Sách bài tập Lịch sử 8 Bài 9 (Cánh diều): Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Với giải sách bài tập Lịch sử 8 Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 8 Bài 9.

1 576 21/08/2023


Giải SBT Lịch sử 8 Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Câu 1 trang 21 SBT Lịch Sử 8: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc vào khoảng thời gian nào sau đây?

A. Sau khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga thắng lợi.

B. Từ khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX.

C. Cùng với thời gian diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

D. Ngay sau khi các nước hoàn thành cách mạng tư sản.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc vào khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX

Câu 2 trang 21 SBT Lịch Sử 8Khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc Âu - Mỹ đều xuất hiện đặc điểm nào sau đây?

A. Tiến hành cách mạng công nghiệp và đẩy mạnh cải cách kinh tế, xã hội.

B. Tăng cường hoạt động giao lưu văn hoá với các nước châu Á và châu Phi.

C. Xuất hiện các tổ chức độc quyền, mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa.

D. Đẩy mạnh cuộc phát kiến địa lí và cổ động phong trào Văn hoá Phục hưng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc Âu - Mỹ đều xuất hiện đặc điểm: hình thành các tổ chức độc quyền, mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa.

Câu 3 trang 21 SBT Lịch Sử 8Để có nguồn vốn cho sản xuất và có đủ sức mạnh cạnh tranh, các nhà tư bản có hoạt động nào sau đây?

A. Tập trung sản xuất, tập trung tư bản.

B. Phân tán sản xuất, tập trung tư bản.

C. Liên kết sản xuất, cho vay nặng lãi.

D. Hạn chế sản xuất, tăng cường cho vay nặng lãi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Để có nguồn vốn cho sản xuất và có đủ sức mạnh cạnh tranh, các nhà tư bản đã tập trung sản xuất, tập trung tư bản, đưa tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền.

Câu 4 trang 21 SBT Lịch Sử 8: Trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các nước Anh, Pháp, Mỹ và Đức đều thi hành chính sách đối ngoại nào sau đây?

A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

B. Mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa.

C. Tiến hành những cải cách dân chủ tiến bộ.

D. Thi hành chính sách bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các nước Anh, Pháp, Mỹ và Đức đều thi hành chính sách đối ngoại: mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa.

Câu 5 trang 22 SBT Lịch Sử 8: Trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, Chính phủ Anh, Pháp, Đức, Mỹ đều thực hiện chính sách đổi nội nào sau đây?

A. Phát triển các tổ chức chính trị, xã hội.

B. Đàn áp giai cấp công nhân.

C. Ưu tiên phát triển thị trường nội địa.

D. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, Chính phủ Anh, Pháp, Đức, Mỹ đều thực hiện chính sách đối nội: đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

Câu 6 trang 22 SBT Lịch Sử 8Đế quốc nào sau đây có diện tích thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh) vào đầu thế kỉ XX?

A. Mỹ.

B. Đức.

C. Pháp.

D. Nga.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Pháp là đế quốc có diện tích thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh) vào đầu thế kỉ XX.

Câu 7 trang 22 SBT Lịch Sử 8Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, sản lượng công nghiệp của quốc gia nào sau đây đã vươn lên đứng đầu thế giới?

A. Nga.

B. Đức.

C. Pháp.

D. Mỹ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, sản lượng công nghiệp của Mĩ đã vươn lên đứng đầu thế giới

Câu 8 trang 22 SBT Lịch Sử 8Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền là thực trạng chính trị diễn ra ở quốc gia nào sau đây?

A. Đức.

B. Mỹ.

C. Anh.

D. Pháp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền là thực trạng chính trị diễn ra ở Mĩ.

Câu 9 trang 22 SBT Lịch Sử 8Quan sát hình 9.1, hãy:

a) Đặt tên cho bức hình.

b) Mô tả bức hình và rút ra nhận xét.

Quan sát hình 9.1 hãy Đặt tên cho bức hình

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Đặt tên: thế giới bị chia cắt

♦ Yêu cầu b)

- Mô tả bức tranh:

+ Trong bức tranh, thế giới được miêu tả với hình ảnh một chiếc bánh ngọt khổng lồ.

+ Xung quanh chiếc bánh ngọt “thế giới” là các “thực khách” trong những trang phục khác nhau - tượng trưng cho các nước đế quốc: Anh (England), Mĩ (Amerika), Italia (Talien) và Pháp (Frankreich). Các nước đế quốc này đều được miêu tả với gương mặt lộ rõ vẻ thích thú, hăm hở (khi hướng ánh mắt về chiếc bánh ngọt), song cũng dè chừng, đề phòng lẫn nhau; và trên tay mỗi “thực khách” đều cầm những con dao sắc nhọn - tượng trưng cho sức mạnh quân sự - để tranh nhau xâu xé chiếc bánh ngọt “thế giới”.

+ Qua quá trình tranh giành, xâu xé của các nước đế quốc Anh, Mĩ, Italia, Pháp, chiếc bánh ngọt “thế giới” đã bị chia cắt thành những phần nhỏ, không đều nhau. Trong đó, Anh và Pháp là hai quốc gia chiếm được nhiều nhất, phần “bánh” mà Mĩ chiếm được rất hạn chế.

+ Trong khi các nước Anh, Mĩ, Italia, Pháp đã cơ bản chia cắt xong, thì đế quốc Đức (Deutschiland) - được miêu tả trong trang phục của một thống chế quân đội, trên tay cầm gươm - đang lao về phía chiếc bánh ngọt “thế giới” với vẻ mặt lộ rõ sự hằn học, hiếu chiến (do phần bánh còn lại khá ít ỏi).

+ Bên cạnh đế quốc Đức là hai ngươi đàn ông trong trang phục lính cận vệ (Leibwächter) đang chắn đường và có các hành động: lôi kéo, xô đẩy, chặn tay,... nhằm ngăn cản Đức tiến về phía chiếc bánh ngọt “thế giới”.

- Kết luận: Một số những nội dung mà bức tranh phản ánh:

+ Các nước đế quốc đẩy mạnh việc xâm chiếm thị trường, thuộc địa.

+ Tới cuối thế kỉ XIX, phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh và Pháp.

+ Đế quốc Đức lao vào cuộc chiến tranh giành thuộc địa với thái độ hung hãn, quyết liệt.

Câu 10 trang 22 SBT Lịch Sử 8Chọn câu đúng về vị trí của các nước đế quốc ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX trong các câu dưới đây:

A. Trước năm 1870, nước Anh có sản lượng công nghiệp đứng ở vị trí số một thế giới, đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ và Đức).

B. Trước năm 1870, tổng sản lượng công nghiệp của Pháp đứng ở vị trí đầu thế giới, đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống hàng thứ hai (sau Mỹ).

C. Trước năm 1870, tổng sản lượng công nghiệp của Đức đứng ở vị trí thứ hai thế giới, đến năm 1890 bị tụt xuống hàng thứ tư thế giới (sau Mỹ, Anh và Pháp).

D. Trước năm 1870, sản lượng công nghiệp của Mỹ đứng ở vị trí số ba thế giới, cuối thế kỉ XIX phát triển nhanh chóng, vươn lên vị trí số một thế giới.

Lời giải:

- Các nhận định đúng là:

A. Trước năm 1870, nước Anh có sản lượng công nghiệp đứng ở vị trí số một thế giới, đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ và Đức).

D. Trước năm 1870, sản lượng công nghiệp của Mỹ đứng ở vị trí số ba thế giới, cuối thế kỉ XIX phát triển nhanh chóng, vươn lên vị trí số một thế giới.

Câu 11 trang 23 SBT Lịch Sử 8Nêu những điểm giống và khác nhau về chính sách đối ngoại của các nước đế quốc Âu - Mỹ khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Lời giải:

a) Giống nhau: các nước đế quốc đều thi hành chính sách mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa. Chính sách đối ngoại này đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc, từ đó hình thành hai khối quân sự đối đầu, làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

b) Khác nhau:

- Nước Anh ưu tiên hàng đầu cho mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa. Năm 1914, Anh có hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới với hơn 33 triệu km. Vì vậy, Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

- Nước Pháp chú trọng cho các nước tư bản chậm phát triển vay lãi, do vậy Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

- Nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc khi phần lớn đất đai trên thế giới đã bị các đế quốc khác phân chia, nên Đức muốn dùng vũ lực chia lại. Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

- Tư bản Mỹ đang trên đà phát triển nên rất khao khát thị trường, thuộc địa, đã gây chiến tranh với Tây Ban Nha để chiếm Cu-ba và Phi-lip-pin,...

Xem thêm lời giải SBT Lịch sử 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

1 576 21/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: