Sách bài tập Lịch sử 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 11 Bài 12.

1 717 23/11/2023


Giải SBT Lịch sử 11 Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Bài tập 1 trang 58 SBT Lịch Sử 11: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 9 dưới đây.

Câu 1 trang 58 SBT Lịch Sử 11: Biển Đông kết nối các đại dương nào dưới đây?

A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

B. Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.

C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

D. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 58 SBT Lịch Sử 11: Những eo biển quan trọng ở Biển Đông là

A. Ma-lắc-ca, Đài Loan, Ba-si.

B. Hô-mớt, Lu-xôn, Ba-si.

C. Mô-dăm-bích, Hô-mớt, Lu-xôn.

D. Ma-lắc-ca, Đài Loan, Hô-mớt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 3 trang 58 SBT Lịch Sử 11: Ở khu vực Biển Đông, các nước có các hoạt động kinh tế nào?

A. Thương mại, nông nghiệp, luyện kim.

B. Ngân hàng, nông nghiệp, chế tạo ô tô.

C. Thương mại, khai thác hải sản và dầu khí, du lịch.

D. Khai thác hải sản và dầu khí, nông nghiệp, luyện kim.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 trang 58 SBT Lịch Sử 11: Các cảng biển nào dưới đây nằm ở Biển Đông?

A. Xin-ga-po, Đà Nẵng, Van-cô-vơ.

B. Hồng Công, Ham-buốc, La Spe-di-a.

C. Xin-ga-po, Đà Nẵng, Ma-ni-la.

D. Xin-ga-po, Ma-ni-la, Giê-noa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 5 trang 58 SBT Lịch Sử 11: Biển Đông là khu vực giàu các tài nguyên thiên nhiên gì?

A. Kim cương, cát, sinh vật biển.

B. Sinh vật biển, thiếc, dầu khí.

C. Than đá, dầu khí, thiếc.

D. Dầu khí, sinh vật biển, vàng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6 trang 58 SBT Lịch Sử 11: Đặc điểm địa lí chung của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là gì?

A. Diện tích các đảo lớn.

B. Nằm ở trung tâm của Biển Đông.

C. Các quần đảo gồm hàng nghìn hòn đảo nhỏ.

D. Các đảo là đảo đá.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 7 trang 58 SBT Lịch Sử 11: Tầm quan trọng của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là gì?

A. Phát triển lâm nghiệp.

B. Phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt trồng lúa nước.

C. Phát triển các cơ sở công nghiệp nặng như luyện kim, chế tạo máy móc.

D. Xây dựng cơ sở hậu cần - kĩ thuật cho quốc phòng và kinh tế.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 8 trang 58 SBT Lịch Sử 11: Các quốc gia ven Biển Đông hiện đang có những hoạt động kinh tế nào trong mỗi khu vực biển này?

A. Du lịch, khai thác thuỷ sản và dầu khí.

B. Du lịch, khai khoáng, trồng cây công nghiệp.

C. Khai khoáng, bảo tồn động - thực vật, thương mại.

D. Tuần tra, khai thác dầu khí, lắp ráp tàu quân sự.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 9 trang 58 SBT Lịch Sử 11: Những quốc gia nào dưới đây tiếp giáp với Biển Đông?

A. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a.

B. Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

C. Việt Nam, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma.

D. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Mi-an-ma.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 2 trang 59 SBT Lịch Sử 11: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về vị trí, tầm quan trọng của Biển Đông trong các câu dưới đây.

1. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác.

2. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông án ngữ các tuyến đường vận tải biển quốc tế quan trọng.

3. Biển Đông không có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng.

4. Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh, giao thông vận tải và thương mại biển.

5. Eo Ma-lắc-ca là một trong những eo biển quan trọng nhất trên Biển Đông.

6. Biển Đông có tài nguyên đất đai đề phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.

7. Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

8. Tại nhiều đảo trên Biển Đông, có thể phát triển du lịch và xây dựng trung tâm bảo tồn sinh vật biển.

9. Quần đảo Hoàng Sa trải rộng trên khu vực biển rộng lớn hơn quần đảo Trường Sa.

Lời giải:

- Những câu đúng: 2, 4, 5, 7, 8.

- Những câu sai: 1, 3, 6, 9.

+ Câu số 1 => sửa: Quần đảo Trường Sa có khoảng 100 đảo lớn, nhỏ và quần đảo Hoàng Sa có khoảng 37 đảo lớn nhỏ;

+ Câu số 3 => sửa: Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và quan trọng;

+ Câu số 6 => sửa: Biển Đông không có tài nguyên đất để phát triển nông nghiệp trồng lúa nước;

+ Câu số 9 => sửa: Quần đảo Hoàng Sa trải rộng trên khu vực nhỏ hơn quần đảo Trường Sa rất nhiều.

Bài tập 3 trang 60 SBT Lịch Sử 11: Quan sát lược đồ Hình 2 (tr. 74, SGK) và nêu nhận xét của em về vị trí, đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Lời giải:

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng, giúp kiểm soát và bảo đảm an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển, trên không trong khu vực Biển Đông.

- Với nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản và du lịch đa dạng, các đảo, quần đảo trên Biển Đông là không gian hoạt động kinh tế có tầm quan trọng chiến lược. Một số ngành kinh tế biển có thể phát triển bền vững như du lịch, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, khai thác dược liệu biển và khoáng sản,...

Bài tập 4 trang 60 SBT Lịch Sử 11: Khai thác tư liệu dưới đây và thông tin trong SGK, hãy nêu những tiềm năng của Biển Đông.

TƯ LIỆU. Biển Đông là nơi cư trú của trên 12 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 2 040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú,... Trong khu vực này tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn. Khu vực thềm lục địa của Biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru-nây, Nam Côn Sơn, Hoàng Sa,... 59 năm rồi gặp

(Theo Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên Biển Đông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022, tr. 33, 71 - 72)

Lời giải:

- Từ tư liệu, nêu được tiềm năng của Biển Đông: Biển Đông có tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển phong phú, nhiều loài quý hiếm nên có tiềm năng đối với kinh tế và nghiên cứu khoa học. Cụ thể: trữ lượng thuỷ hải sản lớn đem lại tiềm năng đánh bắt thuỷ hải sản; nhiều loài sinh vật biển có giá trị kinh tế cao; nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nên cần được lưu giữ nguồn gen, thực hiện các nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn. Đặc biệt, khu vực này có nhiều bồn trũng với trữ lượng dầu khí lớn góp phần giải quyết nhu cầu năng lượng cho các ngành vận tải, công nghiệp.

Bài tập 5 trang 60 SBT Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng dưới đây về tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Lĩnh vực

Nội dung

Quốc phòng

Kinh tế

Nghiên cứu khoa học

Lời giải:

Lĩnh vực

Nội dung

Quốc phòng

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng, giúp kiểm soát và bảo đảm an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển, trên không trong khu vực Biển Đông.

Kinh tế

- Nằm trải rộng trên một vùng biển lớn, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tạo nên ngư trường đánh bắt hải sản khổng lồ với nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, hải sâm, đối mồi, vích, ốc tai voi, rau câu,...

- Nguồn tài nguyên khoáng sản ở các đảo và vùng biển xung quanh gồm: dầu mỏ, khí đốt, phốt phát, bùn đa kim, cát, vỏ sò,… có thể khai thác với trữ lượng lớn. Đặc biệt, khu vực biển của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa chứa đựng tài nguyên băng cháy rất lớn, được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.

- Du lịch biển cũng có thể đẩy mạnh nhờ hệ sinh vật đa dạng dưới đáy biển, cảnh quan thiên nhiên đẹp ven biển và trên nhiều hòn đảo.

Nghiên cứu

khoa học

- Tại các đảo cũng có thể xây dựng các khu bảo tồn biển, các trung tâm nghiên cứu để duy trì và phát triển các loài sinh vật hoang dã, các loài quý hiếm.

Bài tập 6 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Giải thích tại sao Biển Đông có vị trí quan trọng trong an ninh, hàng hải quốc tế?

Lời giải:

Biển Đông có vị trí quan trọng trong an ninh, hàng hải quốc tế là vì:

- Biển Đông là biển lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Biển Đông là con đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Đông Á và Trung Đông, châu Âu và châu Á.

- Khu vực Biển Đông có nhiều đảo, quần đảo nằm rải rác, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có ưu thế trong xây dựng thành các căn cứ hậu cần kĩ thuật phục vụ hoạt động kinh tế và quân sự.

- Nhiều eo biển trên Biển Đông là nơi điều tiết giao thông đường biển quan trọng, con đường đi thuận lợi để kết nối nhiều nước, đặc biệt là có các quốc gia đông dân như Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc.

- Nhiều quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á tiếp giáp với Biển Đông nên khu vực biển này là nơi trung chuyển khối lượng hàng hoá lớn bằng đường biển của các quốc gia này. Đối với các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Ôx-trây-li-a, Việt Nam, Biển Đông gần như là con đường vận chuyển hàng hoá bằng đường biển chủ yếu. Vì vậy, năm trên mười tuyến đường thương mại biển quốc tế đều đi qua khu vực biển này.

Bài tập 7 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, em hãy nêu ví dụ về tác động của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Biển Đông đến sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia ven biển.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tầm quan trọng của Biển Đông với Việt Nam

- Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa.

- Xét về khía cạnh kinh tế, Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch ...

+ Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.

+ Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng, theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú; trong đó, có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển ... Trữ lượng cá biển ước tính khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước.

+ Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn ... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4 - 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.

+ Đặc biệt, dải ven biển còn là “bàn đạp” tiến ra biển, là hậu phương hỗ trợ các hoạt động ở những vùng biển xa bờ, thông qua các trung tâm kinh tế trên các hải đảo. Chính nơi này là chỗ trú ngụ tự nhiên, nơi sinh sản và ươm nuôi ấu trùng của nhiêu loài thủy sinh vật không chỉ ở ngay trong vùng, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa. Các hệ sinh thái như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn...đều tập trung tại đây, cung cấp tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học biển và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Chúng có tính liên kết sinh thái tự nhiên mật thiết với nhau, tạo ra những "dây xích sinh thái" quan trọng đối với toàn vùng biển tạo thành vùng có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 1.130.000 ha, trong những năm qua đã đóng góp gần 60% tổng sản lượng thủy sản toàn quốc, góp phần đáp ứng gần 40% protein cho người dân.

+ Ngoài ra, Việt Nam sở hữu chiều dài đường bờ biển hơn 3.260 km, có nhiều bãi biển cát trắng, hang động, vũng vịnh nổi tiếng và 2.773 hòn đảo ven bờ cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với sự phân dị về khí hậu và cấu trúc địa mạo đường bờ, sự đa dạng và phong phú của các các làng nghề..., Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển trong khu vực và trên thế giới. Đây là một trong những lợi thế chủ yếu của du lịch Việt Nam trong phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói - đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay.

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam

Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)

Bài 10: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)

Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

1 717 23/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: