Chương III Thông tư 99/2020/TT-BTC: Hoạt động nghiệp vụ của công ty quản lý quỹ
Số hiệu: | 99/2020/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Chứng khoán, Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Công ty quản lý quỹ là đại diện theo ủy quyền của khách hàng ủy thác, thay mặt cho khách hàng ủy thác để thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản của khách hàng ủy thác một cách trung thực và cẩn trọng.
2. Công ty quản lý quỹ phải ban hành quy trình quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quy trình quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, quy trình tư vấn đầu tư chứng khoán và các quy trình nghiệp vụ khác phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty; quy trình kiểm soát nội bộ; sổ tay định giá; quy trình về điều kiện, trình tự, thủ tục triệu tập, thể thức tiến hành họp và thông qua quyết định tại Đại hội nhà đầu tư áp dụng chung cho các quỹ, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán; quy tắc đạo đức nghề nghiệp chi tiết tới từng vị trí công tác. Trường hợp khách hàng ủy thác đầu tư chứng khoán phái sinh để phòng ngừa rủi ro, quy trình quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải có quy định cụ thể về nguyên tắc, phương pháp sử dụng chứng khoán phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; quy trình quản lý danh mục đầu tư chứng khoán phải có quy định cụ thể về nguyên tắc, phương pháp sử dụng chứng khoán phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho chứng khoán cơ sở mà khách hàng ủy thác đang nắm giữ. Các quy trình được triển khai áp dụng thống nhất trong hoạt động công ty.
3. Công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp, tự nguyện, công bằng, trung thực và vì lợi ích cao nhất của khách hàng ủy thác. Quy định về việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp là điều khoản bắt buộc của hợp đồng lao động giữa công ty và nhân viên.
4. Công ty quản lý quỹ phải thiết lập hệ thống quản trị rủi ro và ban hành chiến lược, chính sách và quy trình quản trị rủi ro phù hợp với mô hình tổ chức, quy mô hoạt động của công ty, các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và khách hàng ủy thác do công ty quản lý. Hệ thống quản trị rủi ro, chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro xây dựng dựa theo các thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam và theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
5. Khi quản lý tài sản ủy thác, công ty quản lý quỹ phải đảm bảo:
a) Thực hiện việc đầu tư tài sản ủy thác theo các quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và hợp đồng ủy thác đầu tư;
b) Ký hợp đồng lưu ký hoặc hợp đồng giám sát với ngân hàng lưu ký đối với quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ, danh mục đầu tư ủy thác; ký hợp đồng giám sát với ngân hàng giám sát đối với quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
c) Thực hiện lưu ký toàn bộ tài sản phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam, lưu trữ đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin dữ liệu về sở hữu và lưu ký bản gốc các tài liệu pháp lý xác minh quyền sở hữu tài sản tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát.
- Trường hợp đầu tư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng ủy thác: công ty quản lý quỹ chỉ được gửi tại các tổ chức tín dụng trong danh sách được khách hàng ủy thác phê duyệt; phải cung cấp đầy đủ thông tin về các hợp đồng tiền gửi, các tài khoản tiền gửi cho ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát để các tổ chức này đối soát số dư tài khoản tiền gửi, giá trị các hợp đồng tiền gửi với tổ chức tín dụng nhận tiền gửi, lưu trữ bản gốc các hợp đồng tiền gửi và cung cấp các hợp đồng đó theo yêu cầu của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát;
- Trường hợp đầu tư vào phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phiếu chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch, trái phiếu chưa niêm yết cho khách hàng ủy thác: công ty quản lý quỹ phải lưu ký bản gốc hoặc bản sao hợp lệ các hợp đồng giao dịch, chứng từ giao dịch, hoặc bản gốc sổ đăng ký cổ đông hoặc sổ đăng ký thành viên hoặc tài liệu xác nhận quyền sở hữu tài sản tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát để các tổ chức này định kỳ đối soát với tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư;
d) Xây dựng hệ thống thông tin quản lý các tài khoản của khách hàng ủy thác tại công ty bảo đảm nguyên tắc quản lý độc lập và tách biệt tài sản tới từng khách hàng ủy thác; tách biệt tài sản ủy thác và tài sản của chính công ty; lưu trữ đầy đủ, kịp thời sổ sách kế toán, chứng từ giao dịch và các tài liệu liên quan tới giao dịch và sở hữu tài sản của khách hàng ủy thác; tổng hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về tài sản của từng khách hàng ủy thác và nơi lưu ký các tài sản đó;
đ) Thiết lập cơ chế kiểm tra, thường xuyên đối soát ba bên bảo đảm có sự thống nhất về dữ liệu tài sản của khách hàng ủy thác trên hệ thống tài khoản khách hàng ủy thác quản lý tại công ty, hệ thống lưu ký tài sản của khách hàng ủy thác tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát với các tổ chức phát hành, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức quản lý sổ đăng ký cổ đông, chủ dự án, tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư, tổ chức nhận tiền gửi. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thiết lập cơ chế để ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát chủ động, trực tiếp đối soát với các tổ chức nêu trên nhằm kiểm tra, giám sát, tổng hợp đầy đủ và chính xác thông tin về việc lưu ký, đăng ký sở hữu và quản lý tài sản ủy thác;
e) Phân công tối thiểu 02 người điều hành quỹ để quản lý, điều hành hoạt động đầu tư của mỗi quỹ đầu tư chứng khoán, mỗi công ty đầu tư chứng khoán. Người điều hành quỹ phải có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong hoạt động quản lý tài sản và chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trường hợp quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý đầu tư vào chứng khoán phái sinh chỉ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro, người điều hành quỹ phải có thêm chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Thông tin về trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm quản lý tài sản của người điều hành quỹ phải được công khai tại Bản cáo bạch.
6. Công ty phải ban hành quy trình phân bổ lệnh giao dịch, phân bổ tài sản một cách hợp lý, công bằng khi thực hiện giao dịch cho khách hàng ủy thác và cho bản thân công ty. Quy trình phân bổ tài sản phải nêu rõ nguyên tắc thực hiện, phương pháp xác định giá, khối lượng tài sản phân bổ cho từng đối tượng khách hàng ủy thác, bảo đảm phù hợp với mục tiêu đầu tư, mức chấp nhận rủi ro của từng khách hàng ủy thác. Quy trình phân bổ lệnh giao dịch, phân bổ tài sản phải được cung cấp cho khách hàng ủy thác, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát và được áp dụng thống nhất.
Trường hợp trong ngày công ty quản lý quỹ mua hoặc bán cùng một loại tài sản cho nhiều khách hàng ủy thác và cho bản thân công ty, việc phân bổ tài sản, giao dịch được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Ưu tiên phân bổ tài sản giao dịch cho khách hàng ủy thác. Việc phân bổ tài sản giữa các khách hàng ủy thác phải công bằng, theo đúng quy trình phân bổ tài sản đã ban hành. Trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư, trường hợp khách hàng ủy thác không chỉ định giá giao dịch, tài sản được mua hoặc bán tại các mức giá khác nhau, công ty quản lý quỹ phải sử dụng mức giá bình quân gia quyền để phân bổ tài sản; trường hợp khách hàng ủy thác chỉ định giá giao dịch, công ty quản lý quỹ phân bổ theo mức giá khách hàng chỉ định;
b) Việc phân bổ giao dịch cho bản thân công ty chỉ được thực hiện sau khi đáp ứng đầy đủ các lệnh giao dịch cho khách hàng ủy thác. Trường hợp công ty quản lý quỹ biết thông tin nội bộ hoặc biết lệnh giao dịch tài sản ủy thác có thể ảnh hưởng lớn tới giá của một loại tài sản, công ty quản lý quỹ không được giao dịch cùng loại tài sản đó hoặc tiết lộ cho bên thứ ba giao dịch tài sản đó;
c) Việc phân bổ tài sản phải được thông báo cho ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát để thực hiện ngay trong ngày giao dịch.
7. Khi thực hiện giao dịch tài sản cho khách hàng ủy thác, công ty quản lý quỹ bảo đảm:
a) Đối với quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng:
- Giá trị giao dịch chứng khoán trong năm thông qua môi giới của một công ty chứng khoán không được vượt quá 50% tổng giá trị giao dịch chứng khoán trong năm của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng đó;
- Giá trị giao dịch chứng khoán trong năm thông qua môi giới của công ty chứng khoán là người có liên quan của công ty quản lý quỹ không được vượt quá 20% tổng giá trị giao dịch chứng khoán trong năm của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng đó;
Quy định tại điểm này không áp dụng đối với: quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có thời gian hoạt động chưa đủ 06 tháng tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ, Giấy phép thành lập và hoạt động đến hết năm mà quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đó được thành lập; Quỹ mở trái phiếu có tổng giá trị giao dịch trong năm thấp hơn 300 tỷ đồng;
b) Đối với các khách hàng ủy thác khác, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ quy định tại điểm a khoản này, trừ trường hợp công ty đã cung cấp đầy đủ thông tin về lợi ích của công ty quản lý quỹ với công ty chứng khoán và khách hàng ủy thác có văn bản chấp thuận cho phép không cần áp dụng quy định nêu trên.
8. Trong hoạt động quản trị quỹ và hoạt động đại lý chuyển nhượng, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm bảo đảm:
a) Thực hiện việc xác định giá trị tài sản ròng của danh mục đầu tư của khách hàng ủy thác, giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán và các hoạt động quản trị quỹ khác theo quy định của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư;
b) Lập, lưu trữ, cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác sổ đăng ký nhà đầu tư, sổ đăng ký cổ đông. Nội dung sổ đăng ký nhà đầu tư, sổ đăng ký cổ đông thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
c) Công ty quản lý quỹ được ủy quyền hoạt động quản trị quỹ và hoạt động đại lý chuyển nhượng. Việc ủy quyền hoạt động tuân thủ quy định tại Điều 12 Thông tư này và các quy định tại Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
9. Khi thực hiện quản lý vốn đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải:
a) Bảo đảm chịu sự giám sát của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị của công ty đầu tư chứng khoán về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, các quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư;
b) Bảo đảm thiết lập hệ thống, xây dựng quy trình và thực hiện việc quản trị rủi ro phù hợp với chính sách đầu tư, loại tài sản đầu tư và báo cáo Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về công tác quản trị rủi ro;
c) Chỉ đưa ra các quyết định đầu tư, thoái vốn đầu tư hằng ngày của công ty đầu tư chứng khoán mà không cần phải có nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị của công ty đầu tư chứng khoán theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư;
d) Thực hiện các chính sách đầu tư, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị của công ty đầu tư chứng khoán theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; thực hiện các giao dịch tài sản trong phạm vi hạn mức đầu tư, loại tài sản được phép đầu tư, khối lượng giao dịch và đối tượng giao dịch đã được quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư;
đ) Kiến nghị phương án chi trả cổ tức, phương án điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ; phương án tái cấu trúc công ty đầu tư chứng khoán;
e) Ký các hợp đồng nhân danh công ty đầu tư chứng khoán theo thẩm quyền quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư;
g) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán.
10. Khi quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, công ty quản lý quỹ phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
11. Công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin về: khách hàng ủy thác, danh mục tài sản ủy thác, giao dịch tài sản ủy thác, tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư, người có liên quan của công ty quản lý quỹ, các thông tin liên quan khác cho ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát. Công ty quản lý quỹ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu bằng văn bản của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức này thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Tối thiểu 01 tháng một lần, công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ đối chiếu danh mục tài sản của từng khách hàng Ủy thác với ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát.
12. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ngân hàng giám sát phát hiện và thông báo cho công ty quản lý quỹ về các giao dịch tài sản ủy thác trái với quy định hoặc vượt quá thẩm quyền của công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư thì công ty quản lý quỹ phải hủy bỏ giao dịch hoặc thực hiện các giao dịch nhằm khôi phục lại danh mục cho khách hàng ủy thác. Công ty quản lý quỹ phải chịu toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến các giao dịch này và các tổn thất. Trường hợp các giao dịch này phát sinh lợi nhuận, toàn bộ khoản lợi nhuận phải hạch toán cho khách hàng ủy thác.
13. Công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm đền bù các tổn thất gây ra cho khách hàng ủy thác do lỗi của nhân viên, sự cố hoặc lỗi của hệ thống kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ của công ty hoặc do công ty quản lý quỹ không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và hợp đồng ủy thác đầu tư. Việc bồi thường cho quỹ mở, nhà đầu tư vào quỹ mở thực hiện theo quy định của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán và thỏa thuận giữa các bên liên quan. Việc bồi thường cho quỹ đóng, quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán, khách hàng ủy thác khác thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.
14. Công ty quản lý quỹ thực hiện mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nhân viên làm việc tại bộ phận nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nếu xét thấy cần thiết hoặc trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ để bồi thường thiệt hại cho khách hàng ủy thác trong các trường hợp quy định tại khoản 13 Điều này.
15. Công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định về phòng chống rửa tiền theo quy định pháp luật hiện hành. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thực hiện, yêu cầu các đại lý phân phối xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền.
16. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thực hiện, yêu cầu các đại lý phân phối xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, pháp luật về phòng chống rửa tiền và các quy định pháp luật có liên quan. Khi thực hiện nhận biết khách hàng, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối được quyết định gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp mặt trực tiếp khách hàng.
a) Trường hợp không gặp mặt trực tiếp khách hàng, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối phải đảm bảo có các biện pháp, hình thức, công nghệ để nhận biết, thu thập đầy đủ thông tin khách hàng và xác minh chính xác khách hàng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, pháp luật về phòng chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật có liên quan về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng;
b) Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối phải lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, pháp luật về phòng chống rửa tiền và quy định pháp luật có liên quan. Các thông tin nhận biết khách hàng phải được lưu trữ dự phòng, bảo mật và cung cấp theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Trước khi triển khai hoạt động nhận biết khách hàng bằng phương pháp không gặp mặt trực tiếp, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối thông qua công ty quản lý quỹ phải thông báo tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
d) Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối tạm dừng hoặc chấm dứt việc thực hiện nhận biết khách hàng bằng phương pháp không gặp mặt trực tiếp.
17. Công ty quản lý quỹ bảo đảm việc đầu tư tài sản của khách hàng ủy thác là cá nhân, tổ chức nước ngoài tuân thủ đúng các quy định pháp luật về quản lý ngoại hối, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam.
18. Công ty quản lý quỹ khi sử dụng tài sản ủy thác huy động tại Việt Nam để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật có liên quan khác. Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài chỉ được thực hiện nếu Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư có điều khoản cho phép thực hiện.
19. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng, thông tin về giao dịch tài sản, danh mục đầu tư của khách hàng và các thông tin khác liên quan, ngoại trừ trường hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
20. Công ty quản lý quỹ phải bảo đảm:
a) Tách biệt về trụ sở, hạ tầng công nghệ thông tin với các tổ chức khác. Trường hợp công ty sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin của công ty mẹ, công ty con hoặc tổ chức là người có liên quan thì phải sử dụng cơ chế phân quyền và bảo mật, bảo đảm các bộ phận của công ty mẹ, công ty con hoặc tổ chức là người có liên quan không truy cập được vào hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu của công ty;
b) Tách biệt về cơ sở vật chất, nhân sự, cơ sở dữ liệu giữa các hoạt động nghiệp vụ tiềm ẩn xung đột lợi ích trong công ty, trong đó có sự tách biệt giữa hoạt động quản lý tài sản ủy thác; hoạt động nghiên cứu, phân tích đầu tư; thực hiện đầu tư; hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán. Hệ thống máy tính và cơ sở dữ liệu được phân quyền tới từng cá nhân, bộ phận, phù hợp với vị trí công tác theo quy định về kiểm soát nội bộ;
c) Tách biệt về cơ sở vật chất, nhân sự, cơ sở dữ liệu giữa hoạt động đầu tư tài chính của công ty với các hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
21. Trong hoạt động đầu tư tài chính từ vốn chủ sở hữu, công ty quản lý quỹ bảo đảm:
a) Hoạt động đầu tư tài chính phải từ nguồn vốn chủ sở hữu, không phải là vốn vay dưới mọi hình thức;
b) Không được đầu tư chứng khoán phái sinh từ nguồn vốn của mình, từ nguồn vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác;
c) Không được cho vay, hoặc giao vốn của công ty cho các tổ chức, cá nhân dưới mọi hình thức, ngoại trừ trường hợp gửi tiền tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật ngân hàng, đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc, trái phiếu niêm yết được phát hành theo quy định của pháp luật;
d) Hợp đồng kinh tế, giao dịch giữa công ty với những người có liên quan của công ty chỉ được thực hiện sau khi được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu thông qua theo quy định tại Điều lệ công ty và quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
đ) Được sử dụng các nguồn vốn huy động hợp pháp, kể cả vốn vay, để đầu tư làm trụ sở công ty. Trường hợp không sử dụng hết trụ sở, công ty quản lý quỹ được cho thuê lại;
e) Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết và tình hình tăng, giảm giá trị các khoản đầu tư này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn tất việc đầu tư, thay đổi giá trị khoản đầu tư, thoái vốn đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Công ty quản lý quỹ và người có liên quan (ngoại trừ người có liên quan là các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ quản lý) chỉ được đầu tư không quá 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty chứng khoán đã đăng ký giao dịch, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
22. Công ty quản lý quỹ phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp hạn mức trước khi thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải bảo đảm tuân thủ quy định tại điểm a khoản 21 Điều này, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật ngân hàng và các nguyên tắc sau:
a) Công ty quản lý quỹ được phép đầu tư tối đa 20% vốn chủ sở hữu tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất đã được soát xét và báo cáo tài chính quý gần nhất; đảm bảo không vượt quá hạn mức đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận. Công ty quản lý quỹ chỉ đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào công cụ đầu tư do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định;
b) Trường hợp danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ vượt quá hạn mức quy định do biến động giá trên thị trường của tài sản đang nắm giữ hoặc do được hưởng các quyền có liên quan đến tài sản nắm giữ, công ty quản lý quỹ phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh cần thiết để tuân thủ hạn mức đầu tư theo quy định tại điểm a khoản này trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đầu tư vượt quá hạn mức.
23. Khi cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ phải tuân thủ quy định pháp luật về giao dịch chứng khoán điện tử.
24. Trong hoạt động báo cáo sở hữu, công bố thông tin về giao dịch trên thị trường chứng khoán, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm:
a) Công ty quản lý quỹ cùng với các khách hàng ủy thác phải tuân thủ các quy định của pháp luật về báo cáo sở hữu và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán áp dụng đối với cổ đông lớn của công ty đại chúng, nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng, người nội bộ, người có liên quan của người nội bộ;
b) Nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin phát sinh kể từ thời điểm:
- Số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ do công ty quản lý quỹ và các khách hàng ủy thác sở hữu đạt từ 5% trở lên tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng hoặc đạt từ 5% trở lên tổng số chứng chỉ quỹ của một quỹ đóng, ngoại trừ khách hàng ủy thác là quỹ hoán đổi danh mục;
- Công ty quản lý quỹ là người có liên quan của người nội bộ theo quy định của pháp luật, ngoại trừ giao dịch hoán đổi của quỹ hoán đổi danh mục và hoạt động tái cơ cấu danh mục theo định kỳ của chỉ số tham chiếu;
- Nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin, phương thức, thời điểm công bố thông tin, mẫu báo cáo sở hữu, công bố thông tin thực hiện theo quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán;
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác về báo cáo sở hữu và công bố thông tin theo quy định của pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Trường hợp khách hàng ủy thác danh mục đầu tư đứng tên chủ sở hữu tài sản ủy thác, khách hàng ủy thác có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin theo quy định của pháp luật.
25. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm hằng năm tổ chức đào tạo, tập huấn cho nhân viên, cử người hành nghề chứng khoán tham gia các khóa tập huấn do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức (nếu có), bảo đảm đội ngũ nhân viên được cập nhật kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật. Thông tin về các hoạt động này của công ty phải được gửi kèm trong báo cáo hoạt động hằng năm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
26. Công ty quản lý quỹ phải cập nhật đầy đủ, kịp thời các thay đổi về tổ chức và hoạt động của công ty vào cơ sở dữ liệu công ty quản lý quỹ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Công ty quản lý quỹ không được là người có liên quan hoặc có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán mà công ty đang quản lý. Thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ, Ban kiểm soát, Chủ tịch công ty, Ban điều hành, nhân viên của công ty quản lý quỹ không được làm việc ở các bộ phận cung cấp dịch vụ lưu ký, giám sát, quản trị quỹ tại các ngân hàng này và ngược lại.
2. Công ty quản lý quỹ, người có liên quan của công ty quản lý quỹ được tham gia góp vốn thành lập, đầu tư vào quỹ, công ty đầu tư chứng khoán mà công ty quản lý quỹ đang quản lý nếu Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán cho phép, ngoại trừ những hoạt động không được phép thực hiện quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
3. Công ty quản lý quỹ, công ty mẹ, công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành, nhân viên của công ty chỉ được là đối tác mua, bán tài sản trong danh mục tài sản ủy thác mà công ty đang quản lý theo nguyên tắc sau:
a) Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh tập trung tại Sở giao dịch chứng khoán;
b) Trường hợp giao dịch không theo phương thức khớp lệnh tập trung, giao dịch được thực hiện khi có văn bản chấp thuận của khách hàng ủy thác hoặc đại diện của khách hàng ủy thác. Văn bản chấp thuận của khách hàng ủy thác phải thể hiện: loại tài sản giao dịch, đối tác giao dịch hoặc tiêu chí xác định đối tác giao dịch, giá giao dịch hoặc nguyên tắc xác định giá giao dịch, thời điểm thực hiện giao dịch.
4. Tất cả các giao dịch chứng khoán của thành viên Ban điều hành, nhân viên của công ty quản lý quỹ phải báo cáo bộ phận kiểm soát nội bộ trước và ngay sau khi giao dịch. Báo cáo giao dịch của các cá nhân trên phải bao gồm: tên chứng khoán giao dịch, số lượng, giá giao dịch, tổng giá trị giao dịch, thời gian thực hiện, phương thức thực hiện, số tài khoản giao dịch, công ty chứng khoán nơi mở tài khoản giao dịch. Báo cáo giao dịch của các cá nhân phải được lưu trữ và quản lý tại bộ phận kiểm soát nội bộ và cung cấp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi có yêu cầu.
5. Thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, Ban điều hành, nhân viên của công ty quản lý quỹ không được phép yêu cầu, đòi hỏi hoặc tiếp nhận, dưới danh nghĩa cá nhân hoặc danh nghĩa công ty, bất kỳ khoản thù lao, lợi nhuận hay lợi ích nào, ngoại trừ các loại giá dịch vụ, thưởng theo quy định tại khoản 9 Điều này được quy định tại Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư.
6. Trong hoạt động quản lý tài sản ủy thác, công ty quản lý quỹ bảo đảm:
a) Không được sử dụng tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán để đầu tư vào chính quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đó;
b) Không được sử dụng tài sản của khách hàng ủy thác quản lý danh mục, quỹ, công ty đầu tư chứng khoán do mình quản lý để đầu tư vào quỹ, công ty đầu tư chứng khoán khác do mình quản lý, ngoại trừ khách hàng ủy thác quản lý danh mục chỉ định đầu tư, khách hàng ủy thác là cá nhân nước ngoài, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện và các khách hàng này đã chấp thuận cho phép thực hiện các giao dịch nêu trên;
c) Không được sử dụng tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng để đầu tư vào chính công ty quản lý quỹ; không đầu tư vào tổ chức là người có liên quan của công ty quản lý quỹ trừ trường hợp sử dụng tài sản của quỹ hoán đổi danh mục để đầu tư vào chứng khoán nằm trong danh mục chứng khoán cơ cấu của chỉ số tham chiếu; không đầu tư vào tổ chức mà thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban điều hành, nhân viên của công ty là cổ đông hoặc thành viên sở hữu trên 10% vốn điều lệ.
Công ty quản lý quỹ có thể sử dụng vốn của quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ, tài sản của khách hàng ủy thác quản lý danh mục để đầu tư vào các tổ chức nêu trên trong trường hợp Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ, hợp đồng ủy thác đầu tư, biên bản thỏa thuận góp vốn có quy định cho phép công ty quản lý quỹ thực hiện việc đầu tư này với mức giá dịch vụ quản lý phù hợp và đảm bảo tuân thủ quy định tại điểm b khoản này;
d) Không được sử dụng tài sản ủy thác để cho vay dưới mọi hình thức, bảo lãnh cho các khoản vay dưới mọi hình thức hoặc thanh toán các nghĩa vụ nợ của công ty quản lý quỹ, người có liên quan của công ty quản lý quỹ, tổ chức, cá nhân khác. Quy định này không áp dụng đối với: khách hàng ủy thác là cá nhân nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài và đã chấp thuận cho phép thực hiện các giao dịch nêu trên; hoặc trong trường hợp khách hàng ủy thác quản lý danh mục đứng tên chủ sở hữu tài sản ủy thác;
đ) Chỉ sử dụng tài sản của khách hàng ủy thác quản lý danh mục để đầu tư vào chứng khoán phái sinh niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán với mục đích phòng ngừa rủi ro cho chứng khoán cơ sở mà khách hàng ủy thác đang nắm giữ. Việc đầu tư tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán vào chứng khoán phái sinh phải tuân thủ quy định của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán;
e) Không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng ủy thác về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư hoặc bảo đảm khách hàng ủy thác không bị thua lỗ, trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định; không được ký các hợp đồng nhận ủy thác đầu tư vào trái phiếu với lãi suất không phù hợp với thực tế thị trường và kết quả phân tích đầu tư của công ty; không trực tiếp hay gián tiếp, bù đắp một phần hoặc toàn bộ các khoản thua lỗ của khách hàng ủy thác do hoạt động đầu tư;
g) Không được thực hiện các giao dịch nhằm làm giảm lợi nhuận của một khách hàng ủy thác để làm tăng lợi nhuận của một khách hàng ủy thác khác; không được giao kết hợp đồng, thực hiện giao dịch với các điều khoản bất lợi cho khách hàng ủy thác.
7. Công ty quản lý quỹ chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn của các khách hàng ủy thác để mua và sở hữu (không tính số cổ phiếu trong danh mục của khách hàng ủy thác là quỹ hoán đổi danh mục) từ 25% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành của một quỹ đóng khi đảm bảo:
a) Được sự chấp thuận bằng văn bản của các khách hàng ủy thác hoặc đại diện của khách hàng ủy thác về việc chào mua công khai, mức giá chào mua, khối lượng tài sản dự kiến chào mua, phương thức phân phối tài sản sau khi thực hiện chào mua;
b) Công ty quản lý quỹ thực hiện chào mua công khai theo quy định chào mua công khai của pháp luật về chứng khoán.
8. Công ty quản lý quỹ không được ủy quyền, thuê ngoài các tổ chức tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
9. Ngoại trừ quỹ mở, công ty quản lý quỹ được nhận thưởng hoạt động theo quy định tại Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư. Mức thưởng bảo đảm tuân thủ nguyên tắc sau:
a) Được tính trên cơ sở phần lợi nhuận hằng năm của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán vượt trội so với lợi nhuận tham chiếu được xác định dựa vào tỷ lệ tăng trưởng chỉ số thị trường, cơ cấu danh mục đầu tư và các chỉ tiêu khác quy định tại Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư;
b) Phải tính giảm trừ, hoặc không được thanh toán nếu hoạt động đầu tư tại các năm liền trước bị thua lỗ và mức lỗ này chưa được bù đắp.
1. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, công ty quản lý quỹ được:
a) Ủy quyền cho ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện các dịch vụ quản trị quỹ, đại lý chuyển nhượng cho quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
b) Ủy quyền cho tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn, quản lý tài sản đối với tài sản của khách hàng ủy thác đầu tư tại nước ngoài.
2. Khi thực hiện ủy quyền các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, công ty quản lý quỹ phải bảo đảm:
a) Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư có quy định cho phép công ty quản lý quỹ được ủy quyền các hoạt động này. Trường hợp ủy quyền hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, tổ chức nước ngoài phải được cơ quan quản lý trong lĩnh vực chứng khoán nước ngoài cấp phép hoạt động nhận ủy quyền và chịu sự quản lý, thanh tra, giám sát của cơ quan này;
b) Các thông tin cơ bản của bên nhận ủy quyền, phạm vi hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bên nhận ủy quyền phải được công bố tại Bản cáo bạch, cung cấp cho khách hàng ủy thác. Đại hội nhà đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, khách hàng ủy thác có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ thay đổi tổ chức nhận ủy quyền nếu xét thấy cần thiết;
c) Bên nhận ủy quyền phải có đủ năng lực, hệ thống, nhân sự, kinh nghiệm để thực hiện hoạt động được ủy quyền;
d) Bộ phận cung cấp dịch vụ của bên nhận ủy quyền phải tách biệt với các bộ phận còn lại của bên nhận ủy quyền về tổ chức nhân sự, hệ thống quy trình nghiệp vụ, hệ thống báo cáo và phê duyệt báo cáo;
đ) Bên nhận ủy quyền có trách nhiệm cung cấp cho công ty quản lý quỹ báo cáo kiểm toán độc lập đối với hoạt động ủy quyền, các tài liệu phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát của công ty quản lý quỹ theo quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này;
e) Việc ủy quyền hoạt động và bên nhận ủy quyền hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải được nêu rõ tại Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Việc ủy quyền hoạt động và bên nhận ủy quyền theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, khách hàng ủy thác chấp thuận bằng văn bản.
3. Trong hoạt động ủy quyền, công ty quản lý quỹ phải có trách nhiệm:
a) Trước khi ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ của bên nhận ủy quyền, công ty quản lý quỹ phải thẩm định và lập biên bản đánh giá năng lực và cơ sở vật chất, bảo đảm bên nhận ủy quyền có đủ trang thiết bị cơ sở vật chất, giải pháp kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ, nhân sự có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn phù hợp để thực hiện các hoạt động được ủy quyền;
b) Ký hợp đồng ủy quyền với bên nhận ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền bao gồm các nội dung tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động đã Ủy quyền được thực hiện thận trọng, an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư, bảo đảm chất lượng dịch vụ cung cấp phù hợp với tiêu chí và yêu cầu của công ty và của khách hàng ủy thác. Công ty quản lý quỹ được sử dụng tư vấn độc lập, dịch vụ cung cấp bởi các tổ chức chuyên nghiệp, hoạt động hợp pháp khác để thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm này. Định kỳ hằng tháng, công ty quản lý quỹ phải lập báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm tra, giám sát các hoạt động đã ủy quyền;
d) Duy trì nhân sự có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để giám sát, nhận diện và quản lý hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động đã ủy quyền;
đ) Thiết lập hệ thống, xây dựng quy trình bảo đảm tại mọi thời điểm công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán độc lập, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể tiếp cận các thông tin cần thiết để kiểm tra, giám sát các hoạt động ủy quyền, đánh giá và quản lý các rủi ro phát sinh từ hoạt động ủy quyền;
e) Việc ủy quyền không làm giảm trách nhiệm hoặc thay đổi trách nhiệm của công ty quản lý quỹ đối với khách hàng ủy thác. Công ty quản lý quỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tài chính và pháp lý phát sinh từ việc ủy quyền, trừ các nghĩa vụ pháp lý, các khoản phí, giá dịch vụ mà khách hàng trực tiếp thỏa thuận, thanh toán cho bên nhận ủy quyền trên cơ sở hợp đồng ủy thác đầu tư, hợp đồng giám sát, hợp đồng lưu ký, quy định tại Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và phù hợp với quy định của pháp luật liên quan. Công ty quản lý quỹ phải bảo đảm tính liên tục đối với các hoạt động đã ủy quyền, không gián đoạn và gây ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư và dịch vụ cung cấp cho khách hàng ủy thác;
g) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan cho bên nhận ủy quyền để thực thi đầy đủ, kịp thời các quyền, nghĩa vụ trong hoạt động ủy quyền;
h) Lưu trữ đầy đủ, kịp thời, chính xác các chỉ thị, yêu cầu, văn bản gửi cho bên nhận ủy quyền để thực hiện các hoạt động ủy quyền, hợp đồng ủy quyền, biên bản đánh giá năng lực và cơ sở vật chất. Các tài liệu này phải được cung cấp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo yêu cầu;
i) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng với bên nhận ủy quyền đối với các hoạt động ủy quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, công ty quản lý quỹ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ủy quyền này và gửi kèm theo các tài liệu xác nhận bên nhận ủy quyền đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Các báo cáo về việc kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này và các tài liệu liên quan khác phải cung cấp cho Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của công ty quản lý quỹ, ban đại diện quỹ, Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát liên quan và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày báo cáo được tổng hợp.
1. Công ty quản lý quỹ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác trong các trường hợp sau:
a) Công ty quản lý quỹ tự nguyện đề nghị chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác theo các quy định của Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác đầu tư;
b) Theo yêu cầu của Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, khách hàng ủy thác quản lý danh mục;
c) Công ty quản lý quỹ bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Điều 95 Luật Chứng khoán;
d) Tổ chức lại công ty quản lý quỹ;
đ) Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán hết thời gian hoạt động, hợp đồng ủy thác đầu tư hết hiệu lực.
2. Công ty quản lý quỹ phải tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, khách hàng ủy thác để lấy ý kiến về phương án xử lý tài sản và công ty quản lý quỹ thay thế trong trường hợp quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng ủy thác thông qua quyết định thay thế công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ thay thế có trách nhiệm:
a) Đối với khách hàng ủy thác quản lý danh mục, công ty quản lý quỹ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và gửi kèm các tài liệu sau: hợp đồng nguyên tắc về việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa khách hàng ủy thác và công ty quản lý quỹ bị thay thế; hợp đồng nguyên tắc về ủy thác đầu tư giữa khách hàng ủy thác và công ty quản lý quỹ thay thế; phương án bàn giao quyền, nghĩa vụ giữa hai công ty quản lý quỹ, hợp đồng nguyên tắc về lưu ký tài sản và các hợp đồng, tài liệu có liên quan. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi gửi thông báo, công ty quản lý quỹ thay thế công bố thông tin về việc tiếp nhận bàn giao quản lý tài sản ủy thác trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, thông báo cho ngân hàng lưu ký, đồng thời các công ty quản lý quỹ thực hiện phương án bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác;
b) Đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ, Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán liên quan đến việc thay đổi công ty quản lý quỹ.
4. Quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác của công ty quản lý quỹ bị thay thế chỉ chấm dứt từ thời điểm hoàn tất việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu đối với tài sản ủy thác, bàn giao đầy đủ tài sản, tài liệu chứng minh quyền sở hữu, chứng từ, sổ sách, thông tin về tài sản ủy thác, quyền, nghĩa vụ đối với khách hàng ủy thác cho công ty quản lý quỹ thay thế. Việc chuyển giao tài sản phải được hoàn tất trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày khách hàng ủy thác thông qua quyết định thay thế công ty quản lý quỹ. Việc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ đối với khách hàng ủy thác quản lý danh mục được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư này.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc bàn giao, công ty quản lý quỹ thay thế gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước biên bản bàn giao trách nhiệm và tài sản giữa hai công ty quản lý quỹ. Biên bản phải được khách hàng ủy thác hoặc đại diện của khách hàng ủy thác và ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát xác nhận.
6. Công ty quản lý quỹ bị thay thế phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ nợ, tài sản đối với khách hàng ủy thác mà chưa bàn giao đầy đủ cho công ty quản lý quỹ thay thế. Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ bị thay thế chịu trách nhiệm giải quyết và khắc phục những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ khi hoàn tất việc bàn giao tài sản cho công ty quản lý quỹ thay thế theo quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Khách hàng ủy thác chịu toàn bộ chi phí liên quan tới việc thay thế công ty quản lý quỹ trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Các trường hợp khác thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên.
1. Công ty quản lý quỹ được huy động vốn trong và ngoài nước để thành lập, quản lý các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.
2. Điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ chào bán, thành lập và hoạt động của các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán thực hiện theo theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
1. Công ty quản lý quỹ được huy động vốn ở nước ngoài để đăng ký lập quỹ theo pháp luật nước ngoài.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn tất việc đăng ký thành lập quỹ, giải thể quỹ với cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước ngoài, công ty quản lý quỹ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và gửi kèm theo các tài liệu sau:
a) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ, Giấy đăng ký lập quỹ theo pháp luật nước ngoài hoặc các tài liệu tương đương; hoặc các tài liệu xác nhận việc giải thể quỹ do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
b) Bản sao hợp lệ hồ sơ đăng ký thành lập quỹ, giải thể quỹ được nộp theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền nước ngoài bao gồm cả biên bản họp, nghị quyết Đại hội nhà đầu tư hoặc ban đại diện quỹ hoặc tổ chức tương đương của quỹ về việc thanh lý, giải thể quỹ.
3. Quỹ do công ty quản lý quỹ thành lập ở nước ngoài khi tham gia đầu tư tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.
1. Công ty quản lý quỹ được thực hiện quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng ủy thác trên tài khoản đứng tên công ty quản lý quỹ hoặc trên tài khoản của khách hàng ủy thác theo hợp đồng ủy thác đầu tư ký với khách hàng ủy thác và quy định của pháp luật. Trường hợp khách hàng ủy thác là tổ chức, hợp đồng ủy thác đầu tư phải được ký bởi đại diện theo pháp luật của khách hàng ủy thác hoặc đại diện theo ủy quyền kèm theo văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật.
2. Hợp đồng ủy thác đầu tư phải bao gồm những nội dung cơ bản theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và phải bảo đảm:
a) Không có các điều khoản nhằm tạo điều kiện cho công ty quản lý quỹ có thể trốn tránh nghĩa vụ pháp lý bồi thường cho khách hàng ủy thác trong trường hợp do lỗi của công ty hoặc do hành vi sai phạm có chủ ý của công ty;
b) Không có các điều khoản nhằm hạn chế phạm vi bồi thường, trách nhiệm tài chính của công ty đối với khách hàng ủy thác mà không có lý do chính đáng; hoặc chuyển rủi ro cho khách hàng ủy thác trong trường hợp do lỗi của công ty hoặc do hành vi sai phạm có chủ ý của công ty;
c) Không có các điều khoản đối xử không công bằng đối với khách hàng ủy thác.
3. Hợp đồng ủy thác đầu tư, các chấp thuận của khách hàng ủy thác cho phép công ty quản lý quỹ đứng tên chủ sở hữu tài sản ủy thác, thực hiện giao dịch, thông báo về hạn chế đầu tư, các chỉ thị đầu tư, chỉ thị thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản của khách hàng ủy thác quy định tại Điều này được lập bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Văn bản điện tử phải tuân thủ Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn. Công ty quản lý quỹ phải có hạ tầng công nghệ để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng, lưu trữ dữ liệu điện tử và cung cấp theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Khi sử dụng tài sản của khách hàng ủy thác để đầu tư, công ty quản lý quỹ phải đảm bảo:
a) Trường hợp hợp đồng ủy thác đầu tư không có quy định thì công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư vào tiền gửi, công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ mở, chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, giao dịch mua bán lại (repo) công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán;
b) Trường hợp hợp đồng ủy thác đầu tư có quy định cho phép, công ty quản lý quỹ mới được sử dụng tài sản của khách hàng ủy thác để tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp tại các doanh nghiệp chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch; đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, trái phiếu chưa niêm yết, dự án, bất động sản và các tài sản không phải là chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch; thực hiện các giao dịch mua bán lại (repo) đối với các tài sản không phải là công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương. Việc đầu tư, giao dịch các tài sản nêu trên phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc sau:
- Tài sản phải đăng ký sở hữu dưới tên của khách hàng ủy thác, trừ trường hợp khách hàng ủy thác có yêu cầu khác bằng văn bản. Trường hợp công ty quản lý quỹ được yêu cầu đứng tên chủ sở hữu tài sản thay mặt cho khách hàng ủy thác, trước khi thực hiện giao dịch, công ty quản lý quỹ phải được khách hàng chấp thuận bằng văn bản cho phép thực hiện giao dịch và báo cáo kết quả cho khách hàng sau khi hoàn tất giao dịch. Tài sản giao dịch, bản gốc các tài liệu pháp lý xác nhận quyền sở hữu tài sản hoặc bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng giao dịch, chứng từ thanh toán phải được lưu ký và gửi kho quỹ đầy đủ tại ngân hàng lưu ký do khách hàng ủy thác lựa chọn;
- Đối với giao dịch mua bán lại (repo) các tài sản không phải là công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, khách hàng ủy thác phải đứng tên là người giao dịch;
c) Trường hợp công ty quản lý quỹ được yêu cầu đứng tên chủ sở hữu tài sản thay mặt cho khách hàng ủy thác là doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty đại chúng; công ty quản lý quỹ có trách nhiệm yêu cầu khách hàng ủy thác nêu rõ hạn chế đầu tư bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với loại tài sản đầu tư, khối lượng tài sản đầu tư, giá trị đầu tư, hình thức thực hiện, bảo đảm phù hợp với các quy định về an toàn tài chính, an toàn vốn, pháp luật điều chỉnh hoạt động của khách hàng ủy thác, pháp luật về chứng khoán và Điều lệ của khách hàng ủy thác, đặc biệt trong các hoạt động dưới đây:
- Đầu tư vào chính khách hàng ủy thác: Trường hợp đầu tư vào cổ phiếu phát hành bởi khách hàng ủy thác, phải tuân thủ quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
- Đầu tư vào công ty mẹ, công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết và các tổ chức khác là người có liên quan của khách hàng ủy thác; các tổ chức là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của khách hàng ủy thác;
- Đầu tư vào bất động sản, các dự án đầu tư được phát triển, quản lý bởi khách hàng ủy thác, công ty mẹ, công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của khách hàng ủy thác, hoặc của các tổ chức là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của khách hàng ủy thác;
- Khách hàng ủy thác phải thông báo, báo cáo, công bố thông tin, lấy ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các giao dịch, hoạt động đầu tư nêu trên theo quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động của khách hàng ủy thác; lấy ý kiến chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ sở hữu về các giao dịch, hoạt động đầu tư nêu trên cho phù hợp với Điều lệ của khách hàng ủy thác;
d) Trừ trường hợp khách hàng ủy thác đứng tên chủ sở hữu tài sản ủy thác, công ty quản lý quỹ hoặc khách hàng ủy thác không được sử dụng tài sản ủy thác để cho vay, bảo lãnh cho các khoản vay, cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, đặt cọc, tín chấp hoặc làm tài sản bảo đảm trong các giao dịch tài sản bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân, kể cả cho công ty quản lý quỹ hoặc chính khách hàng ủy thác;
đ) Trường hợp khách hàng ủy thác là cá nhân nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài, công ty quản lý quỹ được thực hiện các hoạt động đầu tư, tài trợ vốn cho doanh nghiệp theo chỉ định hoặc các điều khoản tại hợp đồng ủy thác đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.
5. Trường hợp công ty quản lý quỹ quản lý danh mục trên tài khoản của khách hàng ủy thác, khách hàng có trách nhiệm thông báo cho công ty chứng khoán, thành viên lưu ký về việc ủy thác quản lý danh mục đầu tư chứng khoán cho công ty quản lý quỹ, kèm theo hợp đồng ủy thác đầu tư hoặc văn bản ủy quyền của khách hàng ủy thác cho công ty quản lý quỹ được phép thực hiện giao dịch trên tài khoản của khách hàng.
6. Trong thời gian hợp đồng ủy thác đầu tư trên tài khoản của khách hàng theo quy định tại khoản 5 Điều này còn hiệu lực, công ty chứng khoán, thành viên lưu ký chỉ được nhận, thực hiện lệnh giao dịch, chỉ thị đầu tư, thanh toán từ công ty quản lý quỹ và có trách nhiệm xác nhận về tình trạng lưu ký tài sản của khách hàng ủy thác tại báo cáo định kỳ về hoạt động quản lý danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, lưu ký tài sản, báo cáo sở hữu và công bố thông tin, thực hiện đầy đủ các quyền sở hữu, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền, lợi ích và nghĩa vụ của khách hàng ủy thác theo quy định của Thông tư này.
7. Trường hợp khách hàng chỉ định đầu tư, công ty quản lý quỹ phải bảo đảm:
a) Chỉ thị đầu tư của khách hàng ủy thác bằng văn bản và phải nêu rõ loại tài sản đầu tư hoặc tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư, giá trị vốn đầu tư hoặc khối lượng tài sản đầu tư, thời điểm và thời gian thực hiện, tên người đăng ký chủ sở hữu tài sản đầu tư;
b) Trường hợp công ty quản lý quỹ được yêu cầu đứng danh chủ sở hữu thay mặt cho khách hàng ủy thác:
- Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm yêu cầu khách hàng ủy thác cung cấp đầy đủ thông tin bảo đảm khách hàng ủy thác và đối tác giao dịch, tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư đáp ứng đầy đủ các điều kiện để giao dịch thực hiện được theo quy định tại khoản 4 Điều này và phù hợp với các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của khách hàng ủy thác, tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư và các quy định pháp luật khác nếu có liên quan;
- Trường hợp đầu tư vào chứng khoán của công ty đại chúng, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, khách hàng ủy thác có trách nhiệm tự thực hiện hoặc ủy quyền bằng văn bản yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện việc báo cáo sở hữu, công bố thông tin theo quy định của pháp luật về chứng khoán áp dụng đối với người nội bộ, người có liên quan của người nội bộ (trong trường hợp khách hàng ủy thác là người nội bộ, người có liên quan của người nội bộ theo quy định của pháp luật chứng khoán) và đối với cổ đông lớn trong trường hợp khách hàng ủy thác là cổ đông lớn, nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên tổng số chứng chỉ quỹ theo quy định của pháp luật chứng khoán (trong đó số lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ thuộc sở hữu khách hàng ủy thác bao gồm số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đăng ký đứng tên chủ sở hữu là khách hàng ủy thác và số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mà khách hàng ủy thác chỉ định công ty quản lý quỹ thực hiện đầu tư và đứng tên chủ sở hữu thay mặt khách hàng ủy thác).
1. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm tổng hợp thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm thông tin về người được hưởng lợi (nếu có); khả năng tài chính, kinh nghiệm đầu tư, thời hạn đầu tư, mục tiêu đầu tư, mức độ rủi ro có thể chấp nhận, các hạn chế đầu tư, danh mục đầu tư mẫu và các yêu cầu khác (nếu có) của khách hàng; các thông tin cần thiết có liên quan tới hạn chế đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này.
2. Định kỳ hằng năm và trong trường hợp cần thiết, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm cập nhật thông tin, nhận biết khách hàng ủy thác theo quy định tại khoản 1 Điều này. Khi phát sinh thay đổi, khách hàng ủy thác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin có liên quan cho công ty quản lý quỹ. Công ty quản lý quỹ có quyền từ chối thực hiện quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng ủy thác trong trường hợp khách hàng ủy thác không cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin theo yêu cầu.
3. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xây dựng nguyên tắc và chính sách đầu tư phù hợp với nhu cầu khách hàng ủy thác trên cơ sở thông tin tổng hợp theo quy định tại khoản 1 Điều này. Chính sách đầu tư phải rõ ràng, chi tiết, thể hiện đầy đủ thông tin cơ bản về mức độ rủi ro, loại hình rủi ro, cơ cấu danh mục đầu tư mẫu, chi phí quản lý, quyền và trách nhiệm của các bên và các thông tin quan trọng khác có liên quan. Chính sách đầu tư là một phần không tách rời của hợp đồng ủy thác đầu tư.
4. Trường hợp công ty quản lý quỹ không tuân thủ chính sách đầu tư quy định tại hợp đồng ủy thác đầu tư, công ty phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hiện sai lệch, chịu toàn bộ chi phí phát sinh liên quan tới giao dịch này và không được thu giá dịch vụ quản lý đối với phần danh mục không phù hợp với chính sách đầu tư.
5. Toàn bộ thiệt hại hoặc lợi nhuận phát sinh do hoạt động đầu tư không tuân thủ chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng ủy thác theo thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên hoặc hạch toán mọi khoản lợi nhuận phát sinh vào danh mục của khách hàng ngay sau khi hoàn tất việc điều chỉnh danh mục đầu tư.
6. Quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này không áp dụng trong trường hợp cơ cấu danh mục đầu tư sai lệch do:
a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của khách hàng ủy thác;
b) Các khoản thanh toán theo yêu cầu khách hàng ủy thác;
c) Do hoạt động hợp nhất, sáp nhập, chia, tách các tổ chức phát hành;
d) Trong thời gian 06 tháng kể từ ngày hợp đồng ủy thác đầu tư có hiệu lực.
1. Công ty quản lý quỹ phải bảo đảm khách hàng có đủ tiền và tài sản để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
2. Công ty quản lý quỹ được thực hiện giao dịch tài sản giữa các danh mục đầu tư của các khách hàng Ủy thác theo các nguyên tắc sau:
a) Đối với tài sản giao dịch không phải là chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch trên các Sở giao dịch chứng khoán, giao dịch phải được các bên tham gia giao dịch chấp thuận trước bằng văn bản. Ý kiến chấp thuận phải bao gồm mức giá, khối lượng giao dịch, thời điểm thực hiện;
b) Đối với các tài sản giao dịch là chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán:
Giao dịch phải được các bên tham gia giao dịch chấp thuận trước bằng văn bản hoặc thông báo sau cho các bên liên quan theo quy định tại hợp đồng; đồng thời, giá mua (bán) không được cao (thấp) hơn giá đóng cửa tại ngày giao dịch; hoặc giá giao dịch do công ty quản lý quỹ xác định trong phạm vi biên độ giá giao dịch tại ngày giao dịch theo quy định tại hợp đồng.
1. Trong nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư, công ty quản lý quỹ được mở tài khoản lưu ký đứng tên công ty quản lý quỹ tại nhiều ngân hàng lưu ký để lưu ký tài sản ủy thác theo các nguyên tắc sau:
a) Tại mỗi ngân hàng lưu ký, công ty quản lý quỹ được mở 01 tài khoản lưu ký cho các khách hàng ủy thác quản lý danh mục trong nước và 01 tài khoản lưu ký cho các khách hàng ủy thác quản lý danh mục nước ngoài;
b) Khách hàng ủy thác quản lý danh mục được lựa chọn một hoặc nhiều ngân hàng lưu ký nơi công ty quản lý quỹ mở tài khoản lưu ký theo quy định tại điểm a khoản này để lưu ký tài sản ủy thác;
c) Tài sản của khách hàng ủy thác quản lý danh mục phải được đăng ký, lưu ký đầy đủ, kịp thời tại ngân hàng lưu ký mà khách hàng lựa chọn, phải được quản lý tách biệt, độc lập và đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đối với các tài sản phải đăng ký sở hữu, bản gốc các tài liệu pháp lý xác nhận quyền sở hữu tài sản phải được lưu ký tại ngân hàng lưu ký trừ trường hợp là chứng khoán đã được đăng ký, lưu ký tập trung. Trường hợp chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi số, hoặc chưa có tài liệu pháp lý xác nhận quyền sở hữu tài sản, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm lưu ký bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng giao dịch và chứng từ giao dịch tại ngân hàng lưu ký;
Đối với các tài sản phải đăng ký sở hữu nhưng chưa hoàn tất việc đăng ký sở hữu dưới tên của công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ phải lưu ký bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng giao dịch và chứng từ giao dịch tại ngân hàng lưu ký. Ngân hàng lưu ký có trách nhiệm xác nhận về tình trạng đăng ký, lưu ký của các tài sản này tại báo cáo định kỳ về hoạt động quản lý danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ cho đến khi hoàn tất việc đăng ký sở hữu;
- Đối với các tài sản không phải đăng ký sở hữu theo quy định của pháp luật, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm lưu ký bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng giao dịch và chứng từ giao dịch tại ngân hàng lưu ký;
- Đối với tiền gửi ngân hàng, hợp đồng tiền gửi, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ về các tài khoản tiền gửi, giá trị các hợp đồng tiền gửi cho ngân hàng lưu ký để ngân hàng lưu ký định kỳ mỗi tháng một lần đối soát với tổ chức nhận tiền gửi;
- Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm yêu cầu tổ chức phát hành, tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư, tổ chức nhận tiền gửi hoặc tổ chức quản lý sổ đăng ký cổ đông định kỳ mỗi tháng một lần đối soát, xác nhận quyền sở hữu tài sản theo yêu cầu của ngân hàng lưu ký;
d) Việc thanh toán các giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải tuân thủ các nguyên tắc giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền và các nguyên tắc bù trừ, thanh toán theo quy định của pháp luật. Việc thanh toán các giao dịch tài sản khác thì phải thực hiện theo lệnh, chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ và các quy định pháp luật khác nếu có liên quan. Mọi giao dịch chuyển khoản, thanh toán tiền, chuyển giao chứng khoán đều phải thực hiện đúng đến các đối tác giao dịch của khách hàng ủy thác, các tài khoản của khách hàng ủy thác. Giá trị thanh toán phải phù hợp với số lượng tài sản, chứng khoán và đúng với số tiền ghi trong các chứng từ thanh toán. Hóa đơn, chứng từ kế toán, thông tin điện tử, các tài liệu xác nhận việc thanh toán và thực hiện giao dịch cho khách hàng ủy thác phải được lưu trữ đầy đủ, chính xác. Trừ trường hợp thực hiện giao dịch tài sản giữa các danh mục đầu tư của các khách hàng ủy thác theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này, công ty quản lý quỹ và ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát không được chuyển tiền và tài sản nội bộ giữa các tài khoản của khách hàng ủy thác quản lý danh mục;
đ) Ký hợp đồng lưu ký với ngân hàng lưu ký, lưu ký toàn bộ tài sản phát sinh tại Việt Nam và quản lý tài sản tách biệt tới từng khách hàng ủy thác. Hợp đồng lưu ký phải phù hợp với hợp đồng ủy thác đầu tư và bao gồm một số nội dung chính theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tài sản ủy thác, dạng vật chất hoặc phi vật chất, đăng ký sở hữu và lưu ký trên tài khoản lưu ký dưới tên của công ty quản lý quỹ nhưng thuộc sở hữu của khách hàng ủy thác và không phải là tài sản của công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký không được sử dụng tài sản này để thanh toán, bảo lãnh thanh toán cho các khoản nợ của chính mình hoặc cho bên thứ ba hoặc cho chính khách hàng ủy thác.
3. Công ty quản lý quỹ bảo đảm khách hàng ủy thác được thừa hưởng toàn bộ quyền sở hữu đối với tài sản của khách hàng ủy thác có trên tài khoản ủy thác theo nguyên tắc sau:
a) Công ty quản lý quỹ chỉ là đại diện theo ủy quyền của khách hàng ủy thác và chỉ được phép thực hiện các hoạt động trong phạm vi ủy quyền đã được quy định tại hợp đồng ủy thác đầu tư;
b) Công ty quản lý quỹ chỉ được sử dụng và quản lý tài sản trên tài khoản của khách hàng ủy thác theo đúng những quy định trong hợp đồng ủy thác đầu tư hoặc theo chỉ thị bằng văn bản của khách hàng;
c) Công ty quản lý quỹ thực hiện quyền biểu quyết và các quyền sở hữu khác theo chỉ thị bằng văn bản của khách hàng ủy thác; kịp thời thông báo đầy đủ, chính xác cho khách hàng ủy thác về các quyền lợi phát sinh liên quan đến tài sản của khách hàng ủy thác.
1. Trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư, công ty quản lý quỹ được nhận tài sản không phải bằng tiền để quản lý. Các tài sản mà công ty nhận từ khách hàng ủy thác để quản lý phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
a) Thuộc sở hữu của khách hàng ủy thác, có đầy đủ tài liệu pháp lý hợp lệ xác minh quyền sở hữu tài sản của khách hàng;
b) Là tài sản được tự do chuyển nhượng, không bị hạn chế chuyển nhượng tại thời điểm hợp đồng ủy thác đầu tư có hiệu lực;
c) Không phải là tài sản đang thế chấp, cầm cố, ký quỹ, ký cược, bảo lãnh, đặt cọc, tín chấp hoặc trong các giao dịch tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Khách hàng ủy thác thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản trong danh mục ủy thác cho công ty quản lý quỹ quản lý theo nguyên tắc sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì khách hàng ủy thác làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật. Trường hợp tài sản ủy thác là chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc lưu ký tập trung, việc chuyển quyền sở hữu thực hiện thông qua Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và không chịu giá dịch vụ giao dịch. Đối với các tài sản khác, việc chuyển quyền sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc ủy thác vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản ủy thác có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ:
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của khách hàng ủy thác là cá nhân;
- Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của khách hàng ủy thác là tổ chức; họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của khách hàng ủy thác là tổ chức; kèm theo biên bản họp và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định của chủ sở hữu về việc ủy thác tài sản cho công ty quản lý quỹ quản lý phù hợp với quy định tại Điều lệ của tổ chức ủy thác tài sản;
- Loại tài sản và số lượng tài sản ủy thác; giá trị tài sản ủy thác; ngày giao nhận; chữ ký của khách hàng ủy thác hoặc đại diện của khách hàng ủy thác và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quản lý quỹ.
c) Tài sản chỉ được coi là đã ủy thác cho công ty quản lý quỹ quản lý khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty quản lý quỹ.
d) Giá trị tài sản ủy thác tại hợp đồng ủy thác đầu tư được xác định theo nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng theo quy định của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán. Đối với các tài sản không phải là chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch, công cụ chuyển nhượng, việc định giá tài sản ủy thác có thể do doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
3. Công ty quản lý quỹ hoàn trả tài sản ủy thác cho khách hàng theo yêu cầu bằng văn bản của khách hàng trên cơ sở hợp đồng ủy thác đầu tư. Việc bàn giao, chuyển quyền sở hữu tài sản thực hiện theo chỉ định của khách hàng ủy thác và theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp hoàn trả tài sản là chứng khoán đăng ký, lưu ký tập trung, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện việc chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán theo yêu cầu bằng văn bản của công ty quản lý quỹ, khách hàng ủy thác, ngân hàng lưu ký.
1. Công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý danh mục đầu tư gián tiếp ra nước ngoài sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp hạn mức nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
2. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải tuân thủ quy định về hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán tại Thông tư này, quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật ngân hàng.
3. Công ty quản lý quỹ phải ký hợp đồng ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với tổ chức ủy thác; hợp đồng phải quy định số tiền ủy thác, thời hạn ủy thác, công cụ đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, quyền, nghĩa vụ của các bên và tuân thủ các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan. Hợp đồng ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải tách biệt với hợp đồng ủy thác đầu tư trong nước.
4. Công ty quản lý quỹ phải đảm bảo việc ủy thác và nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
5. Công ty quản lý quỹ ký hợp đồng lưu ký với tổ chức lưu ký tại nước ngoài để lưu ký tài sản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Tổ chức lưu ký tại nước ngoài phải được phép thực hiện hoạt động lưu ký theo quy định của pháp luật nước ngoài.
Công ty quản lý quỹ ký hợp đồng với ngân hàng lưu ký tại Việt Nam; ngân hàng lưu ký tại Việt Nam được ủy quyền cho tổ chức lưu ký tại nước ngoài để lưu ký tài sản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động lưu ký đã ủy quyền.
6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày công ty quản lý quỹ ký hợp đồng lưu ký với tổ chức lưu ký tại nước ngoài, ngân hàng lưu ký tại Việt Nam ký hợp đồng ủy quyền lưu ký với tổ chức lưu ký tại nước ngoài, hoặc khi thay đổi tổ chức lưu ký tại nước ngoài, công ty quản lý quỹ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kèm theo hợp đồng lưu ký, hợp đồng ủy quyền lưu ký, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán hoặc tài liệu tương đương của tổ chức lưu ký tại nước ngoài.
7. Hoạt động lưu ký, hoạt động ủy quyền lưu ký tài sản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải tuân thủ quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán bao gồm các nội dung sau:
a) Tư vấn cho khách hàng về chính sách đầu tư và chiến thuật giao dịch, bao gồm cơ cấu phân bố vốn đầu tư; loại tài sản đầu tư và phương thức xác định giá trị tài sản; hình thức đầu tư, giao dịch; thời điểm thực hiện, số lượng, mức giá phù hợp với mục tiêu, chính sách đầu tư, mức chấp nhận rủi ro của khách hàng;
b) Phát hành ra công chúng các ấn phẩm về đầu tư chứng khoán sau khi đã được cấp phép theo quy định của pháp luật về báo chí; xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình phổ cập kiến thức, quảng bá về đầu tư chứng khoán, các chương trình đào tạo chuyên sâu về đầu tư chứng khoán.
2. Trước khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm tổng hợp, cập nhật thông tin, nhận biết khách hàng, bao gồm thông tin về khả năng tài chính, tài sản, thu nhập, mục tiêu đầu tư, hình thức đầu tư, mức chấp nhận rủi ro, kinh nghiệm, hiểu biết về đầu tư, tài sản đầu tư và các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết. Trường hợp khách hàng không cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu, công ty quản lý quỹ được từ chối cung cấp dịch vụ.
3. Khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải bố trí nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán để trực tiếp tư vấn cho mỗi khách hàng.
4. Tối thiểu 05 ngày làm việc, trước khi thay đổi nhân viên tư vấn cho khách hàng, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho khách hàng và cung cấp thông tin về nhân viên thay thế.
5. Công ty quản lý quỹ phải ký hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán với từng khách hàng, trong đó nêu rõ:
a) Phạm vi tư vấn đầu tư chứng khoán, hình thức cung cấp dịch vụ, tài sản nhận tư vấn;
b) Thời hạn hợp đồng, giá dịch vụ;
c) Họ tên và lý lịch trích ngang về kinh nghiệm của nhân viên tư vấn;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
1. Tự nguyện, công bằng, trung thực đối với khách hàng, cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi thông tin chính xác để khách hàng tự đưa ra quyết định đầu tư.
2. Các thông tin, dữ liệu, dự báo kinh tế cung cấp cho khách hàng phải dựa trên những sự kiện có thực, kèm theo các tài liệu dẫn chiếu đáng tin cậy được phát hành bởi các tổ chức kinh tế tài chính chuyên nghiệp và đã được công bố công khai. Nội dung tư vấn phải dựa trên kết quả phân tích khoa học thận trọng, hợp lý từ các nguồn thông tin đáng tin cậy. Báo cáo phân tích chứng khoán và thị trường chứng khoán, khuyến nghị giao dịch phải ghi rõ nguồn trích dẫn số liệu, người chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
3. Khi tư vấn đầu tư vào một tài sản, công ty quản lý quỹ phải bảo đảm phù hợp với mục tiêu đầu tư, mức chấp nhận rủi ro, năng lực tài chính của khách hàng, đồng thời công ty quản lý quỹ, nhân viên tư vấn phải công bố lợi ích của mình liên quan tới tài sản đó nếu công ty, nhân viên đang sở hữu tài sản đó.
4. Nhân viên tư vấn có trách nhiệm giải thích cho khách hàng biết về việc những tư vấn của nhân viên đưa ra cho hoạt động đầu tư của khách hàng chỉ mang tính tham khảo và khách hàng hoàn toàn chịu mọi rủi ro từ các quyết định đầu tư của mình.
5. Trong hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, nhân viên tư vấn bảo đảm:
a) Không được tư vấn cho khách hàng đầu tư vào tài sản mà không cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, tổ chức phát hành cho khách hàng;
b) Không được môi giới giao dịch mua, bán giữa khách hàng và bên thứ ba; không được môi giới giao dịch vay, mượn tài sản giữa khách hàng với công ty quản lý quỹ hoặc giữa khách hàng và bên thứ ba;
c) Không được cung cấp các thông tin chưa được kiểm chứng, tin đồn, thông tin sai lệch cho khách hàng; không được cung cấp thông tin sai sự thật, khuếch đại sự thật, dễ gây hiểu nhầm, đưa ra các dự báo hoặc thực hiện các hành vi nhằm lôi kéo, xúi giục, dụ dỗ hay mời chào khách hàng giao dịch một loại tài sản nào đó mà không phù hợp với mục tiêu đầu tư, kinh nghiệm đầu tư, khả năng nhận thức về rủi ro, mức chấp nhận rủi ro và năng lực tài chính của khách hàng; không cung cấp thông tin gây hiểu nhầm về các đặc tính lợi nhuận và rủi ro của tài sản đó;
d) Không được tặng quà, sử dụng lợi ích vật chất dưới mọi hình thức để mời chào, dụ dỗ khách hàng giao dịch một loại tài sản; không được yêu cầu, đòi hỏi hoặc tiếp nhận dưới danh nghĩa cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, từ khách hàng, công ty quản lý quỹ hay một bên thứ ba bất kỳ khoản thù lao, lợi ích vật chất nào để mời chào khách hàng giao dịch một loại tài sản, ngoài các mức giá dịch vụ đã được quy định tại hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán;
đ) Không được đầu tư thay cho khách hàng, nhận tiền, tài sản của khách hàng để đầu tư, giao dịch, trừ trường hợp là khách hàng ủy thác đã ký hợp đồng ủy thác đầu tư với công ty quản lý quỹ;
e) Không được dự báo giá tài sản trong tương lai, bảo đảm kết quả đầu tư trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định hoặc các sản phẩm đầu tư bảo toàn vốn; không được thỏa thuận phân chia lợi nhuận hoặc lỗ với khách hàng.
OPERATIONS OF FUND MANAGEMENT COMPANIES
Article 10. Obligations of a fund management company
1. The fund management company acts as an authorized representative and/or on behalf of its trustors to exercise the rights of ownership of their assets in a truthful and prudent manner.
2. The fund management company shall promulgate procedures for management of securities investment funds, procedures for securities portfolio management, procedures for securities investment consulting and other operational procedures in conformity with the company’s securities trading operations; internal control procedures; valuation manual; conditions and procedures for conducting meetings and ratifying decisions of General Meetings of Investors of funds or General Meetings of Shareholders of securities investment companies; code of professional ethics for each working position. With regard to derivative investment trustors, the procedures for management of securities investment fund must include specific regulations on principles and methods for using derivatives to prevent risks to the fund/securities investment company; the procedures for securities portfolio management must include specific regulations on principles and methods for using derivatives to prevent risks to underlying securities held by trustors. Such procedures must be consistently applied in operations of the company.
3. The fund management company must comply with the code of professional ethics, be voluntary, impartial and truthful, and do for the best interests of its trustors. Regulations on compliance with the code of professional ethics are compulsory terms of employment contracts signed between the company and its employees.
4. The fund management company must establish the risk management system and promulgate risk management procedures, strategies and policies in conformity with the organizational structure and operation of the company, types of securities investment funds, securities investment companies and trustors managed by the company. The risk management system and promulgate risk management procedures, strategies and policies must be formulated according to international practices, in conformity with conditions of Vietnam’s market and guidelines of SSC.
5. When managing trust assets, the fund management company shall:
a) Invest with trust assets in accordance with regulations of law, charter of securities investment fund, charter of securities investment company and trust agreement;
b) Enter into depository or supervisory contract with the depository bank for member fund, private securities investment company, and trust portfolio; enter into supervisory contract with the supervisory bank for public fund or public securities investment fund;
c) Deposit all assets acquired in the territory of Vietnam, adequately, punctually and accurately keep information and data about asset ownership, and retain originals of legal documents proving asset ownership at the depository bank/supervisory bank.
- In case of investment in deposits/deposit certificates for trustors: the fund management company shall only make deposits at credit institutions on the list of credit institutions approved by the trustor; provide adequate information about deposit contracts and deposit accounts to the depository bank/supervisory bank so that they can check balances of deposit accounts or values of deposit contracts with relevant credit institutions, keep the originals of deposit contracts and provide them at the request of the depository bank/supervisory bank;
- In case of investment in stakes in limited liability companies, shares which are not yet listed or registered for trading or unlisted bonds for trustors: the fund management company must deposit the originals or valid copies of transaction contracts/receipts or the original of the shareholder register or member register or asset ownership certificates at the depository bank/supervisory bank that shall make direct verification with investment receiving organizations;
d) Develop an information system to manage trustors’ accounts at the company in a manner that ensures the independent and separate management of assets of trustors; manage trust assets separately from the company’s assets; adequately and punctually retain accounting books, transaction documents and other documents related to transactions and ownership of assets of trustors; adequately, accurately and promptly consolidate information about assets of each trustor and depository where such assets are kept;
dd) Establish a mechanism for regular verification between three parties in order to ensure the consistency between data on assets of trustors on the system of trustor accounts managed by the company, the depository system of trustors’ assets at the depository bank/supervisory bank with issuers, Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation (VSDCC), the organization managing shareholder register, project owner, investment receiving organization and depository institution. The fund management company shall establish a mechanism that allows the depository bank/supervisory bank to actively and directly make verification with the aforesaid organizations in order to inspect and consolidate adequate and accurate information about depositing, registration and management of trust assets;
e) Assign at least 02 fund executives to manage and administer investments of each securities investment fund or each securities investment company. A fund executive is required to have the fund management practicing certificate, has at least 02 years’ experience of working in asset management and has not yet faced any administrative penalties for securities- and securities market-related offences. In case the securities investment fund or securities investment company managed by the fund management company invests in derivatives for the purpose of risk prevention, the fund executive is also required to have professional certificate in derivatives and derivatives market. Information about the qualifications, skills and experience in asset management of fund executives must be specified in the prospectus.
6. The fund management company must promulgate procedures for rational and impartial allocation of trading orders and assets when conducting transactions for trustors and the company’s transactions. Asset allocation procedures must indicate the allocation principles, valuation method and volumes of assets allocated to each trustor which must be conformable with investment objectives and level of risks accepted by each trustor. Procedures for allocation of trading orders and assets must be available to trustors, supervisory bank, depository bank and must be consistently applied.
In case the fund management company buys or sells the same type of assets for different trustors and itself in the same day, assets and transactions shall be allocated and conducted in the following order of priority:
a) Assets shall be allocated to trustors first. Assets must be impartially allocated to trustors according to the promulgated asset allocation procedures. When managing investment portfolios, if transaction prices are not pre-determined by trustors and assets are bought or sold at different prices, the fund management company shall allocate assets according to the weighted average price; if transaction prices are pre-determined by trustors, the fund management company shall allocate assets according to such pre-determined prices;
b) The company’s transactions shall be conducted only after trading orders of trustors are met. If the fund management company knows internal information or believes that trust asset trading orders may considerably influence the price of a type of assets, the fund management company is not allowed to conduct transactions in such type of assets or reveal such asset transactions to a third party;
c) The depository bank/supervisory bank must be notified of such asset allocation within the same trading day.
7. When conducting asset transactions for trustors, the fund management company shall comply with the following provisions:
a) Regarding public funds/public securities investment companies:
- The value of securities transactions conducted in the year through brokers of a securities company does not exceed 50% of total value of securities transactions conducted in the year of the public fund or that public securities investment company;
- The value of securities transactions conducted in the year through brokers of a securities company that is a related person of the fund management company does not exceed 20% of total value of securities transactions conducted in the year of the public fund or that public securities investment company;
The regulations in this Point shall not apply to the public fund or public securities investment company whose operating period counting from the issue date of the certificate of fund registration or the establishment and operation license to the end of the year in which that fund or securities investment company is established is less than 06 months, and open-end bond fund whose total trading value in the year is less than VND 300 billion;
b) Regarding other trustors, the fund management company must comply with the regulations in Point a of this Clause, unless information about benefits of the fund management company has been adequately provided for the securities company and the trustor has given a written consent that such regulations must not apply.
8. With regard to the fund administration and operations of transfer brokers, the fund management company shall:
a) Determine the NAVs of investment portfolios of trustors, securities investment companies/funds, NAV per fund certificate/share of the securities investment company and other fund administration activities in accordance with regulations on securities investment funds, the fund’s charter, charter of the securities investment company and trust agreement;
b) Prepare, store and promptly, adequately and accurately update the investor register/shareholder register. Contents of the investor register/shareholder register shall comply with relevant regulations on securities investment funds, the fund’s charter, and charter of the securities investment company;
c) The fund management company may authorize the fund administration and operations of transfer brokers. Such authorization must comply with Article 12 hereof and the fund’s charter and charter of the securities investment company.
9. When managing investments of a securities investment company, the fund management company shall:
a) Bear the supervision of the General Meeting of Shareholders/Board of Directors of the securities investment company and the supervisory bank and assume responsibility before the General Meeting of Shareholders/Board of Directors for performance of assigned powers and tasks, regulations in the charter of the securities investment company and the trust agreement;
b) Establish, operate and implement risk management system/procedures which must be conformable with investment policies, invested assets and report the risk management to the General Meeting of Shareholders and Board of Directors;
c) Make daily investment/disinvestment decisions of the securities investment company without obtaining resolutions of the General Meeting of Shareholders/Board of Directors of the securities investment company according to its charter and trust agreement;
d) Implement investment policies/resolutions of the General Meeting of Shareholders/Board of Directors of the securities investment company according to the charter of the securities investment company; conduct asset transactions within the scope of licensed investment limits, asset types, trading volumes and subjects prescribed in the charter of the securities investment company and trust agreement;
dd) Propose plans for dividend payment, increasing/decreasing of charter capital; plans for restructuring of securities investment company;
e) Sign contracts in the name of the securities investment company within its competence prescribed in the charter of the securities investment company and trust agreement;
g) Perform other rights and tasks in accordance with regulations of law, charter of the securities investment company, trust agreement and resolutions of the General Meeting of Shareholders/Board of Directors of the securities investment company.
10. When managing voluntary pension funds, the fund management company must comply with regulations on voluntary pension programs.
11. The fund management company shall promptly and adequately provide information about trustors, list of trust assets, trust asset-related transactions, investment-receiving organizations, related persons of the fund management company and other relevant information for the depository bank/supervisory bank. The fund management company shall provide information at the written request of the depository bank/supervisory bank and facilitate their performance of rights and obligations as prescribed by law. The fund management company is required to monthly check each trustor’s list of trust assets with the depository bank/supervisory bank.
12. Within 15 days from the day on which the supervisory bank detects and notifies the fund management company of trust asset transactions conducted inconsistent with regulations or beyond the competence of the fund management company as prescribed in law, the fund’s charter, the charter of the securities investment company and trust agreement, the fund management company shall cancel such transactions or conduct transactions to restore investment portfolios for trustors. In this case, the fund management company shall incur the costs of these transactions and any losses. If these transactions generate profits, all profits shall be accounted for trustors.
13. The fund management company shall be liable to losses incurred by trustors due to the faults of its employees, problems or errors of its technical system or business process or because it fails to fulfill its obligations as prescribed in law, the fund’s charter, charter of the securities investment company and trust agreement. Compensation for open-end funds and their investors shall be made in accordance with law regulations on securities investment funds and agreements between relevant parties. Compensation for closed-end funds, member funds, securities investment companies and other trustors shall be made according to agreements between relevant parties.
14. The fund management company shall purchase professional liability insurance for employees of securities trading departments if necessary or establish the risk management fund which shall be used for making compensation for trustors in the cases prescribed in Clause 13 of this Article.
15. The fund management company must comply with regulations and laws on anti-money laundering in force. The fund management company shall implement and request its distribution agents to formulate, promulgate and implement internal regulations on anti-money laundering.
16. The fund management company shall implement and request its distribution agents to formulate, promulgate and implement procedures for identifying clients, verifying and updating information about clients in accordance with regulations of the Law on securities, the Law on anti-money laundering and relevant laws. When identifying clients, the fund management company and its distribution agents shall decide whether to meet clients in person or not.
a) If the fund management company and its distribution agents decide not to meet their clients in person, they must adopt measures, methods and technologies for identifying clients, adequately collecting clients’ information and verifying clients in accordance with regulations of the Law on securities, the Law on anti-money laundering, the Law on electronic transactions and relevant laws on security and confidentiality of clients’ information;
b) The fund management company and its distribution agents must adequately retain information and data about their clients in accordance with regulations of the Law on securities, the Law on anti-money laundering and relevant laws. Client identification information must be retained, protected and provided at the request of competent authorities;
c) Before identifying clients without meeting them in person, the fund management company and its distribution agents must give a notification to SSC;
d) SSC may request the fund management company and its distribution agents to suspend or terminate their identification of clients without meeting them in person.
17. The fund management company must ensure that investments with assets of trustors that are foreigners or foreign organizations must be made in accordance with law regulations on foreign exchange management and foreign holdings in Vietnamese enterprises.
18. When making outward investments with trust assets raised in Vietnam, the fund management company must comply with regulations of the Law on indirect outward investment, the Law on foreign exchange management and relevant laws. Such indirect outward investments shall be made if permitted by the fund’s charter, charter of the securities investment company and trust agreement.
19. The fund management company shall keep confidentiality of information about clients, their asset transactions and investment portfolios, and other relevant information, unless such information is provided at the request of SSC or competent authorities.
20. The fund management company shall:
a) Separate its headquarters and information technology infrastructure with those of other entities. If the fund management company is using information technology infrastructure of its parent or subsidiary company or an organization that is its related person, it must adopt a mechanism for decentralization of powers and information confidentiality in order to ensure that the parent or subsidiary company or the organization that is its related person cannot access its computer and database system;
b) Separate material facilities, personnel and database among operations with potential conflict of interests in the company, including the separation between trust asset management, investment research and analysis, investment execution and securities investment consulting. The rights to use the computer and database system shall be decentralized to every individual and every department depending on their working position according to regulations on internal control;
c) Separate material facilities, personnel and database between its financial investments and management of securities investment funds, management of securities portfolios and securities investment consulting.
21. When making financial investments with the owner's equity, the fund management company shall:
a) Only use the owner's equity to make financial investments, and not use loans in any forms;
b) Not use its capital, loans and other lawful funding sources to make investments in derivatives;
c) Not lend or allocate the company’s capital to any entities in any forms, except deposits at credit institutions as prescribed by the Law on banking, investments in deposit certificates, treasury bills or listed bonds issued in accordance with regulations of law;
d) Perform economic contracts/transactions between the company and its related persons after obtaining approval from the General Meeting of Shareholders or Board of Directors or Board of Members or the company’s owner in accordance with the company’s charter and the Law on enterprises;
dd) Use lawful funding sources, including loans, to invest in the company’s headquarters. The fund management company may lease the unused area of its headquarters;
e) The fund management company shall submit reports to SSC on investments in its subsidiary companies, joint-venture or associate companies and increase/decrease in these investments within 30 days from the completion of investment procedures, occurrence of changes in the investment value or disinvestment. Such reports shall be prepared according to the form in Appendix X enclosed herewith;
g) The fund management company and its related persons (excluding related persons that are securities investment funds or companies it manage) may make an investment of up to 5% of voting shares of a securities company listed or registered on Stock Exchanges (SEs).
22. The fund management company must obtain an approval from SSC and have the investment limit set by the State Bank of Vietnam (SBV) before making any indirect outward investments. Indirect outward investment must comply with Point a Clause 21 of this Article, regulations of the Law on investment, the Law on banking and the following rules:
a) The investment made by the fund management company shall not exceed 20% of its owner's equity recorded on the latest audited annual financial statements, reviewed semi-annual financial statements and quarterly financial statements and the investment limit confirmed by SBV. The fund management company shall only make indirect outward investments in investment vehicles prescribed by SBV;
b) If the investment portfolio of the fund management company exceeds the prescribed limit due to the price fluctuation of assets or inheritance of asset-related rights, the fund management company shall take appropriate corrective measures to ensure its compliance with the investment limit prescribed in Point a of this Clause within 03 months from the occurrence of such excess.
23. When providing online securities trading services, the fund management company and its fund certificate distribution agents shall comply with law regulations on electronic securities transactions.
24. When submitting ownership reports and disclosing information about transactions on securities market, the fund management company shall:
a) The fund management company and its trustors must comply with law regulations on ownership reporting and disclosure of information on securities market by major shareholders of public companies, investors holding at least 5% of fund certificates of a closed-end fund, internal actors and their related persons;
b) The obligation to report ownership and disclose information shall be performed when:
- The quantity of shares/fund certificates held by the fund management company and its trustors is accounted for at least 5% of voting shares of a public company or at least 5% of total fund certificates of a closed-end fund, except trustors that are exchange-traded funds (ETFs);
- The fund management company is a related person of an internal actor as prescribed by law, except exchange transactions of ETFs and periodic portfolio restructuring according to ETF benchmarks;
- Ownership reporting, information disclosure, methods and time of disclosing information, ownership report and information disclosure forms shall comply with law regulations on disclosure of information on securities market;
c) Perform other obligations to report ownership and disclose information in accordance with law regulations on disclosure of information on securities market. In case trust assets are held in the names of trustors, the trustors shall fulfill the obligation to report ownership and disclose information as prescribed by law.
25. The fund management company shall provide annual training for its employees or appoint certified securities professionals to attend training courses provided by SSC (if any) in order to ensure that its employees are fully updated with skills, professional operations and knowledge about law. Report on the company’s training must be enclosed with its annual report on operations sent to SSC.
26. The fund management company shall promptly and adequately update changes in its organizational structure and operation in the fund management company database managed by SSC.
Article 11. Operational restrictions imposed on a fund management company and its employees
1. The fund management company must not be a related person, owner, lender or borrower of the supervisory bank or depository bank of the securities investment fund or securities investment company that it manages. Members of the Board of Directors or Board of Members, internal audit unit, Board of Controllers, company’s president, Executive Board, and employees of the fund management company are not allowed to work at departments providing depositing, fund supervision and administration services at these banks and vice versa.
2. The fund management company and its related persons may contribute capital and make investments in the securities investment fund or company that it manages if permitted by the fund’s charter and charter of the securities investment company, except unlicensed operations specified in Point b Clause 6 of this Article.
3. The fund management company, its parent company, subsidiary companies, joint-venture and associate companies, members of the Board of Directors or Board of Members, Board of Controllers, Executive Board, and employees may be buyers or sellers of trust assets it manages according to the following rules:
a) Transactions are made according to the order matching method at SEs;
b) Transactions that are not made according to the order matching method must be approved in writing by trustors or their representatives. A written approval given by a trustor must specify the type of traded assets, trading partners or criteria for determining trading partners, transaction price or rules for determining transaction price, and time of transaction.
4. Before and after every securities transaction, members of the Executive Board and employees of the fund management company must report it to the company’s internal control unit. A report on personal transaction must specify name of traded securities, transaction quantity, price, total value, transaction time, trading account number, and securities company where trading account is opened. Reports on personal transactions must be kept and managed by the company’s internal control unit and provided at the request of SSC.
5. Members of the Board of Directors or Board of Members, Executive Board, and employees of the fund management company are not allowed to request, claim or receive, whether in their personal name or in the company’s name, any remunerations, profits or benefits, except service charges and bonuses specified in Clause 9 of this Article according to the fund's charter, charter of the securities investment company and trust agreement.
6. When managing trust assets, the fund management company shall:
a) Not use assets of a securities investment company or fund to make investments in that securities investment company or fund;
b) Not use assets of trustors, securities investment company or fund it manages to make investments in another securities investment company or fund it manages, unless the trustor decides to make such investments, the trustor is a foreigner or foreign organization duly established under the law of a foreign country, a wholly foreign-owned enterprise, voluntary pension fund and has approved such transactions;
c) Not use assets of a public fund or public securities investment company to make investments in the fund management company itself; not make investments in organizations that are its related persons in case assets of an ETFs are used to invest in securities on the list of component securities of benchmarks; not make investments in organizations of which members of the Board of Directors or Board of Members or Executive Board or employees of the fund management company are shareholders or own more than 10% of charter capital.
The fund management company may use capital of member funds, private securities investment companies, assets of trustors to make investments in the abovementioned organizations if the fund’s charter, charter of the private securities investment company, trust agreement or capital contribution agreement allows the fund management company to make such investments at a suitable service charge and in conformity with Point b of this Clause;
d) Not lend trust assets in any forms, or use them as a security for any loans or debts of the fund management company, its related persons or any other entities. This regulation does not apply to the trustor that is a foreigner or foreign organization duly established under the law of a foreign country and has approved the abovementioned transactions or trustors that are also owners of trust assets;
dd) Use assets of trustors to invest in derivatives listed at SEs with the aims of preventing risks to underlying securities held by trustors. The use of assets of securities investment companies/funds to invest in derivatives must comply with law regulations on securities investment funds;
e) Not comment on or guarantee income or profit on the trustors’ investments and not make no-loss guarantee, except investment in fixed-income securities; not enter into trust agreements to make investments in bonds whose interest rate is not conformable with the actual market status and the company’s investment analysis results; not make any direct or indirect compensation for partial or entire losses on trustors’ investments;
g) Not conduct transactions to increase profit of a trustor by reducing profit of another trustor; not enter into contracts and conduct transactions containing terms and conditions unfavorable for trustors.
7. The fund management company may only use the owner's equity and capital of trustors to buy and own (excluding shares of trustors that are ETFs) at least 25% of voting shares of a public company, or outstanding fund certificates of a closed-end fund if:
a) It has obtained written consent of trustors or their representatives to tender offer, offered price, volume of assets to be purchase and methods for distributing assets after tender offer;
b) The fund management company shall perform the tender offer in accordance with regulations on tender offers laid down in the Law on securities.
8. The fund management company is not allowed to authorize or hire any organizations in Vietnam to manage securities investment funds, manage securities investment portfolios or provide securities investment consulting.
9. Except open-end funds, the fund management company may receive performance bonus as prescribed in the fund’s charter, charter of the securities investment company and trust agreement. The performance bonus shall comply with the following rules:
a) It is calculated on the basis of the annual profit of the securities investment fund or securities investment company in excess of the reference profit determined according to the market growth rate, structure of the investment portfolio and other criteria defined in the fund’s charter, charter of the securities investment company and trust agreement;
b) It must be used to offset or not be paid if there are losses on investments in previous years which are not yet offset.
Article 12. Operational authorization
1. During its business, the fund management company may:
a) Authorize the depository bank, supervisory bank, and VSDCC to provide fund management services or act as transfer agent for securities investment funds and securities investment companies;
b) Authorize foreign organizations to provide consulting services and manage assets abroad of trustors.
2. When giving authorization as prescribed in Clause 1 of this Article, the fund management company must ensure that:
a) The fund management company is allowed to give authorization as prescribed in the fund’s charter, charter of the securities investment company and trust agreement. In case of authorization prescribed in Point b Clause 1 of this Article, the foreign organization must be licensed by the foreign securities authority to perform authorized operations and bear the supervision and inspection of this authority;
b) Information about the authorized party, scope of operations, functions and tasks of the authorized party must be specified in the prospectus and provided for trustors. The General Meeting of Investors of the securities investment fund, the General Meeting of Shareholders of the securities investment company, and trustors are entitled to request the fund management company to replace the authorized party where necessary;
c) The authorized party must be capable and have appropriate system, personnel and experience to perform authorized operations;
d) The personnel, operational procedures, reporting and report approving system of the department in charge of providing relevant authorized services of the authorized party must be separated from those of its other departments;
dd) The authorized party shall provide the fund management company with independent audit reports on authorized operations and documents to serve the inspection by the fund management company as prescribed in Point c Clause 3 and Clause 4 of this Article;
e) The operational authorization and authorized parties in Point a Clause 1 of this Article must be specified in the fund’s charter/charter of securities investment company. The operational authorization and authorized parties in Point b Clause 1 of this Article must be approved in writing by the General Meeting of Investors of the securities investment fund, the General Meeting of Shareholders of the securities investment company, and trustors.
3. When giving authorization, the fund management company shall:
a) Before entering into service contracts with the authorized party, the fund management company must carry out the due diligence and examine material facilities of such authorized party in order to ensure that it has adequate material facilities, technical solutions, operational process, and experienced and qualified personnel for performing authorized operations;
b) Enter into the authorization contract with the authorized party. The authorization contract shall be prepared according to the form in the Appendix IX enclosed herewith;
c) Carry out regular inspections to ensure that authorized operations have been prudently and safely performed in conformity with regulations of law, the fund's charter, charter of the securities investment company, trust agreement, and the quality of services provided by the authorized party is conformable with criteria and requirements of the company and trustors. The fund management company is entitled to employ independent consultants or services provided by other professional organizations that are operating under the law to fulfill its responsibility in this Point. The fund management company is required to prepare monthly report on inspection of authorized operations;
d) Maintain employees with experience, qualification and skills appropriate for supervising, identifying and managing risks arisen from authorized operations;
dd) Establish systems/procedures to ensure that the fund management company, independent audit organization and SSC are able to access necessary information for inspecting and supervising authorized operations, evaluating and managing risks arising from such operations at any times;
e) The authorization shall neither reduce nor change responsibilities of the fund management company towards its trustors. The fund management company shall accept any financial and legal liabilities arising from its authorization, except legal liabilities and service charges/fees which are agreed upon and paid directly to the authorized party under the trust agreement, supervisory contract or depository contract, as prescribed in the fund’s charter, charter of the securities investment company and relevant laws. The fund management company must ensure the continuity of authorized operations, and avoid causing any interruption and influence on investments and provision of services to trustors;
g) Provide relevant information to the authorized party in a sufficient, timely and accurate manner in order that the authorized party can fully and promptly fulfill its rights and duties within the scope of authorization;
h) Adequately, punctually and accurately keep instructions, requests and documents sent to the authorized party for performing authorized operations, the authorization contract and record of assessment of capacity and material facilities of the authorized part. These documents must be provided at the request of SSC;
i) Within 10 days from the conclusion of the authorization contract with the authorized party to perform the authorized operations in Point b Clause 1 of this Article, the fund management company shall notify SSC of this authorization and provide it with documents proving the authorized party’s fulfillment of the requirements in Clause 2 of this Article.
4. Inspection reports prescribed in Point c Clause 3 of this Article and other relevant documents must be provided for the Board of Directors, Board of Members or owner of the fund management company, the fund’s representative board, Board of Directors of the securities investment company, relevant supervisory bank and SSC within 30 days from the reporting date.
Article 13. Termination of the fund management company’s rights and obligations to its trustors, and replacement of the fund management company
1. The fund management company shall terminate its rights and obligations to its trustors in the following cases:
a) The fund management company voluntarily requests its rights and obligations to its trustors according to the fund’s charter, charter of the securities investment company and trust agreement;
b) Rights and obligations of the fund management company are terminated at the request of the General Meeting of Investors of the securities investment fund, the General Meeting of Shareholders of the securities investment company, and trustors;
c) The fund management company has its securities trading license revoked as prescribed in Article 95 of the Law on Securities;
d) The fund management company is re-structured;
dd) The licensed operating duration of the securities investment fund/ securities investment company has expired or the trust agreement ceases to have effect.
2. The fund management company must hold the General Meeting of Investors of the securities investment fund, the General Meeting of Shareholders of the securities investment company, or meeting of trustors to get their opinions about the asset settlement plan and the substitute fund management company in the case in Point a, c or d Clause 1 of this Article.
3. Within 05 working days from the date on which the decision on replacement of the fund management company is approved by trustors, the substitute fund management company shall:
a) With regard to trustors, the fund management company shall notify and provide SSC with the following documents, including: the principle contract on termination of rights and obligations signed between the trustor and the replaced fund management company; the principle contract on investment trust signed between the trustor and the replaced fund management company; methods for transferring rights and obligations between two fund management companies, principle contract on depositing of assets and relevant contracts/documents. Within 07 working days from the notification date, the replaced fund management company shall disclose information about the receipt of transferred trust assets on its website, notify it to the depository bank, and fund management companies shall implement the plan for transfer of rights and obligations with the trustor;
b) With regard to securities investment funds/companies, the fund management company shall apply to SSC to modify the certificate of fund registration or establishment and operation license of the securities investment company with respect to replacement of the fund management company.
4. The replaced fund management company’s rights and obligations to a trustor shall be terminated from the time of completion of registration or transfer of ownership of trust assets, or when assets, ownership certifications, receipts, books and information about trust assets, rights and obligations to the trustor are fully transferred to the substitute fund management company. Transfer of assets must be completed within 06 months from the date on which the decision on replacement of the fund management company is approved by the trustor. The termination of fund management company’s rights and obligations to the trustor shall comply with Clause 1 Article 27 hereof.
5. Within 07 working days from the date of completion of transfer works, the substitute fund management company shall provide SSC with the record of transfer of responsibilities and assets between two fund management companies. This record must be certified by the trustor or its representative and the depository bank/supervisory bank.
6. The replaced fund management company shall take full responsibility for debts and asset liabilities to the trustor which are not yet transferred to the substitute fund management company. In this case, the replaced fund management company shall settle and remedy consequences that occur within 05 years from the date of completion of transfer of assets to the substitute fund management company as prescribed in Clause 5 of this Article.
7. The trustor shall incur all expenses arising from the replacement of fund management company in the case prescribed in Point b Clause 1 of this Article. Expenses in other cases shall be paid as agreed upon between two parties.
Section 2. MANAGEMENT OF SECURITIES INVESTMENT FUNDS
Article 14. Establishing and managing funds under the law of Vietnam
1. The fund management company is entitled to raise funds domestically and overseas to establish and manage securities investment funds and securities investment companies.
2. Conditions, procedures and application for offering, establishment and operation of securities investment funds and securities investment companies shall comply with the Law on Securities.
Article 15. Establishing and dissolving funds under a foreign country’s law
1. The fund management company is entitled to raise funds in a foreign country to establish a fund under the law of that foreign country.
2. Within 30 days from the date of completion of application for establishment or dissolution of a fund with a foreign competent authority, the fund management company shall notify and provide SSC with the following documents:
a) Valid copies of the certificate of offering of fund certificates, certificate of fund registration as prescribed by the foreign country’s law or other documents of equivalent validity; or documents certifying the fund dissolution issued by foreign competent authorities;
b) Valid copies of documents included in the application for fund registration or fund dissolution as required by foreign competent authorities, including minutes of meetings of or resolutions of the General Meeting of Investors or the fund representative board of equivalent organization of the fund on the fund dissolution.
3. When making investments in Vietnam, the fund that is established in a foreign country by the fund management company must comply with relevant regulations on foreign investors.
Section 3. MANAGEMENT OF INVESTMENT PORTFOLIOS
Article 16. General provisions on management of investment portfolios
1. The fund management company shall manage a trustor's investment portfolio on the fund management company’s account or the trustor’s account under terms and conditions of the trust agreement signed with the trustor and in accordance with law regulations. In case the trustor is an organization, the trust agreement must be signed by the trustor’s legal representative or authorized representative, enclosed with the letter of authorization made in accordance with regulations of law.
2. The trust agreement must contain basic contents as prescribed in Appendix III enclosed herewith and shall:
a) Not have any terms that facilitate the fund management company’s avoidance of legal liability to pay compensation for damage caused by its mistake or deliberate commission of violations;
b) Not have any terms that limit the scope of compensation or financial liabilities to the trustor without legitimate reasons; or transfer the risks to the trustor in case it has mistakes or deliberately commits violations;
c) Not have any terms of unfair treatment to the trustor.
3. The trust agreement, the trustor's approvals that allow the fund management company to act as the owner of trust assets and conduct transactions, notifications of investment limits, investment orders, orders for exercise of rights of asset ownership prescribed in this Article shall be prepared either in physical or electronic form. Electronic documents must comply with the Law on e-transactions and its guiding documents. The fund management company must develop its own technological infrastructure to ensure security and confidentiality of clients’ information, store and provide data at the request of SSC and competent authorities.
4. When using a trustor’s assets to make investments, the fund management company shall comply with the following provisions:
a) If the use of assets for making investments is not stipulated in the trust agreement, the fund management company shall only make investments in deposits and money market instruments, including financial instruments and negotiable instruments as prescribed by law, listed securities, securities registered for trading, open-ended fund certificates, ETF certificates, the Government’s debt instruments, Government-backed bonds and municipal bonds, repo transactions in the Government’s debt instruments, Government-backed bonds and municipal bonds on trading systems of SEs.
b) The fund management company may use the trustor's assets to make capital contribution, purchase shares/stakes in unlisted or unregistered enterprises; make investments in privately placed corporate bonds, unlisted bonds, projects, real estate and assets other than listed and registered securities; conduct repo transactions in assets other than the Government’s debt instruments, Government-backed bonds and municipal bonds if such activities are permitted under the trust agreement. Such investments and transactions must comply with the following rules:
- The asset ownership is registered in the trustor’s name, unless otherwise requested in writing by the trustor. If the fund management company is requested to act as the asset’s owner on behalf of the trustor, before conducting any transaction, the fund management company must obtain the trustor’s written consent to the transaction and report transaction results to the trustor after completing the transaction. Transaction asset, originals of legal documents certifying asset ownership or originals or valid copies of the transaction contract/payment receipts must be adequately deposited and kept at the depository bank appointed by the trustor;
- With regard to repo transactions in assets other than the Government’s debt instruments, Government-backed bonds and municipal bonds, the trustor must act as a party of the transaction;
c) If the fund management company is requested to act as the asset’s owner on behalf of the trustor that is an insurer, credit institution, securities company or public company, the fund management company shall request the trustor to specify investment limits in writing and assume legal responsibility for type and volume of invested asset, investment value and methods in conformity with regulations on operations of the trustor, the Law on securities and charter of the trustor, especially in the following cases:
- Investments are made in the trustor: Investment in shares issued by the trustor must comply with regulations of the Law on enterprises and relevant laws;
- Investments are made in parent company, subsidiaries, joint-venture companies, associate companies and other organizations that are related persons of the trustor; organizations that are related persons of members of the Board of Directors or Board of Members or company’s president of the trustor;
- Investments are made in real estate, investment projects developed and managed by the trustor, its parent company, subsidiaries, joint-venture companies or associate companies, or organizations that are related persons of members of the Board of Directors or Board of Members or company’s president of the trustor;
- The trustor must notify, report and disclose information, get approval from competent authorities for the abovementioned transactions and investments in accordance with regulations on operations of the trustor, and approval from the General Meeting of Shareholders, Board of Members, Board of Directors and company’s owner for the abovementioned transactions and investments in accordance with the charter of the trustor;
d) If the ownership of the trust asset is in the name of the trustor, neither the fund management company nor the trustor may lend the trust asset or use it as a security for any loans, or for pledging, mortgaging, depositing or as a collateral in secured transactions for any entities, including the fund management company or trustor;
dd) If the trustor is a foreigner or an organization duly established under a foreign country’s law, the fund management company may make investments in or give financial support to enterprises as requested by the trustor or under terms and conditions of the trust agreement in accordance with relevant laws.
5. In case the fund management company manages investment portfolio on the trustor’s account, the trustor shall notify the securities company and depository members of entrustment of management of the investment portfolio to the fund management company, and also provide them with the trust agreement or another letter of authorization allowing the fund management company to conduct transactions on the trustor’s account.
6. During the validity of the trust agreement allowing the conduct of transactions on the trustor’s account prescribed in Clause 5 of this Article, the securities company and depository members shall only receive and perform trading orders, investment orders and payment orders from the fund management company and make certification of the trustor’s deposited assets on periodical reports on management of investment portfolios of the fund management company. The fund management company shall assume responsibility to fulfill its obligations to manage the investment portfolio, deposit assets, make ownership reports and disclose information and fully exercise rights of ownership in order to fully perform rights, benefits and obligations of the trustor according to regulations hereof.
7. In case investments are made as requested by the trustor, the fund management company shall:
a) Have an investment order given by the trustor in which the type of invested asset or investment-receiving organization, investment value or volume of invested asset, investment time and period, and name of owner of the invested asset must be specified;
b) In case the fund management company is requested to act as the asset's owner on behalf of the trustor:
- The fund management company shall request the trustor to provide adequate information ensuring that the trustor and its transaction partner, investment-receiving organization meet all transaction conditions laid down in Clause 4 of this Article and comply with regulations on operations of the trustor and the investment-receiving organization, and relevant laws;
- In case of investment in securities of a public company, public fund or public securities investment company, the trustor shall directly perform or authorize the fund management company in writing to perform ownership reporting and information disclosure obligations as prescribed in the Law on securities as internal actors and their related persons (if the trustor is an internal actor or its/his/her related person as defined in the Law on securities) or a major shareholder (if the trustor is a major shareholder) or investor holding at least 5% of fund certificates as prescribed in the Law on securities (in which the number of shares or fund certificates owned by the trustor includes those in the trustor’s name and those invested and owned in the name of the fund management company on behalf of the trustor).
Article 17. Investment policies
1. The fund management company shall consolidate client identification information, including information about their beneficiaries (if any); financial health, investment experience, investment duration, investment objectives, acceptable level of risks, investment limits, sample investment portfolio and other requirements (if any) of the client; other necessary information concerning investment limits prescribed in Clause 4 Article 16 hereof.
2. Every year and where necessary, the fund management company shall update information for identifying trustors in accordance with Clause 1 of this Article. Trustors are required to adequately and punctually provide changes in their information to the fund management company. The fund management company is entitled to refuse to manage the investment portfolio of a trustor that fails to adequately and punctually provide information as requested.
3. The fund management company shall establish investment rules and policies to meet trustors’ demand based on consolidated information prescribed in Clause 1 of this Article. An investment policy must be clear and detailed, and fully indicate basic information about the level and type of risks, sample investment portfolio, administrative expenses, rights and responsibilities of the parties and other relevant important information. The investment policy is an integral part of the trust agreement.
4. In case the fund management company does not comply with the investment policy specified in the trust agreement, it shall adjust the investment portfolio within 15 days from the date of detection of such difference, incur all expenses related to this transaction and not charge management service for the part of investment portfolio that is unconformable with the investment policy.
5. With regard to any losses or profits from the investment which is unconformable with the investment policy or investment objectives, the fund management company shall pay compensation to the trustor under the written agreement between two parties or include all profits into the trustor’s portfolio immediately after adjusting the investment portfolio.
6. Regulations in Clause 4 and Clause 5 of this Article shall not apply in case the difference in the investment portfolio is caused by:
a) Price fluctuation of the assets in the trustor’s investment portfolio;
b) Payments made at the request of the trustor;
c) Consolidation, merger, full or partial division of the issuers;
d) The difference arises within 06 months from the effective date of the trust agreement.
Article 18. Investment implementation
1. The fund management company must ensure that trustors have enough money and assets to conduct transactions as prescribed by law.
2. The fund management company shall conduct transactions in assets between investment portfolios of trustors according to the following rules:
a) Any transactions in assets which are not listed securities or securities registered for trading on SEs require prior written approval from transaction parties. Such written approval must include the price, volume and time of transaction;
b) With regard to assets that are listed securities or securities registered for trading on SEs:
The transaction requires the prior approval given by the transaction parties or must be notified to relevant parties under the signed contract; additionally, the buying (selling) price shall not be higher (lower) than the closing price at the trading day or the trading price determined by the fund management company within the price margin at the trading day under the signed contract.
Article 19. Depositing assets of trustors
1. When managing investment portfolios, the fund management company is allowed to open depository accounts in its name at different depository banks to deposit trust assets according to the following rules:
a) Only a depository account for domestic trustors and a depository account for foreign trustors are opened at a depository bank;
b) A trustor may select one or several depository banks where the fund management company opens its depository accounts as prescribed in Point a of this Clause to deposit trust assets;
c) Assets of a trustor must be fully and punctually registered and deposited at the depository bank(s) selected by the trustor, separately and independently managed according to the following rules:
- With regard to assets whose ownership must be registered, the originals of legal documents proving the asset ownership must be deposited at the depository bank, except securities which have been registered and deposited. In case of securities issued in the form of book entries or of which the ownership is not proved by any legal documents, the fund management company shall deposit the originals or valid copies of the transaction contract and transaction documents at the depository bank;
With regard to assets which require ownership registration but are not yet registered in the name of the fund management company, the fund management company shall deposit the originals or valid copies of the transaction contract and transaction documents at the depository bank. The depository bank shall give certification of registration and depositing of these assets on periodical reports on management of investment portfolios of the fund management company until completing the ownership registration;
- With regard to assets of which the ownership must not be registered as prescribed by law, the fund management company shall deposit the originals or valid copies of the transaction contract and transaction documents at the depository bank;
- With regard to bank deposits and deposit contracts, the fund management company shall provide adequate information about such deposits and values of deposit contracts for the depository bank that shall monthly verify them with depository institutions;
- The fund management company shall request the issuers, investment-receiving organizations, depository institutions or organizations managing shareholder registers to carry out monthly verification and certification of asset ownership with the depository bank;
d) The settlement for the transactions of listed or registered securities must comply with the rule of transfer of securities on the settlement date, and rules of clearing and settlement as prescribed by laws. The payment for transactions of other assets shall be made in accordance with the legitimate orders and directives of the fund management company and other relevant laws. Bank transfers, payments and transfer of securities must be made correctly to transaction partners of trustors/accounts of trustors. Each payment must be conformable with the volume of assets/securities and the amounts specified in the payment receipt. Invoices, accounting records, electronic information and documents certifying payment and completion of transactions for trustors must be fully and accurately retained. Except transactions in assets between investment portfolios of trustors as prescribed in Clause 2 Article 18 hereof, the fund management company and depository bank/supervisory bank shall not make internal transfer of any amounts of money and assets between accounts of trustors;
dd) The fund management company must sign depository contract with the depository bank, deposit all assets acquired in Vietnam, and separately manage assets of trustors. The depository contract must be conformable with the trust agreement and, inter alia, contain the primary contents specified in Appendix IV enclosed herewith.
2. Trust assets, whether tangible or intangible, shall be registered and deposited on depository accounts in the name of the fund management company but still under the ownership of trustors and shall be considered as assets of neither the fund management company nor depository bank. Neither the fund management company nor depository bank may use these assets to make payments or as security for their debts or debts of a third party or the trustor.
3. The fund management company ensures that the trustor shall inherit the entire ownership of its/his/her assets on the trust account according to the following rules:
a) The fund management company shall only be the authorized representative of the trustor and shall only perform authorized operations as specified in the trust agreement;
b) The fund management company shall only use and manage assets on the trustor’s account according to the trust agreement or the trustor’s written directive;
c) The fund management company shall exercise the voting right and other rights of ownership according to the trustor’s written directive; punctually, fully and accurately notify the trustor of rights and benefits arising from the trustor’s assets.
Article 20. Receiving and returning assets of trustors
1. When managing investment portfolios, the fund management company may receive nonmonetary assets for management. An asset received and managed by the fund management company must meet the following requirements:
a) It is under the ownership of the trustor; there are adequate legal documents proving the trustor’s ownership of that asset;
b) It is freely transferable and not restricted from transfer at the effective date of the trust agreement;
c) It is not pledged, mortgaged, put up as collateral, security, guarantee or deposit in secured transactions as prescribed by the Civil Code.
2. The trustor shall transfer the ownership of assets on the trust portfolio to the fund management company according to the following rules:
a) With regard to assets whose ownership is registered, the trustor shall carry out procedures for transfer of asset ownership to the fund management company in accordance with regulations of law. Where the trust assets are securities which have been listed, registered or deposited, the transfer of asset ownership shall be performed through VSDCC without incurring service charges. The transfer of ownership of other assets will be carried out in accordance with regulations of relevant laws;
b) With regard to assets whose ownership is not registered, the capital entrustment shall be made by transfer of the trust asset which must be duly recorded. The record of transfer of trust asset must specify:
- Full name, contact address, number of ID card, citizen identity card or passport or other valid personal identification papers of the trustor that is an individual;
- Number of enterprise registration certificate or establishment decision or another document of equivalent validity of the trustor that is an organization; full name, contact address, number of ID card, citizen identity card or passport or other valid personal identification papers of the legal representative or authorized representative of the trustor that is an organization; enclosed with the minutes of meeting or resolution of the General Meeting of Shareholders, Board of Members, Board of Directors, or owner’s decision on entrustment of asset to the fund management company in conformity with the charter of the trustor;
- Type and volume of trust asset; value of trust asset; transfer date; signature of the trustor or the trustor’s representative and signature of legal representative of the fund management company.
c) An asset shall be treated as entrusted to the fund management company when the lawful ownership of asset has been transferred to the fund management company.
d) The value of the trust asset specified in the trust asset shall be determined by adopting the method of determination of net asset value in accordance with regulations on securities investment funds. With regard to assets other than listed securities, registered securities or negotiable instruments, the valuation of the trust asset may be carried out by the valuation enterprise in accordance with regulations on pricing.
3. The fund management company shall return the trust asset to the trustor at its/his/her written request according to the trust agreement. The transfer of asset ownership shall be made according to the trustor’s directive and the rules in Clause 2 of this Article. In case of return of assets which are registered or deposited securities, VSDCC shall carry out the transfer of asset ownership outside the securities trading system at the written request of the fund management company, trustor and depository bank.
Article 21. Management of indirect outward investment portfolios
1. The fund management company shall manage indirect outward investment portfolios after obtaining approval from SSC and indirect outward investment limits set by SBV.
2. Management of indirect outward investment portfolios must comply with regulations on management of securities investment portfolios herein, the Law on investment and the Law on banking.
3. The fund management company must enter into an indirect outward investment trust agreement with the trustor; such agreement must indicate the trust amounts, trust duration, indirect outward investment vehicles, rights and obligations of the parties, and comply with Clause 1 and Clause 2 Article 16 hereof and relevant laws. Indirect outward investment trust agreements must be separated from domestic investment trust agreements.
4. The fund management company must ensure that the offer and receipt of trusteeship to make indirect outward investments comply with law regulations on indirect outward investment.
5. The fund management company shall enter into a depository contract with a foreign depository institution to deposit assets used to make indirect outward investments. The foreign depository institution must be licensed to provide depository services in accordance with regulations of the foreign country’s law.
The fund management company shall enter into a contract with a depository bank in Vietnam; the depository bank in Vietnam may authorize a foreign depository institution to deposit assets used for making indirect outward investments and shall be fully responsible for such authorized depository service.
6. Within 05 working days from the date on which the fund management company enters into a depository contract with a foreign depository institution or the depository bank in Vietnam enters into an authorization contract with the foreign depository institution, or from the replacement of the foreign depository institution, the fund management company shall notify and provide SSC with the depository contract, authorization contract, copy of certificate of securities depository registration or another document of equivalent validity of the foreign depository institution.
7. Depositing and authorization to deposit assets used for making indirect outward investments must comply with regulations herein, regulations on securities investment funds and relevant laws.
Section 4. SECURITIES INVESTMENT CONSULTING
Article 22. Securities investment consulting
1. Securities investment consulting includes:
a) Providing advice to clients about investment policies and trading strategies, including investment allocation structure; invested assets and asset valuation methods; investment/transaction forms; investment times, volumes and prices which must be conformable with investment objectives and policies as well as levels of risks accepted by clients;
b) Publishing printed materials on securities investment after obtaining permission as prescribed by the Press Law; formulating and organizing the provision of programs for improving knowledge and disseminating information about securities investment and advanced training programs in securities investment.
2. Before providing securities investment consulting services, the fund management company shall consolidate and update client identification information, including information about their financial status, assets, incomes, investment objectives, investment forms, acceptable risk levels, experience and knowledge about investment and invested assets, and other information if deemed necessary. The fund management company may refuse to provide consulting service to the client that does not provide adequate information as requested.
3. When providing securities investment consulting services, the fund management company must arrange its consultants having securities practicing certificate to provide advice directly to each client.
4. At least 05 working days before replacement of a consultant, the fund management company shall notify it in writing to the client and provide the client with information about the substitute consultant.
5. The fund management company must sign securities consulting contract with each client. The contract must include the following information:
a) Scope of securities investment consulting, methods of service provision, and assets;
b) Contract term, service price;
c) Full name and resume of the consultant’s experience;
d) Rights and duties of the contract parties.
Article 23. Regulations on securities investment consulting provided by fund management companies
1. Consulting service must be provided to clients in a voluntary, fair and truthful manner; clients must be provided with adequate, timely and accurate information to make investment decisions.
2. Information, data and economic forecasts must be provided for clients based on actual events and must be accompanied by reference materials which have been issued and publicly disclosed by professional financial and economic organizations. Consulting contents must be based on prudent, reasonable and scientific analysis results obtained from reliable information sources. Reports on analysis of securities and securities market and transaction recommendations must be provided with their sources and responsible persons.
3. When providing consulting for investment in an asset, the fund management company must ensure that investment is conformable with investment objectives, acceptable risk level and financial capacity of the trustor; additionally, the fund management company and its consultant must disclose their benefits related to that asset if it is owned by the company or its consultant.
4. The consultant shall clearly imply that his/her advice about investments given to the client is only for reference purposes and the client shall incur any risks from its/his/her investment decision.
5. When providing securities investment consulting, the fund management company and its consultants shall:
a) Not provide advice to the client for making investment in an asset without providing adequate information about that asset and its issuer;
b) Not act as a broker for a sale or purchase between the client and a third party; not act as a broker for asset borrowing or lending between the client and the fund management company or between the client and a third party;
c) Not provide unverified or false information or rumors to clients; not provide untruthful or misleading information, forecasts or persuade, entice, incite or induce clients to trade in assets which are not conformable with their investment objectives, investment experience, awareness of risks, acceptable risk levels and financial capacity; not provide information that causes misunderstanding about profits and risks of an asset;
d) Not offer gifts or use material benefits in any forms to induce or incite clients to trade in a certain type of assets; not claim or receive, whether in personal name or in the name of any entity, remuneration or material benefits, in addition to service charges prescribed in the signed consulting contract, from clients, the fund management company or any third party to induce clients to trade in a certain type of assets;
dd) Not make investments on behalf of clients, or receive money or assets of clients to make investments or conduct transactions, unless a trustor has entered into a trust agreement with the fund management company;
e) Not forecast prices of assets in the future or guarantee investment returns, except investments in fixed-income securities or investment products with capital preservation; not enter into any agreement on sharing of profits or losses with clients.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực