Chương IX Thông tư 30/2014/TT-BCT: Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
Số hiệu: | 30/2014/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Cao Quốc Hưng |
Ngày ban hành: | 02/10/2014 | Ngày hiệu lực: | 18/11/2014 |
Ngày công báo: | 24/10/2014 | Số công báo: | Từ số 949 đến số 950 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/11/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm đối tượng tham gia thị trường phát điện cạnh tranh
Vừa qua, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 30/2014/TT-BCT để điều chỉnh quy định về vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.
Theo Thông tư, nhà máy điện có công suất đặt đến 30 MW, đấu nối lưới điện cấp điện áp từ 110 kV trở lên (trừ các nhà máy điện quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này) sẽ được quyền lựa chọn tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
Nếu lựa chọn tham gia thị trường, các nhà máy này phải đạt yêu cầu sau:
- Thực hiện đầu tư, hoàn thiện hệ thống trang thiết bị để đấu nối vào hệ thống thông tin thị trường điện, hệ thống SCADA/EMS và hệ thống đo đếm điện năng đáp ứng yêu cầu vận hành của thị trường điện;
- Tuân thủ các yêu cầu đối với đơn vị phát điện tham gia thị trường điện tại thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Hoàn thiện và nộp hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện theo quy định.
Thông tư 30 có hiệu lực từ ngày 18/11/2014 và thay thế Thông tư 03/2013/TT-BCT.
Văn bản tiếng việt
1. Các tranh chấp phát sinh trong thị trường điện được giải quyết theo Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực do Bộ Công Thương ban hành.
2. Trước khi thực hiện giải quyết tranh chấp theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trong thời hạn 60 ngày kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp trong thị trường điện, các bên có trách nhiệm tiến hành đàm phán để tự giải quyết tranh chấp theo một trong các hình thức sau:
a) Thương lượng;
b) Hòa giải.
1. Thống nhất về hình thức tự giải quyết tranh chấp, thời gian, địa điểm tiến hành đàm phán.
2. Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung tranh chấp.
3. Đưa ra chứng cứ hợp pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
4. Tham gia quá trình đàm phán với tinh thần thiện chí, hợp tác.
5. Trong quá trình tự giải quyết tranh chấp, nếu phát hiện tranh chấp có dấu hiệu vi phạm quy định thị trường điện thì bên phát hiện có trách nhiệm thông báo cho bên kia biết để dừng tự giải quyết tranh chấp và báo cáo Cục Điều tiết điện lực.
1. Khi phát sinh tranh chấp, bên yêu cầu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên bị yêu cầu về việc tranh chấp và yêu cầu giải quyết tranh chấp và gửi Cục Điều tiết điện lực 01 (một) bản để báo cáo.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, các bên có trách nhiệm thống nhất về hình thức giải quyết tranh chấp, nội dung cần giải quyết, thời gian và địa điểm đàm phán. Trường hợp lựa chọn hình thức hoà giải thông qua trung gian, các bên có trách nhiệm thống nhất về việc chọn người làm trung gian hoà giải. Các bên có quyền thoả thuận thay đổi người trung gian hoà giải trước thời gian dự kiến hoà giải đã thống nhất.
1. Thương lượng
Các bên có trách nhiệm trao đổi, thoả thuận về các nội dung cần giải quyết.
2. Hòa giải
a) Các bên có thể mời chuyên gia có chuyên môn hoặc đề nghị Cục Điều tiết điện lực cử cán bộ làm trung gian hoà giải và thống nhất về trách nhiệm của người trung gian hoà giải;
b) Các bên có trách nhiệm cung cấp cho người trung gian hoà giải nội dung vụ việc tranh chấp, các thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc tranh chấp và các yêu cầu giải quyết của từng bên;
c) Các bên có thể nhất trí với phương án giải quyết của người trung gian hoà giải; yêu cầu người trung gian hoà giải sửa đổi, bổ sung phương án giải quyết đó hoặc tự thoả thuận để thống nhất phương án giải quyết mới.
1. Sau khi kết thúc tự giải quyết tranh chấp hoặc hết thời hạn tự giải quyết tranh chấp, các bên tranh chấp có trách nhiệm lập Biên bản tự giải quyết tranh chấp bao gồm các nội dung sau:
a) Thời gian và địa điểm tiến hành tự giải quyết tranh chấp;
b) Tên, địa chỉ các bên tham gia tự giải quyết tranh chấp;
c) Tóm tắt nội dung tranh chấp;
d) Nội dung yêu cầu của các bên;
đ) Những nội dung đã được các bên thoả thuận;
e) Những nội dung các bên không thoả thuận được và lý do không thoả thuận được.
2. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản tự giải quyết tranh chấp, các bên có trách nhiệm gửi Cục Điều tiết điện lực 01 (một) bản để báo cáo.
1. Các bên có quyền gửi vụ việc lên Cục Điều tiết điện lực để giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn tự giải quyết tranh chấp quy định tại Khoản 2 Điều 103 Thông tư này mà vụ việc tranh chấp hoà giải không thành hoặc không thể tổ chức tự giải quyết tranh chấp được do một bên không tham gia tự giải quyết tranh chấp;
b) Một bên không thực hiện các nội dung đã thoả thuận trong Biên bản tự giải quyết tranh chấp.
2. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp hợp lệ theo quy định, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục quy định tại Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực do Bộ Công Thương ban hành.
1. Các hành vi vi phạm trong thị trường điện bị phát hiện phải được trình báo Cục Điều tiết điện lực bằng văn bản.
2. Nội dung trình báo hành vi vi phạm bao gồm:
a) Ngày, tháng, năm trình báo;
b) Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân trình báo;
c) Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm;
d) Mô tả hành vi có dấu hiệu vi phạm;
đ) Thời gian, địa điểm xảy ra hành vi có dấu hiệu vi phạm;
e) Lý do phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm (nếu có).
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận vụ việc về hành vi có dấu hiệu phạm, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thụ lý vụ việc. Trường hợp không thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân trình báo.
2. Sau khi thụ lý vụ việc, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tiến hành xác minh hành vi có dấu hiệu vi phạm. Trong quá trình tiến hành xác minh hành vi vi phạm, Cục Điều tiết điện lực có quyền:
a) Yêu cầu đơn vị có dấu hiệu vi phạm, các đơn vị liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho quá trình xác minh;
b) Yêu cầu đơn vị có dấu hiệu vi phạm giải trình;
c) Trưng cầu giám định, lấy ý kiến chuyên gia hoặc ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan;
d) Triệu tập đơn vị có dấu hiệu vi phạm, các đơn vị bị ảnh hưởng do hành vi vi phạm để lấy ý kiến về hướng giải quyết và khắc phục hành vi vi phạm.
3. Trong quá trình xác minh, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định về bảo mật thông tin quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác liên quan đến bảo mật thông tin.
1. Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành xác minh, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kết thúc xác minh và lập Biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định vận hành thị trường điện. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn xác minh.
2. Biên bản vi phạm hành chính được lập theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
3. Trường hợp kết quả xác minh cho thấy hành vi bị trình báo không vi phạm quy định vận hành thị trường điện, Cục Điều tiết điện lực dừng xác minh, thông báo cho tổ chức, cá nhân trình báo và cho tổ chức, cá nhân bị xác minh.
1. Đơn vị vi phạm phải chịu một trong các hình thức, mức độ xử phạt đối với từng hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Đối với nhà máy điện có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều này còn bị đình chỉ quyền tham gia thị trường điện.
1. Trường hợp nhà máy điện có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này, trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc kể từ ngày ra văn bản kết luận có hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng về đảm bảo an ninh cung cấp điện hoặc về tài chính cho các đơn vị khác trong thị trường điện, Cục Điều tiết điện lực xem xét, ra quyết định đình chỉ quyền tham gia thị trường điện đối với nhà máy điện có hành vi vi phạm và gửi cho nhà máy điện vi phạm và Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
2. Thời hạn hiệu lực của quyết định đình chỉ quyền tham gia thị trường điện đối với nhà máy điện có hành vi vi phạm không quá 01 (một) năm.
3. Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định đình chỉ quyền tham gia thị trường điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố việc đình chỉ quyền tham gia thị trường điện đối với nhà máy điện vi phạm.
4. Hết thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều này, nhà máy điện vẫn chưa khắc phục vi phạm, Cục Điều tiết điện lực có quyền ra quyết định gia hạn đình chỉ quyền tham gia thị trường điện.
DISPUTE SETTLEMENT AND VIOLATION HANDLING
Section 1 : DISPUTE SETTLEMENT
Article 103. Order for dispute settlement in electricity market
1. The disputes arising in the electricity market shall be settled as per the Regulation on order and procedures for dispute settlement in the electricity market issued by the Ministry of Industry and Trade.
2. Before carrying out the dispute settlement under the provisions in Clause 1 of this Article, within 60 days from the time of arising dispute in electricity market, the parties must conduct the negotiation to settle their dispute in one of the following forms:
a) Negotiation;
b) Reconciliation.
Article 104. Responsibilities of parties in self-settlement of dispute
1. Reaching an agreement on the form of self-settlement of dispute, time and location of negotiation.
2. Fully, honestly and accurately providing the necessary information and documents related to the contents under dispute.
3. Providing legal evidence to protect legal rights and interests.
4. Participating in the negotiation with the spirit of goodwill and cooperation.
5. During the process of self-settlement of dispute, if the dispute is detected to have signs of violating regulations on electricity market, the detecting party shall notify the other party in order to stop their self-settlement of dispute and report to the Electricity Regulatory Authority.
Article 105. Notification of dispute and negotiation preparation
1. When there is any dispute, the requester shall notify in writing the requestee of the dispute and request the dispute settlement and send 01 (one) copy to the Electricity Regulatory Authority for report.
2. Within 15 days from the receipt of notification, the parties must agree upon the form of dispute settlement, contents to be settled, time and location of negotiation. In case of choice of form of reconciliation through intermediary, the parties must agree upon choosing the intermediary. The parties may agree upon the change of intermediary before the estimated time of reconciliation agreed.
Article 106. Organization of self-settlement of dispute
1. Negotiation
The parties shall discuss and agree upon the contents to be settled.
2. Reconciliation
a) The parties may invite experts or request the Electricity Regulatory Authority to appoint its official to be the intermediary and agree upon the responsibility of intermediary;
b) The parties shall provide the intermediary with the contents of dispute, information and document related to the dispute and requirements for settlement of each party.
c) The parties may agree with the settlement plan of the intermediary; request the intermediary to modify or supplement such settlement plan or agree by themselves with the new settlement plan.
Article 107. Record of self-settlement of dispute
1. After the end of self-settlement of dispute or the end of time limit for self-settlement of dispute, the disputing parties shall make a record of self-settlement of dispute including the following contents:
a) Time and location for self-settlement of dispute;
b) Name and address of parties involved in self-settlement of dispute;
c) Summary of dispute contents;
d) Requirements of the parties;
dd) Contents agreed by the parties;
e) Contents the parties fail to agree upon and reasons for failure
2. Within 05 days from the date of record of self-settlement of dispute, the parties shall send the Electricity Regulatory Authority 01 (one) for report.
Article 108. Dispute settlement at the Electricity Regulatory Authority
1. The parties have their right to refer the case to the Electricity Regulatory Authority for settlement in the following cases:
a) Upon the end of time limit for self-settlement of dispute specified in Clause 2, Article 103 of this Circular but the dispute cannot be settled or the self-settlement of dispute cannot be held because one party does not participate in the self-settlement of dispute.
b) One party does not adhere to the contents agreed in the Record of the self-settlement of dispute.
2. After receiving the valid dossier for dispute settlement under regulations, the Electricity Regulatory Authority shall settle it in the order and procedures specified in the Regulation on order and procedures for dispute settlement in the electricity market which the Ministry of Industry and Trade has issued.
Section 2 : VIOLATION HANDLING
Article 109. Violation detection and report
1. The acts of violation in the electricity market detected must be reported to the Electricity Regulatory Authority in writing.
2. The contents of report include:
a) Date of report;
b) Name, address of organization or individual making report;
c) Name, address of organization or individual committing acts with violating signs;
d) Description of acts with violating signs;
dd) Time and location of occurrence of acts with violating signs;
e) Reasons for detecting acts with violating signs (if any).
Article 110. Verification of acts of violation
1. Within 05 days from the date of receipt of case concerning acts with violating signs, the Electricity Regulatory Authority shall handle the case and shall inform in writing to the reporting organization or individual in case of failure to handle.
2. After handling the case, the Electricity Regulatory Authority shall verify the acts with violating signs. During the verification, the Electricity Regulatory Authority has the right to:
a) Require the unit with violating signs and the units concerned to provide information and documents necessary for the verification;
b) Require the unit with violating signs to explain;
c) Hold an expertise and gather opinions from specialist or agencies or units concerned.
d) Convene the unit with violating signs and the units affected due to violating acts for opinions about the way of settlement and remedy of violating acts.
3. During the verification, the Electricity Regulatory Authority must maintaining the confidentiality of the information and materials provided under the regulations on information security specified in this Circular and other legal regulations related to the confidentiality of the information.
Article 111. Making record of administrative violation
1. Within 60 working days from the date of verification, the Electricity Regulatory Authority shall terminate the verification and make record of administrative violation for violating acts of regulation on operation of electricity market. If the case has complicated details, the verification time may be extended but not exceeding 30 working days from the end date of verification.
2. The record of administrative violation is made under regulation on sanctioning of admnistrative violation in the field of electricity.
3. If the result of verification indicates that the reported acts do not violate the regulations on operation of electricity market, the Electricity Regulatory Authority shall stop its verification and notify the reporting organization or individual as well as the verified organization or individual.
Article 112. Forms of handling of violation
1. The violating unit must undergo one of the form or degree of sanction for each violating act specified in Article 14 of Decree No. 134/2013/ND-CP dated 17 October 2013 stipulating the sanction of administrative violation in the field of electricity, safety of hydroelectric dam, thrifty and effective use of energy.
2. For the power plants with violating acts specified in Clause 1, Article 8 of this Circular, in addition to the sanction of administrative violation specified in Clause 1 of this Article, their right to participate in electricity market shall be suspended.
Article 113. Order and procedures for suspending the right to participate in electricity market
1. Where the power plants commit violating acts specified in Clause 1, Article 8 of this Circular, within 05 (five) days from the date of issuing Decision on sanction of administrative violation or from the date of issuing the written conclusion on violating acts causing serious consequences on security of power supply or finance to other units in the electricity market, the Electricity Regulatory Authority shall review and issue a decision on suspending the right to participate in electricity market to the power plants committing the violating acts and send it to the violating power plant and the electricity system and market operating Unit.
2. The effective duration of the decision on suspending the right to participate in the electricity market to the power plants committing the violating acts is more than 01 (one) year.
3. Within 01 from the date of receiving the Decision on suspending the right to participate in the electricity market, the electricity system and market operating Unit shall announce such suspension to the violating power plant.
4. If the time limit specified in Clause 2 of this Article is over, such power plant has not remedied its violation, the Electricity Regulatory Authority has the right to extend such suspension.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực