Phần I: Thông tư 58/2015/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định chung
Số hiệu: | 58/2015/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 20/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 04/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1081 đến số 1082 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 58/2015/TT-BGTVT về đào tạo, sách hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ với các nội dung quan trọng như: quản lý, chương trình đào tạo; hệ thống giấy phép lái xe; quản lý, sát hạch, cấp giấy phép; đào tạo, sát hạch các trường hợp đặc thù,.. được ban hành ngày 20/10/2015.
1. Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ
- Cơ sở đào tạo lái xe do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại Thông tư 58. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải phù hợp quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải.
- Người học lái xe phải đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
-Thời gian đào tạo hạng A3, A4: 80 giờ (lý thuyết: 40, thực hành lái xe: 40).
- Thời gian đào tạo Hạng B1 quy định tại Thông tư số 58/2015/BGTVT về cấp giấy phép lái xe cơ giới:
+Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
+Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
2. Sát hạch, cấp giấy phép lái xe
- Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, xe ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều 24 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT về giấy phép lái xe. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.
- Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 quy định tại Thông tư 58/2015
+ Sau khi xây dựng xong, trung tâm sát hạch lái xe gửi văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động;
+ Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị chứng nhận trung tâm sát hạch, Sở Giao thông vận tải kiểm tra, có văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không đề nghị phải trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị chứng nhận trung tâm sát hạch, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tư 58 còn quy định việc đào tạo, sát hạch đối với một số trường hợp đặc thù; cơ sở đào tạo lái xe; chương trình đào tạo lái xe; hệ thống giấy phép lái xe; quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Thông tư số 58/BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trong phạm vi cả nước.
2. Thông tư này không áp dụng đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của ngành công an, quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe ô tô tải, xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng là loại xe ô tô được định nghĩa tại các tiêu chuẩn TCVN 6211: 2003, TCVN 7271: 2003.
2. Máy kéo là một loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có bốn bánh xe dùng để kéo một rơ moóc chở hàng.
3. Máy kéo nhỏ là một loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, được liên kết với thùng chở hàng qua khớp nối, lái bằng càng hoặc vô lăng lái, có bốn bánh xe (hai bánh của đầu kéo và hai bánh của thùng hàng).
4. Trọng tải thiết kế của xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng được hiểu là trọng tải thiết kế của xe ô tô tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.
5. Trọng tải của xe ô tô tải để sử dụng tập lái được hiểu là trọng tải của xe ô tô theo thiết kế của nhà sản xuất.
6. Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới (người lái xe) để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới.
7. Thời gian hành nghề lái xe là thời gian người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.
8. Người hành nghề lái xe là người sinh sống bằng nghề lái xe.
9. Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô là số lượng học viên lớn nhất tại một thời điểm (theo ngày) mà cơ sở được phép đào tạo, được xác định bằng tổng lưu lượng học viên đào tạo các hạng giấy phép lái xe (bao gồm cả học lý thuyết và thực hành).
10. Số phôi giấy phép lái xe là mã số do nhà sản xuất phôi quy định, ghi ở mặt sau của giấy phép lái xe, bao gồm 02 chữ cái và các số phía sau nhằm nhận diện một cá thể giấy phép lái xe.
Part I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Governing scope
This Circular regulates driver training, driving tests, and issuance of driving licenses for road motor vehicles.
Article 2. Regulated entities
1. This Circular applies to agencies administering driver training, driving tests, and issuance of driving licenses, driver training institutions, driving test centers, organizations and individuals in connection with driver training, driving tests, and issuance of driving licenses for road motor vehicles across the country.
2. This Circular does not regulate driver training, driving tests, and issuance of driving licenses in the areas of public security, military performing the tasks of national defense and security.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, some terms are construed as follows:
1. Trucks, specialized trucks, cars mean motor vehicles as intended in TCVN 6211: 2003, TCVN 7271: 2003.
2. Tractor means four-wheel motor vehicles used to haul a trailer.
3. Small tractor means a type of motor vehicles coupled to a body, controlled by arms or steering wheels; having four wheels (two front wheels supporting the tractor, two rear wheels supporting the body)
4. Design loading capacity of specialized trucks, cars mean design loading capacity of trucks of the same type or similar.
5. Loading capacity of trucks used for driver training means loading capacity of automobiles as designed by the manufacturer.
6. Driving licenses mean certificates granted to drivers of motor vehicles for operating one or more types of motor vehicles.
7. Driving practice period means the period of time a licensed driver has operated a type of motor vehicles as specified in the driving license
8. Person practising as a driver means the person who earns his/her living as a driver.
9. Amount of training means the largest number of driver learners (hereinafter referred to as ‘learners’) at a certain period of time a driver training institution is permitted to train and determined by total number of learners at various classes of driving licenses (including theory and practice)
10. Numbers of driving license templates mean the codes prescribed by template producers, written at the back side of driving license including two initial letters followed by numbers in order to identify an individual holding the driving license.