Sách bài tập Lịch sử 8 Bài 17 (Kết nối tri thức): Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

Với giải sách bài tập Lịch sử 8 Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 8 Bài 17.

1 1,219 12/09/2023


Giải SBT Lịch sử 8 Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

A. Trắc nghiệm

Bài tập 1 trang 76 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định chỉ một phương án đúng.

Câu 1.1 trang 76 SBT Lịch Sử 8Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam là gì?

A. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân lực,...

B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo Gia-tô và giết giáo sĩ.

C. Nhiều nước phương Tây ráo riết chuẩn bị xâm chiếm Việt Nam.

D. Phong trào đấu tranh chống Triều Nguyễn nổ ra rầm rộ.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.2 trang 76 SBT Lịch Sử 8Thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?

A. Năm 1857.     B. Năm 1858.

C. Năm 1859.     D. Năm 1862

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.3 trang 76 SBT Lịch Sử 8Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta đầu tiên ở địa phương nào?

A. Hà Nội.      B. Thuận An (Huế).

C. Đà Nẵng.     D. Gia Định.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.4 trang 76 SBT Lịch Sử 8Đến năm 1862, quân Pháp chính thức chiếm được các địa phương nào?

A. Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

C. Đà Nẵng.

D. Gia Định.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.5 trang 76 SBT Lịch Sử 8Ý nào không đúng về hành động của nhà Nguyễn sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

A. Ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì.

B. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Kì và Trung Kì.

C. Đề nghị Pháp đưa quân ra Bắc Kì.

D. Cử người thương thuyết với Pháp để chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.6 trang 76 SBT Lịch Sử 8: Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì vào thời gian nào?

A. Năm 1863.    B. Năm 1864.    C. Năm 1865.    D. Năm 1867.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 1.7 trang 76 SBT Lịch Sử 8: Trong trận chiến nào ở Hà Nội tên chỉ huy quân Pháp là Ph. Gác-ni-ê đã bị giết chết?

A. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873).

B. Trận chiến đấu chống quân Pháp của quân triều đình ở cửa ô Thanh Hà (1873).

C. Trận chiến đấu chống quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882).

D. Trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883).

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.8 trang 76 SBT Lịch Sử 8Sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883), tình hình của quân Pháp có điểm gì khác so với sau trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)?

A. Quân Pháp ở Bắc Kì rất hoang mang, dao động.

B. Quân Pháp ráo riết chuẩn bị mở cuộc tấn công Thuận An (sát kinh thành Huế).

C. Thực dân Pháp tìm cách thương lượng với Triều đình nhà Nguyễn.

D. Quân Pháp quyết định rút khỏi Bắc Kì.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.9 trang 76 SBT Lịch Sử 8: Sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883), Triều đình nhà Nguyễn có động thái thế nào?

A. Chỉ đạo tiếp tục cuộc chiến đấu để buộc quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì.

B. Vẫn nuôi ảo tưởng về việc thương lượng để quân Pháp trả lại thành Hà Nội.

C. Ngăn cản quân và dân ta chiến đấu chống Pháp.

D. Cầu cứu nhà Thanh (Trung Quốc) giúp đỡ đánh Pháp.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.10 trang 76 SBT Lịch Sử 8: Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), Triều đình nhà Nguyễn đã

A. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì.

B. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kì.

C. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và một phần Trung Kì.

D. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 1.11 trang 76 SBT Lịch Sử 8Ý nào không đúng về bối cảnh lịch sử dẫn tới một số đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu tiến bộ vào nửa cuối thế kỉ XIX

A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

B. Nhân dân Việt Nam đang phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

C. Một số văn thân, sĩ phu Việt Nam có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài.

D. Nhà Nguyễn chú trọng phát triển kinh tế để tăng cường tiềm lực quốc phòng.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Bài tập 2 trang 79 SBT Lịch Sử 8Hãy ghép tên nhân vật ở ô bên trái với thông tin ở ô bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

Hãy ghép tên nhân vật ở ô bên trái với thông tin ở ô bên phải

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - E;

2 - B;

3 - A;

4 - C;

5 - D;

6 - G.

Bài tập 3 trang 80 SBT Lịch Sử 8Hãy ghép tên nhân vật ở bên trái với thông tin ở bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

Hãy ghép tên nhân vật ở bên trái với thông tin ở bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1-C;

2 - A;

3 - B;

4 - D.

Bài tập 4 trang 80 SBT Lịch Sử 8Hãy hoàn thiện sơ đồ (theo mẫu dưới đây) thể hiện quá trình Triều đình nhà Nguyễn kí các Hiệp ước từng bước đầu hàng thực dân Pháp.

Hãy hoàn thiện sơ đồ (theo mẫu dưới đây) thể hiện quá trình Triều đình nhà Nguyễn

Lời giải:

Điền các thông tin theo thứ tự sau:

(1) 1874

(2) Hiệp ước Giáp Tuất

(3) 1883

(4) Hiệp ước Hác-măng

(5) 1884

(6) Hiệp ước Pa-tơ-nốt

B. Tự luận

Bài tập 1 trang 80 SBT Lịch Sử 8Lập bảng theo gợi ý dưới đây về các sự kiện chính trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta.

Câu 1.1 trang 80 SBT Lịch Sử 8Ở Đà Nẵng và Nam Kì từ năm 1858 đến năm 1874

Thời gian

Quá trình thực dân Pháp xâm lược

Thái độ và đối sách của Triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

Ngày 1-9-1858

Liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở cuộc tấn công xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng.

……………………

……………………

…………………

 

……………………

……………………

Lời giải:

Thời gian

Quá trình thực dân Pháp xâm lược

Thái độ và đối sách của Triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

1-9-1858

Liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở cuộc tấn công xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng.

Quân đội triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt.

Nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân địch.

Tháng 2/1859

Pháp kéo quân vào phía Nam, đánh chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra

Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã

Nhân dân địa phương tự động nổi lên đánh giặc.

Đầu năm 1860

Pháp dồn quân sang chiến trường Trung Quốc, ở Gia Định, lực lượng quân Pháp chỉ còn khoảng 1000 quân

Quân đội triều đình xây dựng và tổ chức phòng thủ trong Đại đồn Chí Hòa.

Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi

Năm 1861

Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, mở rộng ra đánh chiếm Gia Định

Quân triều đình chống cự quyết kiệt nhưng thất bại.

Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi

Năm 1862

Pháp đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long

Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất

Phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng

Năm 1867

Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Tây Nam Kì

Triều đình bạc nhược, kháng cự yếu ớt.

Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức.

Câu 1.2 trang 80 SBT Lịch Sử 8Ở Bắc Kì từ năm 1873 đến năm 1874

Thời gian

Quá trình thực dân Pháp xâm lược

Thái độ và đối sách của Triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

Cuối năm

1873

………………

Cử Nguyễn Tri Phương làm Kinh lược sứ Bắc Kì, trực tiếp chỉ huy trận chiến đấu ở thành Hà Nội.

…………………

………………

………………

…………………

…………………

Lời giải:

Thời gian

Quá trình thực dân Pháp xâm lược

Thái độ và đối sách của Triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

Cuối năm

1873

Pháp đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.

Cử Nguyễn Tri Phương làm Kinh lược sứ Bắc Kì, trực tiếp chỉ huy trận chiến đấu ở thành Hà Nội.

Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, giành được thắng lợi tiêu biểu tại Cầu Giấy.

Năm 1874

Pháp tìm cách thương lượng với nhà Nguyễn; sau khi đạt được mục đích, Pháp rút quân khỏi Bắc Kì

Kí với thực dân Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất

Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và chống lực lượng phong kiến đầu hàng diễn ra sôi nổi.

Câu 1.3 trang 80 SBT Lịch Sử 8Ở Bắc Kì từ năm 1882 đến năm 1884

Thời gian

Quá trình thực dân Pháp xâm lược

Thái độ và đối sách của Triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

Đầu tháng 4-1882

………………

………………

Quân ta ở Hà Nội anh dũng chống trả nhưng thất bại. Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết để để bảo toàn khí tiết.

………………

………………

………………

……………………

Lời giải:

Thời gian

Quá trình thực dân Pháp xâm lược

Thái độ và đối sách của Triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

Đầu tháng 4-1882

Pháp đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ lần thứ hai

Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

Quân ta ở Hà Nội anh dũng chống trả nhưng thất bại. Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết để để bảo toàn khí tiết.

Tháng 8/1883

Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An

Kí với thực dân Pháp bản Hiệp ước Hác-măng

Nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục nổi dậy chống thực dân Pháp ở khắp nơi.

Tới tháng 6/1884

- Chống lại các cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam;

- Điều chỉnh Hiệp ước Hắc-măng để xoa dịu và mua chuộc thêm lực lượng phong kiến đầu hàng.

Kí với thực dân Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt

Bài tập 2 trang 81 SBT Lịch Sử 8Đọc và khai thác các tư liệu sau:

Tư liệu 1. Hiệp ước Nhâm Tuất thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc),... Pháp sẽ “trả lại” tỉnh Vĩnh Long khi nào triều đình buộc dân chúng ngừng chống Pháp.

(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 26)

Tư liệu 2. Với Hiệp ước Giáp Tuất, tuy phải trả lại Hà Nội nhưng Pháp đã đặt được cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự khắp các nơi quan trọng ở Bắc Kì. Hiệp ước năm 1874 báo trước thực dân Pháp nhất định quay trở lại chiếm hằn Hà Nội khi có thời cơ tới.

(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập II, Sđd, tr. 44)

Câu 2.1 trang 81 SBT Lịch Sử 8: Hãy tìm các từ khoá trong hai tư liệu thể hiện hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất và Hiệp ước Giáp Tuất đối với nền độc lập dân tộc.

Lời giải:

Các từ khóa thể hiện hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất và Hiệp ước Giáp Tuất:

+ Các từ khóa trong tư liệu 1: thừa nhận việc cai quản của Pháp ở Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; bồi thường cho Pháp 20 triệu quan…

+ Các từ khóa trong tư liệu 2: Pháp đã đặt được cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự khắp các nơi quan trọng ở Bắc Kì.

Câu 2.2 trang 81 SBT Lịch Sử 8: Theo em, Hiệp ước Nhâm Tuất và Hiệp ước Giáp Tuất gây hậu quả thế nào đối với nền độc lập của đất nước?

Lời giải:

- Nhận xét về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất:

+ Nền độc lập, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng, do nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai trị của thực dân Pháp ở 3 tỉnh Đông Nam Á và đảo Côn Lôn.

+ Kinh tế đất nước suy kiệt do nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 280 vạn lạng bạc cho thực dân Pháp.

+ Thực dân Pháp có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các bước xâm lược tiếp theo.

=> Như vậy, việc kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất đã mở đầu cho quá trình hòa hoãn, đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp xâm lược; đồng thời, gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Việt Nam.

- Nhận xét về hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất:

Các điều khoản trong Hiệp ước Giáp Tuất, đặc biệt là điều khoản: nhà Nguyễn công nhận quyền cai quản của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì,… đã tiếp tục xâm phạm nghiêm trọng đến lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi của dân tộc Việt Nam.

Với Hiệp ước Giáp Tuất, thực dân Pháp tuy phải rút quân khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, song, Pháp vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.

Việc triều đình ngày Nguyễn kí bản Hiệp ước Giáp Tuất, cắt thêm đất dâng cho Pháp và công nhận thêm nhiều đặc quyền đặc lợi của chúng ở Việt Nam đã gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Việt Nam. Nhiều cuộc nổi dậy chống triều đình kết hợp với chống thực dân Pháp đã bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Tuấn và Đặng Như Mai với khẩu hiệu “Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”,...

Bài tập 3 trang 82 SBT Lịch Sử 8Dựa vào kết quả của các bài tập trên, em hãy:

Câu 3.1 trang 82 SBT Lịch Sử 8Nêu nhận xét về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

Lời giải:

Nhận xét về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp:

- Thực dân Pháp đã có sự nghiên cứu kĩ lưỡng, chuẩn bị chu đáo cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

- Trong những năm 1858 - 1884, phương thức xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp chủ yếu là: sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với các thủ đoạn chính trị - ngoại giao thâm độc.

- Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp diễn ra lâu dài là do Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quần chúng nhân dân Việt Nam.

Câu 3.2 trang 82 SBT Lịch Sử 8Nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của nhân dân ta.

Lời giải:

Nhận xét về tinh thần chống Pháp của nhân dân ta:

- Ngay từ khi Pháp nổ súng tấn công Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã anh dũng nổi dậy đấu tranh chống xâm lược. Ngay cả khi triều đình thỏa hiệp, từng bước đầu hàng Pháp, nhân dân vẫn kiên định đấu tranh.

- Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Việt Nam dần có sự chuyển biến, từ: đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược sang kết hợp giữa chống thực dân xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.

Câu 3.3 trang 82 SBT Lịch Sử 8Đánh giá thái độ của Triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp thông qua việc kí kết các hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt.

Lời giải:

Đánh giá: từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình nhà Nguyễn đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược.

Bài tập 4 trang 82 SBT Lịch Sử 8Có ý kiến cho rằng: Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Lời giải:

♦ Không đồng ý với ý kiến: triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Vì: có nhiều nguyên nhân (khách quan và chủ quan) khiến cuộc kháng chiến chống Pháp thất bại của nhân dân Việt Nam thất bại.

- Nguyên nhân khách quan: tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch và ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Điều này khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt, do đó, Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc đương đầu với một kẻ thù mạnh như Pháp.

Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.

Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; có nhiều hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...

♦ Tuy nhiên, nhà Nguyễn cần chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm lớn nhất trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp. Vì:

+ Trước vận nước nguy nan, nhiều sĩ phu tiến bộ, đã mạnh dạn đề nghị triều đình cải cách, canh tân đất nước. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã khước từ hoặc thực hiện một cách nửa vời, đồng thời tiếp tục thực hiện những chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu khiến cho sức nước, sức dân suy kiệt.

+ Trong quá trình chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao, dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều thời cơ phản công quân Pháp.

Xem thêm các lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896

Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

1 1,219 12/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: