Chương I: Thông tư 58/2015/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quản lý đào tạo lái xe
Số hiệu: | 58/2015/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 20/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 04/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1081 đến số 1082 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 58/2015/TT-BGTVT về đào tạo, sách hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ với các nội dung quan trọng như: quản lý, chương trình đào tạo; hệ thống giấy phép lái xe; quản lý, sát hạch, cấp giấy phép; đào tạo, sát hạch các trường hợp đặc thù,.. được ban hành ngày 20/10/2015.
1. Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ
- Cơ sở đào tạo lái xe do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại Thông tư 58. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải phù hợp quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải.
- Người học lái xe phải đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
-Thời gian đào tạo hạng A3, A4: 80 giờ (lý thuyết: 40, thực hành lái xe: 40).
- Thời gian đào tạo Hạng B1 quy định tại Thông tư số 58/2015/BGTVT về cấp giấy phép lái xe cơ giới:
+Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
+Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
2. Sát hạch, cấp giấy phép lái xe
- Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, xe ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều 24 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT về giấy phép lái xe. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.
- Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 quy định tại Thông tư 58/2015
+ Sau khi xây dựng xong, trung tâm sát hạch lái xe gửi văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động;
+ Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị chứng nhận trung tâm sát hạch, Sở Giao thông vận tải kiểm tra, có văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không đề nghị phải trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị chứng nhận trung tâm sát hạch, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tư 58 còn quy định việc đào tạo, sát hạch đối với một số trường hợp đặc thù; cơ sở đào tạo lái xe; chương trình đào tạo lái xe; hệ thống giấy phép lái xe; quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Thông tư số 58/BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở đào tạo lái xe do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại Thông tư này.
2. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải phù hợp quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải.
Cơ sở đào tạo lái xe phải đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây:
1. Hệ thống phòng học chuyên môn
a) Phòng học chuyên môn bảo đảm diện tích tối thiểu 50 m2;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có đủ các phòng học chuyên môn, bao gồm: Pháp luật giao thông đường bộ, cấu tạo và sửa chữa thông thường, Kỹ thuật lái xe, Nghiệp vụ vận tải, Đạo đức người lái xe và Văn hóa giao thông (có thể xếp chung với phòng học Nghiệp vụ vận tải) được bố trí tập trung, phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa; cơ sở đào tạo lái xe mô tô hạng A3, A4 có thể dùng chung các phòng học chuyên môn;
c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 02 phòng học Kỹ thuật lái xe; với lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 03 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe;
c) Cơ sở đào tạo lái xe mô tô hai bánh các hạng A1, A2 phải có 01 phòng học chung Pháp luật giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe.
2. Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ
a) Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc đào tạo lái các hạng xe A3, A4 phải có phòng học Pháp luật giao thông đường bộ trên máy tính, bao gồm: máy chủ, máy in và ít nhất 10 máy tính, cơ sở có lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 20 máy tính, cơ sở có lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 30 máy tính được nối mạng, cài đặt phần mềm học và sát hạch lý thuyết do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao.
3. Phòng học cấu tạo và sửa chữa thông thường
a) Có mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện;
b) Có hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái.
4. Phòng học Kỹ thuật lái xe
a) Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (băng đĩa, đèn chiếu...);
b) Có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái...);
c) Có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt).
5. Phòng học Nghiệp vụ vận tải
a) Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hóa, hành khách;
b) Có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng.
6. Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa
a) Có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nền nhà không gây bụi, không bị rạn nứt, không trơn trượt;
c) Có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa;
d) Có tổng thành động cơ hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện;
đ) Có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập.
7. Phòng điều hành giảng dạy
Có bảng ghi chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo.
8. Phòng chuẩn bị giảng dạy của giáo viên (có thể xếp chung với phòng điều hành giảng dạy)
Có đủ bàn, ghế, bảng, tủ đựng tài liệu, đồ dùng dạy học cần thiết.
9. Tiêu chuẩn chung giáo viên dạy lái xe
a) Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt;
b) Có đủ sức khỏe theo quy định;
c) Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, trừ trường hợp đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học sư phạm; cao đẳng, đại học sư phạm kỹ thuật.
10. Tiêu chuẩn giáo viên dạy lý thuyết
Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và trình độ A về tin học trở lên;
b) Giáo viên dạy môn Pháp luật giao thông đường bộ phải có giấy phép lái xe ô tô; giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.
11. Tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành
Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp (trừ giáo viên đã được cấp giấy chứng nhận dạy thực hành lái xe);
b) Giáo viên dạy lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng. Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2; thời gian hành nghề lái xe của giáo viên dạy các hạng B1, B2 từ 03 năm trở lên; thời gian hành nghề lái xe của giáo viên dạy các hạng C, D, E và F từ 05 năm trở lên;
c) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 1a và Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này.
12. Xe tập lái
a) Có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lưu lượng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe;
b) Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E; đối với xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo;
c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có xe số tự động thuộc sở hữu hoặc hợp đồng đáp ứng yêu cầu đào tạo, theo nội dung, chương trình quy định;
d) Cơ sở thực hiện chức năng đào tạo và sát hạch lái xe ô tô có thể sử dụng xe ô tô sát hạch để dạy lái xe nhưng phải đảm bảo thời gian ôn luyện, bồi dưỡng học viên trước khi sát hạch và kế hoạch sát hạch của các Sở Giao thông vận tải; thời gian sử dụng xe ô tô sát hạch để dạy lái xe do Sở Giao thông vận tải quản lý trung tâm sát hạch xác nhận nhưng không quá 50% thời gian sử dụng xe ô tô sát hạch;
đ) Xe ô tô tải để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo;
e) Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực;
g) Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng;
h) Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học;
i) Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe, kể cả xe hợp đồng phải có tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và điện thoại liên lạc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
k) Xe ô tô phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
l) Xe mô tô ba bánh, máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
m) Có giấy phép xe tập lái do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải cấp khi đủ điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l khoản này. Mẫu giấy phép xe tập lái quy định tại Phụ lục 4a và Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư này.
13. Sân tập lái xe
a) Thuộc quyền sử dụng của cơ sở đào tạo lái xe. Nếu thuê sân tập lái phải có hợp đồng, thời hạn hợp đồng bằng hoặc dài hơn thời hạn của giấy phép đào tạo lái xe;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe theo quy định;
c) Sân tập lái xe ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo; kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn trung tâm sát hạch lái xe đối với từng hạng xe tương ứng;
d) Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ vạch sơn kẻ đường; hình các bài tập lái xe ô tô phải được bó vỉa;
đ) Có nhà chờ, có ghế ngồi cho học viên học thực hành.
14. Diện tích tối thiểu của sân tập lái
a) Đào tạo các hạng A1, A2 b) Đào tạo các hạng A1, A2, A3, A4 c) Đào tạo các hạng B1 và B2 d) Đào tạo đến hạng C đ) Đào tạo đến các hạng D, E và F |
: : : : : |
700 m2; 1.000 m2; 8.000 m2; 10.000 m2; 14.000 m2; |
15. Đường tập lái xe ô tô
Đường tập lái xe ô tô do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải quy định, phải có đủ các tình huống giao thông phù hợp với nội dung chương trình đào tạo như: đường bằng, đường hẹp, đường dốc, đường vòng, qua cầu, đường phố, thị xã, thị trấn. Tuyến đường tập lái (kể cả đường thuộc địa bàn tỉnh, thành phố khác) phải được ghi rõ trong giấy phép xe tập lái.
16. Xác định lưu lượng đào tạo lái xe ô tô
Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về phòng học, sân tập lái, đội ngũ giáo viên và bộ máy quản lý, lưu lượng đào tạo mỗi hạng giấy phép lái xe được xác định bằng số lượng xe tập lái hạng đó nhân với số lượng học viên quy định trên một xe và nhân với hệ số 2. Số lượng học viên học thực hành tại một thời điểm không được vượt quá khả năng đáp ứng số xe tập lái từng hạng của cơ sở đào tạo.
1. Tổ chức tuyển sinh theo hạng giấy phép lái xe được phép đào tạo bảo đảm các điều kiện đối với người học theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
2. Ký và thanh lý hợp đồng đào tạo với người học lái xe ô tô.
3. Công khai quy chế tuyển sinh và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe.
4. Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo lưu lượng, thời hạn, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe.
5. Được tổ chức đào tạo vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính cho người có nhu cầu, nhưng phải bảo đảm nội dung, chương trình và thời gian quy định.
6. Đăng ký kỳ sát hạch theo quy định.
7. Duy trì, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.
8. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan của khóa đào tạo.
9. Bảo đảm giáo viên khi dạy thực hành lái xe phải đeo phù hiệu "Giáo viên dạy lái xe", học viên tập lái xe trên đường phải đeo phù hiệu "Học viên tập lái xe". Phù hiệu do cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 5a và Phụ lục 5b ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo cho người học lái xe ô tô và máy kéo hạng A4.
11. Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành.
12. Tuyển dụng, quản lý, tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn quy định.
13. Báo cáo đăng ký sát hạch
a) Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày làm việc; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;
b) Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học sinh (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe), kế hoạch đào tạo của khóa học theo mẫu quy định tại Phụ lục 7a, Phụ lục 7b, Phụ lục 7c và Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe ngay sau khai giảng đối với các hạng A3, A4; không quá 07 ngày sau khai giảng đối với các hạng B1, B2, D, E, F và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;
c) Báo cáo 1 gửi bằng đường bưu chính và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo quy định; Trưởng Ban Quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang.
1. Giáo trình giảng dạy lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.
2. Biểu mẫu, sổ sách sử dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô bao gồm:
a) Kế hoạch đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tiến độ đào tạo lái xe ô tô các hạng theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sổ theo dõi thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sổ lên lớp; sổ giáo án lý thuyết; sổ giáo án thực hành; sổ cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội.
3. Cơ sở đào tạo lái xe hạng A4 sử dụng các loại sổ tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này.
4. Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A2, A3 sử dụng sổ giáo án lý thuyết, sổ giáo án thực hành, danh sách học viên đăng ký sát hạch.
5. Thời gian lưu trữ hồ sơ
a) Không thời hạn đối với sổ cấp chứng chỉ sơ cấp và sổ cấp chứng chỉ đào tạo;
b) 02 năm đối với bài thi tốt nghiệp và các tài liệu còn lại;
c) Việc hủy tài liệu hết giá trị theo quy định hiện hành.
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 (số tự động) lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) Hạng C, D, E lên FC: thời gian hành nghề 01 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, D, E lên hạng F tương ứng: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
đ) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; đối với hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo.
2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo.
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
c) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
d) Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận giấy phép lái xe).
Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý thống nhất về đào tạo lái xe trong phạm vi cả nước.
2. Xây dựng quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe trình Bộ Giao thông vận tải ban hành; xây dựng chương trình đào tạo lái xe, biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ phục vụ công tác đào tạo lái xe.
3. Kiểm tra, thanh tra về công tác quản lý, đào tạo lái xe.
4. Ban hành giáo trình đào tạo lái xe và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước.
5. Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô; cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực tiếp quản lý.
6. Ban hành nội dung, chương trình tập huấn; tổ chức tập huấn và cấp giấy chứng nhận nâng cao giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 1c ban hành kèm theo Thông tư này cho đội ngũ giáo viên dạy thực hành lái xe trong cả nước.
7. Thực hiện công tác quản lý đào tạo lái xe đối với các cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải giao và lưu trữ các tài liệu theo quy định tại khoản 6 Điều 12 của Thông tư này.
1. Chịu trách nhiệm quản lý đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô trên cơ sở quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải.
3. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe, cấp chứng chỉ đối với cơ sở đào tạo.
4. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo, gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam bản sao giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.
5. Cấp giấy phép xe tập lái; tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung, chương trình quy định.
6. Lưu trữ các tài liệu sau:
a) Danh sách giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 13c ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 13đ ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.
1. Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 13a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy phép lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
c) Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng nghề (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
d) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
đ) Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
e) 02 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền màu xanh, kiểu giấy chứng minh nhân dân;
g) Danh sách giáo viên đề nghị cấp giấy chứng nhận dạy thực hành lái xe.
2. Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ, danh sách do cơ sở đào tạo lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 13b ban hành kèm theo Thông tư này; kiểm tra, tổ chức tập huấn. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày đạt kết quả tập huấn, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục 13c ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe có thời hạn 05 năm. Hồ sơ, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe khi hết thời hạn thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp giáo viên dạy thực hành lái xe chuyển công tác đến cơ sở đào tạo lái xe mới, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam thu hồi và đổi giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo tên cơ sở đào tạo lái xe mới, vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục 13c ban hành kèm theo Thông tư này; thông báo cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
1. Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải nơi quản lý để xét duyệt, cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm:
a) Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 13d ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xe tập lái gồm: bản sao giấy đăng ký xe, bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn, bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực.
2. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, căn cứ kết quả kiểm tra, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a và Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn giấy phép xe tập lái tương ứng với thời gian được phép lưu hành của xe tập lái. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Việc cấp lại giấy phép xe tập lái khi hết hạn thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô;
b) Đề án xây dựng cơ sở đào tạo lái xe ô tô, trong đó phải có vị trí, diện tích xây dựng, quy mô, lưu lượng đào tạo, số lượng giáo viên, số lượng phương tiện của cơ sở đào tạo;
c) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đất đai tại địa phương để xây dựng cơ sở đào tạo.
2. Trình tự xem xét, giải quyết hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô như sau:
a) Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
b) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, căn cứ nhu cầu đào tạo thực tế của địa phương và quy hoạch cơ sở đào tạo của Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải xem xét, có văn bản chấp thuận chủ trương gửi tổ chức, cá nhân. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Tổ chức, cá nhân được chấp thuận chủ trương tiến hành xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao văn bản chấp thuận xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô của Sở Giao thông vận tải;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chức năng đào tạo lái xe của cơ quan có thẩm quyền;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe còn thời hạn;
đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy đăng ký xe; bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn; bản sao giấy phép xe tập lái.
4. Sở Giao thông vận tải xem xét hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô và thực hiện như sau:
a) Trường hợp chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
b) Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý dạy nghề ở địa phương tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 15a ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, nếu đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Giấy phép đào tạo lái xe ô tô được cấp lại khi hết hạn, điều chỉnh hạng xe đào tạo hoặc lưu lượng đào tạo.
2. Hồ sơ cấp lại khi hết hạn hoặc điều chỉnh hạng xe hoặc lưu lượng đào tạo
Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Hồ sơ bao gồm các thành phần quy định tại các điểm a, d, đ khoản 3 Điều 15 của Thông tư này (chỉ bổ sung những nội dung thay đổi so với lần cấp phép gần nhất).
3. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp cơ quan quản lý dạy nghề tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 15b ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.
1. Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chức năng đào tạo lái xe của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bản sao giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe;
d) Bản sao giấy đăng ký xe của xe tập lái đối với các hạng A3, A4.
2. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Trước khi giấy phép đào tạo lái xe hết hạn 15 ngày, cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Công văn kèm báo cáo đề nghị cấp lại giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (chỉ bổ sung những nội dung thay đổi so với lần cấp phép gần nhất);
c) Bản sao giấy đăng ký xe của xe tập lái đối với các hạng A3, A4 (chỉ bổ sung những nội dung thay đổi so với lần cấp phép gần nhất).
2. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải cấp lại giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 17a và Phụ lục 17b ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn của giấy phép đào tạo lái xe là 05 năm, kể từ ngày cấp.
Chapter I
MANAGEMENT OF DRIVER TRAINING
Section 1. STANDARDS, DUTIES AND AUTHORITY OF DRIVER TRAINING INSTITUTIONS
Article 4. Driver training institutions
1. Driver training institutions established by competent agencies have a driver training function and satisfy technical standards and professional competence as prescribed hereof.
2. Driver training institutions must meet the planning by the Ministry of Transport
Article 5. Technical standards and professional competence of driver training institutions
Driver training institutions must meet following standards:
1. Specialized classroom system
a) Each classroom must ensure a minimum area of 50 m2;
b) Number of classrooms must be adequately arranged for following subjects ‘Laws on Road traffic, Common structures and repairs, Driving techniques’, Transport profession, Driving ethics and traffic etiquette (can be shared with classrooms for Transport profession) ; A3, A4 class driver training institutions may share specialized classrooms;
a) Any driver training institution training from 500 learners and over must have at least two classrooms for ‘Laws on road traffic’ and two classrooms for ‘Driving techniques’; from 1,000 learners and over must have at least three classrooms for Laws on road traffic and three classrooms for ‘Driving techniques’;
c) A1, A2 class driver training institutions must have at least one common classroom for the subjects ‘Laws on road traffic’ and ‘Driving techniques’.
2. Classrooms for ‘Laws on road traffic’ must be equipped with:
a) Audiovisual equipment (screens, projectors), pictures of road sign system,
b) Automobile or A3, A4 class driver training institutions each must have a computer-equipped classroom for ‘Laws on road traffic’ including a server, a printer and at least 10 computers, or 20 computers (for driver training institutions training from 500 learners and over), 30 computers (for training 1,000 learners and over). All computers are connected to the Internet, with software installed for learning and doing tests on theories transferred by Directorate for Roads of Vietnam.
3. Classrooms for Common structure and repairs:
a) Cutaway models of engines, transmission system; models of electricity system;
b) Photos or pictures of descriptive diagrams of structure and operating principles of engines, transmission system, suspension system, brakes, steering system;
4. Classrooms for Driving techniques:
a) Audio-visual media for teaching (tapes, discs, lights...);
b) Photos or descriptive pictures of basic driving movements (adjustments of driver seat, sitting positions, hand positions on a steering wheel...);
c) Model cars for practicing changing gears (can be arranged in a separate place);
5. Classrooms for Transport profession
a) Tabular and form system serving teaching professional competence in transport of goods and passengers;
b) Pictures of symbols and signs on packages of goods
6. Classrooms for Repairs and maintenance practices
a) Ventilation and lighting system, requirements for labor safety and hygiene ensured;
b) Floors ensured not to cause dust, no cracks and slipping;
c) Specialized instruments for repairs and maintenance;
d) Well-operating components: engine, transmission system, driving system, electricity system;
dd) Tables for assembly and disassembly, boards, desks, chairs for teaching and practices;
7. Management room
Notice boards (giving notifications of training programs, training progress, tables, chairs and necessary equipment for training management staff;
8. Instructors’ rooms in preparation for lessons (can be shared with management room)
Tables, chairs, boards, document cabinets and necessary teaching tools;
9. General requirements for driving instructors
a) Good personal morality;
b) Good health as prescribed;
c) Obtain Pedagogical Certificate except cases that have graduated from colleges or universities of pedagogy, colleges or universities of technical education;
10. Requirements for instructors (in charge of theory)
Apart from requirements as prescribed in Clause 9, this Article, following requirements must be satisfied:
a) Obtain intermediate diplomas and higher, computer skills from Level A and over;
b) Instructors of the subject Laws on road traffic must obtain driving license and instructors of the subject Driving techniques must obtain driving license corresponding to type of cars in training and over.
11. Requirements for instructors (in charge of practices)
Apart from requirements as prescribed in Clause 9, this Article, following requirements must be satisfied:
a) Obtain intermediate diplomas and over, or certificates of vocational skills (except instructors that obtain certificates of driving practice teaching);
b) Instructors of A1, A2, A3, A4 classes must obtain corresponding driving licenses. Instructors who teach automobile driving must obtain driving licenses corresponding to or higher than types of cars in training but not lower than B2 class; Driving practice period of instructors teaching B1, B2 classes must be from three years and over and instructors teaching C, D, E, F classes from five years and over.
c) Have passed driving instructor training under the program promulgated by Directorate for Roads of Vietnam and obtained driving instructor certificates according to forms as prescribed in Appendices 1a and 1b enclosed herewith;
12. Driving practice cars
a) Types of cars must be adequately provided in proportion to the amount of training specified in driver training licenses;
b) Cars must be owned by driver training institutions; Cars may be hired under a contract from one year and over with quantity not in excess of 50% of quantity of cars in the institution’s possession in proportion to A3, A4, B1, B2, C, D, E classes; Cars for FC class may be hired under a contract with duration and quantity in accordance with training demand;
c) Driver training institutions must have cars with automatic gearboxes in their possession or under contracts meeting requirements of training and program as prescribed;
d) Facilities carrying out driver training and driving tests may use driver testing cars for instructions but ensure practicing and training time before tests and testing plans of the Services of Transport; The time for using driver testing cars for instructions shall be confirmed by the Services of Transport that manage driver test centers;
dd) Trucks used to teach B1, B2 class drivers must have loading capacity from 1,000 kg and over with quantity not in excess of 30% of the institution’s total number of driving practice cars of the same class;
e) Have unexpired certificates of technical safety and environmental protection inspection of motor vehicles;
g) Have emergency brake system positioned next to instructor seat in a firm, safe and convenient way ensuring the system works well during the process;
h) Bodies must have firm roof and seats for learners;
i) Both sides or doors of cars including hired cars must display names of training institutions, immediately superior management agencies and contact phone numbers according to forms as prescribed in Appendix 2 enclosed herewith;
k) Cars must be attached with two signs “DRIVER TRAINING” as prescribed in Appendix 3 enclosed herewith;
l) Motor tricycles, small tractors with loading capacity up to 1,000 kg must be attached with two signs “DRIVER TRAINING” as prescribed in Appendix 3 enclosed herewith;
m) Have driving practice car licenses issued by Directorate for Roads of Vietnam or the Services of Transport when requirements as prescribed in Points b, c, d, dd, e, g, h, i, k, l of this Clause are met; Forms of licenses are prescribed in Appendix 4a and 4b enclosed herewith;
13. Driver training ground
a) Within driver training institutions’ rights to use If driver training ground is hired under a contract, contract duration must be equal or longer than validity period of driver training license;
b) Driver training institutions training from 1,000 learners and over must have at least two driver training grounds as prescribed;
c) Driver training ground must be adequately equipped with road signs and real-life situations according to training program; sizes of training figures must be in accordance with standards of driving test centers for each corresponding class;
d) Driver training ground must be constructed with a level and drainage system to ensure no flood occurs; Surface of road lanes and training figures must be spread with asphalt or cement concrete and painted with adequate road lines;
dd) Have lounges and seats for learners;
14. Minimum area of driver training ground
a) A1, A2 classes b) A1, A2, A3, A4 classes c) B1, B2 classes c) C class b) D, E, F classes |
: : : : : |
700 m2; 1,000 m2; 8,000 m2; 10,000 m2; 14,000 m2; |
15. Driver training roads
Driver training roads as prescribed by Directorate for Roads of Vietnam or the Services of Transport must have adequate traffic situations in accordance with training program: level roads, narrow roads, sloping roads, by-pass roads, bridge crossing, roads in cities, district-level towns, commune-level towns Driver training road routes (including roads within administration divisions of other provinces and cities) must be specified in driving practice car licenses.
16. Determine amount of training
Based on conditions for classrooms, driver training ground, group of instructors and management apparatus, the amount of training for each class shall be determined by multiplying the number of driving practice cars (for such class) by the number of learners on a car and by coefficient 2. Number of learners for a practice session should not exceed training institutions’ capacity to meet number of training cars (for each class).
Article 6. Duties and authority of driver training institutions
1. Organize enrollment for classes accepted for training and ensure conditions for learners as prescribed in Article 8 hereof;
2. Sign and finalize training contracts with learners;
3. Make public announcement about the Regulation on enrollment and training management;
4. Organize training beginners and upgrading classes according to amount of training, duration, locations and classes of driving licenses specified in driver training licenses;
5. May organize training on public holidays, non-working days, during hours other than office hours for people who have demands but must ensure content, program and time as prescribed;
6. Register testing periods as prescribed;
7. Maintain and reinforce facilities for teaching, learning;
8. Store relevant documents and materials of training courses;
9. Ensure instructors wear badge “driving instructors” and learners wear badge “learners”; Badges shall be granted and managed by driver training institutions as prescribed in Appendix 5a, Appendix 5b enclosed herewith.
10. Organize inspection and issuance of primary-level certificates or training certificates to car and A4-class tractor learners;
11. Collect and use training fees according to applicable regulations;
12. Carry out recruitment, management and organize training to enhance professional competence of instructors, meeting prescribed standards;
13. Make reports on registration for driving tests
a) A1, A2 class training: training institutions should make reports on registration for driving tests according to forms as prescribed in Appendix 6 enclosed herewith to testing administration authorities at least four working days prior to testing period; the reports must be affixed with the training institution’s stamp on adjoining edges of pages;
b) A3, A4, B1, B2, C, D, E and F class training: training institutions should make reports on registration for driving tests, lists of learners (report 1), lists of driving licenses requested for verification (in case of upgrading of driving license classes), training plan according to forms as prescribed in Appendices 7a, 7b, 7c and 8 enclosed herewith to testing administration authorities immediately after opening day for A3, A4 classes; no more than seven days after opening day for B1, B2, D, E, F classes and no more than 15 days after opening day for C class; reports must be affixed with the institution's stamp on adjoining edges of pages;
c) Report 1 shall be sent by post and transmitted through driving license information system to Directorate for Roads of Vietnam or the Services of Transport as prescribed; Head of testing administration board shall inspect and sign her/his name on each page.
Article 7. Documents serving training and management by driver training institutions
1. Driving teaching courses promulgated by Directorate for Roads of Vietnam;
2. Forms, books used by driver training institutions:
a) Training plan prescribed in Appendix 8 enclosed herewith;
b) Progress of training car drivers of all classes prescribed in Appendix 9 enclosed herewith;
c) Logbook of driving practices as prescribed in Appendix 10 enclosed herewith;
d) Registers, lesson plan register (theory and practice); register of primary-level certificates, training certificates to be issued as prescribed by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;
3. Institutions training A4 class drivers shall use registers prescribed in Points c, d, Clause 2, this Article.
4. Institutions training A1, A2, A3 class drivers shall use lesson plan register (theory), lesson plan register (practice) and lists of learners registering driving tests.
5. Time of recordkeeping
a) Permanent for registers of primary-level certificates and training certificates to be issued;
b) Two years for graduation tests and the remaining documents;
c) Destruction of invalid documents (according to applicable regulations);
Section 2. LEARNERS
Article 8. Requirements for learners
1. As a Vietnamese citizen, foreigners who are eligible for residing, working or studying in Vietnam;
2. Minimum ages (to the time of attending tests), health and educational level as prescribed; those who need upgrading of driving licenses may learn in advance but must be old enough to attend tests as prescribed;
3. Those who learn to upgrade their driving licenses must obtain time and number of kilometers of safe driving as follows:
a) B1 class (automatic gear) upgraded to B1: at least one year and 12,000 kilometers of safe driving;
b) B1 class to B2: at least one year and 12,000 kilometers of safe driving;
c) C, D, E classes to FC: at least one year of practising as a driver and at least 50,000 kilometers of safe driving;
d) B2 to C, C to D, D to E; B2, D, E to F: at least three years of practising as a driver and at least 50,000 kilometers of safe driving;
dd) B2 to D, C to E: at least five years of practising as a driver and 100,000 kilometers of safe driving;
4. Those who learn to upgrade their driving licenses to D, E classes must obtain lower secondary education degree and over.
Article 9. Forms of training
1. Learners who wish to be issued A1, A2, A3, B1 class licenses may learn theoretical subjects by themselves but must register with licensed training institution;
2. Learners who wish to be issued B2, C, D, E and F class licenses must participate in intensive training courses at training institutions and must be examined for issuance of primary-level certificates or training certificates.
Article 10. Learners’ application
1. Learners as beginners must establish one set of application to be submitted to training institutions. The application includes:
a) Application form for learning, tests and issuance of driving licenses according to forms as prescribed in Appendix 11 enclosed herewith;
b) For Vietnamese persons, copy of ID card or unexpired passport; copy of unexpired passports for foreigners and overseas Vietnamese;
c) Health certificates issued by competent medical facilities as prescribed;
2. Learners who wish to upgrade their licenses must establish one set of application to be submitted to training institutions; The application includes:
a) Documents as prescribed in Clause 1, this Article;
b) Written declaration of the time of practising as a driver and number of kilometers of safe driving according to forms prescribed in Appendix 12 enclosed herewith;
c) Copy of degree of lower secondary education and over for learners who wish to upgrade licenses to D, E classes (original is required for participation in tests);
d) Copy of driving licenses (original is required for participation in tests);
Learners shall have their photos taken at training institutions and kept in driving license database.
Section 3. DRIVER TRAINING MANAGEMENT
Article 11. Directorate for Roads of Vietnam
1. Directorate for Roads of Vietnam is assigned by the Ministry of Transport to manage and unify driver training across the country.
2. Establish planning for training to be submitted to the Ministry of Transport for promulgation; establish training program, forms, records, books to serve the training;
3. Carry out inspection and investigation into driver training management
4. Promulgate training curriculum and guidelines for uniform implementation across the country;
5. Re-issue automobile driving licenses; issue driving instructor certificates, driving practice car licenses to training institutions managed by Directorate for Roads of Vietnam;
6. Promulgate training program and content; organize training and issuance of advanced driving instructor certificates according to forms prescribed in Appendix 1c enclosed herewith to the group of driving instructors across the country;
7. Carry out driver training management for driver training institutions as assigned by the Ministry of Transport and keep records as prescribed in Clause 6, Article 12 hereof;
Article 12. The Service of Transport
1. Be responsible for driver training management within central-affiliated cities and provinces;
2. Approve policies on investment and construction of new driver training institutions on the basis of the Ministry of Transport’s planning.
3. Carry out regular or irregular inspection and supervision of the tasks of driver training and issuance of certificates performed by training institutions;
4. Issue, re-issue driver training licenses to training institutions, deliver copy of issued driver training licenses (accompanied by written records of inspection of training institutions) to Directorate for Roads of Vietnam;
5. Issue driving practising car licenses; organize training and issuance of advanced driving instructor certificates according to the content and program as prescribed;
6. Store following documents:
a) List of driver training instructors according to forms prescribed in Appendix 13c enclosed herewith;
b) Logbook on issuance of driving practice car licenses according to forms in Appendix 13đ enclosed herewith;
c) inspection record for training institutions
Article 13. Procedures on issuance of driving instructor certificates
1. Individuals or training institutions must deliver one application in person or by post or any other appropriate means to the Services of Transport or Directorate for Roads of Vietnam. The application includes:
a) Application form according to forms in Appendix 13a enclosed herewith;
b) Driving license (copy accompanied by originals for comparison or certified true copy);
c) Intermediate diploma and higher or certificate in vocational skills (copy accompanied by originals for comparison or certified true copy);
d) Health certificates issued by medical facilities as prescribed;
dd) Pedagogical Certificate (copy accompanied by originals for comparison or certified true copy);
e) Two 3cmx4cm photos with light green backgrounds (the same type as ID cards);
g) List of instructors requesting issuance of driving instructor certificates;
2. The Services of Transport or Directorate for Roads of Vietnam shall receive applications from individuals or applications and lists established by training institutions as prescribed in Appendix 13b enclosed herewith; organize inspection and training. In case an individual is unqualified, the Services of Transport or Directorate for Roads of Vietnam must issue a written notice on which proper reasons must be specified.
Within three working days since training result is achieved, the Services of Transport or Directorate for Roads of Vietnam shall issue driving instructor certificate and record in the logbook according to forms in Appendix 13c enclosed herewith.
3. Validity period of a driving instructor certificate is five years; Applications and procedures on re-issuance of driving instructor certificate upon expiration are prescribed in Points a, b, d, Clauses 1 and 2, this Article.
4. In case a driver training instructor moves to a new training institution, the Services of Transport or Directorate for Roads of Vietnam shall recover old driving instructor certificate and re-issue the new one bearing name of new training institution and record in the logbook according to forms in Appendix 13c enclosed herewith; make notice to the agency that issued the certificate.
Article 14. Procedures on issuance of driving practice car licenses
1. Individuals or training institutions should deliver one application in person or by post or any other appropriate means to the Services of Transport or Directorate for Roads of Vietnam. The application includes:
a) List of cars proposed for issuance of licenses according to forms in Appendix 13d enclosed herewith;
b) Application for issuance of driving practice car licenses includes a copy of vehicle registration certificate, copy of unexpired technical safety and environmental protection inspection certificate for road motor cars, copy of unexpired civil liability insurance certificate.
2. Within three working days since receipt of application as prescribed, pursuant to result of inspection, the Services of Transport or Directorate for Roads of Vietnam shall issue training practice car licenses to training institutions according to forms in Appendices 4a and 4b enclosed herewith. Validity period of licenses is equal to permissible period of circulation of driving practice cars. A written notice accompanied by proper reasons must be issued in case the issuance of license can not be made.
3. Re-issuance of driving practice cars upon expiration is prescribed in Clauses 1 and 2, this Article.
Article 15. Procedures on re-issuance of car driver training licenses
1. Organizations and individuals that have demands may establish one set of application for approval for policies on construction of a new driver training institution and make the submission in person or by post or any other appropriate means to the Services of Transport. The application includes:
a) Application form;
b) Construction project specifying location, area, scale, amount of training, number of instructors, number of vehicles of the training institution;
c) Written approval issued by local land management bodies for construction of the training institution.
2. Sequence of consideration and handling of application:
a) In case application is found inadequate as prescribed, within two working days since receipt of application, the Services of Transport shall provide written instruction to organizations or individuals;
b) Within ten working days since receipt of application as prescribed, based on actual demands for training in localities and the Ministry of Transport’s planning for training institutions, the Services of Transport shall consider and issue a written approval for the policies to organizations and individuals. A written notice must be issued with proper reasons specified in case the issuance of approval can not be made.
3. Organizations and individuals that are granted the policies shall carry out the construction and fulfillment of technical standards, professional competence of driver training institutions, deliver one (01) set of application for issuance of new driver training license in person or by post to the Services of Transport. The application includes:
a) An official dispatch accompanied by written request for issuance of driver training license according to forms in Appendix 14 enclosed herewith;
b) Copy of the written approval for construction of driver training institution issued by the Services of Transport;
c) Establishment decision for vocational education institutions that function as a driver training institutions issued by competent agencies (copy accompanied by originals for comparison or certified true copy);
d) Unexpired driving instructor certificate (copy accompanied by originals for comparison or certified true copy)
dd) Vehicle registration certificate (certified true copy or copy accompanied by originals for comparison); certificate of technical safety and environmental protection inspection for road motor cars (copy); driving practice car license (copy);
4. The Services of Transport shall carry out consideration of the application for issuance of driver training license as follows:
a) In case application is found inadequate as prescribed, within two working days since receipt of application, the Services of Transport shall provide written instruction to organizations or individuals;
b) Within ten working days since receipt of application as prescribed, the Services of Transport shall preside over and cooperate with local vocational training management bodies in organizing physical inspection of training institutions, establish written records according to forms in Appendix 15a enclosed herewith;
c) Within five working days since the end of inspection, if all requirements are met, the Services of Transport shall issue driver training licenses to training institutions. A written notice must be issued with proper reasons specified in case the issuance of license can not be made.
Article 16. Procedures on re-issuance of driver training licenses
1. Driver training licenses shall be re-issued when old licenses expire or adjustments are made to driving practice car types or amount of training.
2. Application for re-issuance of driver training licenses when old licenses expire or adjustments are made to driving practice car types or amount of training.
The training institution shall deliver one set of application in person or by post to the Services of Transport or Directorate for Roads of Vietnam. Components of the application are prescribed in Points a, d, dd, Clause 3, Article 15 hereof (only changes against previous license are supplemented)
3. Within five working days since receipt of application as prescribed, the Services of Transport or Directorate for Roads of Vietnam shall cooperate with vocational training management bodies in organizing physical inspection of training institutions, establish written records according to forms in Appendix 15b enclosed herewith;
4. Within three working days since the end of inspection, the Services of Transport or Directorate for Roads of Vietnam shall re-issue driver training licenses to training institutions. A written notice must be issued with proper reasons specified in case the issuance of license can not be made.
5. Applications shall be received and results returned in person through the agency office or by post or any appropriate means.
Article 17. Procedures on issuance of new driver training licenses for A1, A2, A3 and A4 classes
1. The training institution shall deliver one set of application in person or by post to the Services of Transport. The application includes:
a) An official dispatch accompanied by written request for issuance of driver training license according to forms in Appendix 14 enclosed herewith;
b) Establishment decision for vocational education institutions that function as a driver training institutions issued by competent agencies (certified true copy or copy accompanied by originals)
c) Driving instructor certificate (copy);
d) Driving practice car licenses for A3, A4 (copy)
2. Within five working days since receipt of application as prescribed, the Services of Transport shall organize physical inspection of training institutions, establish written records according to forms in Appendix 16 enclosed herewith;
3. Within five working days since the end of inspection, the Services of Transport shall issue driver training licenses to training institutions. A written notice must be issued with proper reasons specified in case the issuance of license can not be made.
Article 18. Procedures on re-issuance of driver training licenses for A1, A2, A3 and A4 classes
1. 15 days before driver training license expires, the training institution should deliver one set of application for re-issuance of the license in person or by post to the Services of Transport. The application includes:
a) Official dispatch accompanied by a written request for re-issuance of driver training license according to forms in Appendix 14 enclosed herewith;
b) Driving instructor certificate (copy) (only changes against previous license are supplemented);
c) Copy of driving practice car licenses for A3, A4 classes (only changes against previous license are supplemented);
2. Within three working days since receipt of application as prescribed, the Services of Transport shall organize physical inspection of training institutions and establish written records according to forms in Appendix 16 enclosed herewith;
3. Within five working days since the end of inspection, the Services of Transport shall re-issue driver training licenses to training institutions. A written notice must be issued with proper reasons specified in case the issuance of license can not be made.
Article 19. Driver training licenses
1. Driver training licenses (See forms in Appendices 17a and 17b enclosed herewith);
2. Validity period driver training license is five years.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực