Sách bài tập Lịch sử 8 Bài 12 (Kết nối tri thức): Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917
Với giải sách bài tập Lịch sử 8 Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 8 Bài 12.
Giải SBT Lịch sử 8 Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917
A. Trắc nghiệm
Bài tập 1 trang 54 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
B. sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc.
C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa.
D. tranh giành quyền sở hữu các công ti độc quyền lớn.
Lời giải:
Chọn đáp án A
A. Các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa.
B. Anh - Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.
C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát ở Xéc-bi. bus man prürin
D. Đức tuyên chiến với Nga, sau đó là Pháp.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Câu 1.3 trang 54 SBT Lịch Sử 8: Chiến tranh nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh thế giới vì
A. chiến tranh lan rộng nhiều nước châu Âu.
B. cuộc chiến tranh đã lôi cuốn 38 nước trên thế giới tham chiến và nhiều thuộc địa cũng bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
C. nhiều loại vũ khí hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ đều được sử dụng trong chiến tranh.
D. tham gia chiến tranh có một số nước châu Âu và cả nước Mỹ ở phía tây bán cầu.
Lời giải:
Chọn đáp án B
A. Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ hai ở Nga (2 - 1917) giành thắng lợi.
B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, nước Nga Xô viết ra đời.
C. Cách mạng tháng 11 - 1918 ở Đức đã lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hoà.
D. Phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước châu Âu, châu Á, kết thành làn sóng mạnh mẽ.
Lời giải:
Chọn đáp án B
Câu 1.5 trang 54 SBT Lịch Sử 8: Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
B. Khoảng 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
C. Nền kinh tế các nước châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh.
D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.
Lời giải:
Chọn đáp án D
Câu 1.6 trang 54 SBT Lịch Sử 8: Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất
A. một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.
B. một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.
C. một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết.
D. một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo - Hung.
Lời giải:
Chọn đáp án B
Câu 1.7 trang 54 SBT Lịch Sử 8: Tình hình nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản.
B. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Đức và các nước đồng minh của Đức.
C. phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng.
D. chế độ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân, nông dân.
Lời giải:
Chọn đáp án D
A. bộ máy chính quyền của giai cấp công nhân, nông dân và binh lính được thiết lập.
B. chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hoà tư sản được thiết lập.
C. hai chính quyền song song tồn tại - Chính phủ lâm thời tư sản và các xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính.
D. nhân dân Nga ủng hộ chính quyền mới tiếp tục tham gia chiến tranh thế giới nhằm giành lại những vùng lãnh thổ đã mất.
Lời giải:
Chọn đáp án C
A. V. I. Lê-nin bí mật từ Phần Lan về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
B. dưới sự chỉ huy trực tiếp của V. I. Lê-nin, quân khởi nghĩa đã chiếm được Thủ đô Pê-tơ-rô-grát, bao vây Cung điện Mùa Đông.
C. Chính phủ lâm thời sụp đổ, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Thủ đô.
D. cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Câu 1.10 trang 54 SBT Lịch Sử 8: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga?
B. Đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới đại diện cho quyền lợi của người lao động.
C. Đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
D. Tạo điều kiện cho V. I. Lê-nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân thế giới.
Lời giải:
Chọn đáp án D
2. Pháp tuy là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng bị thiệt hại nặng nề.
3. Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn, giai đoạn đầu chỉ đóng vai tin trò cung cấp vũ khí cho hai bên tham chiến để thu lợi nhuận.
4. Là một thuộc địa của Pháp, nhưng do ở xa chiến trường chính châu Âu nên Việt Nam không bị tác động nhiều bởi chiến tranh.
Lời giải:
- Các câu đúng là: 2, 3
- Các câu sai là:
+ Câu 1 => sửa lại: Thái tử Áo - Hung bị sát hại chỉ là cái cớ để phe Đức - Áo - Hung gây chiến
+ Câu 4 => sửa lại: Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh: là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu cho nước Pháp tham gia chiến tranh, nhiều người Việt cũng bị bắt đi lính và đưa sang chiến trường châu Âu,...
Lời giải:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 - C |
2 - D |
3 - E |
4 - A |
5 - B |
Trái Đất, Mặt Trời, chưa từng, thức tỉnh, năm châu
“Giống như ...(1) chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp ...(2), ...(3) hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên ...(4). Trong lịch sử loài người ...(5) có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, 1996, tr. 300)
Lời giải:
“Giống như Mặt Trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”
Lời giải:
Điền các thông tin theo thứ tự sau:
(1) không đều |
(2) kinh tế |
(3) các nước đế quốc |
(4) mâu thuẫn |
(5) vấn đề thuộc địa |
(6) chiến tranh bùng nổ |
B. Tự luận
Bài tập 1 trang 58 SBT Lịch Sử 8: Khai thác bảng số liệu dưới đây.
Nước |
Thiệt hại về người (triệu người) |
Nước |
Thiệt hại về người (triệu người) |
Nga |
2,3 |
Mỹ |
0,08 |
Pháp |
1,4 |
Đức |
2 |
Anh |
0,7 |
Áo - Hung |
1,4 |
Em hãy:
1.1. Nêu nhận xét về con số thiệt hại về người của Nga, Đức, Pháp, Áo-Hung, Anh, Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1.2. Từ đó, hãy giải thích vì sao.
Lời giải:
- Nhận xét và giải thích:
+ Các nước trực tiếp tham chiến và là chiến trường chính của chiến tranh (Nga, Đức, Pháp, Áo-Hung) con số thiệt hại về người rất lớn;
+ Nước Anh là một quốc đảo, địa thế tách khỏi lục địa châu Âu nên thiệt hại về chiến tranh ít hơn nhiều so với các nước khác,...
+ Nước Mỹ giai đoạn đầu không trực tiếp tham chiến, lại ở xa chiến trường châu Âu nên mức độ thiệt hại về người ít nhất.
+ Số liệu người chết của nước Nga cũng lí giải tại sao nước Nga suy yếu và nhân dân Nga bất mãn tột độ với Chính phủ Nga hoàng khi đẩy nước Nga trở thành một bên tham chiến. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bùng nổ của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.
Lời giải:
- Hậu quả:
+ Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.
+ Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương
+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...
+ Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.
- Liên hệ: trách nhiệm của bản thân trong việc chống chiến tranh và bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay:
+ Ủng hộ xây dựng môi trường hoà bình để phát triển kinh tế, văn hoá, phản đối chiến tranh;
+ Ủng hộ nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình, bảo vệ độc lập dân tộc;
+ Chống chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức,...
Lời giải:
(*) Tham khảo: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của nước Nga Xô viết đã tác động sâu sắc tới sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, mở đầu quá trình giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam (Nguyễn Ái Quốc đã từng nhận xét: “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật...”).
Xem thêm các lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Kết nối tri thức
- Giải Vở thực hành Ngữ văn 8 Kết nối tri thức | VTH Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải vth Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 8 Kết nối tri thức | Vở thực hành Địa lí 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức