Thông tư 02/2007/TT- BTP hướng dẫn Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn Luật Luật sư
Số hiệu: | 02/2007/TT- BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Uông Chu Lưu |
Ngày ban hành: | 25/04/2007 | Ngày hiệu lực: | 16/07/2007 |
Ngày công báo: | 01/07/2007 | Số công báo: | Từ số 428 đến số 429 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/12/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
BỘ TƯ PHÁP Số: 02 /2007/TT- BTP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2007 |
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT LUẬT SƯ, NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT LUẬT SƯ
Căn cứ Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị quyết số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội về việc thi hành Luật Luật sư;
Căn cứ Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư;
Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định số 28/2007/NĐ-CP như sau:
1. Cơ sở đào tạo nghề luật sư bao gồm Học viện tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư do Tổ chức luật sư toàn quốc thành lập.
Cơ sở đào tạo nghề luật sư phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có số lượng giáo viên tối thiểu 1 giáo viên/20 học viên;
Giáo viên đào tạo nghề luật sư là luật sư có ít nhất 5 năm hành nghề luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành; có uy tín nghề nghiệp, khả năng sư phạm, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
Giáo viên đào tạo nghề luật sư bao gồm giáo viên cơ hữu và giáo viên kiêm nhiệm;
b) Có đội ngũ cán bộ quản lý bao gồm Giám đốc, cán bộ phụ trách về tổ chức, đào tạo, hành chính, quản trị;
c) Có chương trình đào tạo nghề luật sư, giáo trình giảng dạy phù hợp với chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành;
d) Có trường sở ổn định, có đủ khả năng về tài chính và các điều kiện vật chất khác bảo đảm quy mô đào tạo tối thiểu 200 học viên/khoá.
2. Hồ sơ thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư gồm có:
a) Giấy đề nghị thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư;
b) Đề án thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư, trong đó giải trình cụ thể về nguồn giáo viên, cán bộ quản lý, quy mô đào tạo, địa điểm trường sở, nguồn tài chính;
c) Sơ yếu lý lịch của Giám đốc cơ sở đào tạo nghề luật sư;
d) Danh sách kèm theo sơ yếu lý lịch của các giáo viên; đối với giáo viên kiêm nhiệm thì phải có cam kết bằng văn bản về việc tham gia giảng dạy cho cơ sở đào tạo nghề luật sư đó;
đ) Chương trình đào tạo nghề luật sư và giáo trình dự kiến áp dụng;
e) Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc văn bản thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền về quyền sử dụng đất lâu dài để xây dựng trường hoặc hợp đồng thuê nhà, đất (tối thiểu là 5 năm);
g) Văn bản của cơ quan tài chính có thẩm quyền xác nhận khả năng tài chính của tổ chức đề nghị thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư.
3. Hồ sơ thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Vụ Bổ trợ tư pháp có nhiệm vụ tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư.
4. Cơ sở đào tạo nghề luật sư do Tổ chức luật sư toàn quốc thành lập có tư cách pháp nhân; hoạt động theo quy định của pháp luật áp dụng đối với cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
5. Vụ Bổ trợ tư pháp chủ trì phối hợp với Vụ tổ chức cán bộ, Học viện tư pháp xây dựng chương trình khung đào tạo nghề luật sư trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
6. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp muốn được công nhận ở Việt Nam thì phải có hồ sơ gửi Bộ Tư pháp.
Hồ sơ công nhận Giấy chứng nhận đào tạo nghề luật sư gồm có:
a) Giấy đề nghị công nhận Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư;
b) Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư kèm theo chương trình đào tạo nghề luật sư.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
II. THỦ TỤC THU HỒI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư nếu luật sư thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư.
2. Trong trường hợp xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định kỷ luật, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi luật sư bị xử lý kỷ luật có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Trong trường hợp phát hiện luật sư thuộc một trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư thì Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi luật sư đó là thành viên có trách nhiệm báo cáo và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư đó.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư được gửi cho người bị thu hồi Chứng chỉ, Đoàn luật sư nơi người đó đã là thành viên, Tổ chức luật sư toàn quốc, các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương và Sở Tư pháp của địa phương nơi có Đoàn luật sư mà người đó đã là thành viên.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ Tư pháp đăng báo Pháp luật Việt Nam trong ba số liên tiếp về việc thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Tổ chức luật sư toàn quốc thu hồi Thẻ luật sư của người bị thu hồi Chứng chỉ. Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm thu lại Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư của người đó.
4. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư phải chấm dứt hoạt động hành nghề luật sư kể từ ngày quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực.
III. QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP ĐỐI VỚI LUẬT SƯ
1. Chứng chỉ hành nghề luật sư được cấp theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 tiếp tục có hiệu lực theo quy định của Luật Luật sư.
2. Luật sư tập sự theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 được tiếp tục tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư; không được nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
Trong trường hợp luật sư tập sự theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 đang thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng thì phải giao lại vụ, việc đó cho luật sư hướng dẫn; trong trường hợp khách hàng không đồng ý thì tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư hướng dẫn hành nghề và khách hàng thoả thuận giải quyết.
3. Thời gian đã tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 được tính vào thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư.
4. Thẻ luật sư tập sự được cấp theo Pháp lệnh luật sư năm 2001 không còn giá trị. Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm thu hồi Thẻ luật sư tập sự.
5. Luật sư tập sự theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 đang tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề luật sư ở địa phương khác với địa phương nơi có Đoàn luật sư mà mình đã gia nhập được tiếp tục tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư đó, nhưng phải đăng ký việc tập sự theo quy định của Luật Luật sư tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư mà mình đang tập sự đăng ký hoạt động. Khi đăng ký việc tập sự, người tập sự hành nghề luật sư phải chuyển hồ sơ gốc từ Đoàn luật sư nơi đã gia nhập đến Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.
6. Trong thời gian tổ chức luật sư toàn quốc chưa được thành lập, việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện theo quy định của Quy chế kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư ban hành kèm theo Quyết định số 667/2004/QĐ-BPT ngày 08 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
7. Trong thời gian tổ chức luật sư toàn quốc chưa được thành lập, việc cấp Thẻ luật sư do Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thực hiện theo mẫu thống nhất của Bộ Tư pháp.
IV. QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP ĐỐI VỚI TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
1. Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Công ty luật hợp danh, Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập, Chi nhánh Công ty luật hợp danh được cấp theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 tiếp tục có hiệu lực theo quy định của Luật Luật sư.
Trong trường hợp Công ty luật hợp danh đăng ký hoạt động theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 muốn thực hiện dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng thì phải có đơn đề nghị bổ sung lĩnh vực hành nghề kèm theo Giấy đăng ký hoạt động đã được cấp gửi Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hoạt động. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Công ty luật hợp danh theo quy định của Luật Luật sư.
2. Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Luật Luật sư có hiệu lực, Văn phòng luật sư do một số luật sư thành lập theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 phải thực hiện thủ tục chuyển đổi sang hình thức Công ty luật hợp danh theo quy định của Luật Luật sư tại Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hoạt động; nếu không chuyển đổi thì phải chấm dứt hoạt động.
Hồ sơ chuyển đổi gồm có:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi;
b) Dự thảo Điều lệ của Công ty luật hợp danh;
c) Danh sách thành viên;
d) Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Công ty luật hợp danh.
Công ty luật hợp danh được lựa chọn sử dụng tên cũ của Văn phòng luật sư đã chuyển đổi hoặc tên mới. Công ty luật hợp danh được hưởng các quyền của Văn phòng luật sư đã chuyển đổi và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ mà Văn phòng luật sư đã chuyển đổi chưa thực hiện xong.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Công ty luật hợp danh phải có giấy đề nghị chuyển đổi Chi nhánh của Văn phòng luật sư thành Chi nhánh của Công ty luật hợp danh gửi Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đăng ký hoạt động; kèm theo giấy đề nghị là Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Văn phòng luật sư, bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Công ty luật hợp danh. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị chuyển đổi Chi nhánh, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh của Công ty luật hợp danh theo quy định của Luật Luật sư.
3. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đăng ký hoạt động theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 muốn chuyển đổi sang hình thức Công ty luật trách nhiệm hữu hạn thì phải chấm dứt hoạt động và làm thủ tục đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Luật sư. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn được sử dụng tên của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đã chấm dứt hoạt động.
4. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hành nghề luật sư của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được đánh số như sau:
Hai chữ số đầu là mã tỉnh (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này); hai chữ số tiếp theo là mã của hình thức hành nghề luật sư (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này); bốn chữ số tiếp theo là số thứ tự đăng ký dùng chung cho các loại hình tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
Số thứ tự của Giấy đăng ký hoạt động, Giấy đăng ký hành nghề cấp theo quy định của Luật Luật sư được ghi tiếp theo số thứ tự đăng ký cuối cùng của Giấy đăng ký đã cấp theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001. Đối với trường hợp chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại các khoản 2 và 3 của mục này, thì số thứ tự đã đăng ký của Văn phòng luật sư, Công ty luật được giữ lại khi cấp Giấy đăng ký hoạt động mới.
V. QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP ĐỐI VỚI TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI, LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1. Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, Chi nhánh của Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài được cấp theo quy định của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục có hiệu lực theo quy định của Luật Luật sư.
2. Số đăng ký của Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam cấp theo quy định của Luật Luật sư được ghi tiếp theo số đăng ký cuối cùng của Giấy đăng ký đã cấp theo quy định của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
VI. QUY ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TỔ CHỨC KINH DOANH DỊCH VỤ PHÁP LÝ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP
1. Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Luật Luật sư có hiệu lực thi hành, tổ chức có đăng ký kinh doanh dịch vụ pháp lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt kinh doanh dịch vụ pháp lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp; nếu muốn tiếp tục thực hiện dịch vụ pháp lý thì phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp theo một trong các hình thức tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại Luật Luật sư.
2. Cá nhân kinh doanh dịch vụ pháp lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp muốn tiếp tục thực hiện dịch vụ pháp lý thì phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư, gia nhập một Đoàn luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư.
VII. QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP ĐỐI VỚI ĐOÀN LUẬT SƯ
1. Đoàn luật sư được thành lập theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 tiếp tục hoạt động theo quy định của Luật Luật sư.
2. Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư được bầu theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Luật sư cho đến khi Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật mới được bầu theo quy định của Luật Luật sư.
VIII. KIỂM TRA, THANH TRA VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ
1. Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm tra về tổ chức, hoạt động luật sư theo thẩm quyền.
2. Định kỳ mỗi năm một lần, Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra về tổ chức, hoạt động luật sư tại địa phương. Thời gian và nội dung kiểm tra định kỳ phải được thông báo cho đối tượng kiểm tra chậm nhất là 7 ngày trước khi tiến hành kiểm tra.
Sở Tư pháp có thể thực hiện kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Kiểm tra về tổ chức và hoạt động hành nghề của các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
b) Kiểm tra việc tuân theo quy định của pháp luật đối với các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
c) Kiểm tra việc tuân theo quy định của pháp luật trong hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.
4. Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tư pháp thực hiện thanh tra về tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Sở Tư pháp báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương (theo mẫu số TP-LS 11 và mẫu số TP-LS 20). Báo cáo 6 tháng tính từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 được gửi trước ngày 15/7; báo cáo năm tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 được gửi trước ngày 15/01 năm sau.
Ngoài báo cáo định kỳ, Sở Tư pháp báo cáo về tổ chức và hoạt động luật sư tại địa phương theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
2. Sở Tư pháp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tổ chức, hoạt động luật sư tại địa phương.
X. BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ NÀY CÁC MẪU GIẤY TỜ SAU ĐÂY:
1. Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư (mẫu TP-LS-01);
2. Sơ yếu lý lịch (mẫu TP-LS-02);
3. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên (mẫu TP-LS-03);
4. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Công ty luật hợp danh, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (mẫu TP-LS-04);
5. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (mẫu TP-LS-05);
6. Giấy đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân (mẫu TP-LS-06);
7. Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng luật sư, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên (mẫu TP-LS-07);
8. Giấy đăng ký hoạt động Công ty luật hợp danh, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (mẫu TP-LS-08);
9. Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (mẫu TP-LS-09);
10. Giấy đăng ký hành nghề của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân (mẫu TP-LS-10);
11. Báo cáo của Sở Tư pháp về tổ chức, hoạt động hành nghề luật sư tại địa phương (mẫu TP-LS-11);
12. Đơn đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (mẫu TP-LS-12);
13. Đơn đề nghị thành lập Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh tại Việt Nam (mẫu TP-LS-13);
14. Đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài (mẫu TP-LS-14);
15. Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (mẫu TP-LS-15);
16. Giấy đăng ký hoạt động Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài tại Việt Nam (mẫu TP-LS-16);
17. Giấy đăng ký hoạt động Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh tại Việt Nam (mẫu TP-LS-17);
18. Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh của Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam (mẫu TP-LS-18);
19. Báo cáo về tổ chức và hoạt động của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam (mẫu TP-LS-19);
20. Báo cáo của Sở Tư pháp về hoạt động hành nghề của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương (mẫu TP-LS-20).
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tư pháp để kịp thời giải quyết.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG
|
MÃ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Thông tư số: 02/2007/TT-BTP ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tư pháp)
Mã số |
Tỉnh, TP |
|
trực thuộc TW |
01 |
Hà Nội |
02 |
Hải Phòng |
03 |
Hà Tây |
04 |
Hải Dương |
05 |
Hưng Yên |
06 |
Hà Nam |
07 |
Nam Định |
08 |
Thái Bình |
09 |
Ninh Bình |
10 |
Hà Giang |
11 |
Cao Bằng |
12 |
Lào Cai |
13 |
Bắc Cạn |
14 |
Lạng Sơn |
15 |
Tuyên Quang |
16 |
Yên Bái |
17 |
Thái Nguyên |
18 |
Phú Thọ |
19 |
Vĩnh Phúc |
20 |
Bắc Giang |
21 |
Bắc Ninh |
22 |
Quảng Ninh |
23 |
Điện Biên |
24 |
Sơn La |
25 |
Hòa Bình |
26 |
Thanh Hóa |
27 |
Nghệ An |
28 |
Hà Tĩnh |
29 |
Quảng Bình |
30 |
Quảng Trị |
31 |
Thừa Thiên Huế |
32 |
Đà Nẵng |
Mã số |
Tỉnh, TP |
|
trực thuộc TW |
33 |
Quảng Nam |
34 |
Quảng Ngãi |
35 |
Bình Định |
36 |
Phú Yên |
37 |
Khánh Hòa |
38 |
Kon Tum |
39 |
Gia Lai |
40 |
Đaklak |
41 |
Thành phố Hồ Chí Minh |
42 |
Lâm Đồng |
43 |
Ninh Thuận |
44 |
Bình Phước |
45 |
Tây Ninh |
46 |
Bình Dương |
47 |
Đồng Nai |
48 |
Bình Thuận |
49 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
50 |
Long An |
51 |
Đồng Tháp |
52 |
An Giang |
53 |
Tiền Giang |
54 |
Vĩnh Long |
55 |
Bến Tre |
56 |
Kiên Giang |
57 |
Cần Thơ |
58 |
Trà Vinh |
59 |
Sóc Trăng |
60 |
Bạc Liêu |
61 |
Cà Mau |
62 |
Lai Châu |
63 |
ĐakNông |
64 |
Hậu Giang |
MÃ CỦA HÌNH THỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
(Kèm theo Thông tư số: 02/2007/TT-BTP ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tư pháp)
Mã số |
Hình thức hành nghề luật sư |
01 |
Văn phòng luật sư |
02 |
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên |
03 |
Công ty luật hợp danh |
04 |
Chi nhánh Văn phòng luật sư |
05 |
Chi nhánh Công ty luật hợp danh |
06 |
Chi nhánh Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên |
07 |
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên |
08 |
Chi nhánh Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên |
09 |
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân |
THE MINISTRY OF JUSTICE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 02/2007/TT-BTP |
Hanoi , April 25th, 2007 |
GUIDING A NUMBER OF PROVISIONS OF THE LAW ON LAWYERS AND THE DECREE DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON LAWYERS
Pursuant to the June 29, 2006 Law No. 65/2006/QH11 on Lawyers;
Pursuant to the National Assembly's Resolution No. 65/2006/QH11 of June 29, 2006, on the implementation of the Law on Lawyers;
Pursuant to the Government's Decree No. 28/2007/ND-CP of February 26, 2007, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Lawyers;
Pursuant to the Government's Decree No. 62/2003/ND-CP of June 6, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;
The Ministry of Justice guides the implementation of a number of provisions of the Law on Lawyers and Decree No. 28/2007/ND-CP as follows:
1. Lawyer-training establishments include the Justice Academy under the Justice Ministry and lawyer-training establishments set up by the National Bar Association.
A lawyer-training establishment must satisfy all the following criteria:
a/ Having at least one trainer for every 20 trainees;
A trainer training lawyers must be a lawyer who has practiced law as a lawyer, a judge, a procurator or a specialized legal expert for at least 5 years; has professional prestige, teaching skills, and good political and moral qualities;
Lawyer trainers may be full-time or part-time;
b/ Having a contingent of administrators, including the director and officers in charge of organization, training, administrative affairs and administration;
c/ Having a lawyer-training program and textbooks conformable with the framework program promulgated by the Minister of Justice;
d/ Having stable facilities, adequate financial capacity and other physical conditions for at least 200 trainees per training course.
2. A dossier of application for permission to set up a lawyer-training establishment comprises:
a/ A written request for permission to set up a lawyer-training establishment;
b/ A scheme on setting up a lawyer-training establishment, specifying sources of trainers and administrators, training scope, location of the establishment and financial sources;
c/ The curriculum vitae of the director of the establishment;
d/ A list of trainers, enclosed with their resumes; and written commitments on participation in training at the establishment, for part-time trainers;
e/ The lawyer-training program and textbooks expected to be used;
f/ A document certifying land use rights or house ownership rights or a competent agency's written approval on the right to use land for a long term in order to build the establishment, or a house or land rental contract (valid for at least 5 years);
g/ A competent finance agency's written certification of the financial capacity of the applying organization.
3. Dossiers of application for permission to set up lawyer-training establishments are sent to the Ministry of Justice. Within 30 days after receiving a complete dossier, the Minister of Justice shall consider and issue a permit for setting up a lawyer-training establishment; in case of refusal, he/she shall give a written reply clearly stating the reason.
The Judicial Assistance Department shall receive and evaluate dossiers of application for permission to set up lawyer-training establishments.
4. A lawyer-training establishment set up by the National Bar Association has the legal status and operates according to the law applicable to non-public education and training establishments.
5. The Judicial Assistance Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Personnel and Organization Department and the Justice Academy in formulating a lawyer-training framework program to be submitted to the Minister of Justice for promulgation.
6. If wishing to be recognized in Vietnam, persons holding lawyer-training certificates issued by competent foreign agencies or organizations shall send dossiers of request to the Ministry of Justice.
A dossier of request for recognition of a lawyer-training certificate comprises:
a/ A written request for recognition of a lawyer-training certificate;
b/ A copy of the lawyer-training graduation certificate, enclosed with the relevant lawyer-training program.
Within 15 days after receiving a complete dossier, the Minister of Justice shall issue a decision recognizing a lawyer-training certificate; in case of refusal, he/she shall give written reply clearly stating the reason; the refused requester may complain about the decision in accordance with law.
II. PROCEDURES FOR WITHDRAWAL OF LAW PRACTICE CERTIFICATES
1. The Minister of Justice may decide to withdraw the law practice certificate of a lawyer who falls into one of the cases specified in Clause 1, Article 18 of the Law on Lawyers.
2. If a lawyer is disciplined in the form of having his/her name deleted from the roll of lawyers of a bar association, within 7 working days after issuing the disciplining decision, the managing board of the bar association where the disciplined lawyer works may make a written request to the Minister of Justice for withdrawal of that lawyer's law practice certificate.
If detecting that a lawyer falls into one of the cases specified at Point a, b, c, e or f, Clause 1, Article 18 of the Law on Lawyers, the managing board of the bar association of which the lawyer is a member shall report the case to and request the Minister of Justice to withdraw that lawyer's law practice certificate.
3. Within 15 days after receiving a written request for withdrawal of a law practice certificate, the Minister of Justice shall issue a decision on the withdrawal of the law practice certificate; in case of refusal, he/she shall give a written reply stating the reason.
A decision on the withdrawal of a law practice certificate is sent to the lawyer who has the withdrawn certificate, the bar association of which he/she was a member, the National Bar Association, the central legal proceeding-conducting agencies and the provincial/municipal Justice Service of the locality where exists the bar association of which the lawyer was a member.
Within 7 working days after issuing a decision on the withdrawal of a law practice certificate, the Ministry of Justice shall publish that decision in three consecutive issues of the Vietnam Law (Phap Luat Viet Nam) newspaper.
Within 7 working days after receiving a decision on the withdrawal of a law practice certificate, the National Bar Association shall withdraw the lawyer's card of the lawyer having the withdrawn certificate. The managing board of the bar association is responsible for collecting the law practice certificate and lawyer's card of that lawyer.
4. A person whose law practice certificate is withdrawn must stop practicing law from the date the decision on the withdrawal of the law practice certificate takes effect.
III. TRANSITIONAL PROVISIONS APPLICABLE TO LAWYERS
1. Law practice certificates granted under the 2001 Ordinance on Lawyers continue to be valid according to the Law on Lawyers.
2. Probationary lawyers governed by the 2001 Ordinance on Lawyers may continue to practice law on a probationary basis; but must neither agree to provide nor provide legal services to customers.
If a probationary lawyer governed by the 2001 Ordinance on Lawyers is providing legal services to a customer, he/she must hand over the case to the supervisory lawyer; if the customer disagrees, the law-practicing organization where the supervising lawyer practices law and the customer may reach agreement on the handling of the case.
3. The probation period of a lawyer under the 2001 Ordinance on Lawyers shall be accounted into the probation period of that lawyer under the Law on Lawyers.
4. Lawyer's cards granted under the 2001 Ordinance on Lawyers are no longer valid. The managing boards of bar associations are responsible for withdrawing probationary lawyer's cards.
5. A probationary lawyer under the 2001 Ordinance on Lawyers who practices law in a law-practicing organization in a locality other than the locality where exists the bar association which he/she has joined may continue practicing law on a probationary basis at that organization but must register the probation in accordance with the Law on Lawyers at the bar association in the locality where that organization registers its operation. When registering the probation, a probationary lawyer shall transfer the original dossier from the bar association which he/she has joined to the bar association where he/she registers the probation.
6. Pending the establishment of the National Bar Association, the Ministry of Justice shall examine lawyer's probation results in accordance with the Regulation on lawyers' probation completion tests issued together with the Justice Minister's Decision No. 667/2004/QD-BTP of December 8, 2004.
7. Pending the establishment of the National Bar Association, the managing boards of bar associations shall grant lawyer's cards according to the form set by the Ministry of Justice.
IV. TRANSITIONAL PROVISIONS APPLICABLE TO LAW-PRACTICING ORGANIZATIONS
1. Operation registration papers of lawyer's offices set up by one lawyer each; operation registration papers of law partnerships, of branches of lawyer's offices set up by one lawyer each or branches of law partnerships, which were granted under the 2001 Ordinance on Lawyers, continue to be valid according to the Law on Lawyers.
When a law partnership which has registered its operation under the 2001 Ordinance on Lawyers wishes to provide legal services related to legal proceedings, it shall submit an application for addition of this business line together with the granted operation registration paper to the provincial/municipal Justice Service where it has registered its operation. Within 10 working days after receiving the application, the provincial/municipal Justice Service shall re-grant the operation registration paper to the law partnership in accordance with the Law on Lawyers.
2. Within 6 months after the Law on Lawyers takes effect, a lawyers' office set up by some lawyers under the 2001 Ordinance on Lawyers must fill in the procedures for transformation into a law partnership in accordance with the Law on Lawyers at the provincial/municipal Justice Service where it has registered its operation; in case of no transformation, it must terminate its operation.
A transformation dossier comprises:
a/ A written request for transformation;
b/ The draft charter of the law partnership;
c/ The roll of members;
d/ The operation registration paper of the lawyer's office.
Within 7 working days after receiving a complete dossier, the provincial/municipal Justice Service shall grant an operation registration paper to the law partnership.
The law partnership may use the name of the former lawyer's office or select a new name. The law partnership is entitled to the rights of the transformed lawyer's office and is obliged to perform the obligations which have not yet been fulfilled by the office.
Within 15 days after being granted an operation registration paper, a law partnership shall send a written request for transformation of a branch of the lawyer's office into the partnership's branch to the provincial/municipal Justice Service where the branch has registered its operation. That written request must be enclosed with the operation registration paper of the branch and a copy of the operation registration paper of the law partnership. Within 7 working days after receiving the written request, the provincial/municipal Justice Service shall grant an operation registration paper to the branch of the law partnership in accordance with the Law on Lawyers.
3. Lawyer's offices and law partnerships which registered their operation under the 2001 Ordinance on Lawyers and which now wish to be transformed into limited liability law firms must stop their operations and fill in procedures for registration of operation of limited liability law firms in accordance with the Law on Lawyers. Limited liability law firms may use the names of the lawyer's offices or the law partnerships which have terminated operation.
4. Operation registration papers of law-practicing organizations and law practice registration papers of individually practicing lawyers are numbered as follows:
The first two figures are the provincial code; the following two figures are the code of the form of law practice; and the last four figures are the ordinal numbers used commonly for various types of law-practicing organizations, their branches and individually practicing lawyers.
The ordinal numbers of the operation registration papers or law practice registration papers granted under the Law on Lawyers follow the last registered ordinal number of the registration paper granted under the 2001 Ordinance on Lawyers. For cases of transformation under Clauses 2 and 3 of this Section, the registered ordinal numbers of a lawyer's office or a law firm shall be retained in the newly granted operation registration paper.
V. TRANSITIONAL PROVISIONS APPLICABLE TO FOREIGN LAW-PRACTICING ORGANIZATIONS AND FOREIGN LAWYERS IN VIETNAM
1. Establishment permits and operation registration papers of branches of foreign law-practicing organizations or foreign law firms in Vietnam, branches of foreign law firms in Vietnam and permits for foreign lawyers to practice law in Vietnam, which were granted under the Government's Decree No. 87/2003/ND-CP of July 22, 2003, on law practice by foreign law-practicing organizations and foreign lawyers in Vietnam, continue to be valid according to the Law on Lawyers.
2. Registration numbers of the operation registration papers of foreign law-practicing organizations in Vietnam, which are granted under the Law on Lawyers, follow the last registration number of the registration paper granted under the Government's Decree No. 87/2003/ND-CP of July 22, 2003, on professional practice by foreign lawyers' organizations and foreign lawyers in Vietnam.
VI. TRANSFORMATION PROVISIONS APPLICABLE TO ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS DEALING IN LEGAL SERVICES UNDER THE ENTERPRISE LAW
1. Within 6 months from the date the Law on Lawyers takes effect, organizations having registered to deal in legal services under the Enterprise Law shall fill in procedures for termination of the provision of legal services according to the Enterprise Law; if wishing to continue providing legal services, they shall register their operation at provincial/municipal Justice Services in one of the forms of law-practicing organizations provided for in the Law on Lawyers.
2. Individuals dealing in legal services under the Enterprise Law who wish to continue providing these services must possess law practice certificates, join a bar association and practice law in accordance with the Law on Lawyers.
VII. TRANSITIONAL PROVISIONS APPLICABLE TO BAR ASSOCIATIONS
1. Bar associations set up under the 2001 Ordinance on Lawyers may continue to operate in accordance with the Law on Lawyers.
2. The managing boards and the commendation and discipline councils of bar associations elected under the 2001 Ordinance on Lawyers may continue performing their tasks and powers according to the Law on Lawyers till the new ones are elected in accordance with this Law.
VIII. EXAMINATION, INSPECTION OF LAW-PRACTICING ORGANIZATIONS AND LAW PRACTICE
1. The Ministry of Justice and People's Committees of provinces and centrally run cities shall examine law-practicing organizations and law practice according to their competence.
2. Annually, provincial/municipal Justice Services shall examine law-practicing organizations and law practice in their localities. The time and contents of periodical examination must be notified to examinees at least 7 days in advance.
Provincial/municipal Justice Services may conduct extraordinary examinations at the request of the Ministry of Justice or provincial/municipal People's Committees.
3. The examination covers:
a/ Examining the organization and law practice of Vietnamese and foreign law-practicing organizations in Vietnam;
b/ Examining the observance of law by individually practicing lawyers;
c/ Examining the observance of law by lawyers' socio-professional organizations.
4. The Ministry of Justice, provincial/municipal People's Committees and provincial/municipal Justice Services shall inspect law-practicing organizations and law practice in accordance with the inspection law.
1. Biannually and annually, provincial/municipal Justice Services shall report to the Ministry of Justice on law-practicing organizations and law practice in their localities. Biannual reports are made for the period from January 1 to June 30 and must be sent before July 15 while annual reports for the period from January 1 to December 31 and sent before January 15 of the year following the reporting year.
In addition to periodical reports, provincial/municipal Justice Services shall report on law-practicing organizations and law practice in their localities at the request of the Ministry of Justice.
2. Provincial/municipal Justice Services shall report to provincial/municipal People's Committees on law-practicing organizations and law practice in their localities.
X. TO PROMULGATE TOGETHER WITH THIS CIRCULAR FORMS
OF THE FOLLOWING PAPERS (all forms are not printed herein):
1. Written request for the grant of a law practice certificate.
2. Resume.
3. Written request for registration of operation of a lawyer's office or a one-member limited liability law firm.
4. Written request for registration of operation of a law partnership or a limited liability law firm with two or more members.
5. Written request for registration of operation of a law-practicing organization's branch.
6. Written request for registration of law practice by an individual lawyer.
7. Operation registration paper of a lawyer's office or a one member limited liability law firm.
8. Operation registration paper of a law partnership or a limited liability law firm with two or more members.
9. Operation registration paper of a law-practicing organization's branch.
10. Operation registration paper of individually practicing lawyer.
11. Report of the provincial/municipal Justice Service on law-practicing organizations and law practice in a locality.
12. Application for permission to set up a branch of a foreign law-practicing organization or a limited liability law firm with 100% foreign capital in Vietnam.
13. Application for permission to set up a limited liability law firm in the form of a joint venture in Vietnam.
14. Application for a law practice permit for a foreign lawyer in Vietnam.
15. Operation registration paper of a foreign law-practicing organization's branch in Vietnam.
16. Operation registration paper of a limited liability law firm with 100% foreign capital in Vietnam.
17. Operation registration paper of a limited liability law firm in the form of a joint venture in Vietnam.
18. Operation registration paper of a foreign law firm's branch in Vietnam.
19. Report on the organization and operation of a foreign law firm's branch in Vietnam.
20. Report of the provincial/municipal Justice Service on law practice by branches, foreign law firms and foreign lawyers in a locality.
This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Any problem arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Justice for timely settlement.
|
THE MINISTRY OF JUSTICE |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực