Chương III Luật luật sư 2006: Hành nghề luật sư
Số hiệu: | 45/2017/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 12/05/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 12/07/2017 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Áp dụng quy định mới về thù lao dịch vụ đấu giá tài sản
Ngày 12/5/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 45/2017/TT-BTC quy định khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản (ĐGTS) theo quy định tại Luật ĐGTS 2016.
Theo đó, quy định cụ thể mức tối đa thù lao dịch vụ ĐGTS (hiện hành là phí ĐGTS) tương ứng khung giá trị TS theo giá khởi điểm với TS tại Khoản 1 Điều 4 Luật ĐGTS 2016. Đơn cử như sau:
- Đối với giá trị TS theo giá khởi điểm/hợp đồng dưới 50 triệu đồng thì mức tối đa thù lao dịch vụ ĐGTS là 8% giá trị TS bán được;
- Đối với giá trị TS theo giá khởi điểm/hợp đồng từ 50 triệu đến 100 triệu đồng thì mức tối đa thù lao dịch vụ ĐGTS là 3,64 triệu đồng + 5% trên phần chênh lệch giá trị TS theo giá trúng ĐG với giá khởi điểm;
Xem chi tiết tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45.
Đồng thời, Thông tư 45 cũng quy định cụ thể mức tối đa thù lao dịch vụ ĐGTS đối với quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
Thông tư 45/2017/TT-BTC thay thế Thông tư 335/2016/TT-BTC ngày 27/12/2016 và bãi bỏ Điều 13 Thông tư 48/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.
1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư.
Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư.
2. Hành nghề với tư cách cá nhân.
3. Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để hành nghề.
1. Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ, việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ, việc trong phạm vi yêu cầu của khách hàng.
2. Khi nhận vụ, việc, luật sư thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
3. Luật sư không chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư khác làm thay, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng.
1. Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.
1. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
2. Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
b) Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
d) Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
e) Phương thức giải quyết tranh chấp.
1. Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng và Luật này.
2. Luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự hoặc giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư) khi xuất trình đủ giấy tờ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của khách hàng và giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư hoặc của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề đối với trường hợp luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư;
b) Thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của khách hàng và giấy giới thiệu của Đoàn luật sư nơi luật sư đó là thành viên đối với trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân; Thẻ luật sư và giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó;
c) Thẻ luật sư và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư hoặc của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề đối với luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc Thẻ luật sư và văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân để tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
3. Thời hạn cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư không quá ba ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư có giá trị trong các giai đoạn tố tụng, trừ trường hợp bị thu hồi, luật sư bị thay đổi hoặc không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
5. Khi cần liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức để thực hiện quyền, nghĩa vụ và các hoạt động có liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, luật sư xuất trình Thẻ luật sư và giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư.
1. Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.
Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.
2. Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
1. Luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
2. Khi đại diện cho khách hàng, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
a) Văn phòng luật sư;
b) Công ty luật.
2. Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
1. Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
2. Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.
1. Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
2. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.
3. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.
4. Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty.
5. Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
1. Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
2. Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
3. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
1. Khi có sự thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, lĩnh vực hành nghề, danh sách luật sư thành viên, người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư, các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký hoạt động thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký với Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động. Trường hợp có thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi hoặc kể từ ngày nhận được Giấy đăng ký hoạt động cấp lại, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư về việc thay đổi.
2. Trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, tổ chức hành nghề luật sư được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
1. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Đoàn luật sư nơi tổ chức hành nghề luật sư đặt trụ sở.
2. Tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu Sở Tư pháp cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động; cấp bản sao Giấy đăng ký hoạt động, chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký hoạt động hoặc trích lục nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư và phải trả phí theo quy định của pháp luật.
3. Sở Tư pháp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về nội dung đăng ký hoạt động theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về những nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức hành nghề luật sư;
b) Địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch;
c) Lĩnh vực hành nghề;
d) Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác;
đ) Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.
2. Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thực hiện dịch vụ pháp lý.
2. Nhận thù lao từ khách hàng.
3. Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư.
4. Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
5. Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
6. Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
7. Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.
2. Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.
3. Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.
4. Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí.
5. Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác.
6. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
7. Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
8. Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.
9. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư được thành lập ở trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư, hoạt động theo sự ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động. Tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh do mình thành lập. Tổ chức hành nghề luật sư cử một luật sư làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh và thành viên của tổ chức hành nghề luật sư làm việc tại chi nhánh có thể là luật sư của Đoàn luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động hoặc nơi có trụ sở của chi nhánh.
2. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh. Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh gửi Sở Tư pháp. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Chi nhánh được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động và Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh.
Khi thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh và Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh.
3. Hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh gồm có:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh;
b) Bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thành lập chi nhánh;
c) Quyết định thành lập chi nhánh;
d) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư và bản sao Thẻ luật sư của Trưởng chi nhánh;
đ) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.
Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư được thành lập trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động. Văn phòng giao dịch là nơi tiếp nhận vụ, việc, yêu cầu của khách hàng. Văn phòng giao dịch không được phép thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thành lập văn phòng giao dịch, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản về địa chỉ của văn phòng giao dịch cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động.
Sở Tư pháp ghi địa chỉ của văn phòng giao dịch vào Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.
1. Tổ chức hành nghề luật sư được đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp, cơ quan thuế, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động.
3. Khi chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp, cơ quan thuế, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động.
Tổ chức hành nghề luật sư được cử luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng.
Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài phải tuân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các công ty luật cùng loại có thể hợp nhất hoặc sáp nhập. Việc hợp nhất, sáp nhập công ty luật được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
1. Tổ chức hành nghề luật sư có quyền tạm ngừng hoạt động nhưng phải báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng và tiếp tục hoạt động với Sở Tư pháp, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh, chậm nhất là mười ngày làm việc trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục hoạt động. Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá hai năm.
2. Báo cáo về việc tạm ngừng hoạt động có những nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức hành nghề luật sư;
b) Số, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động;
c) Địa chỉ trụ sở;
d) Thời gian tạm ngừng hoạt động, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng hoạt động;
đ) Lý do tạm ngừng hoạt động;
e) Báo cáo về việc thanh toán nợ, giải quyết các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng và hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư.
3. Sở Tư pháp có quyền yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư tạm ngừng hoạt động khi phát hiện tổ chức hành nghề luật sư đó không có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật.
4. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ khác, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.
5. Trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư tạm ngừng hoạt động thì các chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư đó cũng phải tạm ngừng hoạt động.
1. Tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động;
b) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động;
c) Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;
d) Công ty luật bị hợp nhất, bị sáp nhập;
đ) Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết.
2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này thì chậm nhất là ba mươi ngày, trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh.
Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư; thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng. Trong trường hợp không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.
3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề luật sư, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Đoàn luật sư, cơ quan thuế ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư; đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.
4. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết, Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Đoàn luật sư, cơ quan thuế ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Việc giải quyết quyền, nghĩa vụ về tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
1. Chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức hành nghề luật sư đã thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch chấm dứt hoạt động;
b) Theo quyết định của tổ chức hành nghề luật sư đã thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch;
c) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.
2. Tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng giao dịch do mình thành lập.
1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là việc luật sư tự mình nhận vụ, việc, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động hành nghề và hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh cá thể.
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chỉ được đăng ký một địa điểm giao dịch và không có con dấu.
2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân bằng việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động.
1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có hồ sơ đăng ký hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân gồm có:
a) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề luật sư theo mẫu thống nhất;
b) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư;
c) Giấy tờ chứng minh về địa điểm giao dịch.
3. Luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo bảo sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp lý có các quyền sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ pháp lý;
b) Nhận thù lao từ khách hàng;
c) Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp lý có các nghĩa vụ sau đây:
a) Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hành nghề luật sư;
b) Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác;
d) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
đ) Chấp hành quy định của pháp luật về thuế, tài chính, thống kê;
e) Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động được thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung hợp đồng lao động đã giao kết với cơ quan, tổ chức.
2. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động, của cơ quan, tổ chức thuê luật sư được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
LAW PRACTICE
Section 1. LAW PRACTICE BY LAWYERS
1. Participating in legal proceedings as defense counsels for detainees, the accused or defendants or as defenders of interests of victims, claimants or respondents in civil cases, or of people with related interests and obligations in criminal cases.
2. Participating in legal proceedings as representatives or defenders of legitimate rights and interests of claimants, respondents, persons with related rights and obligations in civil disputes, marriage and family, business, commercial, labor or administrative cases or affairs as well as in other cases and affairs specified by law.
3. Providing legal consultancy.
4. Representing clients beyond legal proceedings in order to carry out related legal tasks.
5. Providing other legal services in accordance with this Law.
Article 23.- Forms of law practice by lawyers
1. Practicing law in a law-practicing organization.
A lawyer may practice law in a law-practicing organization by establishing or joining in the establishment of the law-practicing organization or working for the law-practicing organization under a contract.
2. Practicing law individually.
3. Lawyers may opt for either of the two professional practice forms mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article to practice law.
Article 24.- Acceptance and settlement of clients' cases or affairs
1. Lawyers shall respect clients' selection of lawyers; shall only accept cases and affairs suitable with their capabilities and settle them within the scope of the clients' requests.
2. When accepting cases or affairs, lawyers shall notify their clients of their rights, obligations and professional liabilities in the provision of legal services to clients.
3. Unless it is consented by clients or in force majeure circumstances, lawyers may not transfer cases or affairs they have accepted to others.
1. Unless it is consented by clients in writing or otherwise provided for by law, lawyers may not disclose information on cases, affairs or clients they know in the course of professional practice.
2. Lawyers may not use information on cases, affairs or clients they know in professional practice for the purpose of infringing upon the State's interests, public interests or legitimate rights and interests of agencies, organizations or individuals.
3. Law-practicing organizations shall ensure that their staff members do not disclose information on their cases, affairs or clients.
Article 26.- Provision of legal services under legal service contracts
1. Lawyers shall provide legal services under legal service contracts, except for those who participate in legal proceedings at the request of legal proceeding-conducting agencies and those who practice law individually under labor contracts with agencies or organizations.
2. Legal service contracts must be made in writing with the following principal contents:
a/ Names and addresses of the client or his/her representative and of the representative of the law-practicing organization or the lawyer practicing law individually;
b/ Service contents and contract performance duration;
c/ Rights and obligations of the involved parties;
d/ The mode of calculation of remuneration and specific remuneration levels; expenses (if any);
e/ Liabilities incurred upon a breach of the contract.
f/ The mode of settlement of disputes.
Article 27.- Lawyers' participation in legal proceedings
1. Lawyers' participation in legal proceedings shall comply with the procedural law and this Law.
2. When fully producing papers in one of the following cases, a lawyer may be granted by the legal proceeding-conducting agency a certificate of defense counsel, certificate of defender of interests of an involved party in a criminal case or certificate of defender of legitimate rights and interests of an involved party in a civil affair or administrative case (hereinafter collectively referred to as lawyer's certificate of participation in legal proceedings):
a/ The lawyer's card, the client's written request for a lawyer and the introduction paper of the law-practicing organization or its branch where the lawyer practices law, in case such lawyer practices law in a law-practicing organization;
b/ The lawyer's card, the client's written request for a lawyer and the introduction paper of the bar association of which the lawyer is a member, in case he/she practices law individually; the lawyer's card and the introduction paper of the agency or organization where the lawyer practices law individually under a labor contract in order to protect legitimate rights and interests of that agency or organization;
c/ The lawyer's card and the document on lawyer nomination by a law-practicing organization or its branch where he/she practices law, for the lawyer who practices law in a law-practicing organization, or the lawyer's card and the document of lawyer nomination by the bar association, for the lawyer who practices law individually, in order to participate in legal proceedings in a criminal case at the request of the legal proceeding-conducting agency.
3. Unless otherwise provided for by law, the time limit for the grant of a lawyer's certificate of participation in legal proceedings is 3 days at most after the full receipt of the papers in one of the cases stipulated in Clause 2 of this Article.
4. Unless it is withdrawn, the lawyer is replaced or is not allowed to participate in legal proceedings as provided for by law, a lawyer's certificate of participation in legal proceedings is valid at all stages of legal proceedings.
5. When they need to contact individuals, agencies or organizations to exercise their rights, perform their obligations or carry out activities related to the defense or protection of interests of their clients, lawyers shall produce lawyer's cards and certificates of participation in legal proceedings.
Article 28.- Legal consultancy activities of lawyers
1. Legal consultancy means that lawyers guide, give opinions to or assist their clients in drafting papers related to the exercise of the latter's rights or the performance of the latter's obligations.
Lawyers may provide legal consultancy in all fields of law.
2. When providing legal consultancy, lawyers shall assist their clients in strictly observing law in order to protect the latter's legitimate rights and interests.
Article 29.- Lawyers' representation beyond legal proceedings
1. Lawyers may represent their clients in settling affairs related to the jobs they have taken within the scope and according to the contents of the legal service contracts or as assigned by agencies or organizations for which they practice law individually under labor contracts.
2. When representing their clients, lawyers have the rights and obligations as provided for by relevant laws.
Article 30.- Other legal services provided by lawyers
1. Other legal services provided by lawyers include assisting clients in performing jobs related to administrative procedures; providing legal advice in case of settlement of complaints; translating, certifying papers and transactions and assisting clients in performing other jobs in accordance with law.
2. When providing other legal services, lawyers have the rights and obligations as provided for by relevant laws.
Article 31.- Pro bono legal aid provided by lawyers
1. When providing pro bono legal aid, lawyers must be devoted to the legal aid-receivers as to their clients in charged cases and affairs.
2. Lawyers shall provide pro bono legal aid according to the charter of the national lawyers' organization.
Section 2. LAW-PRACTICING ORGANIZATIONS
Article 32.- Forms of law-practicing organizations
1. Forms of law-practicing organizations include:
a/ Lawyers' offices;
b/ Law firms.
2. Law-practicing organizations are organized and operate under the provisions of this Law and other relevant provisions of law.
3. A lawyer may only establish, or join in the establishment of, one law-practicing organization in the locality where exists a bar association of which he/she is a member. Where lawyers of different bar associations jointly set up a law firm, they may opt to establish it and register its operations in the locality where exists the bar association of which one of them is a member.
1. A lawyer's office set up by a lawyer is organized and operates in the form of a private enterprise.
The lawyer who sets up a lawyer's office is the chief of the office and takes charge of fulfilling all the office's obligations with all his/her property. The chief of an office is the office's representative at law.
2. The name of a lawyer's office is selected by the lawyer according to the provisions of the Enterprise Law but must contain the phrase "van phong luat su" (lawyer's office), must not be identical to, or cause confusion with, the names of registered law-practicing organizations and must not contain words, phrases or symbols against the historical, cultural or ethical traditions as well as fine customs of the nation.
3. A lawyer's office has its own seal and account as provided for by law.
1. Law firms include law partnerships and limited liability law firms. Law firms' members must be lawyers.
2. A law partnership must be set up by at least two lawyers. Law partnerships do not have capital-contributing members.
3. Limited liability law firms include limited liability law firms with two or more members and one-member limited liability law firms.
A limited liability law firm with two or more members must be set up by at least two lawyers.
A one-member limited liability law firm is set up by one lawyer who is also the owner of the firm.
4. Members of a law partnership or limited liability law firm with two or more members shall reach agreement to nominate one of them to be the firm's director. The lawyer who owns a one-member limited liability law firm is the firm's director.
5. The names of law partnerships or limited liability law firms with two or more members shall be selected and agreed upon by all members; the names of one-member limited liability law firms shall be selected by the firms' owners in accordance with the Enterprise Law, which, however, must contain the phrase "cong ty luat hop danh" (law partnership) or "cong ty luat huu han" (limited liability law firm), must not be identical to, or cause confusion with, the names of other registered law-practicing organizations, and must not contain words, phrases or symbols against the historical, cultural or ethical traditions as well as fine customs of the nation.
Article 35.- Registration of operations of law-practicing organizations
1. A law-practicing organization shall register its operations at the provincial/municipal Justice Service of the locality where exists the bar association of which the chief of the lawyer's office or the director of the law firm is a member. A law firm jointly set up by lawyers of different bar associations shall register its operations at the provincial/municipal Justice Service of the locality where the firm is based.
2. Law-practicing organizations shall send operation registration dossiers to the provincial/municipal Justice Services. Such a dossier comprises:
a/ A written request for operation registration, made according to a set form;
b/ A draft charter of the law firm;
c/ Copies of the law practice certificate and lawyer's card of the lawyer who sets up the lawyer's office, sets up or joins in setting up the law firm.
d/ Papers evidencing the headquarters of the law-practicing organization.
3. Within 10 working days after receiving a complete dossier, the provincial/municipal Justice Service shall grant an operation registration paper to the law-practicing organization; in case of refusal, it shall give written notice, clearly stating the reasons therefor and the person who is not granted that paper may lodge a complaint in accordance with law.
4. A law-practicing organization may start operation on the date it is granted the operation registration paper.
Within 7 working days after being granted the operation registration paper, the chief of the lawyer's office or the director of the law firm shall give a written notice together with a copy of the operation registration paper to the bar association of which he/she is a member.
Article 36.- Changes in contents of operation registration of law-practicing organizations
1. In case of a change in its name, address of its head-office, branch, transaction office, practice domains, membership, at-law representative or other contents in the operation registration dossier, within 10 working days after deciding on such change, a law-practicing organization shall make registration with the provincial/municipal Justice Service where it has registered its operations. In case of changes in the contents of its operation registration paper, the law-practicing organization shall be re-granted that paper.
Within 10 working days after making changes or receiving the re-granted operation registration paper, the law-practicing organization shall notify the bar association of the changes in writing.
2. When its operation registration paper is lost, torn, burnt or otherwise destroyed, a law-practicing organization shall be re-granted that paper.
Article 37.- Supply of information on contents of operation registration by law-practicing organizations
1. Within 7 working days after granting an operation registration paper or changing contents of operation registration of a law-practicing organization, the provincial/municipal Justice Service shall notify such in writing to the tax office, the statistical office, other competent state agencies and the People's Committee of the district, provincial town or city, the People's Committee of the commune, ward or township and the bar association in the locality where the concerned law-practicing organization is headquartered.
2. Organizations and individuals may request provincial/municipal Justice Services to supply information on operation registration contents of law-practicing organizations, grant copies of operation registration papers, certify changes in operation registration contents or extract those contents of law-practicing organizations and shall pay fees in accordance with law.
3. Provincial/municipal Justice Services shall supply in a timely manner all information on operation registration contents of law-practicing organizations at the request of organizations or individuals specified in Clause 2 of this Article.
Article 38.- Publicity of operation registration contents of law-practicing organizations
1. Within 30 days after being granted an operation registration paper, a law-practicing organization shall publish on a central daily or a daily of the locality where it registers its operations or on a law-specialized newspaper for three consecutive issues the following principal contents:
a/ Its name;
b/ Addresses of its head-office, branches and transaction offices;
c/ Its professional practice domains;
d/ Full names, addresses, serial numbers of law practice certificates of the lawyer who is the chief of the lawyer's office or the director of the law firm and other founding members;
e/ Serial number of the operation registration paper, place of operation registration and date of grant of the operation registration paper.
2. In case of a change in its operation registration contents, a law-practicing organization shall make public that change within the time limit and by the mode prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 39.- Rights of a law-practicing organization
1. To provide legal services;
2. To receive remunerations from its clients.
3. To hire Vietnamese lawyers, foreign lawyers and others to work for it.
4. To cooperate with foreign law-practicing organizations.
5. To set up local branches or transaction offices.
6. To locate its practicing establishments overseas.
7. Other rights as provided for by this Law and relevant laws.
Article 40.- Obligations of a law-practicing organization
1. To operate only in the practice domains stated in its operation registration paper.
2. To fulfill its commitments to clients.
3. To nominate its lawyers to participate in legal proceedings according to the assignment of the bar association.
4. To create conditions for its lawyers to provide pro bono legal aid.
5. To pay compensation for damage caused by its lawyers to its clients in legal consultancy provision, in representation beyond legal proceedings or in the provision of other legal services.
6. To purchase professional liability insurance for its lawyers in accordance with the insurance business law.
7. To observe the labor, tax, financial and statistical laws.
8. To abide by the competent state agencies' requests for reporting, inspection or examination.
9. Other obligations as provided for by this Law and relevant laws.
Article 41.- Branches of law-practicing organizations
1. Branches of a law-practicing organization may be set up within or outside the province or centrally run city where that organization registers its operation. Branches of a law-practicing organization are its dependent units and operate under its authorization in the domains specified in its operation registration paper. The law-practicing organization shall take responsibility for operations of its branches. It shall nominate a lawyer to be the chief of each branch. The chief of a branch and members of the law-practicing organization working at that branch may also be lawyers of a bar association in the locality where the law-practicing organization registers its operations or where it locates its branch.
2. A branch of a law-practicing organization shall register its operations at provincial/municipal Justice Service of the locality where it is based. The law-practicing organization shall file a dossier for registration of operations of its branch with the provincial/municipal Justice Service. Within 7 working days after receiving a complete dossier, the provincial/municipal Justice Service shall grant an operation registration paper to the concerned branch; in case of refusal, it shall notify such in writing, clearly stating the reasons therefor. The person who is not granted an operation registration paper may lodge a complaint in accordance with law.
A branch may operate from the date it is granted an operation registration paper. Within 7 working days after receiving the operation registration paper for its branch, the law-practicing organization shall send written notices together with copies of that paper to the provincial/municipal Justice Service, the bar association of the locality where it registers its operations and the bar association of the locality where its branch is based.
Upon changes in operation registration contents of its branch, within 10 working days after deciding on those changes, the law-practicing organization shall notify those changes in writing to the provincial/municipal Justice Service which has granted the operation registration paper to its branch and to the bar association of the locality where its branch is based.
3. A branch's operation registration dossier comprises:
a/ A written request for registration of the branch's operations;
b/ A copy of the operation registration paper of the law-practicing organization which sets up the branch;
c/ A decision on the establishment of the branch;
d/ Copies of the law practice certificate and the lawyer's card of the chief of the branch;
e/ Papers evidencing the branch's office.
Article 42.- Transaction offices of law-practicing organizations
The transaction office of a law-practicing organization may be set up within a province or centrally-run city where that organization registers its operations. The transaction office is the place to receive cases, affairs and requests of clients. It may not provide legal services.
Within 5 working days after setting up a transaction office, a law-practicing organization shall notify in writing the transaction office's address to the provincial/municipal Justice Service of the locality where it registers its operations.
The provincial/municipal Justice Service shall write the address of the transaction office of the law-practicing organization in its operation registration certificate.
Article 43.- Opening of law-practicing establishments overseas
1. Law-practicing organizations may open law-practicing establishments overseas.
2. Within 10 working days after permitted by the foreign competent authority to open its law-practicing establishment overseas, a law-practicing organization shall notify such in writing to the provincial/municipal Justice Service, the tax office and the bar association of the locality where it registers its operations.
3. When terminating operations of its overseas law-practicing establishment, within 7 working days after the termination, the law-practicing organization shall notify such in writing to the provincial/municipal Justice Service, the tax office and the bar association of the locality where it registers its operations.
Article 44.- Nomination of lawyers to provide legal services in foreign countries
Law-practicing organizations may nominate lawyers to provide legal services in foreign countries at the request of their clients.
Lawyers who provide legal services in foreign countries shall observe the provisions of this Law and relevant laws.
Article 45.- Merger and consolidation of law firms
Law firms of the same type may be merged or consolidated. The merger and consolidation of law firms shall comply with the Enterprise Law.
Article 46.- Cessation of operations of law-practicing organizations
1. Law-practicing organizations may cease their operations but must, at least 10 working days before the cessation or resumption of their operations, send reports thereon to provincial/municipal Justice Services, tax offices, statistical offices and bar associations of the localities where they register their operations and where their branches are located. The cessation duration must not exceed two years.
2. A report on cessation of operations of a law-practicing organization has the following principal contents:
a/ The name of the law-practicing organization;
b/ The serial number and date of the issue of its operation registration certificate;
c/ The address of its head office;
d/ The cessation duration, the dates of starting and ending the cessation;
e/ The reasons for operation cessation;
f/ The report on the payment of debts and the handling of legal service contracts already signed with clients and labor contracts already signed with its lawyers and staff members.
3. Provincial/municipal Justice Services may request law-practicing organizations to cease their operations if detecting that the latter fail to meet the law-practicing conditions as provided for by law.
4. During their operation cessation periods, unless otherwise agreed upon, law-practicing organizations shall fully pay tax debts, continue paying other debts and complete contracts already signed with laborers.
With regard to legal service contracts which have been signed with their clients but have not yet been completed, law-practicing organizations shall reach agreement with those clients on the performance of the contracts.
5. When a law-practicing organization ceases its operations, its branches and transaction offices shall also cease their operations.
Article 47.- Termination of operations of law-practicing organizations
1. A law-practicing organization terminates its operations in the following cases:
a/ It terminates its operations at its own will;
b/ Its operation registration paper is withdrawn;
c/ The chief of the lawyer's office, the director of the one-member limited liability law firm or all members of the law partnership or members of the limited liability law firm with two or more members have their law practice certificates withdrawn;
d/ The law firm is merged or consolidated;
e/ The chief of the lawyer's office or the director of the one-member limited liability law firm dies.
2. When terminating its operations according to the provisions of Points a and d, Clause 1 of this Article, within 30 days before terminating its operations, a law-practicing organization shall notify such in writing to the provincial/municipal Justice Services and the bar associations of the localities where it registers its operations and where it locates its branch(es).
Before terminating its operations, a law-practicing organization shall fully pay tax debts; pay all other debts; complete all procedures for termination of labor contracts already signed with its lawyers and staff members; and complete all legal service contracts already signed with its clients. If failing to complete legal service contracts signed with its clients, it shall reach agreement with the latter on the performance of those contracts.
3. In case of termination of operations of a law-practicing organization according to the provisions of Points b and c, Clause 1 of this Article, within 7 working days after withdrawing the operation registration paper and/or the law practice certificate, the concerned provincial/municipal Justice Service shall notify such in writing to the bar association(s) and the tax office(s) of the locality(ies) where that law-practing organization registers its operations and where it locates its branch(es).
Within 60 days after having its operation registration paper and/or law practice certificate withdrawn, a law-practicing organization shall fully pay tax debts; pay all other debts; complete procedures for termination of labor contracts already signed with its lawyers and staff members. With regard to legal service contracts which have been signed with its clients but have not yet been completed, the organization shall reach agreement with its clients on the performance of those contracts.
4. In case of operation termination under the provisions of Point e, Clause 1 of this Article, within 7 working days after the chief of the lawyer's office or the director of the one-member limited liability law firm dies, the concerned provincial/municipal Justice Service shall issue a decision to withdraw the operation registration certificate of the office or the firm.
Within 7 working days after withdrawing an operation registration paper, the provincial/municipal Justice Service shall notify such in writing to the bar associations and the tax office(s) of the locality(ies) where the concerned law-practicing organization registers its operations and where it locates its branch(es). The handling of property-related rights and obligations shall comply with the civil law.
Article 48.- Termination of operations of branches and transaction offices of law-practicing organizations
1. Branches or transaction offices of a law-practicing organization shall terminate their operations in the following cases:
a/ The law-practicing organization that has set up such branches or transaction offices terminates its operations;
b/ The termination is compliant with the decision of the law-practicing organization that has set up such branches or transaction offices;
c/ A branch's operation registration paper is withdrawn.
2. Law-practicing organizations shall fulfill all obligations and handle all issues related to the termination of operations of their branches or transaction offices.
Section 3. INDIVIDUAL PRACTICE OF LAW
Article 49.- Lawyers practicing law individually
1. Lawyers practicing law individually are those who personally accept cases or affairs and provide legal services to their clients, take responsibility for their professional practice with all their property and operate in the form of private business households.
Lawyers practicing law individually may each register only one transaction place and have no seals.
2. Lawyers shall practice law individually by providing legal services for clients under legal service contracts or working for agencies or organizations under labor contracts.
Article 50.- Registration of individual law practice
1. A lawyer practicing law individually shall register his/her professional practice at the provincial/municipal Justice Service of the locality where exists a bar association of which he/she is member.
Lawyers practicing law individually shall send law practice-registration dossiers to provincial/municipal Justice Services. Within 7 working days after receiving complete dossiers, provincial/municipal Justice Services shall grant law practice-registration papers; in case of refusal, they must issue written notices, clearly stating the reasons therefor. The applicants who are not granted law-practice registration papers may lodge complaints in accordance with law.
2. A dossier for registration of individual law practice comprises:
a/ A written request for law practice registration, made according to a set form;
b/ Copies of the law practice certificate and the lawyer's card;
c/ Papers evidencing the transaction venue.
3. A lawyer may practice law individually from the date he/she is granted a law practice-registration paper.
Within 7 working days after being granted the law practice-registration paper, the lawyer practicing law individually shall send a written notice together with a copy of the law practice registration paper to the bar association of which he/she is a member.
Article 51.- Change in, and supply of information on, contents of registration of individual law practice
The change in, and supply of information on, contents of registration of individual law practice by lawyers who practice law individually shall comply with the provisions of Articles 36 and 37 of this Law.
Article 52.- Rights and obligations of lawyers practicing law individually under legal service contracts
1. Lawyers practicing law individually under legal service contracts have the following rights:
a/ To provide legal services;
b/ To receive remunerations from clients;
c/ Other rights as provided for by this Law and relevant laws.
2. Lawyers practicing law individually under legal service contracts have the following obligations:
a/ To operate only in the professional domains stated in their law practice-registration papers;
b/ To strictly implement the contents of legal service contracts concluded with clients;
c/ To pay compensations for damage caused to clients due to their faults in the provision of legal consultancy, representation beyond legal proceedings or in the provision of other legal services;
d/ To purchase professional liability insurance in accordance with the insurance business law;
e/ To observe the tax, financial and statistical laws;
f/ To abide by the competent state agencies' requests on reporting, inspection and examination;
g/ Other obligations as provided for by this Law and relevant laws.
Article 53.- Rights and obligations of lawyers practicing law individually under labor contracts
1. Lawyers practicing law individually under labor contracts may provide legal services according to the contents of labor contracts concluded with agencies or organizations.
2. The rights and obligations of lawyers practicing law individually under labor contracts, of agencies and organizations hiring those lawyers shall comply with the labor law, this Law and relevant laws.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Chức năng xã hội của luật sư
Điều 5. Nguyên tắc hành nghề luật sư
Điều 6. Nguyên tắc quản lý hành nghề luật sư
Điều 7. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
Điều 8. Khuyến khích hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 14. Tập sự hành nghề luật sư
Điều 15. Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
Điều 16. Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Điều 17. Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
Điều 18. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư
Điều 19. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư
Điều 20. Gia nhập Đoàn luật sư
Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của luật sư
Điều 23. Hình thức hành nghề của luật sư
Điều 27. Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư
Điều 31. Hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí của luật sư
Điều 32. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư
Điều 39. Quyền của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 40. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 45. Hợp nhất, sáp nhập công ty luật
Điều 49. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
Điều 50. Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
Điều 52. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư
Điều 64. Tổ chức luật sư toàn quốc
Điều 65. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức luật sư toàn quốc
Điều 66. Các cơ quan của tổ chức luật sư toàn quốc
Điều 67. Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc
Điều 68. Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Điều 69. Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Điều 70. Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Điều 72. Công ty luật nước ngoài
Điều 74. Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài
Điều 76. Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài
Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài
Điều 78. Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài
Điều 82. Cấp, gia hạn Giấy phép hành nghề tại ViệtNam cho luật sư nước ngoài
Điều 83. Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư
Điều 85. Xử lý kỷ luật đối với luật sư
Điều 86. Khiếu nại quyết định kỷ luật luật sư
Mục 2. XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI LUẬT SƯ, TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
Điều 89. Xử lý vi phạm đối với luật sư
Điều 92. Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư bất hợp pháp
Điều 25. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
Điều 35. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 39. Quyền của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 41. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 78. Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài
Điều 83. Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư
Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của luật sư
Điều 32. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư
Điều 35. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 36. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 39. Quyền của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 41. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 45. Hợp nhất, sáp nhập công ty luật
Điều 47. Chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 64. Tổ chức luật sư toàn quốc
Điều 65. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức luật sư toàn quốc
Mục 1. HÀNH NGHỀ CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Điều 69. Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Điều 70. Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Điều 72. Công ty luật nước ngoài
Mục 2. HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Mục 3. THỦ TỤC CẤP PHÉP ĐỐI VỚI CHI NHÁNH, CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI, LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 83. Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư
Điều 24. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
Điều 13. Người được miễn đào tạo nghề luật sư
Điều 16. Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Điều 18. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư
Điều 19. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư
Điều 26. Thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
Điều 35. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 36. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 41. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 42. Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 47. Chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 50. Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
Điều 69. Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Điều 78. Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài
Điều 79. Đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
Điều 82. Cấp, gia hạn Giấy phép hành nghề tại ViệtNam cho luật sư nước ngoài
Điều 83. Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư
Điều 84. Trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
Điều 24. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
Điều 13. Người được miễn đào tạo nghề luật sư
Điều 18. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư
Điều 19. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư
Điều 41. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 42. Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 62. Các cơ quan của Đoàn luật sư
Điều 79. Đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài