Chương I Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT kiểm kê theo dõi diễn biến rừng: Quy định chung
Số hiệu: | 33/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 10/03/2019 | Số công báo: | Từ số 281 đến số 282 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định chi tiết về nội dung điều tra, kiểm kê rừng; phương pháp, quy trình điều tra, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến rừng.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bản đồ phục vụ kiểm kê là sản phẩm trung gian, thể hiện ranh giới, vị trí, hiện trạng rừng được xây dựng trong quá trình kiểm kê rừng.
2. Chủ rừng nhóm I gồm các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.
3. Chủ rừng nhóm II gồm các chủ rừng là tổ chức.
4. Đường phát thải tham chiếu rừng là đường chuẩn để tính lượng giảm phát thải các-bon do mất rừng và suy thoái rừng.
5. Đường tham chiếu rừng là đường chuẩn để tính lượng tăng hấp thụ các-bon từ các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
6. Hệ thống số liệu điều tra gốc là các phiếu, biểu ghi chép số liệu thực tế trong quá trình điều tra rừng.
7. Lô kiểm kê rừng là một đơn vị đồng nhất về trạng thái, thuộc một chủ rừng, có diện tích tối thiểu là 0,3 ha để kiểm kê rừng, thống kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng. Trường hợp diện tích của một chủ quản lý riêng biệt nhỏ hơn 0,3 ha, thì diện tích lô kiểm kê tối thiểu bằng diện tích của chủ quản lý.
8. Lô trạng thái rừng là đơn vị diện tích rừng tương đối đồng nhất về nguồn gốc hình thành, điều kiện lập địa, thành phần loài cây và trữ lượng.
9. Ô tiêu chuẩn điều tra rừng là một diện tích rừng được xác định để thực hiện các phương pháp thu thập thông tin đại diện cho khu vực điều tra.
10. Rừng cây lá rộng là rừng có các loài cây gỗ lá rộng chiếm trên 75% số cây.
11. Rừng cây lá kim là rừng có các loài cây lá kim chiếm trên 75% số cây.
12. Rừng cau dừa là rừng có thành phần chính là các loài họ cau chiếm trên 75% số cây.
13. Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim là rừng có các loài cây gỗ lá rộng và cây lá kim với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.
14. Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa là rừng có độ tàn che của các loài cây gỗ chiếm từ 50% độ tàn che của rừng trở lên.
15. Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ là rừng có độ tàn che của các loài tre, nứa chiếm trên 50% độ tàn che của rừng.
16. Rừng lá rộng thường xanh là rừng có các loài cây gỗ, lá rộng, xanh quanh năm chiếm trên 75% số cây.
17. Rừng lá rộng rụng lá là rừng có các loài cây gỗ, rụng lá toàn bộ theo mùa chiếm trên 75% số cây.
18. Rừng lá rộng nửa rụng lá là rừng có các loài cây gỗ thường xanh và cây rụng lá theo mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.
19. Rừng tre nứa là rừng có thành phần chính là các loài cây thuộc phân họ tre nứa chiếm 75% số cây trở lên.
This Circular elaborates on subject matters of forest survey and inventory; methods and processes for making forest surveys and inventories, and observing forest transition.
Article 2. Subjects of application
This Circular shall apply to entities, family households, persons and residential communities involved in making forest surveys, inventories and observing forest transition.
For the purposes of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:
1. Inventory map refers to an intermediate product showing boundaries, positions and current status of a forest, and which is drawn during the process of taking a forest inventory.
2. Class-I forest owner includes forest owners that are family households, persons or residential communities.
3. Class-II forest owner comprises forest owners that are organizations.
4. Forest reference emission level refers to a benchmark for measuring the reduced amount of carbon dioxide emissions from deforestation and forest degradation.
5. Forest reference level refers to a benchmark for measuring the increased amount of carbon dioxide absorbed through forest conservation and development efforts.
6. Original survey data system refers to forms and spreadsheets recording actual data obtained from forest surveys.
7. Forest inventory plot refers to a unit having the identical state, belonging to a forest owner and covering the minimum area of 0.3 ha which is used for making forest inventories, statistics and creating forest management documents. If a forest owner manages a separate forest covering an area of less than 0.3 ha, the area of a forest inventory block will be equal to the former.
8. Forest condition plot refers to a unit of measure of forest area comparatively identical in terms of origin, geological formation conditions, botanical composition, stock or volume.
9. Standardized typical-pattern grid cell used in a forest survey refers to a forest area identified to perform methods of collecting representative information about the target forest field or site.
10. Broadleaf forest refers to a forest in which broadleaf timber trees account for more than 75% of total tree population.
11. Coniferous forest refers to a forest in which coniferous trees account for more than 75% of total tree population.
12. Palm forest refers to a forest mainly composed of palm tree species accounting for 75% of total tree population.
13. Broadleaf and conifer mixed forest refers to a forest with each kind of these trees accounting for between 25% and 75% of the total number of trees.
14. Timber and bamboo mixed forest refers to a forest with the canopy cover of timber trees accounting for at least 50% of total cover.
15. Timber and bamboo mixed forest refers to a forest with the canopy cover of timber trees accounting for at least 50% of total canopy cover.
16. Evergreen broadleaf forest refers to a forest in which broadleaf timber trees retaining their leaves through the year account for more than 75% of total tree population.
17. Deciduous forest refers to a forest in which timber trees seasonally shedding all of their leaves account for more than 75% of total tree population.
18. Semi-deciduous broadleaf forest refers to a forest where evergreen timber trees and seasonal deciduous trees are mixed together at the percentage rate ranging from 25% to 75% of each.
19. Bamboo forest refers to a forest mainly composed of tree species of the bamboo family accounting for at least 75% of total forest tree population.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Phân chia rừng theo loài cây
Điều 8. Diện tích chưa có rừng
Điều 9. Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề
Điều 10. Điều tra diện tích rừng
Điều 11. Điều tra trữ lượng rừng
Điều 12. Điều tra cấu trúc rừng
Điều 18. Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng
Điều 23. Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
Điều 25. Nhiệm vụ và tổ chức kiểm kê rừng
Điều 26. Quy trình kiểm kê rừng
Điều 31. Lập hồ sơ quản lý rừng
Điều 32. Nhiệm vụ và yêu cầu theo dõi diễn biến rừng
Điều 33. Quy trình thực hiện theo dõi diễn biến rừng
Điều 34. Theo dõi diễn biến diện tích theo trạng thái rừng
Điều 35. Theo dõi diễn biến diện tích theo chủ rừng
Điều 37. Theo dõi diễn biến diện tích rừng theo các nguyên nhân
Điều 38. Thành quả theo dõi diễn biến rừng