Sách bài tập KTPL 12 Bài 9 (Cánh diều): Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác

Với giải sách bài tập KTPL 12 Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 12 Bài 9.

1 131 14/08/2024


Giải SBT KTPL 12 Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác

Bài 1 trang 56 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?

A. Chỉ người nào là chủ sở hữu mới có quyền tặng tài sản của mình cho người khác.

B. Người được chủ sở hữu giao cho quản lí tài sản cũng có quyền sử dụng tài sản ấy.

C. Người mượn tài sản của người khác có quyền cho người khác mượn lại.

D. Người được chủ sở hữu cho mượn tài sản có quyền sử dụng tuỳ theo ý của mình.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A. Chỉ người nào là chủ sở hữu mới có quyền tặng tài sản của mình cho người khác.

Giải thích: Chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt tài sản của mình, bao gồm việc tặng, bán, cho vay, hoặc chuyển nhượng tài sản.

Bài 2 trang 56 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao ?

A. Chủ sở hữu có quyền bán tài sản của mình.

B. Người không phải chủ sở hữu cũng có quyền bán tài sản mà mình quản lí.

C. Người được chủ sở hữu giao cho quản lí tài sản cũng có quyền định đoạt tài sản ấy.

D. Người được chủ sở hữu cho mượn tài sản có quyền sử dụng tuỳ theo ý của mình.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A. Chủ sở hữu có quyền bán tài sản của mình.

Giải thích: Chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản của mình, bao gồm quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản.

Bài 3 trang 56 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản là quyền nào của chủ sở hữu?

A. Quyền sử dụng.

B. Quyền định đoạt.

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tự quyết định.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B. Quyền định đoạt

Bài 4 trang 56 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Quyền chiếm hữu là quyền của chủ thể

A. tự mình nắm giữ và sử dụng tài sản.

B. toàn quyền sử dụng và định đoạt tài sản.

C. tự mình nắm giữ, chi phối, quản lí trực tiếp tài sản.

D. tự mình quản lí tài sản theo cách riêng của mình.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C. Tự mình nắm giữu, chi phối, quản lí trực tiếp tài sản.

Bài 5 trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Quyền sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được làm thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác là quyền của chủ thể nào dưới đây?

A. Quyền sử dụng của chủ sở hữu.

B. Quyền sử dụng của người không phải chủ sở hữu.

C. Quyền sử dụng của mọi chủ thể pháp luật.

D. Quyền sử dụng của Nhà nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A. Quyền sử dụng của chủ sở hữu.

Bài 6 trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Người không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản

A. theo uỷ quyền của Nhà nước.

B. theo nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.

C. theo uỷ quyền của chủ sở hữu.

D. theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C. theo ủy quyền của chủ sở hữu.

Bài 7 trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Khi thực hiện quyền sở hữu tài sản, công dân không được thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích của người khác là nội dung nghĩa vụ nào dưới đây của công dân?

A. Nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản.

B. Nghĩa vụ của công dân về bảo vệ tài sản.

C. Nghĩa vụ của công dân về tuân thủ pháp luật.

D. Nghĩa vụ của công dân về tôn trọng tài sản của Nhà nước và công dân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A. Nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản.

Lời giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 12 Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác hay khác:

Bài 8 trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được xâm phạm

A. lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân.

B. tài sản của cá nhân, tổ chức và Nhà nước.

C. quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

D. quyền tự do dân chủ của người khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B. tài sản cá nhân, tổ chức và Nhà Nước.

Bài 9 trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Người nào xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác thì có thể bị xử lí theo hình thức nào dưới đây?

A. Xử lí hành chính trong phạm vi nội bộ cơ quan.

B. Xử phạt về hành vi không tôn trọng pháp luật

C. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lí hình sự.

D. Xử phạt theo yêu cầu của người bị vi phạm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lí hình sự.

Bài 10 trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Người mượn tài sản của người khác phải giữ gìn cẩn thận, trả lại cho chủ sở hữu đúng hạn, nếu hỏng thì phải sửa chữa, bồi thường là nội dung của nghĩa vị nào dưới đây về sở hữu tài sản?

A. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

B. Nghĩa vụ về mượn tài sản.

C. Nghĩa vụ bảo vệ tài sản của người khác.

D. Nghĩa vụ quản lí, giữ gìn tài sản của người khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D. Nghĩa vụ quản lí, giữ gìn tài sản của người khác.

Bài 11 trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Chị Bình tốt nghiệp đại học và được tuyển dụng vào làm việc tại một công t cách nhà hơn 10km. Chị được bố mẹ cho tiền mua xe máy, đăng kí tên chị. Hằn ngày, chị Bình dùng xe máy để đi làm việc ở công ty và đi lại các nơi khác. Chị Binh luôn coi chiếc xe máy là tài sản lớn đầu tiên của mình nên đã giữ gìn xe máy cẩn thận.

a) Trong trường hợp trên, chị Bình có phải là chủ sở hữu tài sản không? Giải thích vì sao.

b) Việc chị Bình dùng xe máy để đi lại hằng ngày và giữ gìn cẩn thận xe mà của mình là chị đã thực hiện quyền nào về sở hữu tài sản?

Lời giải:

a) Chị Bình là chủ sở hữu tài sản (xe máy) vì xe máy đã được đăng ký tên chị. Theo pháp luật, người đứng tên trong giấy đăng ký xe là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó.

b) Chị Bình đã thực hiện quyền sử dụng và quyền chiếm hữu tài sản. Quyền sử dụng thể hiện qua việc chị dùng xe máy để đi làm và đi lại, còn quyền chiếm hữu thể hiện qua việc chị giữ gìn và bảo quản xe máy cẩn thận.

Bài 12 trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Anh Quang là nhân viên của một công ty may mặc. Anh được giao nhiệm vụ trông giữ xe máy và xe ô tô của cán bộ, công nhân viên từ 8h00 đến 17h00 hằng ngày. Công việc không nặng nhọc, nhưng trách nhiệm của anh Quang lại thật lớn vì nếu để mất xe thì anh sẽ bị bồi thường cho chủ của xe. Ý thức được trách nhiệm của mình, anh Quang thường xuyên trông giữ xe rất cẩn thận. Anh Quang còn chủ động sắp xếp lại xe máy theo hàng lối để vừa tiết kiệm được chỗ, để được nhiều xe, vừa tiện trông coi, theo dõi.

Theo em, anh Quang có những quyền gì khi trông giữ xe máy của cán bộ, công nhân viên công ty?

Lời giải:

Anh Quang có quyền chiếm hữu và quyền sử dụng hạn chế đối với các xe máy và xe ô tô trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Quyền chiếm hữu thể hiện qua việc anh Quang trông giữ và bảo quản các phương tiện, còn quyền sử dụng hạn chế thể hiện qua việc sắp xếp, di chuyển xe trong bãi đỗ để thuận tiện cho việc trông coi. Tuy nhiên, anh không có quyền định đoạt (bán, cho mượn, hoặc sử dụng cho mục đích cá nhân) đối với các phương tiện này.

Bài 13 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Sau một số năm làm ăn, tiết kiệm cộng với vay mượn thêm, ông Minh dành dụm được tiền đủ mua một chiếc xe ô tô tải nhỏ. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, ông Minh dùng xe tải của mình để chở hàng thuê cho những người có nhu cầu. Ông nhận vận chuyển thuê đủ thứ hàng hoá, tử hàng tiêu dùng, hàng sản xuất cho đến hàng nội thất cho các gia đình. Sau 2 năm có xe chở hàng thuế, có nguồn thu nhập cao hơn hẳn trước đây, ông Minh quyết định bán chiếc xe tải này, mua một chiếc xe tải lớn hơn để chở được nhiều hàng hơn.

a) Trong trường hợp trên, ông Minh đã thực hiện quyền của chủ sở hữu tài sản như thế nào?

b) Theo quy định của pháp luật, ông Minh có những quyền nào của chủ sở hữu tài sản?

Lời giải:

a) Ông Minh đã thực hiện quyền sử dụng (sử dụng xe tải để chở hàng thuê) và quyền định đoạt (bán xe tải cũ và mua xe tải mới) đối với tài sản của mình.

b) Theo quy định của pháp luật, ông Minh có các quyền sau của chủ sở hữu tài sản:

- Quyền chiếm hữu: quyền nắm giữ và quản lý tài sản.

- Quyền sử dụng: quyền sử dụng tài sản theo ý muốn của mình trong giới hạn pháp luật cho phép.

- Quyền định đoạt: quyền bán, tặng cho, trao đổi, hoặc tiêu hủy tài sản.

Bài 14 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Theo hợp đồng thuê phòng ở kí kết giữa ông K và bà H thì bà H thuê phòng của ông K để ở. Thời gian đầu bà H chỉ ở phỏng này, không dùng vào mục đích nào khác. Sau một thời gian, thấy cần buôn bán để kiếm thêm tiền, bà H đã dùng căn phòng này làm địa chỉ giao dịch mua bán hàng hoá. Biết sự việc, ông K đã huỷ hợp đồng thuê đã kí với bà H và đòi lại phòng ở của mình.

a) Bà H có quyền sử dụng phòng thuê để ở vào mục đích khác không? Vì sao?

b) Trong trường hợp trên, ông K có những quyền gì đối với bà H?

Lời giải:

a) Không, bà H không có quyền sử dụng phòng thuê vào mục đích khác. Điều 190 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ ràng rằng bên thuê phải sử dụng tài sản đúng công dụng, mục đích đã thỏa thuận. Trong trường hợp này, hợp đồng giữa ông K và bà H đã thỏa thuận rằng bà H thuê phòng để ở. Do đó, bà H không có quyền sử dụng phòng thuê này cho mục đích khác, như làm địa chỉ giao dịch mua bán hàng hóa.

b) Ông K có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê phòng: Theo Điều 132 của Luật Nhà ở năm 2014, nếu bên thuê sử dụng nhà không đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên thuê trả lại nhà.

- Ông K có quyền đòi lại phòng: Khi hợp đồng bị chấm dứt do vi phạm của bà H, ông K có quyền đòi lại phòng ở đã cho thuê.

- Ông K có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có): Nếu việc bà H sử dụng phòng sai mục đích gây ra thiệt hại cho ông K, ông K có quyền yêu cầu bà H bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Vậy, dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành, ông K có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, đòi lại phòng và yêu cầu bồi thường thiệt hại từ bà H do vi phạm mục đích sử dụng tài sản thuê.

Bài 15 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Bà D thuê nhà mặt phố của gia đình ông S để bản đồ may mặc. Nhà có 2 phòng ngăn nhau bằng một bức tường. Sau khi thuê được hơn 1 tháng, thấy để riêng từng phòng thì chật chội, bà D đã thuê thợ đến phá bức tường ngăn này để hai phòng thông nhau cho rộng và thoáng. Con trai bà D khuyên bà nên hỏi và xin ý kiến đồng ý của ông S rồi hãy làm, nhưng bà D không nghe con trai. Bà nói: “Tôi mất tiền thuê nhà, tôi muốn làm gì là quyền của tôi chứ!”.

a) Trong tình huống trên bà D có quyền thay đổi cấu trúc nhà thuê của ông S hay không? Vì sao?

b) Ông S có quyền gì của chủ sở hữu tài sản khi bị bà D thay đổi cấu trúc nhà ?

Lời giải:

a) Bà D không có quyền thay đổi cấu trúc nhà thuê mà không có sự đồng ý của ông S. Theo quy định pháp luật, người thuê nhà không được phép thay đổi, sửa chữa cấu trúc nhà thuê nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà.

b) Ông S có quyền yêu cầu bà D khôi phục lại hiện trạng ban đầu của ngôi nhà hoặc bồi thường thiệt hại nếu có. Ngoài ra, ông S có quyền hủy hợp đồng thuê nhà nếu bà D không tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng.

Bài 16 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Đọc điều 496 bộ luật dân sự năm 2015 để trả lời

Lời giải:

Điều 496. Trả lại tài sản mượn

1. Bên mượn phải trả lại tài sản đúng thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận hoặc phải trả lại ngay sau khi mục đích mượn tài sản đã đạt được.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm trả tài sản mượn thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi đã đạt được mục đích mượn hoặc trả lại tài sản trong một thời hạn hợp lý, tính từ thời điểm mượn.

3. Nếu bên mượn không trả lại tài sản đúng thời hạn, địa điểm như đã thỏa thuận thì phải bồi thường thiệt hại do việc chậm trả gây ra.

Dựa trên quy định này, ta có thể trả lời câu hỏi như sau:

Trong tình huống này, anh P đã thực hiện đúng nghĩa vụ trả lại tài sản đúng thời hạn theo quy định tại Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015. Khi gần đến thời điểm hẹn trả xe, anh P nhận thấy mình không thể hoàn thành công việc đúng giờ đã hẹn, nên đã chủ động liên lạc với anh Q để thông báo tình hình và xin gia hạn thêm thời gian mượn xe.

Hành động này của anh P thể hiện sự tôn trọng cam kết và trách nhiệm đối với tài sản mượn, đồng thời tránh việc vi phạm thỏa thuận ban đầu về thời gian trả xe. Việc xin phép và được sự đồng ý của anh Q để gia hạn thêm thời gian mượn xe cũng cho thấy anh P đã thực hiện đúng các quy định về thỏa thuận lại thời gian trả tài sản khi không thể trả đúng hạn.

Bài 17 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 12: V là học sinh lớp 12, là bạn thân của X. Một lần V cho X mượn quyển sách quý mới mua được. Sau khi mượn được mấy hôm, X khoe với M: “Tớ có cuốn sách hay lắm, nhưng là tớ mượn được của V". M ngỏ ý muốn mượn của X. Ban đầu X từ chối, nói M nên trực tiếp hỏi mượn V, nhưng khi nghe M nói mình không thân với V, dễ bị từ chối, X đã nhận lời cho M mượn.

Theo em, X có quyền cho M mượn lại sách mà mình đã mượn của V không? Vì sao?

Lời giải:

Theo em, X không có quyền cho M mượn lại sách mà mình đã mượn của V nếu không có sự đồng ý của V. Theo nguyên tắc, người mượn tài sản chỉ có quyền sử dụng tài sản đó cho mục đích cá nhân và không được phép cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu.

Bài 18 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 12: C là hành khách đi xe taxi do D là tài xế. Sau khi rời được 3 phút, C phát hiện mình bỏ quên điện thoại trên xe taxi. C gọi điện cho D ngay lập tức, thông báo để quên điện thoại trên xe, nhưng D vẫn cố tình không dừng lại, mà đi tiếp nhằm chiếm đoạt điện thoại của C. Nhờ sự giúp đỡ của hãng taxi, C đã xác định được tài xế lái taxi hôm đó chiếm giữ, không trả lại điện thoại do C bỏ quên.

a) D đã xâm phạm đến quyền nào của C

b) Hành vi của D thể dẫn đến hậu quả gì?

Lời giải:

a) Khoản 1 Điều 230 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về việC “ Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên” như sau:

- Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

- Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

Như vậy theo quy định của pháp luật, trường hợp nhặt được điện thoại của C thì D phải đến cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã gần nhất để trình báo.

b) D đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của của C. Hành vi của D có thể dẫn đến hậu quả: Bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị địnhmsoos 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Bài 19 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Gia đình ông S và gia đình ông P là hàng xóm củng có chung một hàng rào thấp ngăn chia hai nhà. Gia đình ông S sinh sống trên khu đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2005; năm 2010 gia đình ông S đã trồng nhiều cây bưởi ở hàng rào giáp ranh với khu đất của gia đình ông P. Khu đất của nhà ông P là khu đất của Nhà nước được gia đình ông thuê lại để trồng cây, đến năm 2020 gia định được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ở. Năm 2022, nhân lúc gia đình ông 5 không có nhà, ông P đã chặt cảnh của 3 cây bưởi của nhà ông S cạnh hàng rào chung. Sự việc này dẫn đến hai gia đình cãi nhau to. Ông P cho rằng, vì các cành bưởi này vươn sang đất nhà ông nên ông có quyền chặt đi.

a) Hành vi của ông P đã xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ nào của công dân?

b) Hậu quả nào có thể xảy ra với ông P từ hành vi vi phạm của mình?

Lời giải:

a) Hành vi của ông P đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của gia đình ông S.

b) Hành vi của ông P có thể dẫn đến hậu quả:

- Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ - CP của Chính phủ ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng chống bạp lực gia đình.

- Bị xử lý hình sự theo khoản 1 Điều 178 về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Bài 20 trang 61 SBT Kinh tế Pháp luật 12: K nói với Y cho mình mượn xe máy để đi đến nhà người trong họ hàng ở cách nhà 3km, hẹn sau 2 giờ sẽ trả lại. Mượn được xe, K không đến nhà người họ hàng : máy chở đồ đạc từ nơi khác về nhà mình, 2 giờ, rồi 3, 4 giờ trôi a mà Y vẫn chưa thấy K mang trả xe cho mình. Phải đến hơn 5 giờ K mới trở về trà xe cho Y. Biết chuyện này, N là bạn của K nói K không nên làm như thế, vì K đã hỏi mượn xe để đi chơi đến nhà người họ hàng chứ không phải để chở đồ đạc.

a) Trong tình huống trên, K có quyền dùng xe máy của Y để chở đồ đạc của mình khác với mục đích mượn xe ban đầu không? Vì sao?

b) Hành vi của K có thể dẫn đến hậu quả gì?

Lời giải:

Điều 496. Trả lại tài sản mượn

1. Bên mượn phải trả lại tài sản đúng thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận hoặc phải trả lại ngay sau khi mục đích mượn tài sản đã đạt được.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm trả tài sản mượn thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi đã đạt được mục đích mượn hoặc trả lại tài sản trong một thời hạn hợp lý, tính từ thời điểm mượn.

3. Nếu bên mượn không trả lại tài sản đúng thời hạn, địa điểm như đã thỏa thuận thì phải bồi thường thiệt hại do việc chậm trả gây ra.

a) K không có quyền dùng xe máy của Y để chở đồ đạc của mình khác với mục đích mượn xe ban đầu.

Theo quy định của Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi mượn tài sản, bên mượn phải sử dụng tài sản theo đúng mục đích đã thỏa thuận với bên cho mượn. K đã nói với Y rằng sẽ mượn xe máy để đi đến nhà người họ hàng và hẹn sau 2 giờ sẽ trả lại. Việc K sử dụng xe máy để chở đồ đạc thay vì đi đến nhà người họ hàng là vi phạm thỏa thuận ban đầu và không tôn trọng cam kết đã đưa ra.

b) Hành vi của K có thể dẫn đến các hậu quả sau:

- Vi phạm cam kết: K đã vi phạm thỏa thuận ban đầu với Y về mục đích sử dụng và thời gian trả lại xe. Điều này có thể làm mất niềm tin và gây ra mâu thuẫn giữa K và Y.

- Bồi thường thiệt hại: Theo khoản 3 Điều 496, nếu việc chậm trả xe hoặc sử dụng sai mục đích gây ra thiệt hại cho Y (ví dụ: nếu Y cần xe để đi làm và bị trễ giờ), K có thể phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.

- Giảm uy tín và quan hệ: Hành vi không tôn trọng cam kết của K có thể ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và làm xấu đi mối quan hệ bạn bè với Y. Người khác có thể không tin tưởng và không sẵn lòng giúp đỡ K trong tương lai.

=> Như vậy, K đã vi phạm nghĩa vụ sử dụng tài sản theo thỏa thuận và nghĩa vụ trả lại tài sản đúng thời hạn, điều này có thể dẫn đến các hậu quả về mặt pháp lý cũng như mối quan hệ cá nhân.

Bài 21 trang 61 SBT Kinh tế Pháp luật 12: M nhặt được một túi xách tay trong đó có 30 triệu đồng, một thẻ căn cước công dân mang tên Phạm Văn H, một giấy phép lái xe mô tô và các giấy tờ khác. M đã vứt thẻ căn cước công dân và các giấy tờ, chỉ giữ lại số tiền. Nhặt được số tiền lớn, M không giấu được niềm vui nên đã mời bạn bè ăn nhậu và mua sắm mấy đồ vật cho mình. Hành vi và việc làm của M không qua mắt được mấy người trong l dân cư và có người đã báo việc này với công an phường. M được công an phường gọi đến làm việc. Lúc đầu M còn nói dối quanh, nhưng sau đó đã phải khai thật về việc mình nhặt được tài sản bị đánh rơi nhưng không trả lại.

a) Em hãy cho biết M đã vi phạm nghĩa vụ nào liên quan đến tài sản của công dân. Vi phạm như thế nào?

b) M có thể phải nhận hậu quả nào từ hành vi của mình?

Lời giải:

a) M đã vi phạm khoản 1 Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015. Theo quy định, người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên phải thông báo hoặc trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an cấp xã nơi gần nhất. Tuy nhiên, M không thực hiện điều này mà giữ lại số tiền và vứt bỏ các giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu. Hành động này là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ pháp lý về xử lý tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên.

b) M có thể phải nhận hậu quả từ hành vi của mình:

- M có thể bị buộc phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản, bao gồm việc hoàn trả lại số tiền và chịu trách nhiệm về việc mất các giấy tờ cá nhân. Điều này căn cứ vào quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015.

Trách nhiệm hành chính:

- Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, M có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

Bài 22 trang 61 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy kể về các loại tài sản thuộc quyền sở hữu của gia đình em và cho biết mọi người trong gia đình đã thực hiện quyền sở hữu đó như thế nào.

Lời giải:

Các loại tài sản thuộc quyền sở hữu của gia đình em gồm có:

- Nhà ở: gia đình em sinh sống và quản lý, bảo quản nhà ở, thực hiện quyền chiếm hữu và sử dụng nhà theo ý muốn.

- Xe máy: gia đình em sử dụng để đi lại và vận chuyển, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo an toàn.

- Đồ điện tử (ti vi, máy tính, điện thoại): sử dụng hàng ngày, bảo quản và sửa chữa khi cần.

- Đồ nội thất (bàn ghế, giường tủ): sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, bảo quản và sửa chữa khi hỏng hóc.

=> Gia đình em thực hiện quyền sở hữu bằng cách sử dụng tài sản đúng mục đích, bảo quản và bảo dưỡng định kỳ, không làm hư hỏng hoặc sử dụng sai mục đích gây thiệt hại cho tài sản.

1 131 14/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: