Chương II Thông tư 99/2020/TT-BTC: Quy định về quản trị công ty, cơ cấu tổ chức của công ty quản lý quỹ
Số hiệu: | 99/2020/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Chứng khoán, Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Điều lệ công ty quản lý quỹ được xây dựng phù hợp với mô hình tổ chức hoạt động của công ty và phải có tối thiểu các nội dung theo Điều lệ mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này. Công ty quản lý quỹ là công ty đại chúng tham chiếu Điều lệ mẫu áp dụng đối với công ty đại chúng để xây dựng Điều lệ công ty.
2. Công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan về quản trị công ty.
1. Cơ cấu tổ chức, quyền, nghĩa vụ, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ủy ban kiểm toán, bộ phận kiểm toán nội bộ, Ban điều hành; điều kiện, việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Chủ tịch Ủy ban kiểm toán, thành viên Ủy ban kiểm toán do Điều lệ công ty quy định, phù hợp với quy định của pháp luật về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng, các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và không trái với các quy định tại Thông tư này.
2. Thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên công ty quản lý quỹ không được là thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, Ban điều hành, người hành nghề quản lý quỹ của một công ty quản lý quỹ khác hoặc thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, Ban điều hành, nhân viên tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ cho quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán mà công ty đang quản lý.
1. Công ty quản lý quỹ là công ty đại chúng hoặc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty.
2. Bộ phận kiểm toán nội bộ có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, đánh giá cơ cấu tổ chức, hoạt động quản trị công ty, hoạt động điều hành, phối hợp của từng bộ phận, từng vị trí công tác nhằm ngăn ngừa các xung đột lợi ích, bảo vệ quyền lợi của khách hàng;
b) Kiểm tra, đánh giá mức độ đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả, mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ công ty; hệ thống kiểm soát nội bộ; các chính sách, quy trình nội bộ, bao gồm quy tắc về đạo đức nghề nghiệp, quy trình nghiệp vụ, quy trình và hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống công nghệ thông tin, kế toán, quy trình và hệ thống báo cáo, công bố thông tin, quy trình tiếp nhận và xử lý tố cáo, khiếu kiện từ khách hàng và các quy định nội bộ khác;
c) Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính trung thực, mức độ cẩn trọng, tuân thủ các quy trình nghiệp vụ và quản trị rủi ro;
d) Thực hiện việc kiểm toán hoạt động theo kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm phải được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Kiểm toán nội bộ được thực hiện hằng năm và đột xuất;
- Các hoạt động, quy trình, bộ phận phải được đánh giá mức độ rủi ro theo quy định nội bộ của công ty. Các hoạt động, quy trình, bộ phận có mức độ rủi ro cao được tập trung nguồn lực, ưu tiên thực hiện kiểm toán trước và được kiểm toán tối thiểu mỗi năm một lần;
- Kế hoạch kiểm toán định kỳ hằng năm phải được điều chỉnh khi có thay đổi về mức độ rủi ro của các hoạt động, quy trình, bộ phận;
đ) Thực hiện kiểm toán toàn bộ hoạt động của tất cả các bộ phận trong công ty tối thiểu hai năm một lần;
e) Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công ty; theo dõi kết quả thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán đã được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty phê duyệt.
3. Hoạt động kiểm toán nội bộ phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Độc lập: bộ phận kiểm toán nội bộ và hoạt động của bộ phận này độc lập với các bộ phận và hoạt động khác của công ty quản lý quỹ, không chịu sự quản lý của Ban điều hành công ty quản lý quỹ. Nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ không được kiêm nhiệm làm việc tại các bộ phận khác của công ty quản lý quỹ;
b) Khách quan: kiểm toán nội bộ phải khách quan, công bằng, không định kiến, không tác động, không bị can thiệp khi thực hiện nhiệm vụ của mình;
c) Trung thực: công tác kiểm toán nội bộ phải được thực hiện một cách trung thực, cẩn trọng và có trách nhiệm;
d) Phối hợp: bộ phận kiểm toán nội bộ được toàn quyền tiếp cận không hạn chế các thông tin, tài liệu của công ty. Thành viên Ban điều hành và toàn bộ nhân viên của công ty quản lý quỹ có trách nhiệm phối hợp, cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác toàn bộ thông tin, tài liệu liên quan, theo yêu cầu của bộ phận kiểm toán nội bộ. Các bộ phận trong công ty có trách nhiệm thông báo cho bộ phận kiểm toán nội bộ khi phát hiện những yếu kém, tồn tại, các sai phạm, rủi ro hoặc thất thoát lớn về tài sản của công ty hoặc của khách hàng;
đ) Bảo mật: bộ phận kiểm toán nội bộ, nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ có trách nhiệm bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán, ngoại trừ trường hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Nhân sự bộ phận kiểm toán nội bộ khi được bổ nhiệm phải đảm bảo:
a) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;
b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm được bổ nhiệm;
c) Có chứng chỉ hành nghề quản lý tài sản tại các quốc gia là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) hoặc đã thi đạt chứng chỉ quốc tế về phân tích đầu tư CFA từ bậc II trở lên (Chartered Financial Analyst level II) hoặc CIIA (Certified International Investment Analyst - Final Level); hoặc có chứng chỉ hành nghề chứng khoán; hoặc có chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
5. Cơ cấu nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ phải có tối thiểu một nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên do Việt Nam cấp; hoặc các chứng chỉ quốc tế về kế toán, kiểm toán như chứng chỉ ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants), CA (Chartered Accountants), ACA (Associate Chartered Accountants); hoặc đã có thời gian công tác từ 03 năm trở lên ở bộ phận pháp chế, thanh tra, quản lý, giám sát hoạt động các tổ chức tài chính tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán nhà nước.
6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ, công ty quản lý quỹ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và gửi kèm các tài liệu sau:
a) Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc quyết định của chủ sở hữu về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ;
b) Hồ sơ cá nhân, lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (đối với nhân viên mới), bản sao hợp lệ các tài liệu đảm bảo nhân viên và cơ cấu nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ đáp ứng quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.
7. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ hằng năm kịp thời cho Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Báo cáo kiểm toán nội bộ phải nêu rõ ý kiến đánh giá, kết luận của bộ phận kiểm toán nội bộ, cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán; ý kiến giải trình của đối tượng kiểm toán; các biện pháp khắc phục, xử lý vi phạm và hoàn thiện.
1. Công ty quản lý quỹ phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty, thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban điều hành và ban hành các quy định về kiểm soát nội bộ bao gồm cơ chế, chính sách, quy trình và quy định nội bộ.
2. Bộ phận kiểm soát nội bộ có trách nhiệm:
a) Giám sát bảo đảm hoạt động của từng vị trí, từng bộ phận và toàn bộ hoạt động công ty tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của công ty;
b) Giám sát việc thực thi trách nhiệm của toàn bộ nhân viên trong công ty đối với các hoạt động được giao, phân cấp, ủy quyền. Nguyên tắc phân cấp, ủy quyền trong công ty phải bảo đảm:
- Cơ chế phân cấp, ủy quyền phải rõ ràng, cụ thể, minh bạch, bảo đảm tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong công ty. Quy trình nghiệp vụ phải bảo đảm tách biệt được giữa các chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí, bộ phận trong công ty, từ hoạt động phân tích, thẩm định, chấp thuận hoặc phê duyệt hoặc quyết định thực hiện, tổ chức thực hiện, báo cáo và giám sát sau khi đầu tư;
- Một cá nhân không được đảm nhiệm nhiều vị trí mà có thể thực hiện các hoạt động có mục đích, lợi ích mâu thuẫn với nhau hoặc chồng chéo nhau. Nhân sự được bố trí, bảo đảm một cá nhân không thể độc lập, tự mình ra quyết định và thực hiện từ hai hoạt động trở lên trong toàn bộ quy trình nghiệp vụ mà không cần tham vấn các bộ phận, cá nhân khác;
c) Tham gia xây dựng, giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách, quy chế, quy trình, quy định nội bộ của công ty nhằm ngăn ngừa xung đột lợi ích; giám sát việc thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp; tổng hợp, lưu trữ, thống kê và giám sát hoạt động kinh doanh của công ty và các giao dịch cá nhân của nhân viên công ty;
d) Tham gia xây dựng quy trình, tổ chức thực hiện công tác quản trị rủi ro của công ty và cho từng khách hàng ủy thác; kịp thời nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro, thiết lập hạn mức đầu tư và có biện pháp ngăn ngừa, quản lý các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động đầu tư của công ty và của khách hàng ủy thác;
đ) Giám sát bảo đảm giá trị tài sản ròng của danh mục ủy thác, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán được định giá phù hợp với quy định của pháp luật và quy định nội bộ; tài sản và các nguồn lực của công ty được quản lý an toàn, hiệu quả; tài sản khách hàng ủy thác được quản lý tách biệt, độc lập; báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động, báo cáo về các chỉ tiêu an toàn tài chính và các báo cáo khác của công ty được lập trung thực, chính xác, kịp thời, cập nhật đầy đủ theo quy định của pháp luật;
e) Giám sát, bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và quản lý trung thực, đầy đủ, kịp thời và chính xác; có hệ thống thông tin dự phòng để kịp thời xử lý những sự cố phát sinh như thiên tai, cháy, nổ, bảo đảm duy trì hoạt động liên tục của công ty;
g) Đề xuất phương án giải quyết, xử lý tranh chấp, xung đột lợi ích, khiếu kiện từ khách hàng, đối tác; các phương án dự phòng khắc phục hậu quả khi sự cố xảy ra;
h) Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ trong trường hợp công ty quản lý quỹ không phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ.
3. Nhân sự bộ phận kiểm soát nội bộ phải đảm bảo các quy định sau:
a) Đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này;
b) Có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 02 năm tại các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của các công ty quản lý quỹ hoặc công ty chứng khoán hoặc tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức kiểm toán hoặc tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán nhà nước;
c) Không phải là người có liên quan của thành viên Ban điều hành và không được kiêm nhiệm làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh chứng khoán được cấp phép.
4. Cơ cấu nhân sự của bộ phận kiểm soát nội bộ phải có tối thiểu:
a) Một nhân viên kiểm soát tuân thủ có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành luật và có kinh nghiệm làm việc về luật ít nhất là 01 năm;
b) Một nhân viên có các chứng chỉ về kế toán, kiểm toán quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành kế toán hoặc kiểm toán và có kinh nghiệm làm việc về kế toán hoặc kiểm toán ít nhất là 01 năm;
c) Trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ phải đáp ứng quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi nhân viên kiểm soát nội bộ, công ty quản lý quỹ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và gửi kèm các tài liệu sau:
a) Quyết định của Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi nhân viên kiểm soát nội bộ;
b) Danh sách kèm theo hồ sơ cá nhân, lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (đối với nhân viên mới); bản sao hợp lệ các tài liệu khác đảm bảo nhân viên và cơ cấu nhân sự của bộ phận kiểm soát nội bộ đáp ứng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
6. Công ty quản lý quỹ phải gửi báo cáo kiểm soát nội bộ hằng năm cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Báo cáo phải chỉ rõ các rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động của công ty, hoạt động quản lý tài sản ủy thác và các hoạt động kiểm tra, giám sát ở từng đơn vị, từng bộ phận, từng hoạt động nghiệp vụ được cấp phép.
1. Công ty quản lý quỹ phải bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (nếu có) đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 75 Luật Chứng khoán.
2. Ngoài Tổng giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), công ty quản lý quỹ phải bảo đảm luôn có tối thiểu 05 nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ trong quá trình hoạt động.
3. Công ty quản lý quỹ phải bố trí người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán tại các vị trí sau:
a) Người điều hành quỹ; trưởng, phó trưởng các bộ phận nghiệp vụ về phân tích đầu tư, thẩm định đầu tư, quyết định đầu tư; nhân viên trực tiếp thực hiện phân tích đầu tư, thẩm định đầu tư, quyết định đầu tư phải có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;
b) Trưởng, phó trưởng bộ phận tư vấn đầu tư chứng khoán, nhân viên trực tiếp tư vấn đầu tư chứng khoán; trưởng, phó trưởng bộ phận thực hiện đầu tư, nhân viên trực tiếp thực hiện đầu tư cho khách hàng ủy thác phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp.
4. Công ty quản lý quỹ phải miễn nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, người điều hành quỹ trong thời hạn 07 ngày làm việc khi các cá nhân này vi phạm quy định tại Điều 12, khoản 2 Điều 98 Luật Chứng khoán hoặc thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị cấm hành nghề kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, thay đổi người điều hành quỹ, công ty quản lý quỹ phải thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và gửi kèm các tài liệu sau:
a) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, người điều hành quỹ;
b) Danh sách Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, người điều hành quỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao hợp lệ các tài liệu bảo đảm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, người điều hành quỹ mới đáp ứng quy định của pháp luật về chứng khoán.
1. Tên văn phòng đại diện trong nước của công ty quản lý quỹ phải bao gồm tên công ty quản lý quỹ kèm theo cụm từ “văn phòng đại diện” và tuân thủ quy định về tên văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện trong nước của công ty quản lý quỹ bị thu hồi quyết định thành lập trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
b) Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện có thông tin sai sự thật;
c) Hoạt động sai mục đích, không đúng với nội dung quyết định thành lập văn phòng đại diện.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc bị thu hồi quyết định thành lập văn phòng đại diện, công ty quản lý quỹ tiến hành đóng cửa văn phòng đại diện và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
1. Tên chi nhánh trong nước của công ty quản lý quỹ phải bao gồm tên công ty quản lý quỹ kèm theo cụm từ “chi nhánh” và tuân thủ quy định về tên chi nhánh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Chi nhánh trong nước của công ty quản lý quỹ bị thu hồi quyết định thành lập trong các trường hợp sau:
a) Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
b) Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh có thông tin sai sự thật;
c) Hoạt động sai mục đích, không đúng với nội dung quyết định thành lập chi nhánh;
d) Không đáp ứng các điều kiện về trụ sở, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán được cấp phép sau thời hạn khắc phục tối đa là 03 tháng kể từ ngày không đáp ứng các điều kiện;
đ) Không hoạt động trong vòng 03 tháng kể từ ngày được cấp quyết định thành lập chi nhánh.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc bị thu hồi quyết định thành lập chi nhánh, công ty quản lý quỹ tiến hành đóng cửa chi nhánh và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
ADMINISTRATION AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF FUND MANAGEMENT COMPANIES
Article 3. Charter and rules for administration of fund management companies
1. Charter of a fund management company shall be formulated in conformity with its organizational and operational model, and contain the primary contents of the sample charter in Appendix XII enclosed herewith. The fund management company that is a public company shall formulate its charter by referring to the sample charter of a public company.
2. Fund management companies must comply with regulations of the Law on Securities, the Law on enterprises, this Circular and relevant laws on company administration.
Article 4. Board of Directors, Board of Members and Board of Controllers
1. Organizational structure, rights, obligations and operations of the Board of Directors, Board of Members, Board of Controllers, audit committee, internal audit unit, Executive Board; eligibility requirements, election, dismissal, rights and obligations of members and Chairperson of the Board of Directors, members and Chairperson of the Board of Members, Company’s President, Chief Controller, Controllers, Chairperson and members of the audit committee shall be specified in the company’s charter, conformable with regulations on company administration applicable to public companies and regulations on enterprises, and not contrary to regulations herein.
2. A member of the Board of Directors or Board of Members of a fund management company may not act as a member of the Board of Directors, Board of Members, or Executive Board or fund management practitioner of another fund management company or a member of the Board of Directors, Board of Members, or Executive Board or employee of the depository bank or supervisory bank providing services to securities investment fund or securities investment company managed by the fund management company.
1. The fund management company that is a public company or manages a public fund or a public securities investment company is required to establish an internal audit unit. The internal audit unit is affiliated to the Board of Directors or Board of Members or company’s owner.
2. The internal audit unit shall:
a) inspect and evaluate the organizational structure, company administration, management and cooperation of each department and holder of each working position in order to prevent conflicts of interest and protect benefits of clients;
b) inspect and evaluate the adequacy, effectiveness, efficiency and compliance with regulations of law and the company’s charter; internal control system; internal policies and procedures, including rules of professional ethics, business process, risk management system and procedures, information technology system, accounting, reporting system and procedures, information disclosure, procedures for receiving and settling denunciations and complaints from clients and other internal regulations;
c) inspect the validity, legitimacy, truthfulness, prudency and compliance with business process and risk management procedures;
d) perform operational audit according to the annual internal audit plan. The annual internal audit plan must be approved by the Board of Directors or Board of Members or company’s owner before it is implemented. The annual internal audit plan must comply with the following rules:
- The internal audit must be carried out annually and on ad hoc basis;
- The level of risks to operation, procedures and departments must be assessed according to the company’s internal regulations. The audit of operation, procedures and departments with high risks shall be given priority and performed every year;
- The annual audit plan must be adjusted upon the occurrence of change in the level of risks to operation, procedures and departments;
dd) perform audit of operations of all departments in the company every two years;
e) propose solutions for enhancing operational efficiency and effectiveness of the company; monitor the implementation of recommendations after the audit which have been approved by the Board of Directors or the Board of Members or company’s owner.
3. The internal audit must comply with the following rules:
a) Independence: The internal audit unit and its operations must be independent from other departments and operations of the fund management company, and shall not bear the management of its Executive Board. Employees of the internal audit unit are not allowed to concurrently hold any other working positions in the fund management company;
b) Objectivity: internal auditors must be objective, unbiased and unprejudiced, and not be influenced and tampered when performing their tasks;
c) Truthfulness: The internal audit must be performed in an honest, discreet and responsible manner;
d) Cooperation: The internal audit unit is entitled to access all information and documents of the company. Members of the Executive Board and all employees of the fund management company shall cooperate and provide adequate, timely, truthful and accurate information and documents at the request of the internal audit unit. Departments in the company shall notify the internal audit unit when detecting any weaknesses, shortcomings, violations, risks or loss of assets of the company or its clients;
dd) Confidentiality: The internal audit unit and its employees shall keep confidentiality of any information obtained during the audit, unless the information must be provided at the request of competent authorities.
4. When being appointed, an employee of the internal audit unit shall:
a) Not be facing criminal prosecution, serving an imprisonment sentence or being banned from securities trading as prescribed by law;
b) Not incur any administrative penalties for securities- and securities market-related offences in the last 06 months prior to the appointment date;
c) Have an asset management practicing certificate issued in a member State of the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) or an international certificate in investment analysis such as CFA (Chartered Financial Analyst) level II or higher, CIIA (Certified International Investment Analyst) - Final Level, or securities practicing certificate, or possess certificate of fundamentals of securities and securities market, and certificate of law in securities and securities market.
5. The internal audit unit must be composed of at least an employee who possesses an auditor’s certificate or certificate of accountant issued in Vietnam, or an international audit or accounting certificate such as ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants), CA (Chartered Accountants), or ACA (Associate Chartered Accountants), or who has at least 03 years’ experience in legal department, inspection, management and supervision of financial institutions in finance, banking, insurance, securities or state audit authorities.
6. Within 07 working days from the date of appointment, dismissal or replacement of an employee of the internal audit unit, the fund management company shall send a notification thereof and the following documents to SSC:
a) The resolution or decision of the Board of Directors or Board of Members or the owner’s decision on appointment, dismissal or replacement of an employee of the internal audit unit;
b) The personal records and judicial record issued within the last 06 months prior to the application date (for a new employee), valid copies of documents proving that the employee and organizational structure of the internal audit unit meets the conditions in Clause 4 and Clause 5 of this Article.
7. The internal audit unit must promptly send the report on annual internal audit to the Board of Directors or Board of Members or the company’s owner and SSC. The report on internal audit must include opinions and conclusions given by the internal audit unit, grounds for auditor’s opinions, explanations of the subject of the audit, remedial measures and actions against violations.
1. The fund management company must establish an internal control system suitable for its organizational structure, establish an internal control unit affiliated to the Executive Board, and issue regulations on internal control, including internal mechanisms, policies, procedures and rules.
2. The internal control unit shall:
a) Supervise the compliance by each working position holder, each department and all operations of the company with relevant laws, policies, business process and the company’s internal regulations;
b) Supervise the fulfillment of assigned/authorized tasks by all employees in the company. Principles of power decentralization and authorization in the company must comply with the following provisions:
- The mechanism for power decentralization and authorization must be clear, explicit and transparent, and ensure the clear division of tasks and powers between employees and departments in the company. The business process must ensure the clear division of functions and tasks between working position holders and departments in the company, including analysis, appraisal, acceptance, approval or decision, implementation, reporting and supervision of investments;
- An individual may not hold multiple working positions that allow him/her to perform acts with conflicted or overlapped purposes/interests. Personnel is arranged to ensure that an individual cannot independently make his/her own decision and perform two or more operations in the business process without consulting other departments/individuals;
c) Engage in the formulation and supervision of implementation of the company's internal policies, procedures and rules in order to prevent the conflict of interest; supervise the compliance with the code of professional ethics; consolidate, retain and supervise business operations of the company and personal transactions conducted by the company’s employees;
d) Engage in the formulation and implementation of procedures for management of risks to the company and each trustor; punctually identify and evaluate risks, establish investment limits and adopt measures for preventing and managing potential risks in investments of the company and its trustors;
dd) Supervise to ensure that the net asset values (NAV) of the trust portfolios, securities investment funds and securities investment companies are assessed in conformity with regulations of law and internal regulations; the company’s assets and sources are managed safely and effectively; assets of trustors are managed separately and independently; financial statements, operational reports, reports on financial safety indicators and other reports of the company are truthfully, accurately and punctually prepared, and adequately updated in accordance with regulations of law;
e) Supervise and truthfully, punctually and accurately manage the financial information system; develop a backup information system to promptly deal with any arising issues such as disaster, fire or explosion, etc. and maintain the uninterrupted operation of the company;
g) Propose plans for settling disputes, conflict of interests or claims from clients or partners, and contingency plans for remedying consequences when problems occur;
h) Perform internal audit functions in case the fund management company is not required to establish the internal audit unit.
3. An employee of the internal control unit shall:
a) Meet the conditions in Clause 4 Article 5 hereof;
b) Have at least 02 years’ experience of working in specialized departments of fund management companies, securities companies, credit institutions, insurance firms, audit organizations or finance, banking, insurance, securities or state audit authorities;
c) Be not a related person of the member of the Executive Board and not concurrently hold other working positions in specialized departments directly related to licensed securities activities.
4. The internal control unit must be composed of at least:
a) a compliance control employee who possesses bachelor’s degree in law or higher and has at least 01 year's experience of working in law;
b) an employee who possesses an accounting or audit certificate as prescribed in Clause 5 Article 5 hereof, or bachelor’s degree in accounting or audit or higher and has at least 01 year’s experience of working in accounting or audit;
c) a head of the internal control unit who meets the condition in Point a or Point b of this Clause.
5. Within 07 working days from the date of appointment, dismissal or replacement of an employee of the internal control unit, the fund management company shall send a notification thereof and the following documents to SSC:
a) The decision issued by General Director (Director) on appointment, dismissal or replacement of an employee of the internal control unit;
b) The list of employees, enclosed with personal records and judicial record issued within the last 06 months prior to the application date (for a new employee), valid copies of other documents proving that the employee and organizational structure of the internal control unit meets the conditions in Clause 3 and Clause 4 of this Article.
6. The fund management company must send the report on annual internal control to SSC. The report must indicate potential risks in operations of the company, management of trust assets, and inspection/supervision of each unit/department and each licensed operation.
Article 7. Executive Board and employees of a fund management company
1. The fund management company must appoint General Director (Director), and Deputy General Directors (Deputy Directors) in charge of securities trading operations (if any) who meet the conditions in Clause 5 Article 75 of the Law on Securities.
2. In addition to General Director (Director) and Deputy General Directors (Deputy Directors), the fund management company must have at least 05 employees possessing fund management practicing certificate during its operation.
3. The fund management company must arrange persons having securities practicing certificate to hold the following working positions:
a) Executives of the fund; managers and deputy managers of specialized departments in investment analysis, investment appraisal and investment decision-making; employees directly taking charge of investment analysis, investment appraisal and investment decision-making must possess fund management practicing certificate;
b) Manager and deputy manager of securities investment consulting department, and securities investment consultants; manager and deputy manager of investment department, and employees directly making investments for trustors must possess appropriate securities practicing certificate.
4. The fund management company must dismiss General Director (Director), and Deputy General Directors (Deputy Directors) in charge of securities trading operations, and executives of the fund within 07 working days when they commit any of the violations in Article 12 and Clause 2 Article 98 of the Law on Securities or in case they are facing criminal prosecution or serving an imprisonment sentence or being banned from securities trading as prescribed by law.
5. Within 05 working days from the date of ratification of the decision on appointment, dismissal or replacement of General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director) in charge of securities trading operations, or an executive of the fund, the fund management company shall send a notification thereof and the following documents to SSC:
a) The decision on appointment or dismissal of General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director) in charge of securities trading operations, or executive of the fund;
b) The list of General Director (Director), Deputy General Directors (Deputy Directors) in charge of securities trading operations, and executives of the fund, made according to the form in Appendix I enclosed herewith; valid copies of documents proving that General Director (Director), Deputy General Directors (Deputy Directors) in charge of securities trading operations, and executives of the fund meet the conditions laid down in the Law on Securities.
Article 8. Representative offices
1. Name of a domestic representative office of the fund management company shall consist of the name of the fund management company and the phrase “representative office” and comply with regulations on naming of representative offices in the Law on enterprises.
2. The domestic representative office of the fund management company shall have its establishment decision revoked in the following cases:
a) The fund management company is dissolved, declared bankrupt or has its securities trading license revoked;
b) The application for approval of establishment of the representative office contains inaccurate information;
c) The representative office operates for wrong purposes or against its establishment decision.
3. Within 15 days from the receipt of SSC’s written notification of revocation of the decision to establish the representative office, the fund management company shall shut down its representative office and report it to SSC in accordance with regulations of the Law on Securities.
1. Name of a domestic branch of the fund management company shall consist of the name of the fund management company and the phrase “branch” and comply with regulations on naming of branches in the Law on enterprises.
2. The domestic branch of the fund management company shall have its establishment decision revoked in the following cases:
a) The fund management company is dissolved, declared bankrupt or has its securities trading license revoked;
b) The application for approval of establishment of the branch contains inaccurate information;
c) The branch operates for wrong purposes or against its establishment decision;
d) It fails to meet requirements for headquarters and equipment serving the performance of licensed securities operations after a maximum duration of at least 03 months for remedying unsatisfactory requirements;
dd) The branch fails to operate within 03 months from the issue date of the decision to establish the branch.
3. Within 15 days from the receipt of SSC’s written notification of revocation of the decision to establish the branch, the fund management company shall shut down its branch and report it to SSC in accordance with regulations of the Law on Securities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực