạt. Trong đó, gibberellin kích thích sự nảy mầm của hạt còn abscisic ức chế sự nảy mầm của hạt.
A. Một số loài thực vật như cà rốt, bắp cải chỉ ra hoa sau thời gian tiếp xúc với nhiệt độ thấp.
B. Thực vật đêm dài với các đại diện điển hình là cúc, mía, đậu tương không ra hoa trong điều kiện ngày ngắn.
C. Thực vật đêm ngắn với các đại diện điển hình là thanh long, củ cải đường chỉ ra hoa trong điều kiện ngày dài, đêm ngắn.
D. Thực vật trung sinh như cà chua, lạc, đậu tương chỉ ra hoa khi đặt trong điều kiện độ dài đêm bằng với độ dài ngày.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Sai. Hiện tượng một số cây chỉ ra hoa sau khoảng thời gian tiếp xúc với nhiệt độ thấp được gọi là hiện tượng xuân hoá không phải quang chu kì.
B. Sai. Thực vật đêm dài với các đại diện điển hình là cúc, mía, đậu tương ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, đêm dài.
C. Đúng. Thực vật đêm ngắn với các đại diện điển hình là thanh long, củ cải đường chỉ ra hoa trong điều kiện ngày dài, đêm ngắn.
D. Sai. Thực vật trung sinh như cà chua, lạc, hướng dương,… ra hoa không phụ thuộc vào độ dài thời gian chiếu sáng trong ngày.
A. Ức chế cây ra hoa vào mùa lạnh.
B. Tăng kích thước của thân và lá.
C. Kích thích cây ra hoa trái vụ.
D. Tăng số lượng hoa, số lượng quả và kích thước quả.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Thanh long là thực vật đêm ngắn chỉ ra hoa trong điều kiện ngày dài. Do đó, việc sử dụng đèn chiếu sáng bổ sung khoảng 5 giờ/đêm trong 15 – 20 ngày cho cây thanh long sẽ tạo ra điều kiện ngày dài nhân tạo nhằm mục đích kích thích cây ra hoa trái vụ.
C. sốc nhiệt.
D. xuân hoá.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Quá trình ra hoa của thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ thấp được gọi là hiện tượng xuân hoá. Hiện tượng xuân hoá thường gặp ở các cây trồng có nguồn gốc từ các nước ôn đới nơi có mùa đông lạnh giá.
C. đếm số vòng gỗ/lát cắt ngang thân cây.
D. đếm số lần ra hoa/5 năm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Tuổi của cây thân gỗ lâu năm có thể được xác định thông qua việc đếm số vòng gỗ/lát cắt ngang thân cây (vòng năm).
A. ánh sáng, nhiệt độ, hormone.
B. ánh sáng, chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền.
C. ánh sáng, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng.
D. yếu tố di truyền, hormone, ánh sáng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Các yếu tố bên ngoài tham gia điều tiết quá trình ra hoa của thực vật gồm có: ánh sáng, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng.
- Yếu tố di truyền, hormone là các yếu tố bên trong tham gia điều tiết quá trình ra hoa của thực vật.
Câu 15 trang 101 sách bài tập Sinh học 11: Biến thái là sự thay đổi
A. đột ngột về hình thái của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
B. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
C. đột ngột về hình thái và cấu tạo của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
D. đột ngột về cấu tạo của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
Câu 16 trang 101 sách bài tập Sinh học 11: Phát triển không qua biến thái có đặc điểm là
A. con non sinh ra giống con trưởng thành.
B. gặp ở đa số động vật không xương sống.
C. phải trải qua quá trình lột xác.
D. con non sinh ra khác con trưởng thành.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Phát triển không qua biến thái là quá trình phát triển trong đó con non mới nở từ trứng ra hoặc mới sinh ra đã có cấu tạo giống con trưởng thành.
Câu 17 trang 102 sách bài tập Sinh học 11: Phát triển qua biến thái có đặc điểm là
A. con non sinh ra giống con trưởng thành.
B. gặp ở đa số động vật có xương sống.
C. không phải trải qua quá trình lột xác.
D. con non sinh ra khác con trưởng thành.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Phát triển qua biến thái có đặc điểm là con non sinh ra khác con trưởng thành. Trong đó, phát triển qua biến thái hoàn toàn là quá trình phát triển mà ấu trùng có hình thái và cấu tạo rất khác con trưởng thành; còn biến thái không hoàn toàn là quá trình phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Câu 18 trang 102 sách bài tập Sinh học 11: Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.
Lời giải:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người:
- Yếu tố bên trong: là yếu tố di truyền có tác động nhất định đến tuổi thọ. Nếu bố mẹ sống lâu, con cũng có khả năng sống lâu.
- Yếu tố bên ngoài gồm:
+ Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất, đủ lượng, ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt,… giúp cơ thể khoẻ mạnh, giảm mắc bệnh, làm tăng tuổi thọ.
+ Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên làm cơ thể linh hoạt, dẻo dai, các hệ cơ quan khoẻ mạnh. Ít vận động khiến cơ thể trì trệ, dễ mắc bệnh.
+ Lối sống lành mạnh, thái độ sống tích cực, lạc quan, không nghiện rượu, bia, thuốc lá, ma tuý,... giúp tăng cường sức khoẻ và tuổi thọ.
+ Môi trường sống không bị ô nhiễm bởi khói độc, bụi, nước thải công nghiệp, bụi phóng xạ, thuốc trừ sâu,... giúp cơ thể khoẻ mạnh, sống lâu.
Lời giải:
Biện pháp giúp con người giảm nguy cơ mắc bệnh và kéo dài tuổi thọ:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất, đủ lượng, ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt,…
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Thực hiện lối sống lành mạnh: không nghiện rượu, bia, thuốc lá, ma tuý,...
- Thái độ sống tích cực, lạc quan.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Chăm sóc sức khoẻ bản thân, phòng chữa bệnh kịp thời.
Phát biểu |
Đúng/Sai |
1. Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá, có khả năng phân chia tạo tế bào mới. |
|
2. Hoạt động của mô phân sinh đỉnh có ở ngọn cây, đỉnh rễ,... làm tăng chiều cao của cây, chiều dài của rễ. |
|
3. Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây hai lá mầm, hoạt động của nó làm gia tăng đường kính của thân. |
|
4. Mô phân sinh bên có ở thân và rễ của cây hai lá mầm, hoạt động của nó làm tăng đường kính của thân và rễ. |
Lời giải:
Phát biểu |
Đúng/Sai |
1. Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá, có khả năngphân chia tạo tế bào mới. |
Đ |
2. Hoạt động của mô phân sinh đỉnh có ở ngọn cây, đỉnh rễ,... làm tăng chiều cao của cây, chiều dài của rễ. |
Đ |
3. Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây hai lá mầm, hoạt động của nó làm gia tăng đường kính của thân. |
S |
4. Mô phân sinh bên có ở thân và rễ của cây hai lá mầm, hoạt động của nó làm tăng đường kính của thân và rễ. |
Đ |
Cột A – Loại hormone |
Cột B – Vai trò sinh lí |
Auxin |
Thúc đẩy sự chín của quả. |
Gibberellin |
Kích thích sự nảy mầm của hạt và củ giống. |
Cytokinin |
Tham gia điều chỉnh tính hướng: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng tiếp xúc,... của thực vật. |
Abscisic acid |
Kích thích sự phân chia và làm chậm sự già hoá của tế bào thực vật. |
Ethylene |
Thúc đẩy quá trình đóng khí khổng. |
Lời giải:
1 – c: Auxin tham gia điều chỉnh tính hướng: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng tiếp xúc,... của thực vật.
2 – b: Gibberellin kích thích sự nảy mầm của hạt và củ giống.
3 – d: Cytokinin kích thích sự phân chia và làm chậm sự già hoá của tế bào thực vật.
4 – e: Abscisic acid thúc đẩy quá trình đóng khí khổng.
5 – a: Ethylene thúc đẩy sự chín của quả.
Kí hiệu tên chất - hormone |
Tên hormone |
Cách sử dụng |
Kết quả dự kiến |
A |
Nhúng các đoạn cành hoa hồng vào dung dịch trước khi tiến hành giâm cành hồng vào giá thể. |
||
B |
Ngâm các củ hoa loa kèn vào dung dịch có nồng độ 100 mg/L trong một vài giờ trước khi trồng. |
||
C |
Nhỏ vào đọt cây dứa Cayen hoặc phun đều lên mặt lá vào khoảng tháng 9, tháng 10. |
Lời giải:
Lời giải:
• Sự xuất hiện của hoa là mốc đánh dấu sự chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn phát triển sinh sản.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của thực vật:
- Các nhân tố bên trong:
+ Yếu tố di truyền: Tuỳ từng loài, thực vật ra hoa khi đến độ tuổi nhất định.
+ Hormone: Tương quan về nồng độ giữa các hormone quyết định đến sự chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh sản ở thực vật.
- Các nhân tố bên ngoài:
+ Ánh sáng: Sự ra hoa của nhiều loài thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì. Căn cứ vào phản ứng của thực vật với quang chu kì, thực vật được chia làm ba nhóm: thực vật đêm dài (thực vật ngày ngắn), thực vật đêm ngắn (thực vật ngày dài), thực vật trung tính.
+ Nhiệt độ: Một số loài cây chỉ ra hoa khi có khoảng thời gian tiếp xúc với nhiệt độ thấp, hiện tượng này gọi là sự xuân hoá. Hiện tượng xuân hoá thường gặp ở các cây trồng có nguồn gốc từ các nước ôn đới nơi có mùa đông lạnh giá.
+ Chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến thời gian và khả năng ra hoa của thực vật. Trong điều kiện đất giàu nitrogen, cây thường kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng và chậm ra hoa. Trong khi cây có xu hướng ra hoa sớm khi trồng trên đất nghèo dinh dưỡng.
Lời giải:
Các vòng tròn đồng tâm khi cắt ngang các thân cây gỗ lớn được gọi là vòng năm. Sự xuất hiện các vòng năm là do sự hoạt động của tầng sinh mạch thuộc mô phân sinh bên: Tầng sinh mạch tạo nên các vòng gỗ đồng tâm. Mỗi năm cây tăng trưởng thứ cấp tạo thành một vòng gỗ, mỗi vòng có vùng sáng và vùng tối. Trong đó, vùng màu sáng là gỗ sớm, hình thành vào mùa xuân, tế bào lớn, thành mỏng; còn vùng tối là gỗ muộn, hình thành vào mùa hè và thu, tế bào bé, thành dày. Đếm số vòng năm sẽ xác định được tuổi của cây gỗ nhiều năm.
Lời giải:
Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật vì:
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể, từ đó thúc đẩy sự sinh sản và lớn lên của tế bào, sự phân hoá các mô, cơ quan trong cơ thể tạo nên sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể.
- Chỉ cần thiếu hoặc không đủ số lượng một loại chất dinh dưỡng thì động vật non, trẻ em sẽ chậm lớn và có thể phát triển không bình thường.
Lời giải:
Ở tuổi dậy thì, cả nam và nữ có những thay đổi rõ rệt về thể chất và tâm sinh lí. Trẻ ở tuổi dậy thì phải đối diện với nhiều thách thức như nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, mang thai ngoài ý muốn và nguy cơ mắc cơ tệ nạn xã hội như ma tuý, nghiện rượu,… Do đó, để chăm sóc, bảo vệ sứckhoẻ của bản thân và người khác, trẻ đến tuổi dậy thì cần phải:
- Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng.
- Chăm sóc và vệ sinh cơ thể đúng cách: giữ vệ sinh da; bạn nữ cần phải biết cách giữ vệ sinh trong giai đoạn có kinh nguyệt, bổ sung thực phẩm giàu sắt phòng thiếu máu, đi khám nếu đến 16 tuổi vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt; bạn nam cần phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục như hẹp bao quy đầu, lỗ tiểu có vị trí bất thường,… để khám kịp thời;…
- Duy trì lối sống lành mạnh: duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thể thao và giải trí phù hợp; tránh xa các tệ nạn xã hội như ma tuý, rượu bia,…;
- Chủ động trang bị các kiến thức về giới tính và sức khoẻ sinh sản từ những nguồn thông tin đáng tin cậy; không xem phim ảnh, trang mạng không phù hợp; không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành.
Lời giải:
Một số ví dụ về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người:
Nhân tố ngoại cảnh |
Ví dụ |
Thức ăn |
- Thiếu protein, động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. - Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương và chậm lớn ở trẻ. |
Nhiệt độ |
- Cá rô phi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường khoảng 30 – 35 oC, khi nhiệt độ hạ xuống 16 – 18 oC, cá ngừng lớn và ngừng đẻ. |
Ánh sáng |
- Những ngày trời rét, động vật mất nhiều nhiệt. Vì vậy, chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt. - Cho trẻ tắm nắng đúng cách để tăng cường sự hình thành xương, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển. |
Câu 28 trang 103 sách bài tập Sinh học 11: Quan sát vòng đời của bướm tằm và cho biết:
- Điểm khác nhau về hình thái của sâu bướm, nhộng và bướm trưởng thành.
- Phát triển của bướm thuộc kiểu phát triển nào?
- Giai đoạn nhộng có lợi gì cho sự phát triển của ấu trùng bướm?
Lời giải:
- Điểm khác nhau về hình thái của sâu bướm, nhộng và bướm trưởng thành:
+ Sâu bướm: thường dài và thon, không có cánh, thường có nhiều đôi chân, có hàm để ăn lá cây, có nhiều màu sắc khác nhau tùy loài.
+ Nhộng: được bao bọc trong kén; ở trạng thái tiềm sinh không cử động, không ăn; các phần phụ còn ngắn, mềm và luôn xếp gọn về mặt bụng.
+ Bướm trưởng thành: có cánh với nhiều màu sắc hoa văn khác nhau, có thể bay, có chân nhưng thường ít hơn sâu bướm, có vòi hút mật hoa.
- Sâu bướm có đặc điểm hình thái và cấu tạo rất khác với bướm. Do đó, phát triển của bướm thuộc kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn.
- Lợi ích của giai đoạn nhộng: Giai đoạn nhộng giúp ấu trùng bướm trải qua điều kiện môi trường sống khó khăn như lạnh giá, thiếu thức ăn,...
Xem them lời giải Sách bài tập Sinh học 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức - hay nhất
- Văn mẫu lớp 11 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức