Chương I: Thông tư 58/2015/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Hệ thống giấy phép lái xe
Số hiệu: | 58/2015/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 20/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 04/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1081 đến số 1082 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 58/2015/TT-BGTVT về đào tạo, sách hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ với các nội dung quan trọng như: quản lý, chương trình đào tạo; hệ thống giấy phép lái xe; quản lý, sát hạch, cấp giấy phép; đào tạo, sát hạch các trường hợp đặc thù,.. được ban hành ngày 20/10/2015.
1. Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ
- Cơ sở đào tạo lái xe do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại Thông tư 58. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải phù hợp quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải.
- Người học lái xe phải đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
-Thời gian đào tạo hạng A3, A4: 80 giờ (lý thuyết: 40, thực hành lái xe: 40).
- Thời gian đào tạo Hạng B1 quy định tại Thông tư số 58/2015/BGTVT về cấp giấy phép lái xe cơ giới:
+Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
+Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
2. Sát hạch, cấp giấy phép lái xe
- Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, xe ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều 24 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT về giấy phép lái xe. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.
- Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 quy định tại Thông tư 58/2015
+ Sau khi xây dựng xong, trung tâm sát hạch lái xe gửi văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động;
+ Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị chứng nhận trung tâm sát hạch, Sở Giao thông vận tải kiểm tra, có văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không đề nghị phải trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị chứng nhận trung tâm sát hạch, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tư 58 còn quy định việc đào tạo, sát hạch đối với một số trường hợp đặc thù; cơ sở đào tạo lái xe; chương trình đào tạo lái xe; hệ thống giấy phép lái xe; quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Thông tư số 58/BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
11. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
12. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
b) Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
13. Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, xe ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Chapter I
DRIVER LICENSE SYSTEM
Article 24. Classification of driver licenses
1. A1 class licenses issued to:
a) Persons controlling two-wheeled bikes with cylinder volume from 50 cm3 to less than 175 cm3;
b) Disabled controlling motor tricycles intended for the disabled;
2. A2 class licenses issued to persons controlling two-wheeled bikes with cylinder volume from 175 to cm3 and over and other types of vehicles intended for A1 class.
3. A3 class licenses issued to persons controlling motor tricycles, vehicles intended for A1 class and similar vehicles
4. A4 class licenses issued to persons controlling small tractors with loading capacity up to 1,000 kg;
5. B1 class (automatic transmission) issued to persons who do not practice as a driver for controlling following types of cars:
a) Automatic transmission 9-seat cars including driver seat;
b) Trucks, including special use trucks (automatic transmission) with design loading capacity less than 3,500 kg.
6. B1 class licenses issued to persons who do not practice as a driver for controlling following types of cars:
a) 9-seat cars including driver seat;
b) Trucks, including special use trucks with design loading capacity less than 3,500 kg;
c) Tractors hauling a trailer with design loading capacity less than 3,500 kg;
7. B2 class licenses issued to persons who practice as a driver for controlling following types of cars:
a) Special use cars with design loading capacity less than 3,500 kg;
b) Cars intended for B1 class
8. C class licenses issued to drivers controlling following types of cars:
a) Trucks, including special use trucks, cars with design loading capacity from 3,500 kg and over;
b) Tractors hauling a trailer with design loading capacity from 3,500 kg and over;
c) Cars intended for B1, B2 classes
9. D class licenses issued to drivers controlling following types of cars:
a) 10 to 30-seat cars including driver seat;
b) Cars intended for B1, B2 and C classes
10. E class licenses issued to drivers controlling following types of cars:
a) Cars from 30 seats and over;
b) Cars intended for B1, B2, C and D classes
11. Persons who have obtained B1, B2, C, D and E class licenses may haul another trailer with design loading capacity no more than 750 kg when controlling respective types of cars.
12. Issuance of F class licenses to persons who have obtained B2, C, D and E class licenses for controlling respective types of cars hauling another trailer with design loading capacity more than 750 kg, semi-trailer, articulated buses is prescribed as follows:
a) FB2 class issued to drivers for controlling B2 class cars hauling another trailer and may control types of cars intended for B1 and B2 classes.
b) FC class issued to drivers for controlling C class cars hauling another trailer, semi-trailer trucks and may control types of cars intended for B1, B2, C and FB2 classes;
c) FD class licenses issued to drivers for controlling D class cars hauling another trailer and may control types of cars intended for B1, B2, C, D and FB2 classes;
d) FE class licenses issued to drivers for controlling E class cars hauling another trailer and may control articulated buses and types of cars intended for B1, B2, C, D, E, FB2 and FD classes;
13. License classes for drivers controlling sleeper buses, city passenger buses (used for transport business) are prescribed in Clause 9 and 10 hereof.
Article 25. Validity period of driver licenses
1. For A1, A2, A3 class licenses, validity period is permanent
2. For B1 class licenses, validity period shall expire when drivers reach 50 (female) and 60 (male); If drivers are over 45 (female) and over 50 (male), validity period is 10 years since the date of issuance.
3. For A4, B2 class licenses, validity period is 10 years since the date of issuance.
4. For C, D, E, FB2, FC, FD, FE class licenses, validity period is five years since the date of issuance.