Phần D: Thông tư 84/2008/TT-BTC Đăng ký thuế, khấu trừ thuế, khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế
Số hiệu: | 84/2008/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Nguyễn Công Nghiệp |
Ngày ban hành: | 30/09/2008 | Ngày hiệu lực: | 22/11/2008 |
Ngày công báo: | 07/11/2008 | Số công báo: | Từ số 595 đến số 596 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thuế thu nhập cá nhân - Ngày 30/9/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Theo đó, các khoản thu nhập chịu thuế được chia thành thu nhập từ: kinh doanh; tiền lương, tiền công; từ đầu tư vốn; từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản và các khoản thu nhập khác. Từ cách phân loại này, việc áp dụng thuế suất được quy định theo 2 hướng: đối với thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền công, áp dụng biểu thuế suất luỹ tiến từng phần; các khoản thu nhập còn lại, áp dụng biểu thuế toàn phần. Ngoài ra, Thông tư cũng bổ sung thêm các khoản thu nhập sau vào diện miễn thuế: Thu nhập từ tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn lương làm việc ban ngày, làm việc trong giờ; lương hưu; học bổng nhận từ ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ; thu nhập từ viện trợ, từ thiện; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ... Việc giảm trừ cho người phụ thuộc được thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 1 lần vào 1 đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó. Trường hợp nhiều đối tượng nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì các đối tượng nộp thuế phải tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế… Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, nhà đầu tư được đăng ký một trong hai phương pháp nộp thuế. Phương pháp 1, nộp 0,1% trên giá trị mỗi lần chuyển nhượng, phương pháp 2, nộp 20% trên tổng lợi nhuận thu được từ kinh doanh chứng khoán. Nộp theo cách 2, nhà đầu tư vẫn phải tạm nộp 0,1% trên tổng giá trị mỗi lần giao dịch. Đến hết năm, cơ quan thuế sẽ thực hiện việc quyết toán thuế, nếu nộp thừa nhà đầu tư được nhận lại, nếu thiếu phải nộp bù... Thu nhập chịu thuế là giá bán trừ (-) giá mua và các chi phí liên quan. Giá mua, giá bán chứng khoán được xác định là giá khớp lệnh tại Trung tâm/Sở giao dịch chứng khoán hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng không ghi giá chuyển nhượng hoặc ghi giá thấp hơn giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán được chuyển nhượng tại thời điểm bán thì giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định theo sổ sách kế toán của công ty phát hành chứng khoán… Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối tượng phải đăng ký thuế
Theo quy định tại Điều 21 của Luật Quản lý thuế; Điều 2 và Điều 8 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, đối tượng phải đăng ký thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
1.1. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập, bao gồm:
1.1.1. Các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh kể cả các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, thuộc đối tượng phải đăng ký thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế.
1.1.2. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp.
1.1.3. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
1.1.4. Các đơn vị sự nghiệp.
1.1.5. Các tổ chức quốc tế và tổ chức nước ngoài.
1.1.6. Các Ban quản lý dự án, Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài.
1.1.7 Các đơn vị trả thu nhập khác.
Trường hợp cơ quan trả thu nhập có đơn vị trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán riêng thì các đơn vị này cũng phải thực hiện đăng ký thuế.
1.2. Cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:
1.2.1. Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh bao gồm cả cá nhân hành nghề độc lập; cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký thuế thu nhập cá nhân đồng thời với việc đăng ký các loại thuế khác.
1.2.2. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công.
1.2.3. Các cá nhân có thu nhập chịu thuế khác (nếu phát sinh thường xuyên).
Các đối tượng nêu tại điểm 1.1 và điểm 1.2 nêu trên nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì không phải đăng ký mới. Mã số thuế đã cấp được tiếp tục sử dụng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân có nhiều khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì chỉ đăng ký thuế một lần. Mã số thuế được sử dụng chung để khai thuế đối với tất cả các khoản thu nhập.
2. Hồ sơ đăng ký thuế
2.1. Đối với tổ chức và cá nhân kinh doanh, hồ sơ đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại điểm 2 mục I phần II Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế.
Trường hợp nhiều người cùng góp vốn, cùng tham gia kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh) thì người đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế theo hướng dẫn tại Thông tư 85/2007/TT-BTC nêu trên để được cấp mã số thuế cho bản thân. Mã số thuế của người đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh được sử dụng khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài,... chung cho cả nhóm và khai thuế thu nhập cá nhân cho bản thân người đại diện. Mỗi cá nhân góp vốn khác đều phải thực hiện đăng thuế để được cấp mã số thuế riêng như đối với cá nhân kinh doanh.
2.2. Đối với đơn vị trả thu nhập không phải là tổ chức kinh doanh, hồ sơ đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại điểm 2.10 mục I phần II Thông tư số 85/2007/TT-BTC nêu trên.
2.3. Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán) và các cá nhân có thu nhập chịu thuế khác, hồ sơ đăng ký thuế gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 01/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu.
3. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế
3.1. Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh bao gồm cả cá nhân hành nghề độc lập: địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 85/2007/TT-BTC nêu trên.
3.2. Đối với các cơ quan quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, địa điểm nộp hồ sơ như sau:
3.2.1. Cơ quan Trung ương, cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục thuế.
3.2.2. Cơ quan thuộc, trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan cấp huyện nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Chi cục Thuế.
3.2.3. Cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài,... nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục thuế nơi cơ quan đóng trụ sở chính.
3.3. Cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nộp hồ sơ đăng ký thuế tại đơn vị trả thu nhập hoặc cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập. Trường hợp cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế tại đơn vị trả thu nhập, đơn vị trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp tờ khai đăng ký thuế của các cá nhân và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
3.4. Các cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế khác nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú.
3.5. Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập: từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công, từ các khoản thu nhập chịu thuế khác được lựa chọn nơi nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan, đơn vị trả thu nhập hoặc tại Chi cục Thuế nơi kinh doanh.Bổ sung
1. Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của đối tượng nộp thuế trước khi trả thu nhập.
1.1. Các loại thu nhập phải khấu trừ:
1.1.1. Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam.
1.1.2. Thu nhập của cá nhân cư trú:
a) Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
b) Thu nhập từ đầu tư vốn;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán;
d) Thu nhập từ các hình thức trúng thưởng;
đ) Thu nhập từ bản quyền;
e) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
1.2. Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
1.2.1. Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân có ký hợp đồng lao động, được tuyển dụng làm việc lâu dài, ổn định.
Việc khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được thực hiện hàng tháng. Cơ quan trả thu nhập căn cứ vào tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công thực trả cho người lao động, thực hiện tạm giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế, người phụ thuộc theo đăng ký của đối tượng nộp thuế. Trên cơ sở thu nhập còn lại và biểu thuế luỹ tiến từng phần, cơ quan trả tính thuế và khấu trừ số thuế đã tính để nộp ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Ông A là cá nhân cư trú làm việc tại công ty X có thu nhập thường xuyên từ tiền lương hàng tháng là 10 triệu đồng và phải nuôi 2 con nhỏ.
Hàng tháng công ty X thực hiện khấu trừ thuế của ông A như sau:
Thu nhập của ông A được giảm trừ gia cảnh 7,2 triệu đồng/tháng, trong đó:
- Cho bản thân: 4 triệu đồng/tháng.
- Cho 2 người phụ thuộc(2 con): 1,6 triệu đồng x 2 = 3,2 triệu đồng/tháng
Thu nhập tính thuế : 10 triệu đồng – 7,2 triệu đồng = 2,8 triệu đồng/tháng
Số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ là: 2,8 triệu đồng x 5% = 0,14 triệu đồng/tháng
1.2.2. Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Trước mỗi lần trả lợi tức, cổ tức cho cá nhân đầu tư vốn, các tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Số thuế khấu trừ được xác định bằng lợi tức, cổ tức mỗi lần trả nhân (x) với thuế suất 5% .
1.2.3. Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
Mọi trường hợp chuyển nhượng chứng khoán không phân biệt nộp thuế theo thuế suất 0,1% hay 20% đều phải khấu trừ thuế trước khi thanh toán cho người chuyển nhượng. Căn cứ để xác định số thuế khấu trừ là giá chuyển nhượng chưa trừ các khoản chi phí nhân (x) với thuế suất 0,1%.
Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi nhà đầu tư mở tài khoản chịu trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp, chứng khoán chưa niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán mà tổ chức phát hành chứng khoán không uỷ quyền quản lý danh sách cổ đông cho công ty chứng khoán thì tổ chức phát hành chứng khoán chịu trách nhiệm khấu trừ thuế.
1.2.4. Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại:
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Số thuế khấu trừ được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển nhượng nhân với thuế suất 5%. Trường hợp hợp đồng có giá trị lớn thanh toán làm nhiều lần thì lần đầu thanh toán, tổ chức, cá nhân trả thu nhập trừ 10 triệu đồng khỏi giá trị thanh toán, số còn lại phải nhân với thuế suất 5% để khấu trừ thuế. Các lần thanh toán sau sẽ khấu trừ thuế thu nhập tính trên tổng số tiền thanh toán của từng lần.
1.2.5. Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng:
Tổ chức trả tiền thưởng cho cá nhân trúng thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng. Căn cứ xác định số thuế khấu trừ là phần giá trị vượt trên 10 triệu đồng nhân (x) với thuế suất 10%.
1.2.6. Khấu trừ thuế đối với cá nhân không cư trú có các khoản thu nhập chịu thuế
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Căn cứ để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là thu nhập tính thuế và thuế suất thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng khoản thu nhập, từng ngành nghề.
1.2.7. Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ mà không ký hợp đồng lao động như tiền nhuận bút; tiền dịch sách; tiền giảng dạy; tiền tham gia các Hiệp hội, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban quản lý; tiền thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật; dịch vụ văn hoá; thể dục thể thao; các dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng, dịch vụ pháp lý có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế trước khi trả cho cá nhân theo hướng dẫn sau:
- Khấu trừ 10% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân đã có mã số thuế.
- Khấu trừ 20% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân không có mã số thuế.
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn trên phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập chứng từ khấu trừ thuế theo đơn đề nghị (theo mẫu số 17/TNCN ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Khai thuế
Các tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế như sau:
2.1. Khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế.
2.1.1. Khai thuế tháng
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm 1 mục II phần D nêu trên có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế hàng tháng, cụ thể như sau:
a) Trường hợp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì khai và nộp tờ khai theo mẫu số 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trường hợp khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng thì khai và nộp tờ khai theo mẫu số 03/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Trường hợp khấu trừ thuế đối với cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh thì khai và nộp tờ khai theo mẫu số 04/KK- TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
2.1.2. Thời hạn nộp tờ khai thuế tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.
Trường hợp hàng tháng tổ chức, cá nhân trả thu nhập có tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ theo từng loại tờ khai thấp hơn 5 triệu đồng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được khai, nộp tờ khai thuế theo quý. Thời hạn nộp tờ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
2.1.3. Khai quyết toán thuế
Các tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không có khấu trừ thuế, có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định cụ thể sau:
a) Hồ sơ khai quyết toán thuế bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này và các bảng kê chi tiết sau:
+ Bảng kê thu nhập từ tiền lương, tiền công trả cho cá nhân có ký hợp đồng lao động theo mẫu số 05A/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này, không phân biệt thu nhập đã đến mức phải nộp thuế hay chưa phải nộp thuế.
+ Bảng kê thu nhập từ tiền lương, tiền công trả cho cá nhân không ký hợp đồng lao động theo mẫu số 05B/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trường hợp phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng, phải lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 06/KK-TNCN và các bảng kê chi tiết kèm theo tờ khai quyết toán ban hành kèm theo Thông tư này. Cụ thể:
+ Bảng kê chi tiết theo mẫu số 06A/BK-TNCN áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn.
+ Bảng kê chi tiết theo mẫu số 06B/BK-TNCN áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
+ Bảng kê chi tiết theo mẫu số 06C/BK-TNCN áp dụng đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.
+ Bảng kê chi tiết theo mẫu số 06D/BK-TNCN áp dụng đối với thu nhập từ trúng thưởng.
b) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
2.1.4. Nơi nộp hồ sơ khai thuế tháng hoặc quý và hồ sơ quyết toán thuế.
a) Đối với đơn vị trả thu nhập là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh: nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh.
b) Đối với các trường hợp khác
- Cơ quan Trung ương, cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ khai thuế tại Cục thuế.
- Cơ quan thuộc, trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan cấp huyện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế.
- Cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài,... nộp hồ sơ khai thuế tại Cục thuế nơi cơ quan đóng trụ sở chính.
2.1.5. Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp số thuế đã khấu trừ và số thuế còn phải nộp khi quyết toán thuế là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng hoặc quý và hồ sơ quyết toán thuế năm.
2.2. Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh
2.2.1. Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh đã thực hiện chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ (nộp thuế theo kê khai):
a) Khai tạm nộp thuế thu nhập cá nhân quý: Cá nhân kinh doanh đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, hàng quý phải tạm xác định thu nhập chịu thuế và kê khai số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp theo mẫu số 08/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này và nộp tờ khai cho Chi cục Thuế trực tiếp quản lý cá nhân kinh doanh.
- Thời hạn nộp tờ khai chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
- Căn cứ để xác định số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp là:
+ Thu nhập chịu thuế tạm tính trong quý được xác định bằng doanh thu trong quý trừ đi chi phí tạm tính trong quý:
Doanh thu trong quý được xác định bằng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ kê khai trong quý phù hợp với doanh thu tính và nộp thuế giá trị gia tăng của quý.
Chi phí tạm tính trong quý là chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến doanh thu trong quý.
+ Thu nhập tính thuế tạm tính trong quý được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ giảm trừ gia cảnh tính cho cả quý.
Giảm trừ gia cảnh gồm: Giảm trừ cho bản thân cá nhân kinh doanh và giảm trừ cho người phụ thuộc. Số người phụ thuộc được tạm giảm trừ theo kê khai của cá nhân kinh doanh.
+ Số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp hàng quý được xác định theo công thức sau:
Số thuế tạm nộp hàng quý |
= |
[ |
Thu nhập tính thuế tạm tính trong quý |
x |
Thuế suất theo biểu luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tháng |
] |
x |
3 |
3 |
b) Khai quyết toán thuế
- Cá nhân có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế theo kê khai phải khai quyết toán thuế.
- Hồ sơ khai quyết toán thuế bao gồm:
+ Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09B/PL-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Các chứng từ chứng minh số thuế đã tạm nộp trong năm.
- Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.
- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
c) Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2.2.2. Khai thuế đối với cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu kinh doanh, không hạch toán được chi phí: hồ sơ khai thuế, căn cứ tính thuế, thời hạn nộp thuế được thực hiện như đối với cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ. Riêng chi phí kinh doanh được xác định theo mức ấn định của cơ quan thuế.
2.2.3. Khai thuế đối với cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ nộp thuế theo phương pháp khoán thuế.
a) Hồ sơ khai thuế
Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ thực hiện khai thuế theo năm (mỗi năm khai 01 lần) tương ứng theo mẫu số 10/KK-TNCN hoặc mẫu số 10A/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm trước. Trường hợp mới ra kinh doanh, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
c) Xác định số thuế khoán phải nộp
- Căn cứ vào kê khai của cá nhân kinh doanh về doanh thu, về người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh, cơ quan thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường kiểm tra, ấn định doanh thu làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế, xác định số thuế thu nhập cá nhân khoán phải nộp hoặc không phải nộp thuế.
- Cơ quan thuế niêm yết công khai danh sách cá nhân kinh doanh, dự kiến mức thu nhập chịu thuế, các căn cứ tính thuế và số thuế phải nộp của từng cá nhân. Đối với cá nhân phải nộp thuế, cơ quan thuế thông báo số thuế phải nộp cả năm và số thuế tạm nộp theo từng quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 2 theo mẫu số 10-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp phải nộp thuế, cá nhân kinh doanh phải nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo qui định tại điểm 3.1.7 khoản 3 mục I phần B Thông tư này.
- Trường hợp trong năm có sự thay đổi về quy mô kinh doanh, ngành nghề kinh doanh hoặc số người phụ thuộc thì cá nhân kinh doanh phải khai với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán cho phù hợp.
- Đối với nhóm cá nhân kinh doanh: căn cứ thu nhập chịu thuế ấn định chung cho cả nhóm và tỷ lệ phân chia thu nhập, kê khai giảm trừ gia cảnh của từng thành viên, cơ quan thuế tính và thông báo mức thuế khoán cho từng thành viên trong nhóm số thuế phải nộp cả năm và số thuế tạm nộp theo từng quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 2 theo mẫu 10-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
đ) Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối cùng của quý.
e) Cá nhân chỉ có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán không phải quyết toán thuế.
2.2.5. Khai thuế đối với trường hợp nhiều người cùng góp vốn, cùng tham gia kinh doanh, cùng đứng tên trong một đăng ký kinh doanh kể cả trường hợp cho thuê nhà, mặt bằng có đồng sở hữu (gọi chung là nhóm kinh doanh) thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ và nộp thuế theo phương pháp kê khai:
a) Khai tạm nộp thuế thu nhập cá nhân quý: cá nhân đại diện cho nhóm kinh doanh khai thuế tạm nộp quý theo mẫu số 08A/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này. Doanh thu, chi phí tạm tính trong quý được xác định như đối với cá nhân kinh doanh đã thực hiện đúng chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ.
- Đại diện nhóm kinh doanh tạm phân bổ thu nhập chịu thuế cho từng cá nhân trong nhóm theo quy định phân chia thu nhập tại khoản 6 mục I phần B Thông tư này.
- Số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp sẽ được tính riêng cho từng cá nhân của nhóm kinh doanh trên cơ sở thu nhập tạm phân bổ cho từng cá nhân, gia cảnh của từng cá nhân và biểu thuế. Căn cứ số thuế thu nhập cá nhân tạm tính cho từng cá nhân, đại diện nhóm kinh doanh nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo chứng từ nộp ngân sách riêng cho từng thành viên.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
b) Khai quyết toán
- Đối với nhóm kinh doanh, cá nhân đứng tên đại diện cho nhóm kinh doanh lập hồ sơ khai quyết toán theo mẫu số 08B/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thu nhập chịu thuế chung của cả nhóm và thu nhập chịu thuế riêng của từng cá nhân trong nhóm kinh doanh. Thu nhập chịu thuế của từng cá nhân được phân chia theo quy định tại khoản 6 mục I phần B Thông tư này.
- Mỗi cá nhân trong nhóm kinh doanh được nhận 01 bản chính của tờ khai quyết toán của nhóm và thực hiện khai quyết toán thuế của cá nhân.
- Hồ sơ khai quyết toán thuế đối từng cá nhân trong nhóm kinh doanh gồm:
+ Tờ khai quyết toán thuế của nhóm cá nhân kinh doanh (theo mẫu số 08B/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này).
+ Tờ khai thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Các chứng từ đã tạm nộp thuế thu nhập cá nhân trong năm.
- Nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
c) Thời hạn nộp thuế đối với nhóm cá nhân kinh doanh, cá nhân trong nhóm chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2.3. Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công
2.3.1. Khai thuế tháng
a) Các trường hợp phải khai thuế tháng
- Cá nhân nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.
- Các cá nhân là người Việt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả.
Cá nhân khác có thu nhập từ tiền lương, tiền công không thuộc các trường hợp nêu trên không phải khai thuế tháng.
b) Hồ sơ khai thuế tháng: tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 07/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Nơi nộp và thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng
- Nơi nộp hồ sơ khai thuế là Cục thuế nơi cá nhân cư trú.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.
d) Cá nhân nộp hồ sơ khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế nếu thu nhập bình quân tháng ước tính trên 4 triệu đồng và có tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải nộp bản đăng ký người phụ thuộc cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tháng đầu tiên của năm tính thuế. Thời điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc được thực hiện tương tự như đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công hướng dẫn tại tiết a điểm 3.1.8 mục I phần B Thông tư này.
Bản đăng ký người phụ thuộc, hồ sơ chứng minh người phụ thuộc nộp tại Cục thuế nơi cá nhân nộp hồ sơ khai thuế.
2.3.2. Khai quyết toán thuế
a) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải khai quyết toán thuế trong các trường hợp sau:
- Có số thuế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế đã khấu trừ hoặc đã tạm nộp trong năm hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng trong năm chưa bị khấu trừ hoặc chưa tạm nộp.
- Có yêu cầu về hoàn thuế hoặc bù trừ số thuế vào kỳ sau.
Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài khi kết thúc Hợp đồng làm việc tại Việt nam trước khi xuất cảnh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế. Các trường hợp khác không phải khai quyết toán thuế.
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế
- Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09A/PL-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh) ban hành kèm theo Thông tư này.
- Các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm.
- Trường hợp nhận thu nhập từ các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài phải có tài liệu chứng minh hoặc xác nhận về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài và kèm theo thư xác nhận thu nhập năm theo mẫu số 20/TXN-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Thời hạn và nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế
- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
- Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập.
Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế hàng tháng thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế cũng là nơi nộp hồ sơ khai thuế tháng (Cục thuế).
2.4. Khai thuế đối với cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công
2.4.1. Khai thuế
Cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công chỉ phải kê khai tạm nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm 2.2 nêu trên.
2.4.2 Quyết toán thuế
- Cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải khai quyết toán thuế trong các trường hợp sau:
+ Có tổng thu nhập chịu thuế bình quân tháng trên 4 triệu đồng.
+ Có hồ sơ đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ số thuế nộp thừa vào kỳ sau.
Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc Hợp đồng làm việc tại Việt nam trước khi xuất cảnh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế. Các trường hợp khác không phải khai quyết toán thuế.
- Hồ sơ quyết toán thuế bao gồm:
+ Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN;
+ Phụ lục theo mẫu số 09A/PL-TNCN;
+ Phụ lục theo mẫu số 09B/PL-TNCN;
+ Phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh)
- Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân có hoạt động kinh doanh.
2.5. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
2.5.1. Thời điểm khai thuế: cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản không phân biệt thuộc đối tượng chịu thuế hay miễn thuế đều phải lập hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân và nộp cùng hồ sơ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản.
2.5.2. Hồ sơ khai thuế bao gồm:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với cá nhân chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 11/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu các công trình trên đất.
- Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản.
- Trường hợp cá nhân đề nghị được áp dụng tính thuế theo thuế suất 25% trên thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thì phải xuất trình thêm các chứng từ hợp lệ làm căn cứ chứng minh các loại chi phí sau:
+ Giá vốn của bất động sản.
+ Chi phí xây dựng cải tạo nhà và các công trình trên đất.
+ Các loại phí và lệ phí đã nộp.
+ Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng bất động sản.
- Các trường hợp chuyển nhượng bất động sản thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân phải kèm theo các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế tương ứng với từng trường hợp theo hướng dẫn tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 mục III phần A Thông tư này.
2.5.3. Nơi nộp hồ sơ khai thuế: cá nhân nộp hồ sơ khai thuế cùng hồ sơ chuyển nhượng bất động sản tại cơ quan quản lý bất động sản. Trường hợp ở địa phương chưa thực hiện quy chế một cửa liên thông thì nộp hồ sơ trực tiếp cho Chi cục Thuế nơi có bất động sản chuyển nhượng.
Căn cứ hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, cơ quan thuế kiểm tra, xác định số thuế phải nộp và thông báo số thuế phải nộp theo mẫu số 11-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này cho người nộp thuế biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Thông báo thuế được gửi trực tiếp cho người nộp thuế hoặc gửi theo hồ sơ qua cơ quan có thẩm quyền quản lý bất động sản. Trường hợp cá nhân thuộc đối tượng được miễn thuế, cơ quan thuế sẽ xác nhận vào tờ khai và chuyển cho cơ quan quản lý bất động sản.
Cơ quan quản lý bất động sản chỉ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản khi đã có chứng từ nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc xác nhận của cơ quan thuế về khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản thuộc đối tượng được miễn thuế.
2.5.4. Thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo thuế.
2.6. Khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn
Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn (trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán) có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế theo quy định sau đây:
2.6.1. Thời điểm khai thuế: cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn phải khai thuế thu nhập cá nhân đồng thời với việc thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu phần vốn chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
2.6.2. Hồ sơ khai thuế gồm:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn theo mẫu số 12/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Hợp đồng chuyển nhượng vốn (bản sao).
- Các chứng từ chứng minh chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn.
2.6.3. Nơi nộp hồ sơ khai thuế: hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn được nộp tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có diễn ra giao dịch chuyển nhượng vốn hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân chuyển nhượng vốn (người bán) cư trú.
2.6.4. Thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên Thông báo thuế theo mẫu số 12-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
2.6.5. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng chỉ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu vốn cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn khi có chứng từ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.
2.7. Khai thuế đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
2.7.1. Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã đăng ký với cơ quan thuế nộp thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20% tính trên thu nhập và phải quyết toán thuế trong trường hợp:
- Số thuế phải nộp tính theo thuế suất 20% lớn hơn số thuế đã tạm khấu trừ theo thuế suất 0,1% trong năm.
- Có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ số thuế vào năm sau.
2.7.2. Hồ sơ quyết toán thuế gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 13/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảng kê chi tiết chứng khoán đã chuyển nhượng trong năm theo mẫu số 13A/BK-TNCN kèm theo Thông tư này.
- Các hoá đơn, chứng từ chứng minh chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán.
- Các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ trong năm.
2.7.3. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán mà cá nhân đăng ký giao dịch hoặc Chi cục thuế nơi cá nhân cư trú.
2.7.4. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
2.8. Khai thuế đối với thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng
Cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế, nhận quà tặng có trách nhiệm khai thuế theo từng lần phát sinh thu nhập từ thừa kế, quà tặng. Riêng đối với thừa kế, quà tặng là bất động sản thì thực hiện khai thuế theo hướng dẫn tại điểm 2.5 khoản 2 mục II phần D Thông tư này.
2.8.1. Hồ sơ khai thuế gồm:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng theo mẫu số 14/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản sao giấy tờ pháp lý chứng minh quyền được nhận thừa kế, quà tặng.
2.8.2. Nơi nộp hồ sơ khai thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân nhận thừa kế, quà tặng cư trú.
Căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế để người nhận thừa kế, quà tặng nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Trường hợp thu nhập từ thừa kế, quà tặng dưới 10 triệu đồng.
Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức có liên quan chỉ thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu chứng khoán, phần vốn góp và các tài sản phải đăng ký là tài sản thừa kế, quà tặng cho người nhận thừa kế, nhận quà tặng khi đã có chứng từ nộp thuế trong trường hợp phải nộp thuế.
2.8.3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Cá nhân có thu nhập từ thừa kế, quà tặng nộp hồ sơ khai thuế đồng thời với việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản nhận thừa kế, quà tặng.
2.8.4. Thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên Thông báo thuế theo mẫu số 14-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
2.9. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài
2.9.1. Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh tại nước ngoài phải khai và nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.
2.9.2. Khai thuế đối với từng khoản thu nhập như sau:
a) Khai thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh
Cá nhân là đối tượng cư trú tại Việt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh tại nước ngoài phải khai thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại khoản 2 mục II phần D Thông tư này.
b) Khai thuế đối với các khoản thu nhập chịu thuế khác (thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng, nhận thừa kế, nhận quà tặng).
- Thời hạn kê khai chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày phát sinh thu nhập hoặc nhận được thu nhập. Trường hợp khi phát sinh thu nhập hoặc nhận thu nhập ở nước ngoài nhưng cá nhân có thu nhập đang ở nước ngoài thì thời hạn khai thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh về Việt Nam.
- Hồ sơ khai thuế gồm:
+ Đối với các khoản thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng phát sinh tại nước ngoài khai tờ khai thuế theo mẫu số 19/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Đối với các khoản thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng chứng khoán, nhận thừa kế, nhận quà tặng khai thuế theo các mẫu tờ khai tương ứng áp dụng cho các khoản thu nhập này phát sinh tại Việt Nam.
Ngoài tờ khai nêu trên, phải kèm theo các chứng từ trả thu nhập ở nước ngoài, chứng từ chứng minh đã nộp thuế ở nước ngoài làm căn cứ để xác định thu nhập và số thuế thu nhập cá nhân đã nộp ở nước ngoài .
- Nơi nộp hồ sơ khai thuế thực hiện như đối với các khoản thu nhập này phát sinh tại Việt Nam.
2.10. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
- Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục.
- Năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Số thuế phải nộp trong năm thứ 2 sẽ được trừ cho phần thuế đã nộp trong năm tính thuế thứ nhất tương ứng thời gian trùng với năm tính thuế thứ 2.
Số thuế tính trùng được trừ vào năm tính thuế thứ 2 được xác định như sau:
Số thuế tính trùng được trừ |
= |
Số thuế phải nộp trong năm tính thuế thứ nhất |
x |
Số tháng tính trùng |
12 |
Ví dụ: Ông A đến Việt Nam làm việc ngày 01/5/2009 (là ngày ghi trên hộ chiếu của ông A) và có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Giả sử từ 01/5/2009 đến 31/12/2009, ông A có mặt tại Việt Nam là 160 ngày; từ ngày 01/01/2010 đến 30/4/2010, ông A có mặt tại Việt Nam 30 ngày. Như vậy, trong năm 2009 ông A không đủ thời gian có mặt tại Việt Nam để được xác định là cá nhân cư trú (160 ngày nhỏ hơn 183 ngày). Tuy nhiên nếu tính trong 12 tháng liên tục (từ ngày 01/5/2009 đến ngày 30/4/2010) ông A có mặt tại Việt Nam tổng cộng là 190 ngày (160 ngày cộng 30 ngày), do đó ông A vẫn được xác định là cá nhân cư trú.
Năm tính thuế thứ nhất của ông A được xác định từ ngày 01/5/2009 đến hết ngày 30/4/2010, ông A phải nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày 30/4/2010.
Năm tính thuế thứ 2 của ông A được xác định từ ngày 01/01/2010 đến hết ngày 31/12/2010; ông A phải nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày 31/12/2010.
Số thuế phải nộp trong năm thứ 2 của ông A được trừ phần thuế đã nộp trong năm thứ nhất tương ứng với thời gian trùng với năm tính thuế thứ 2 cụ thể là các tháng 1, 2, 3, 4.
Số thuế tính trùng của năm 2009 được trừ vào năm tính thuế thứ 2010 của ông A được xác định như sau:
Số thuế tính trùng được trừ |
= |
Số thuế phải nộp trong năm 2009 |
X |
4 tháng |
12 |
3. Hoàn thuế
3.1. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau:
3.1.1. Số tiền thuế thu nhập cá nhân đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế.
3.1.2. Cá nhân đã nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế.
3.1.3. Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký thuế và có mã số thuế.
3.2. Hồ sơ hoàn thuế gồm có:
- Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/HTBT ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.
- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
- Chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế thu nhập cá nhân.
- Chứng từ xác định tình trạng kết thúc thời gian làm việc như quyết định nghỉ hưu, quyết định thôi việc, bản thanh lý hợp đồng lao động, bảng kê xác định ngày cư trú,...(nếu có).
- Giấy uỷ quyền trong trường hợp uỷ quyền khai hoàn thuế (nếu có).
3.3. Nơi nộp hồ sơ hoàn thuế
- Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ chuyển nhượng chứng khoán, hồ sơ hoàn thuế nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trả thu nhập.
- Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, hồ sơ hoàn thuế nộp tại Chi cục Thuế nơi cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Đối với cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công vừa có thu nhập từ kinh doanh, hồ sơ hoàn thuế nộp tại Chi cục Thuế nơi cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh.
3.4. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, trách nhiệm giải quyết hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại mục II phần G Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.
3.5. Thủ tục hoàn thuế
Sau khi xác định hồ sơ hoàn thuế là hợp lệ, cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế và gửi quyết định hoàn thuế cho Kho bạc nhà nước đồng cấp và gửi cho cá nhân được hoàn thuế.
Kho bạc nhà nước đồng cấp nhận được quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế có trách nhiệm hoàn trả lại tiền thuế cho cá nhân được hoàn thuế. Bổ sung
Part D.
TAX REGISTRATION, WITHHOLDING, DECLARATION, FINALIZATION AND REFUND
I. TAX REGISTRATION
1. Entities obliged to make tax registration
Under Article 21 of the Tax Administration Law; and Articles 2 and 8 of the Personal Income Tax Law, entities obliged to make personal income tax registration include:
1.1. Income-paying organizations and individuals, including:
1.1.1. Economic organizations, business households and individuals, including also their branches and affiliated units, which are obliged to make tax registration under the guidance in the Finance Ministry’s Circular No. 85/2007/TT-BTC of July 18, 2007, guiding the implementation of the Tax Administration Law regarding tax registration.
1.1.2. State administrative management agencies at all levels.
1.1.3. Political organizations, socio-political organizations and socio-professional organizations.
1.1.4. Non-business units.
1.1.5. International organizations and foreign organizations.
1.1.6. Project management units, representative offices of foreign organizations.
1.1.7. Other income-paying units.
In case income-paying agencies have affiliated units which have the legal person status and conduct independent cost-accounting, these units shall also make tax registration.
1.2. Individuals with personal income tax-liable incomes, including:
1.2.1. Individuals who earn incomes from production or business activities, including also independent professional practitioners; agricultural production individuals and households ineligible for personal income tax exemption; and individuals who earn incomes from production or business activities and make personal income tax registration concurrently with registration of other taxes.
1.2.2. Individuals who earn incomes from salaries or wages.
1.2.3. Other individuals with taxable incomes, which are earned on a regular basis.
If entities specified at Points 1.1 and 1.2 above have made tax registration and been issued tax identification numbers, they are not required to make new registration. Issued tax identification numbers may continue to be used in performing the personal income tax obligation. An individual who earns many personal income tax-liable incomes shall make tax registration only once. His/ her tax identification number may be used in making tax declarations for all his/her incomes.
2. Tax registration dossiers
2.1. For business organizations and individuals, tax registration dossiers comply with Point 2, Section I, Part II of the Finance Ministry’s Circular No. 85/2007/TT-BTC of July 18, 2007, guiding the implementation of the Tax Administration Law regarding tax registration.
For a group of business individuals who contribute capital and jointly conduct business activities, its authorized representative shall make tax registration under the guidance in Circular No. 85/2007/TT-BTC to get a tax identification number for himself/herself. The tax identification number of the representative of the group of business individuals may be used in making value-added tax, excise tax and license tax declaration and payment for the whole group and for making the representative’s own personal income tax declarations. Other capital-contributing members of the group are still required to make tax registration in order to be issued their own personal income tax identification numbers as for independent business individuals.
2.2. For income-paying units other than business organizations, tax registration dossiers comply with Point 2.10, Section I, Part II of Circular No. 85/2007/TT-BTC.
2.2. For individuals who earn incomes from salaries or wages, securities investment or capital transfer (including securities transfer) and other individuals with taxable incomes, a tax registration dossier comprises:
- A declaration for tax registration, made according to a set form.
- A copy of the taxpayer’s identity card or passport.
3. Places for filing tax registration dossiers
3.1. For enterprises established and operating under the Enterprise Law and business individuals, including also independent professional practitioners: Places for filing of tax registration dossiers are specified in Circular No. 85/2007/TT-BTC.
3.2. For administrative management agencies, non-business units, mass organizations, political organizations, social organizations and professional organizations, places for dossier filing are as follows:
3.2.1. Central agencies, agencies under or attached to ministries, branches, provincial-level People’s Committees, and provincial-level agencies shall file their tax registration dossiers with provincial-level Tax Departments.
3.2.2. Agencies under or attached to district-level People’s Committees and district-level agencies shall file their tax registration dossiers with district-level Tax Departments.
3.2.3. Diplomatic missions, international organizations, representative offices of foreign organizations shall file their tax registration dossiers with provincial-level Tax Departments in localities where they are based.
3.3. Individuals who earn taxable incomes from salaries or wages shall file their tax registration dossiers with their income-paying units or tax offices directly managing their income-paying units. In case individuals file their tax registration dossiers with their income-paying units, the latter shall collect tax registration declarations of registering individuals and submit them to their managing tax offices.
3.4. Individuals who earn other taxable incomes shall file their tax registration dossiers with district-level Tax Departments in localities where they reside.
3.5. Individuals who earn incomes from different sources: business activities, salaries, wages and other taxable incomes, may choose to file their tax registration dossiers with their income-paying agencies or units or district-level Tax Departments in localities where they conduct business activities.
II. TAX WITHHOLDING, DECLARATION AND FINALIZATION
1. Tax withholding means that income-paying organizations and individuals deduct payable tax amounts from incomes of taxpayers before paying incomes.
1.1. Kinds of income subject to tax withholding:
1.1.1. Incomes of non-resident individuals, including also those who are not present in Vietnam;
1.1.2. Incomes of resident individuals:
a. Incomes from salaries or wages;
b. Incomes from capital investment;
c. Incomes from capital transfer or securities transfer;
d. Incomes from won prizes of all kinds;
e. Incomes from copyright;
f. Incomes from commercial franchising.
1.2. In some specific cases, tax withholding shall be made as follows:
1.2.1. Withholding of tax on incomes from salaries or wages of individuals who have labor contracts or are recruited to work in a long-term and stable manner.
The withholding of tax on incomes from salaries or wages shall be made on a monthly basis. Income-paying agencies shall base themselves on salaries, wages and other salary or wage-based amounts actually paid to their employees to make temporary family circumstance-based reductions for taxpayers and their dependants according to taxpayers’ registrations. Based on remaining incomes and the partially progressive tariff, income-paying agencies shall calculate tax amounts and withhold calculated tax amounts for remittance into the state budget.
Example: Mr. A is a resident individual working for Company X, earning a regular income of VND 10 million from monthly salary and nurturing two minor children.
Every month, Company X shall withhold personal income tax of Mr. A as follows:
His income is eligible for a total family circumstance-based reduction of VND 7.2 million/month, including:
- Reduction for himself: VND 4 million/ month.
- For his two dependants (two children): VND 1.6 million x 2 = VND 3.2 million/month.
His taxed income: VND 10 million - VND 7.2 million = VND 2.8 million/month.
His personal income tax amount to be withheld: VND 2.8 million x 5% = VND 0.14 million/month.
1.2.2. Withholding of tax on incomes from capital investment
Before each time of payment of profits or dividends to individual investors, organizations shall withhold personal income tax. A tax amount to be withheld is determined to be the profit or dividend amount to be paid multiplied by (x) the tax rate of 5%.
1.2.3. Withholding of tax on incomes from securities transfer
All cases of securities transfer, regardless of whether personal income tax is paid at the tax rate of 0.1% or 20%, are subject to tax withholding before incomes are paid to transferors. A tax amount to be withheld is determined to be the transfer price inclusive of transfer expenses multiplied by (x) the tax rate of 0.1%.
Securities companies or commercial banks where investors open their trading accounts shall withhold personal income tax. For unlisted securities traded at the Stock Exchange or the Securities Trading Center, issuing organizations shall withhold tax if they do not authorize securities companies to manage shareholders’ lists.
1.2.4. Withholding of tax on incomes from copyright or commercial franchising
Organizations and individuals that pay incomes from copyright or commercial franchising shall withhold personal income tax before paying those incomes. A tax amount to be withheld is determined to be the income amount in excess of VND 10 million earned under each transfer contract multiplied by (x) the tax rate of 5%. For a contract of a large value and to be paid for in installments, the organization or individual that pays income shall deduct, upon the first payment installment, VND 10 million from the payment value and multiply the remainder by the tax rate of 5% for tax withholding. For subsequent payment installments, personal income tax calculated based on total amount of each payment installment shall be withheld.
1.2.5. Withholding of tax on incomes from won prizes:
Organizations that pay prize money to prize winners shall withhold personal income tax before paying those prizes. A tax amount to be withheld is determined to be the prize value in excess of VND 10 million multiplied by (x) the tax rate of 10%.
1.2.6. Withholding of tax for non-resident individuals who have taxable incomes
Organizations and individuals that pay taxable incomes to non-resident individuals shall withhold personal income tax before paying those incomes. Bases for withholding personal income tax are taxed income and personal income tax rate applicable to each kind of income and each kind of occupation or business line.
1.2.7. Withholding of tax in some other cases
Organizations and individuals that pay wages, remuneration or other sums of money to individuals performing services without entering into labor contracts, such as emoluments, royalties for book translators, payments for teachers and lecturers or allowances for members of associations, boards of directors, members’ councils or management boards; charges for provision of scientific, technical, cultural, sport, physical training, construction engineering consulting and legal services of VND 500,000 or more each time, shall withhold personal income tax before paying incomes to individuals under the following guidance:
- Withholding tax at the rate of 10% of incomes, for individuals having tax identification numbers.
- Withholding tax at the rate of 20% of incomes, for individuals having no tax identification numbers.
Organizations and individuals that pay incomes from which tax has been withheld under the above guidance shall issue tax withholding vouchers at the request of individuals from whom tax is withheld. Tax offices shall supply tax withholding vouchers to income-paying organizations or individuals upon their written requests (made according to a set form).
2. Tax declaration
Organizations and individuals that pay personal income tax-liable incomes and individuals who earn personal income tax-liable incomes shall make tax declaration as follows:
2.1. Tax declaration by income-paying organizations and individuals that withhold tax.
2.1.1. Monthly tax declaration
Organizations and individuals that pay personal income tax-liable incomes and withhold tax under the guidance at Point 1, Section II, Part D above shall complete and file tax returns with tax offices on a monthly basis, specifically as follows:
a. For withholding of personal income tax on incomes from salaries or wages, tax returns shall be made according to a set form.
b. For withholding of personal income tax on incomes from capital investment, securities transfer, copyright, commercial franchising or won prizes, tax returns shall be made according to a set form.
c. For withholding of personal income tax for non-resident individuals who earn incomes from salaries or wages or business activities, tax returns shall be made according to a set form.
2.1.2. The deadline for filing a tax return for a month is the 20th of the following month.
In case income-paying organizations or individuals have a total withheld personal income tax amount of less than VND 5 million/month in each tax return, they may make and file tax returns on a quarterly basis. The deadline for filing a tax return for a quarter is the 30th of the first month of the following quarter.
2.1.3. Declaration for tax finalization
Organizations and individuals that pay incomes subject to tax withholding, regardless of whether tax is actually withheld or not, shall make personal income tax declaration for finalization under the following specific provisions:
a. A dossier of declaration for tax finalization comprises:
- A declaration for personal income tax finalization, made according to a set form, and the following detailed lists:
+ List of incomes from salaries or wages paid to individuals who have labor contracts, made according to a set form, regardless of whether these incomes reach the taxable level or not.
+ List of incomes from salaries or wages paid to individuals who do not have labor contracts, made according to a set form.
- In case personal income tax is withheld on incomes from capital investment, securities transfer, copyright, commercial franchising or won prizes, there must be a declaration for personal income tax finalization, made according to a set form, and detailed lists enclosed with this declaration. Specifically as follows:
+ Detailed list of incomes from capital investment, made according to a set form.
+ Detailed list of incomes from securities transfer, made according to a set form.
+ Detailed list of incomes from copyright or commercial franchising, made according to a set form.
+ Detailed list of incomes from won prizes, made according to a set form.
b. The deadline for filing a dossier for tax finalization for a calendar year is the 90th day after the end of that year.
2.1.4. Places for filing monthly or quarterly tax declaration dossiers and tax finalization dossiers
a. For income-paying units that are organizations or individuals engaged in production or business activities: Tax declaration dossiers shall be filed with tax offices directly managing them.
b. For other cases:
- Central agencies, agencies under or attached to ministries, branches or provincial-level People’s Committees, and provincial-level agencies shall file their tax declaration dossiers with provincial-level Tax Departments.
- Agencies under or attached to district-level People’s Committees and district-level agencies shall file their tax declaration dossiers with district-level Tax Departments.
- Diplomatic missions, international organizations and representative offices of foreign organizations shall file their tax declaration dossiers with provincial-level Tax Departments in localities where they are headquartered.
2.1.5. Deadline for tax payment
The deadline for payment of withheld tax amounts and remaining tax amounts to be paid upon tax finalization is the deadline for filing monthly or quarterly tax declaration dossiers and dossiers for annual tax finalization.
2.2. Personal income tax declaration by resident individuals earning incomes from business activities
2.2.1. Personal income tax declaration by business individuals who have conducted the invoice and voucher-based accounting (declaration-based tax payment):
a. Declaration for temporary payment of personal income tax on a quarterly basis: Business individuals who have fully conducted the invoice and voucher-based accounting shall temporarily determine, on a quarterly basis, their taxable incomes and declare personal income tax amounts to be temporarily paid according to a set form and file tax returns with district-level Tax Departments directly managing them.
- The deadline for filing a tax return for a quarter is the 30th of the first day of the first month of the following quarter.
- Bases for determination of a personal income tax to be temporarily paid are:
+ Taxable income temporarily calculated in a quarter, which is the turnover in the quarter minus (-) expenses temporarily calculated in the quarter:
Turnover in the quarter is determined to be goods or service sale turnover declared in the quarter and consistent with turnover for value-added tax calculation and payment for the quarter.
Expenses temporarily calculated in the quarter are those actually paid in relation to turnover in the quarter.
+ Taxed income temporarily calculated in a quarter, which is determined to be taxable income minus (-) family circumstance-based reductions calculated for the whole quarter.
Family circumstance-based reductions include reduction for the business individual himself/ herself and reduction for his/her dependants. The number of a business as individual’s dependants eligible for temporary reduction is that declared by that business individual.
+ Personal income tax amount to be temporarily paid for a quarter shall be determined according to the following formula:
Tax amount to be temporarily paid for a quarter |
= |
|
Taxed income temporarily calculated in the quarter Tax rate under the |
x |
Tax rate under the partially progressive tariff applicable to monthly incomes |
|
x |
3 |
3 |
b. Declaration for tax finalization
- Individuals who earn incomes from business activities and pay tax according to tax declarations shall make declaration for tax finalization.
- A dossier for tax finalization comprises:
+ A declaration for tax finalization, made according to a set form.
+ Vouchers evidencing the tax amount already temporarily paid in the year.
- Dossiers for tax finalization shall be filed with district-level Tax Departments directly managing taxpayers.
- The deadline for filing a dossier for tax finalization for a calendar year is the 90th day after the end of that year.
c. The deadline for tax payment is the deadline for filing tax declaration dossiers.
2.2.2. Tax declaration by business individuals who can account only turnover from but not expenses for business activities: tax declaration dossiers, tax bases and tax payment deadline applicable to these individuals are those applicable to business individuals who have fully conducted the invoice and voucher-based accounting. Particularly, for business expenses, they shall be assessed by tax offices.
2.2.3. Tax declaration by business individuals or groups of business individuals that fail to conduct or improperly conduct the invoice and voucher-based accounting and pay tax by the presumptive method.
a. Tax declaration dossiers
Business individuals or groups of business individuals that fail to conduct or improperly conduct the invoice and voucher-based accounting shall make annual tax declaration (once a year) according to a set form.
b. The deadline for filing a tax declaration dossier for a year is the December 31 of the preceding year. Business individuals or groups of business individuals that have newly commenced their business activities shall file their tax declaration dossiers within 10 days after the date of business commencement.
c. Determination of payable presumptive tax amounts
- Based on business individuals’ declaration of turnover and dependants eligible for family circumstance-based reduction, tax offices shall coordinate with tax advisory councils in communes or wards in inspecting and assessing turnover to serve as a basis for determination of taxable incomes and presumptive personal income tax amounts payable or exempted.
- Tax offices shall post up lists of business individuals and their estimated taxable incomes, tax bases and tax amount payable by each individual. Tax offices shall give notices of tax amounts payable for the whole year and tax amounts to be temporarily paid for each quarter, made according to a set form, to individuals liable to pay tax no later than the last day of February.
Business individuals liable to pay tax shall file dossiers to evidence their dependants under the provisions of Point 3.1.7, Clause 3, Section I, Part B of this Circular.
- In case of a change in business scale, business line or number of dependants in a year, a business individual shall declare such change to the tax office for adjustment of the presumptive tax amount as appropriate.
- For a group of business individuals: Based on taxable income assessed for the whole group and the proportionally divided income and declaration for family circumstance-based reduction of each member of the group, the tax office shall calculate and give to each member a notice of the presumptive tax amount payable for the whole year and tax amount to be temporarily paid for each quarter, made according to a set form, no later than the last day of February.
d. The place for filing tax declaration dossiers is the district-level Tax Department in the locality where the business individual or group of business individuals conducts business activities.
e. The deadline for tax payment is the last day of the quarter.
f. Individuals who earn incomes only from business activities and pay personal income tax by the presumptive method are not required to make tax finalization.
2.2.5. Tax declaration by individuals who contribute capital to a business, jointly conduct business activities and are named in the same business registration, including case of lease of a house or business place under joint ownership (referred to as business group), fully conduct the invoice and voucher-based accounting and pay tax by the declaration method:
a. Declaration for temporary payment of personal income tax on a quarterly basis: the individual representing the business group shall declare the tax to be temporarily paid in a quarter according to a set form. Turnover and expenses temporarily calculated in the quarter shall be determined as for business individuals who have properly conducted the invoice and voucher-based accounting.
- The business group’s representative shall temporarily distribute taxable income to each individual member of the group under Clause 6, Section I, Part B of this Circular on income distribution.
- The personal income tax amount to be temporarily paid shall be calculated separately for each individual member of the group based on the income temporarily distributed to him/her, his/ her family circumstance and the tariff. Based on the personal income tax amount temporarily calculated for each individual member, the business group’s representative shall pay tax into the state budget according to each separate budget remittance voucher for each member.
- The deadline for filing a tax declaration dossier for a quarter is the 30th of the first month of the following quarter.
b. Declaration for tax finalization
- For a business group, the individual representing the group shall make a dossier of declaration for tax finalization according to a set form for determination of taxable income of the whole group and taxable income of each individual member of the group. Taxable income of each individual member shall be distributed under Clause 6, Section I, Part B of this Circular.
- Each individual member of the business group may receive one original of the group’s tax finalization declaration and shall make his/her own declaration for tax finalization.
- A dossier of declaration for tax finalization for each individual member of a business group comprises:
+ A declaration for tax finalization for the business group, made according to a set form.
+ A tax return, made according to a set form and its appendix made according to another set form.
+ Vouchers evidencing the tax amount already temporarily paid in the year.
- The dossier of declaration for tax finalization shall be filed with the district-level Tax Department in the locality where the business group conducts its business activities.
c. The deadline for tax payment for a business group and individuals of the group is the deadline for filing its tax declaration dossier.
2.3. Declaration of personal income tax for resident individuals earning incomes from salaries or wages
2.3.1. Monthly tax declaration
a. Individuals liable to make monthly tax declaration
- Individuals receiving incomes from salaries or wages paid by overseas organizations or individuals.
- Vietnamese individuals earning incomes from salaries or wages paid by Vietnam-based international organizations, embassies or consular offices.
Individuals earning incomes from salaries or wages and not falling into the above cases are not required to make monthly tax declaration.
b. The monthly tax declaration dossier is the personal income tax return made according to a set form.
c. Place and deadline for filing monthly tax declaration dossiers
- The place for filing a monthly tax declaration dossier is the provincial-level Tax Department in the locality where the declarant resides.
- The deadline for filing a monthly tax declaration dossier for a month is the 20th of the following month.
d. Individuals earning a monthly income of over VND 4 million and eligible for family circumstance-based reduction for their dependants shall file their tax declaration dossiers directly with tax offices and file registrations of their dependants together with tax declaration dossiers for the first month of the tax year. Time of filing dossiers evidencing dependants by these individuals is the time of dossier filing applicable to individuals earning incomes from salaries or wages guided in Item a, Point 3.1.8, Section I, Part B of this Circular.
Registrations of dependants and dossiers evidencing dependants shall be filed with provincial-level Tax Departments with which individuals have filed their tax declaration dossiers.
2.3.2. Declaration for tax finalization
a. An individual earning incomes from salaries or wages shall make declaration for tax finalization in the following cases:
- He/she has a tax amount payable in a year larger than the tax amount withheld or temporarily paid in the year or has a tax amount due in the year but neither has it withheld nor temporarily paid it.
- He/she wishes to have his/her tax amount in a period refunded or cleared against the payable tax amount of the following period.
Upon the expiration of their contracts for working in Vietnam and before their departure, resident foreigners shall make tax finalization with tax offices. Individuals other than those specified above are not required to make declaration for tax finalization.
b. A dossier of declaration for tax finalization comprises:
- A declaration for tax finalization, made according to a set form, and its annexes made according to set forms.
- Vouchers evidencing the tax amount already withheld or temporarily paid in the year.
- For individuals receiving incomes from international organizations, embassies, consular offices or overseas entities, there must be documents evidencing or certifying sums of money paid by overseas income-paying units or organizations enclosed with written certifications of annual incomes, made according to a set form.
c. The deadline and place for filing tax finalization dossiers
- The deadline for filing a tax finalization dossier is the 90th day after the end of a calendar year.
- The place for filing a tax finalization dossier is die tax office directly managing the income-paying unit.
For individuals who earn incomes from salaries or wages and directly make monthly tax declaration, the place for filing tax finalization dossiers is the place for filing monthly tax declaration dossiers (provincial-level Tax Department).
2.4. Tax declaration by resident individuals earning incomes from both business activities and salaries or wages
2.4.1. Tax declaration
Individuals earning incomes from both business activities and salaries or wages shall only make declaration for temporary payment of personal income tax on incomes from business activities under the guidance of Point 2.2 above.
2.4.2. Tax finalization
a. An individual earning incomes from both business activities and salaries or wages shall make declaration for tax finalization in the following cases:
- He/she has a total monthly taxable income of over VND 4 million.
- He/she files a dossier of request for tax refund or clearing of his/her overpaid tax amount in the period against the payable tax amount of the following period.
Upon the expiration of their contracts for working in Vietnam and before their departure, resident foreigners shall make tax finalization with tax offices. Individuals other than those specified above are not required to make declaration for tax finalization.
b. A dossier of declaration for tax finalization comprises:
- A declaration for tax finalization, made according to a set form;
- Annexes to the declaration, made according to set forms.
c. The place for filing a tax finalization dossier is the district-level Tax Department in the locality where the individual conducts business activities.
2.5. Tax declaration for incomes from real estate transfer
2.5.1. Time of tax declaration: Individuals earning incomes from real estate transfer, regardless of whether these incomes are liable to or exempt from tax, shall make personal income tax declaration dossiers and file them together with dossiers for transfer of the ownership of or the right to use real estate.
2.5.2. A tax declaration dossier comprises:
- A personal income tax return applicable to individuals transferring real estate, made according to a set form.
- A copy of the land use rights certificate or copies of title documents of the house or works on land.
- The real estate transfer contract.
- In case the individual wishes to pay tax at the tax rate of 25% of income from the real estate transfer, he/she shall additionally produce valid documents evidencing the following expenses:
+ Cost price of the real estate.
+ Expenses for building or renovating the house and works on land.
+ Paid charges and fees.
+ Other expenses directly related to the real estate transfer.
- For cases of real estate transfer eligible for personal income tax exemption, there must be papers to serve as a basis for identifying these cases as eligible for tax exemption in specific cases guided in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Section III, Part A of this Circular.
2.5.3. Places for filing tax declaration dossiers: Individuals shall file their tax declaration dossiers together with real estate transfer dossiers with the real estate-managing agency. For localities in which the inter-branch one-stop-shop mechanism is not yet applied, dossiers shall directly filed with district-level Tax Departments in districts where transferred real estate exist.
Based on personal income tax declaration dossiers for real estate transfer, tax offices shall check and determine payable tax amounts and give notices thereof, made according to a set form, to taxpayers within three (3) working days after the receipt of complete dossiers. Tax notices shall be handed directly to taxpayers or sent together with dossiers through the competent real estate-managing agency. For individuals exempt from tax, tax offices shall give certifications in such individuals’ declarations and forward them to the real estate-managing agency.
The real estate-managing agency shall carry out procedures for transferring the ownership of or the right to use real estate only when receiving vouchers evidencing the payment of personal income tax or tax offices’ certification that incomes from real estate transfer are exempt from tax.
2.5.4. The deadline for tax payment shall be that stated in tax notices.
2.6. Tax declaration for incomes from capital transfer
Individuals earning incomes from capital transfer (except for incomes from securities transfer) shall make and file tax returns with tax offices under the following provisions:
2.6.1. Time of making tax declaration: Individuals earning incomes from capital transfer shall make personal income tax declaration concurrently with carrying out procedures for transferring the ownership of capital amounts to other organizations or individuals under law.
2.6.2. A tax declaration dossier comprises:
- A personal income tax return applicable to individuals earning incomes from capital transfer, made according to a set form.
- A copy of the capital transfer contract.
- Vouchers evidencing expenses related to the determination of income from capital transfer.
2.6.3. The place for filing tax declaration dossiers: Personal income tax declaration dossiers for incomes from capital transfer shall be filed with tax offices directly managing business establishments where capital transfer transactions are conducted or with district-level Tax Departments in localities where capital transferors (sellers) reside.
2.6.4. The deadline for tax payment shall be stated in tax notices, made according to a set form.
2.6.5. Competent state management agencies or enterprises having their capital transferred shall carry out procedures for transferring the capital ownership to the transferees only when receiving vouchers evidencing the payment of personal income tax on capital transfer.
2.7. Tax declaration by individuals earning incomes from securities transfer
2.7.1. A securities-transferring individual who has made tax registration with a tax office shall pay personal income tax under the whole income tariff at the tax rate of 20% of income and shall make tax finalization in the following cases:
a. His/her payable tax amount calculated at the tax rate of 20% is larger than that temporarily withheld at the tax rate of 0.1 % in the year.
b. He/she requests tax refund or clearing of the overpaid tax amount against the following year’s payable tax amount.
2.7.2. A tax finalization dossier comprises:
- A declaration for tax finalization, made according to a set form.
- A detailed list of securities transferred in the year, made according to a set form.
- Invoices and vouchers evidencing expenses related to the securities transfer.
- Vouchers evidencing the tax amount withheld in the year.
2.7.3. Places for filing tax finalization dossiers are tax offices directly managing securities companies with which individuals have registered for trading or district-level Tax Departments of localities where individuals reside.
2.7.4. The deadline for filing a tax finalization dossier is the 90th day after the end of a calendar year.
2.8. Tax declaration for incomes from inheritances or gifts
Individuals earning incomes from inheritances or gifts shall make tax declaration upon each time of receiving incomes from inheritances or gifts. Particularly for inheritances or gifts being real estate, they shall make tax declaration under the guidance at Point 2.5, Clause 2, Section II, Part D of this Circular.
2.8.1. A tax declaration dossier comprises:
- A personal income tax return for incomes from inheritances or gifts, made according to a set form.
- Copies of legal papers evidencing the right to receive the inheritance or gift.
2.8.2. Places for filing tax declaration dossiers are district-level Tax Departments of localities where heirs or gift recipients reside.
Based on these tax declaration dossiers, tax offices shall check and calculate tax amounts payable by heirs or gift recipients into the state budget. For case of incomes of under VND 10 million from inheritances or gifts.
State management agencies and concerned organizations shall carry out procedures for transferring the ownership of securities, capital holdings and assets which must be registered as inheritances or gifts for heirs or gift recipients only when they receive vouchers evidencing tax payment by individuals liable to pay tax.
2.8.3. The deadline for filing tax declaration dossiers
Individuals earning incomes from inheritances or gifts shall file their tax declaration dossiers concurrently with carrying out procedures for transferring the ownership of or the right to use assets received as inheritances or gifts.
2.8.4. The deadline for tax payment shall be stated in tax notices made according to a set form.
2.9. Tax declaration by resident individuals with incomes generated abroad
2.9.1. Resident individuals with incomes generated abroad shall make tax declaration and payment under the Personal Income Tax Law.
In case personal income tax on incomes generated abroad has been calculated and paid under foreign personal income tax laws, tax amounts paid abroad will be deducted. Deductible tax amounts must not exceed payable tax amounts calculated under Vietnam’s tariffs and allocated to incomes generated abroad. The allocation ratio shall be determined to be the ratio of income generated abroad to the total taxable income.
2.9.2. Tax declaration for each kind of income is as follows:
a. Tax declaration for incomes from salaries or wages and incomes from business activities
Individuals who are residents in Vietnam and earn incomes from salaries, wages or business activities abroad shall make personal income tax declaration under the guidance in Clause 2, Section II, Part D of this Circular.
b. Tax declaration for other taxable incomes (incomes from capital investment, capital transfer, real estate transfer, copyright, commercial franchising, won prizes, inheritances, gifts).
- The time limit for making declaration is 10 days after the generation or receipt of incomes. For individuals who are abroad when their incomes are generated or received abroad, die time limit for making tax declaration is 10 days after their entry into Vietnam.
- A tax declaration dossier comprises:
+ A tax return, made according to a set form, for taxable incomes from capital investment, copyright, commercial franchising or won prizes generated abroad.
+ A tax return, made according to a specific form set for incomes from real estate transfer, securities transfer, inheritances or gifts in Vietnam.
The above tax returns must be enclosed with vouchers evidencing payment of incomes and personal income tax abroad which will serve as a basis for determination of incomes and personal income tax amounts paid abroad.
- Places for filing tax declaration dossiers are those designated for these kinds of income generated in Vietnam.
2.10. Tax declaration by a resident individual who earns incomes from business activities, salaries or wages and is present in Vietnam for less than 183 days counted within the first calendar year but more than 183 days counted within 12 consecutive months from the first day of his/her presence in Vietnam.
- The first tax year: He/she shall make tax declaration and file the tax finalization dossier no later than the 90th day after the last day of the period of full 12 consecutive months.
- The second tax year: He/she shall make tax declaration and file the tax finalization dossier no later than the 90th day after the end of the calendar year.
The payable tax amount for the second tax year may be cleared against the tax amount already paid in the first tax year corresponding to the overlapping period between the two tax years.
The duplicated tax amount to be cleared against the payable tax amount for the second tax year is determined as follows:
Double tax amount to be cleared |
= |
Payable tax amount for the first tax year |
x |
Number of overlapping months |
12 |
Example: Mr. A comes to work in Vietnam from May 1, 2009 (the date shown in his passport) and earns taxable incomes in Vietnam.
Assuming that during the period from May 1, 2009, to December 31, 2009, Mr. A is present in Vietnam for a total of 160 days and during the period from January 1, 2010 to April 30, 2010, he is present in Vietnam for a total of 30 days. Under regulations, the period of Mr. A’s presence in Vietnam in 2009 is not enough for him to be identified as a resident individual (160 days < 183 days). However, for the reason that the total number of days of his presence in Vietnam counted within 12 consecutive months (from May 1, 2009, to April, 30, 2010) is 190 days (160 days plus 30 days), Mr. A can still be identified as a resident individual.
The first tax year of Mr. A is counted from May 1, 2009, to the end of April 30, 2010, and he shall file his tax finalization dossier no later than the 90th day after April 30, 2010.
The second tax year of Mr. A is counted from January 1, 2010, to the end of December 31, 2010, and he shall file his tax finalization dossier no later than the 90th day after December 31, 2010.
The payable tax amount for the second tax year of Mr. A will be cleared against the tax amount paid in the first year for the overlapping period between the two tax years, including four months January, February, March and April.
So, Mr. A’s duplicated tax amount in 2009 to be cleared against his payable tax amount for 2010 shall be determined as follows:
Duplicated tax amount to be cleared |
= |
Payable tax amount for 2009 |
x |
4 months |
12 |
3. Tax refund
3.1. An individual is entitled to tax refund in the following cases:
3.1.1. His/her paid personal income tax amount for a tax period is larger than the tax amount payable for that tax period.
3.1.2. He/she has paid personal income tax but his/her taxable income is below the taxable level.
3.1.3. Other cases under decisions of competent state agencies.
Personal income tax refund is applicable only to individuals who have made tax registration and had tax identification numbers.
3.2. A tax refund dossier comprises:
- An application for tax refund, made according to form No. 01/HTBT attached to the Finance Ministry’s Circular No. 60/2007/TT-BTC of June 14, 2007.
- A copy of the applicant’s identity card or passport.
- The personal income tax return for finalization.
- Personal income tax withholding vouchers or receipts.
- Documents evidencing the expiration of the applicant’s working period, such as decision on retirement or resignation, written record of liquidation of the labor contract, and list of days of residence in Vietnam (if any).
- A power of attorney in case of authorized declaration for tax refund (if any).
3.3. Places for filing tax refund dossiers
- Individuals earning incomes from salaries, wages or securities transfer shall file their tax refund dossiers with tax offices directly managing their income-paying units.
- Individuals earning incomes from business activities shall file their tax refund dossiers with district-level Tax Departments in localities where they conduct business activities.
- Individuals earning incomes from both salaries or wages and business activities shall file their tax refund dossiers with district-level Tax Departments in localities where they conduct business activities.
3.4. Handling of tax refund dossiers
The receipt of tax refund dossiers and the responsibility to handle tax refund dossiers comply with the guidance in Section II, Part G of the Finance Ministry’s Circular No. 60/2007/TT-BTC of June 14, 2007.
3.5. Tax refund procedures
After examining and considering tax refund dossiers valid, tax offices shall issue and send tax refund decisions to the State Treasury of the same level and to individuals eligible for tax refund.
Upon receiving tax refund decisions of tax offices, the State Treasury of the same level shall refund tax amounts to eligible individuals.