Thông tư 31/2014/TT-BTC xử phạt vi phạm hành chính quản lý giá phí lệ phí hóa đơn
Số hiệu: | 31/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 07/03/2014 | Ngày hiệu lực: | 24/04/2014 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn xử phạt hành vi tăng giá bất hợp lý
Theo Thông tư 31/2014/TT-BTC của Bộ tài chính, cách tính mức phạt đối với hành vi tăng giá bất hợp lý sẽ thực hiện như sau:
Giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý làm căn cứ để định khung mức phạt theo các khoản 1,2,3,4,5 Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP sẽ được tính theo công thức:
[Mức giá bán thực tế] x [số lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán tăng giá bất hợp lý].
Số tiền thu lợi bất chính phải nộp lại vào ngân sách nhà nước theo quy định của khoản 7 điều 13 Nghị định 109 sẽ được tính theo một trong hai công thức sau:
- [Tổng giá trị HHDV bán tăng giá bất hợp lý] – [tổng giá trị HHDV bán theo giá đăng ký, kê khai]
- [Tổng giá trị HHDV bán tăng giá bất hợp lý] – [tổng giá trị HHDV theo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá của cơ quan nhà nước]
Thông tư có hiệu lực từ ngày 24 tháng 4 năm 2014 thay thế Thông tư số 78/2012/TT-BTC.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2014/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2014 |
HƯỚNG DẪN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 109/2013/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ, PHÍ, LỆ PHÍ, HÓA ĐƠN
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá (bao gồm vi phạm hành chính về giá và thẩm định giá), thẩm quyền phạt tiền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 109/2013/NĐ-CP).
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định của pháp luật.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định của pháp luật.
1. Báo cáo phục vụ công tác bình ổn giá quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là các báo cáo phải nộp theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá để phục vụ công tác bình ổn giá về:
a) Kết quả sản xuất, kinh doanh;
b) Số lượng, khối lượng hàng hóa tồn kho, hàng hóa hiện có;
c) Các yếu tố hình thành giá;
d) Giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;
đ) Tình hình trích lập, sử dụng, số dư quỹ bình ổn giá (đối với các loại hàng hóa được lập quỹ bình ổn giá);
e) Các thông tin, tài liệu khác phục vụ công tác bình ổn giá.
2. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giá để bình ổn giá được xử lý theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư này.
Tiền chênh lệch quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là số tiền mà tổ chức, cá nhân có được do bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã được cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền quyết định; tiền chênh lệch được tính bằng chênh lệch giá do bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá cụ thể hoặc mức giá tối đa hoặc mức giá tối đa của khung giá đã được cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền quyết định được tính cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân đã bán, cung ứng.
Hành vi lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ không đúng với hướng dẫn về phương pháp định giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi lập phương án giá như sau:
1. Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng các căn cứ, nguyên tắc định giá.
2. Sử dụng không đúng, không đủ các số liệu, định mức kinh tế kỹ thuật để xây dựng các mức giá.
3. Không tính toán đúng các khoản mục chi phí, yếu tố hình thành giá theo quy định.
4. Phân bổ chi phí không theo hướng dẫn hiện hành (nếu có) đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ.
5. Sử dụng các mức giá hàng hóa, dịch vụ tương tự để so sánh mà không bảo đảm các yếu tố so sánh theo quy định của phương pháp so sánh.
1. Hành vi kê khai giá sai so với mẫu văn bản kê khai giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi nộp văn bản kê khai giá không đúng mẫu, không đủ các thành phần của văn bản kê khai giá sau khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai giá đã có văn bản nhắc nhở, yêu cầu nộp lại văn bản kê khai giá đúng quy định.
2. Hành vi xây dựng các mức giá để đăng ký giá sai so với hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là các hành vi sau:
a) Không thực hiện theo đúng quy định về phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Sử dụng thông tin, số liệu không chính xác, không đúng chi phí thực tế, hợp lý để xây dựng các mức giá;
c) Không nộp bổ sung các thành phần của Biểu mẫu đăng ký giá theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp Biểu mẫu đăng ký giá chưa đủ thành phần theo quy định của pháp luật.
3. Hành vi không kê khai giá theo quy định của pháp luật về giá hàng hóa, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là các hành vi không gửi văn bản kê khai giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá theo quy định.
4. Hành vi không đăng ký giá theo quy định của pháp luật về giá hàng hóa, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi không gửi Biểu mẫu đăng ký giá trước khi định giá, điều chỉnh giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá theo quy định.
1. Hành vi tăng giá bất hợp lý quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi tăng giá như sau:
a) Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai;
b) Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và yêu cầu đăng ký lại, kê khai lại mức giá theo quy định của pháp luật.
2. Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý làm căn cứ áp dụng mức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được tính bằng mức giá bán thực tế của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm về tăng giá bất hợp lý nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán tăng giá bất hợp lý tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bắt đầu tăng giá bất hợp lý tới thời điểm xử phạt hành vi vi phạm này.
3. Số tiền thu lợi do vi phạm hành chính quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được tính như sau:
a) Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý trừ (-) tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán theo giá đăng ký, kê khai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đưa vào áp dụng trước đó đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
b) Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá bất hợp lý trừ (-) tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được tính theo mức giá trên cơ sở kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.
1. Thời điểm chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là ngày doanh nghiệp có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu.
2. Thời điểm giải thể, tạm ngừng, tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá quy định tại điểm e khoản 1 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là ngày doanh nghiệp ban hành quyết định, thông báo về việc giải thể, tạm ngừng, tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
3. Thời điểm doanh nghiệp thẩm định giá bị phá sản quy định tại điểm e khoản 1 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được tính là ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật.
4. Chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá quy định tại điểm c khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là các chứng thư thẩm định giá, báo cáo kết quả thẩm định giá mà doanh nghiệp thẩm định giá đã thực hiện và đang trong thời gian bắt buộc phải lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
5. Hành vi gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá quy định tại điểm b khoản 5 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá trong quá trình thực hiện thẩm định giá.
6. Thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá quy định tại điểm c khoản 5 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là các thông tin chưa được công bố rộng rãi liên quan đến khách hàng và tài sản thẩm định giá của khách hàng do khách hàng cung cấp, do doanh nghiệp thẩm định giá thu thập được trong quá trình thẩm định giá.
7. Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 13 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được đưa ra khi tiến hành giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo hoặc trên cơ sở kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc bất thường đối với hoạt động thẩm định giá.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá có thẩm quyền được quy định tại Điều 5 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.
8. Hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 14 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá có thời hạn 35 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm a khoản 14 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 30 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 40 ngày;
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá có thời hạn 55 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm b khoản 14 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 50 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 60 ngày.
1. Hành vi không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi không thực hiện đúng các quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá theo quy định của Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hoặc văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
2. Hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá quy định tại điểm b khoản 4 Điều 19 Nghị định 109/2013/NĐ-CP là hành vi sửa chữa, thay đổi thông tin hoặc cố tình sử dụng các thông tin sai lệch, không chính xác khi tiến hành thẩm định giá.
3. Hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Tước Thẻ thẩm định viên về giá có thời hạn 40 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 19 Nghị định 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 30 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 50 ngày;
b) Tước Thẻ thẩm định viên về giá có thời hạn 60 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 50 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 70 ngày;
c) Tước Thẻ thẩm định viên về giá có thời hạn 80 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 70 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn tước Thẻ thẩm định viên về giá là: 90 ngày.
1. Tổ chức không đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là tổ chức không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại thời điểm ký hợp đồng thẩm định giá (trừ trường hợp đang trong thời gian chuyển tiếp quy định tại Điều 33 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá).
2. Hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực, không đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá quy định tại khoản 3 Điều 20 là hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai lệch không đúng với những đặc điểm, thông số kinh tế - kỹ thuật, quy cách, chất lượng... thực tế của tài sản thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá.
Hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về thẩm định giá có thời hạn 40 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 30 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 50 ngày;
2. Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về thẩm định giá có thời hạn 60 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 50 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 70 ngày;
3. Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về thẩm định giá có thời hạn 80 ngày đối với các hành vi được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 21 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng, thời hạn đình chỉ như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn đình chỉ là: 70 ngày;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn đình chỉ là: 90 ngày.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 4 năm 2014. Thay thế Thông tư số 78/2012/TT-BTC ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá, Chánh Thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương, người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật Xử lý vi phạm hành chính chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 của Bộ Tài chính)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BBKT |
|
BIÊN BẢN KIỂM TRA
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá/ Căn cứ Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.
Thi hành Quyết định số … ngày … tháng … năm … của
Vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại
Cơ quan kiểm tra:
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ................................................. ;
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ................................................. ;
Cơ quan phối hợp (nếu có):
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ................................................. ;
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ................................................. ;
Người chứng kiến (nếu có):
- Ông (Bà) …………………. Nghề nghiệp/Chức vụ:
Địa chỉ/ đơn vị
Cá nhân/đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có):
- Ông (Bà) …………………. Nghề nghiệp/Chức vụ:
Địa chỉ/đơn vị
Đã tiến hành kiểm tra đối với:
Địa chỉ:
Đại diện là ông (bà) ………… Nghề nghiệp/Chức vụ:
Kết quả theo nội dung được kiểm tra như sau:
Ý kiến giải trình của cá nhân/đại diện tổ chức được kiểm tra (nếu có):
- Ý kiến của người chứng kiến (nếu có):
- Ý kiến của cá nhân/đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có):
Ý kiến của cơ quan kiểm tra:
Biên bản này được lập vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … Biên bản này được lập thành 03 bản: 01 bản giao cho cá nhân/tổ chức được kiểm tra, 01 bản lưu hồ sơ vụ việc, 01 bản lưu cơ quan kiểm tra; đã đọc lại cho những người có tên như trên cùng nghe, công nhận là đúng và ký tên dưới đây.
CÁ NHÂN/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐƯỢC KIỂM TRA |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN PHỐI HỢP
|
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
CÁ NHÂN/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KIỂM TRA |
THE MINISTRY OF FINANCE |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 31/2014/TT-BTC |
Hanoi, March 7, 2014 |
GUIDANCE ON PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF PRICE MANAGEMENT PROVIDED IN THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 109/2013/ND-CP DATED SEPTEMBER 24, 2013 REGULATING PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF MANAGEMENT OF PRICE, FEE, CHARGE AND INVOICE
Pursuant to the Government’s Decree No. 81/2013/ND-CP dated July 19, 2013 specifying several articles and measures in respect of implementation of the Law on penalties for administrative violations;
Pursuant to the Government’s Decree No. 109/2013/ND-CP dated September 24, 2013 regulating penalties for administrative violations in the field of management of price, fee, charge and invoice;
Pursuant to the Government’s Decree No. 177/2013/ND-CP dated November 14, 2013 specifying several articles and providing guidance on implementation of several articles of the Price Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 89/2013/ND-CP dated August 6, 2013 specifying implementation of several articles of the Price Law on valuation;
Pursuant to the Government's Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of the Director of Price Management Department;
The Minister of Finance hereby issues the Circular providing guidance on penalties for administrative violations in the field of price management.
This Circular provides guidance on implementation of several articles setting out regulations penalties for administrative violations in the field of price management (including those in respect of price and valuation), and fine-imposing authority delegated to the Chief Inspector for price inscribed in the Government’s Decree No. 109/2013/ND-CP dated September 24, 2013 on penalties for administrative violations in the field of management of price, fee, charge and invoice (hereinafter referred to as Decree No. 109/2013/ND-CP).
1. Organizations or individuals that commit administrative violations in the field of price management.
2. Organizations or individuals that are accorded authority to impose penalties for administrative violations in the field of price management in accordance with laws.
3. Others associated with imposition of penalties for administrative violations in the field of price management in accordance with laws.
Article 3. Violations against regulations on price stabilization provided for in Article 5 of Decree No. 109/2013/ND-CP
1. Reports on price stabilization activities referred to in paragraph 1 Article 5 of the Decree No. 109/2013/ND-CP mean reports that must be submitted in accordance with laws and regulations or as requested in writing by competent authorities with respect to goods or services defined in the list of goods or services subject to price stabilization, or the list of goods or services subject to the state pricing as assistance for price stabilization activities concerning:
a) Operating results;
b) Quantity and volume of inventory or goods in stock;
c) Pricing factors;
d) Selling price of goods or services defined in the list of goods or services subject to price stabilization;
dd) Review of setting-aside, use and balance of price stabilization fund (applicable to covered goods);
e) Other information and materials as assistance for price stabilization activities.
2. Any violation against regulations on price registration that serves price stabilization purposes shall be handled under provisions of Article 11 of the Decree No. 109/2013/ND-CP and Article 6 hereof.
Article 4. Gross margin provided for in paragraph 5 Article 8 of Decree No. 109/2013/ND-CP
The gross margin provided for in paragraph 5 Article 8 of the Decree No. 109/2013/ND-CP refers to the monetary amount that an organization or individual achieves from sale or supply of a good or service at the higher price than the price determined by a competent authority, institution or person; the gross margin is calculated by the difference in price for sale or supply of a good or service which is higher than a specific or maximum price level or a highest price within the price range decided by a competent authority, institution and person charged for a good or service multiplied (x) by an amount of goods or services that such organization or individual has sold or supplied.
Article 5. Preparation of pricing plans inconsistent with instructions provided for in Article 9 of Decree No. 109/2013/ND-CP
Preparation of pricing plans inconsistent with instructions on pricing methods issued by competent authorities under provisions of paragraph 1 Article 9 of Decree No. 109/2013/ND-CP includes the following acts:
1. Fail to apply or wrongfully apply pricing bases or rules.
2. Wrongfully or insufficiently use data or figures, eco-technical norms for construction of price levels.
3. Fail to correctly calculate itemized expenses and pricing factors in accordance with laws and regulations.
4. Distribute expenditure without conformity to current instructions (whenever applicable) in respect of each good or service.
5. Use equivalent levels of price of goods or services for comparison purposes without ensuring that elements of such comparison comply with rules set out for the comparison method.
Article 6. Violations regarding registration and declaration of price of goods or services as provided in Article 11 of Decree No. 109/2013/ND-CP
1. Declaring price in breach of the price declaration form stated by competent authorities in paragraph 1 Article 11 of the Decree No. 109/2013/ND-CP means submission of a wrong price declaration form or of a price declaration that lacks required constituents after a competent authority in charge of reception of price declarations gives a warning or request for re-submission of another lawful price declaration.
2. Setting different price levels for the purpose of price registration in violation of instructions given by competent authorities under provisions of paragraph 2 Article 11 of Decree No. 109/2013/ND-CP includes the following acts:
a) Fail to comply with regulations on methods for pricing of goods or services enacted by competent authorities;
b) Use inaccurate or unauthentic data, figures or materials concerning actual and reasonable costs for construction of price levels;
c) Fail to submit additional required constituents included in the price registration form as requested in writing by competent authorities in the case of lack of such constituents in accordance with laws and regulations.
3. Failure to declare price as per laws and regulations on price of goods or services to competent authorities under provisions of paragraph 3 Article 11 of the Decree No. 109/2013/ND-CP refers to any failure to submit the written price declaration to competent authorities prior to pricing or price adjustment in accordance with laws and regulations.
4. Failure to declare price as per laws and regulations on price of goods or services to competent authorities under provisions of paragraph 4 Article 11 of the Decree No. 109/2013/ND-CP refers to any failure to submit the price registration form prior to pricing or price adjustment during the time the State applies price registration measure for price stabilization in accordance with laws and regulations.
Article 7. Inappropriate increase in price of goods or services provided in Article 13 of Decree No. 109/2013/ND-CP
1. Inappropriate increase in price of goods or services provided in paragraph 1 (b) Article 13 of Decree No. 109/2013/ND-CP includes the following acts:
a) Willfully increase the price which has been registered with and declared to a competent authority even though such authority has requested in writing an explanation of that registered or declared price;
b) Willfully increase the price which has been registered with and declared to a competent authority even though such authority has requested a suspension of application of new price and price re-registration or re-declaration in accordance with laws.
2. Total value of a good or service respectively sold or supplied at an irrationally increased price which is considered as the ground for imposition of any level of penalty under provisions of paragraphs 1, 2, 3, 4 and 5 Article 13 of the Decree No. 109/2013/ND-CP shall be calculated by multiplying the actual price determined by the violating business entity in the case of an inappropriate increase in the selling price by (x) the quantity of goods or services respectively sold or supplied at that irrationally increased price as from the time such violating entity begins its inappropriate increase in price until the entry into force of the penalty imposed for this type of violation.
3. Gain made by commission of any administrative violation under paragraph 7 Article 13 of the Decree No. 109/2013/ND-CP shall be calculated as follows:
a) Total value of a good or service respectively sold or supplied at an irrationally increased price minus (-) total value of a good or service respectively sold or supplied at the price of which the prior application for registration and declaration is approved by a competent authority in respect of any violation defined in paragraph 1 Article 13 of the Decree No. 109/2013/ND-CP;
b) Total value of a good or service respectively sold or supplied at an irrationally increased price minus (-) total value of a good or service respectively sold or supplied at the price calculated on the basis of the result of examination of pricing factors conducted by a competent authority in respect of any violation defined in paragraph 6 Article 13 of the Decree No. 109/2013/ND-CP.
Article 8. Violations against regulations in respect of valuation enterprises in accordance with Article 18 of Decree No. 109/2013/ND-CP
1. The date of division, splitting, merger, consolidation or ownership transformation stipulated in paragraph 1 (dd) Article 18 of the Decree No. 109/2013/ND-CP means the date on which an enterprise's decision on division, splitting, merger, consolidation or ownership transformation is issued.
2. The date of dissolution, temporary suspension or self-termination of valuation services of a valuation enterprise defined in paragraph 1 (e) Article 18 of the Decree No. 109/2013/ND-CP refers to the date of such enterprise’s issuance of a decision or notification regarding dissolution, temporary suspension or self-termination of valuation services.
3. The date of a valuation enterprise’s bankruptcy stipulated by paragraph 1 (e) of the Decree No. 109/2013/ND-CP refers to the date of a Court’s issuance of decision to initiate bankruptcy proceedings under laws and regulations.
4. Valuation certificate or report referred to in paragraph 2 (c) and paragraph 3 (d) Article 18 of the Decree No. 109/2013/ND-CP refers to any certification of or report on the result of a valuation already conducted by a valuation enterprise which is in the process of being compulsorily filed or deposited in accordance with laws and regulations.
5. Any hindrance or interference against management of an organization or individual having valuation demand, as stipulated by paragraph 5 (b) Article 18 of the Decree No. 109/2013/ND-CP, refers to any act resulting in obstruction or interference against management of such organization or individual during the valuation process.
6. Information about valuation dossiers or customers and valued assets referred to in paragraph 5 (c) Article 18 of the Decree No. 109/2013/ND-CP refers to pieces of information which have yet to be widely disclosed in relation to customers and valued assets of customers and are provided by customers or collected by valuation enterprises during their valuation process.
7. The result of valuation conducted by a competent authority as stipulated by paragraph 13 Article 18 of the Decree No. 109/2013/ND-CP shall be provided during the process of resolution of any dispute or claim, or given on the basis of the result of regular or irregular inspection or examination in respect of valuation activities.
State agencies in the exercise of government authority refer to competent agencies in the exercise of government authority over valuation under the provisions of Article 5 of the Government’s Decree No. 89/2013/ND-CP dated August 6, 2013 specifying implementation of several articles of the Price Law on valuation.
8. Additional penalties referred to in paragraph 14 Article 18 of the Decree No. 109/2013/ND-CP shall be specified as follows:
a) Discontinuation of valuation services that has the enforcement period of 35 days in respect of violations defined in paragraph 14 (a) Article 18 of the Decree No. 109/2013/ND-CP;
In the event that there is any mitigating or aggravating factor, the enforcement period of such discontinuation shall be prescribed as follows:
- If at least one mitigating factor exists, the enforcement period of such discontinuation is 30 days;
- If at least one aggravating factor exists, the enforcement period of such discontinuation is 40 days;
b) Discontinuation of valuation services that has the enforcement period of 55 days in respect of violations, defined in paragraph 14 (b) Article 18 of the Decree No. 109/2013/ND-CP;
In the event that there is any mitigating or aggravating factor, the enforcement period of such discontinuation shall be prescribed as follows:
- If at least one mitigating factor exists, the enforcement period of such discontinuation is 50 days;
- If at least one aggravating factor exists, the enforcement period of such discontinuation is 60 days.
Article 9. Violations against regulations in respect of valuation officers under the provisions of Article 19 of Decree No. 109/2013/ND-CP
1. Failure to comply with valuation procedures and methods under the provisions of paragraph 2 Article 19 of the Decree No. 109/2013/ND-CP refers to any inconformity to valuation procedures or methods defined in the Vietnamese valuation standards or specialized legal documents.
2. Falsification of dossiers of valued assets or information relating to valued assets, as stipulated by paragraph 4 (b) Article 19 of the Decree No. 109/2013/ND-CP, refers to any modification or change of information or intentional use of misrepresented or inaccurate information during the valuation process.
3. Additional penalties referred to in paragraph 5 Article 19 of the Decree No. 109/2013/ND-CP shall be specified as follows:
a) Dispossession of a valuation officer’s practicing card that has the enforcement period of 40 days in respect of violations defined in paragraph 5 (a) Article 19 of the Decree No. 109/2013/ND-CP;
In the event that there is any mitigating or aggravating factor, the enforcement period of such dispossession shall be prescribed as follows:
- If at least one mitigating factor exists, the enforcement period of such dispossession is 30 days;
- If at least one aggravating factor exists, the enforcement period of such dispossession is 50 days;
b) Dispossession of a valuation officer’s practicing card that has the enforcement period of 60 days in respect of violations, defined in paragraph 5 (b) Article 19 of the Decree No. 109/2013/ND-CP;
In the event that there is any mitigating or aggravating factor, the enforcement period of such dispossession shall be prescribed as follows:
- If at least one mitigating factor exists, the enforcement period of such dispossession is 50 days;
- If at least one aggravating factor exists, the enforcement period of such dispossession is 70 days;
c) Dispossession of a valuation officer’s practicing card that has the enforcement period of 80 days in respect of violations defined in paragraph 5 (c) Article 19 of the Decree No. 109/2013/ND-CP;
In the event that there is any mitigating or aggravating factor, the enforcement period of such dispossession shall be prescribed as follows:
- If at least one mitigating factor exists, the enforcement period of such dispossession is 70 days;
- If at least one aggravating factor exists, the enforcement period of such dispossession is 90 days.
Article 10. Violations against regulations in respect of owners of valued assets and users of valuation results under the provisions of Article 20 of Decree No. 109/2013/ND-CP
1. Organizations ineligible for practicing of valuation profession referred to in paragraph 1 Article 20 of the Decree No. 109/2013/ND-CP refer to any organization that have not achieved the certificate of conformity to conditions for valuation service business on the date of signing of valuation contracts (except while transition of implementation, which is stated in Article 33 of the Government’s Decree No. 89/2013/ND-CP dated August 6, 2013 specifying implementation of several articles of the Price Law on valuation, is occurring).
2. Provision of inaccurate, unauthentic or inadequate information or materials related to valued assets referred to in paragraph 3 Article 20 refers to any provision of misrepresented information or materials in contrast to actual features, eco-technical parameters, specifications or quality, etc. of valued assets on the date of valuation.
Article 11. Violations against regulations in respect of valuation training and improvement institutions in accordance with Article 21 of Decree No. 109/2013/ND-CP
Additional penalties referred to in paragraph 5 Article 21 of the Decree No. 109/2013/ND-CP shall be specified as follows:
1. Discontinuation of valuation training and certification institution that has the enforcement period of 40 days in respect of violations defined in paragraph 5 (a) Article 21 of the Decree No. 109/2013/ND-CP;
In the event that there is any mitigating or aggravating factor, the enforcement period of such discontinuation shall be prescribed as follows:
- If at least one mitigating factor exists, the enforcement period of such discontinuation is 30 days;
- If at least one aggravating factor exists, the enforcement period of such discontinuation is 50 days;
2. Discontinuation of valuation training and certification institution that has the enforcement period of 60 days in respect of violations, defined in paragraph 5 (b) Article 21 of the Decree No. 109/2013/ND-CP;
In the event that there is any mitigating or aggravating factor, the enforcement period of such discontinuation shall be prescribed as follows:
- If at least one mitigating factor exists, the enforcement period of such discontinuation is 50 days;
- If at least one aggravating factor exists, the enforcement period of such discontinuation is 70 days;
3. Discontinuation of valuation training and certification institution that has the enforcement period of 80 days in respect of violations defined in paragraph 5 (c) Article 21 of the Decree No. 109/2013/ND-CP;
In the event that there is any mitigating or aggravating factor, the enforcement period of such discontinuation shall be prescribed as follows:
- If at least one mitigating factor exists, the enforcement period of such discontinuation is 70 days;
- If at least one aggravating factor exists, the enforcement period of such discontinuation is 90 days.
Article 12. Authority to impose fines delegated to the Chief Inspector for price in accordance with Article 42 of Decree No. 109/2013/ND-CP
The Chief Inspector for price shall be accorded authority to impose a fine of up to VND 200,000,000 on any violating organization, or VND 105,000,000 on any violating individual in the field of price management in accordance with laws and regulations.
This Circular shall enter into force from April 24, 2014 and replace the Circular No. 78/2012/TT-BTC of the Ministry of Finance dated May 18, 2012 providing guidance on several articles of the Government’s Decree No. 84/2011/ND-CP dated September 20, 2011 providing for penalties for price-related administrative violations.
1. The President of the People’s Committee at all levels, Chief Inspector of the Ministry of Finance, Chief Inspector for price, Chief Inspector of the Department of Finance, Inspector, Chief Inspector of a Ministry, Ministry-level body and other person who hold any equivalent title, or competent persons of market administration agencies defined in Article 45 of the Law on Handling of Administrative Violations, shall be responsible for conduct and implementation of statutory procedures for handling of administrative violations in the price management field in accordance with laws and regulations.
2. In the course of implementation, if there is any difficulty that may arise, any timely report should be made to the Ministry of Finance for its due review and possible solution./.
|
PP. THE MINISTER |