Chương III: Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT Kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Số hiệu: | 26/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 25/01/2019 | Số công báo: | Từ số 87 đến số 88 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ
Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG) tương ứng, nếu chưa có QCKTQG thì thời hạn sử dụng như sau:
- Tôm thẻ chân trắng bố mẹ:
+ Tối đa 140 ngày từ ngày thông quan đối với tôm nhập khẩu đạt khối lượng tối thiểu 40 g/con tôm đực, 45 g/con tôm cái;
+ Tối đa 120 ngày từ ngày cho sinh sản lần đầu với tôm sản xuất trong nước, tôm nhập khẩu chưa đạt khối lượng tối thiểu nêu trên.
- Tôm sú bố mẹ:
+ Tối đa 80 ngày từ ngày thông quan với tôm nhập khẩu đạt khối lượng tối thiểu 100 g/con tôm đực, 120 g/con tôm cái;
+ Tối đa 60 ngày từ ngày cho sinh sản lần đầu với tôm sản xuất trong nước, tôm khai thác từ tự nhiên, tôm nhập khẩu chưa đạt khối lượng tối thiểu.
- Cá tra bố mẹ: Tối đa 60 tháng từ ngày cho sinh sản lần đầu và không quá 02 lần/năm.
- Các giống thủy sản bố mẹ khác: Do cơ sở tự công bố.
Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan kiểm tra
a) Tổng cục Thủy sản: Kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh: Kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố mẹ hoặc kiểm tra thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi được Tổng cục Thủy sản ủy quyền.
2. Căn cứ kiểm tra:
a) Quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra sự phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
b) Lấy mẫu thử nghiệm khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
4. Người lấy mẫu phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư này.
5. Sai số cho phép trong phân tích chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Trình tự và thủ tục kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
7. Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Điều 6 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
1. Cơ quan kiểm tra: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
2. Nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản lưu thông trên thị trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
3. Người lấy mẫu phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư này.
4. Sai số cho phép trong phân tích chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Giống thủy sản vi phạm chất lượng phải tiêu hủy được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
a) Áp dụng một trong các biện pháp sau để tiêu hủy: Gia nhiệt từ 90°C trở lên, cấp đông, sử dụng hóa chất được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, hình thức khác theo quy định của pháp luật.
b) Lập biên bản tiêu hủy: Biên bản tiêu hủy phải có đầy đủ chữ ký của đại diện cơ quan kiểm tra và cơ sở vi phạm. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: Căn cứ và lý do thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng giống thủy sản vi phạm tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.
2. Giống thủy sản vi phạm chất lượng được chuyển mục đích sử dụng thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
a) Áp dụng một trong các biện pháp sau để chuyển đổi mục đích sử dụng: Làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học;
b) Cơ sở phải có phương án chuyển mục đích sử dụng và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để thực hiện quản lý, giám sát quá trình chuyển mục đích sử dụng.
1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vi phạm chất lượng phải tiêu hủy thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
a) Áp dụng một hoặc một số biện pháp sau để tiêu hủy: Sử dụng hóa chất, sử dụng biện pháp cơ học, đốt, chôn, hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Lập biên bản tiêu hủy: Biên bản tiêu hủy phải có đầy đủ chữ ký của đại diện cơ quan kiểm tra và cơ sở vi phạm. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: Căn cứ và lý do thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng sản phẩm vi phạm tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.
2. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vi phạm chất lượng được tái chế, chuyển mục đích sử dụng thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
a) Đối với biện pháp tái chế: Cơ sở phải có phương án tái chế và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để thực hiện quản lý, giám sát quá trình tái chế;
b) Đối với biện pháp chuyển mục đích sử dụng: Cơ sở phải có phương án chuyển mục đích sử dụng đáp ứng quy định của pháp luật về sản phẩm sau khi chuyển đổi và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để thực hiện quản lý, giám sát quá trình chuyển mục đích sử dụng.
Thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ được quy định như sau:
1. Tôm thẻ chân trắng bố mẹ
a) Thời hạn sử dụng tối đa 140 ngày tính từ ngày thông quan đối với tôm bố mẹ nhập khẩu đạt khối lượng tối thiểu 40 g/con đối với tôm đực, 45 g/con đối với tôm cái.
b) Thời hạn sử dụng tối đa 120 ngày tính từ ngày cho sinh sản lần đầu đối với tôm bố mẹ sản xuất trong nước hoặc tôm bố mẹ nhập khẩu chưa đạt khối lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Tôm sú bố mẹ
a) Thời hạn sử dụng tối đa 80 ngày tính từ ngày thông quan đối với tôm sú bố mẹ nhập khẩu đạt khối lượng tối thiểu 100 g/con đối với tôm đực, 120 g/con đối với tôm cái.
b) Thời hạn sử dụng tối đa 60 ngày tính từ ngày cho sinh sản lần đầu đối với tôm bố mẹ sản xuất trong nước, tôm bố mẹ khai thác từ tự nhiên, tôm bố mẹ nhập khẩu chưa đạt khối lượng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
3. Cá tra bố mẹ: Thời hạn sử dụng tối đa 60 tháng tính từ ngày cho sinh sản lần đầu và cho sinh sản không quá 02 lần/năm.
4. Thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ khác: Cơ sở tự công bố.
1. Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Chỉ tiêu kỹ thuật phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Chapter III
INSPECTION OF QUALITY OF AQUATIC BREEDS, AQUATIC FEEDS AND AQUA ENVIRONMENTAL REMEDIATION PRODUCTS
Article 6. Inspection of quality of aquatic breeds used in aquatic breeding and cultivation activities; Inspection of quality of aquatic feeds and aqua environmental remediation products used in aquatic production activities
1. Inspection authorities:
a) Directorate of Fisheries: The Directorate of Fisheries shall be accorded authority over the inspection of quality of aquatic parent breeds and the inspection of quality of aquatic feeds and aqua environmental remediation products for foreign investors and foreign-invested economic institutes.
b) Provincial-level fishery regulatory authorities: They may be accorded authority by the Directorate of Fisheries over the inspection of quality of aquatic breeds, aquatic feeds and aqua environmental remediation products within their remit, unless otherwise prescribed in point a of clause 1 of this Article, the inspection of quality of aquatic parent breeds or the inspection of aquatic feeds and aqua environmental remediation products with respect to foreign investors and foreign-invested economic institutes.
2. Inspection bases:
a) Regulations laid down in Article 32 of the Law on Quality of Products and Commodities;
b) Applicable standards, technical regulations and other regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Subjects of these inspections:
a) These inspections must be aimed at inspecting the compliance with corresponding applicable standards and national technical regulations and other regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development; compliance assessment results, labeling, regulatory compliance or conformity marks, records or documents created during aquatic breeding and cultivation processes. Where necessary, inspection authorities may hire independent experts to carry out assessment in accordance with corresponding technical regulations;
b) In case of discovering any sign of quality assurance failure after carrying out the inspection stated in point a of clause 3 of this Article, collection of samples for testing shall be required.
4. Sample collectors must meet requirements defined in clause 6 of Article 3 herein.
5. Variances that may be accepted for the analysis of aquatic feeds and aqua environmental remediation products shall be subject to regulations enshrined in the Appendix III hereto.
6. Inspection procedures and processes shall be subject to clause 3 of Article 29 in the Law on Quality of Products and Commodities.
7. Handling of quality inspection results shall be subject to Article 30 in the Law on Quality of Products and Commodities and Article 6 in the Government’s Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008, providing instructions on the Law on Quality of Products and Commodities.
Article 7. Inspection of quality of aquatic breeds, aquatic feeds and aqua environmental remediation products in circulation on the market
1. Inspection authorities: Provincial-level fishery regulatory authorities shall undertake the inspection of quality of aquatic breeds, aquatic feeds and aqua environmental products within their remit.
2. Subjects, procedures and processes of inspection of quality of aquatic breeds, aquatic feeds and aqua environmental remediation products in circulation on the market shall be subject to regulations laid down in the Circular No. 26/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Ministry of Science and Technology on the state inspection of quality of goods sold on the market and the Circular No. 12/2017/TT-BKHCN dated September 28, 2017 on amendments and supplements to certain articles of the Circular No. 26/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Minister of Science and Technology on the state management of quality of goods in circulation on the market.
3. Sample collectors must meet requirements defined in clause 6 of Article 3 herein.
4. Variances that may be accepted for the analysis of aquatic feeds and aqua environmental remediation products shall be subject to regulations enshrined in the Appendix III hereto.
Article 8. Processes and procedures for application of technical measures to handle violation of quality of aquatic breeds
1. Aquatic breeds in breach of prescribed quality regulations shall be eliminated according to the following processes and procedures:
a) One of the following elimination methods shall be applied: Violating aquatic breeds shall be heated at the temperature of 90°C or above, frozen or eliminated by chemicals permitted for use in aquatic production activities or in other forms in accordance with law.
b) Preparation of elimination reports: Elimination reports must be signed by all signatures of representatives of inspection authorities and violating facilities. These reports shall comprise the following main information: Sound grounds and reasons for elimination; time and location of elimination; participants in elimination activities; names, types, origins, origin certificates, quantity and current status of violating aquatic breeds determined at the time of elimination; forms of elimination and other relevant information.
2. Alteration of purposes of aquatic breeds in breach of prescribed quality regulations shall be made according to the following processes and procedures:
a) Apply one of the following methods for alteration of purposes, including using them for ornamental, entertainment and scientific research purposes;
b) Violating facilities must work out plans for purpose alteration and report to provincial-level fishery regulatory authorities to request their management and oversight of purpose alteration processes.
Article 9. Processes and procedures for application of technical measures to dispose of aquatic feeds and aqua environmental remediation products in breach of quality regulations
1. Aquatic feeds and aqua environmental remediation products in breach of quality regulations must be disposed of according to the following processes and procedures:
a) One of the following elimination methods shall be applied: Using chemicals, using mechanical methods, burning, burying or using other elimination methods in accordance with law;
b) Preparation of elimination reports: Elimination reports must be signed by all signatures of representatives of inspection authorities and violating facilities. These reports shall comprise the following main information: Sound grounds and reasons for elimination; time and location of elimination; participants in elimination activities; names, types, origins, origin certificates, quantity and current status of violating products determined at the time of elimination; forms of elimination and other relevant information.
2. Aquatic feeds and aqua environmental remediation products in breach of quality regulations may be recycled or altered according to the following processes and procedures:
a) Recycling method: b) Violating facilities must work out plans for recycling and report to provincial-level fishery regulatory authorities to request their management and oversight of recycling procedures;
b) Purpose alteration method: Violating facilities must work out plans for purpose alteration activities in conformance to law on products after alteration and report to provincial-level fishery regulatory authorities to request their management and oversight of purpose alteration activities.
Article 10. Prescribed time limits for use of aquatic parent breeds
Time limits for use of aquatic parent breeds shall be subject to corresponding national technical regulations. In the absence of national technical regulations, time limits for use of aquatic parent breeds shall be regulated as follows:
1. Parent whiteleg shrimp breeds
a) The maximum time limit for use of an imported parent whiteleg shrimp shall be 140 days from the customs clearance date with respect to the male or female one which is 40 g or 45 per each in minimum weight, respectively.
b) The maximum time limit for use of a domestically-bred or imported parent whiteleg shrimp of which the minimum weight does not meet regulations enshrined in point a of clause 1 of this Article shall be 120 days from the first egg-laying date.
2. Parent giant tiger prawn breeds
a) The maximum time limit for use of an imported male or female whiteleg shrimp of which the minimum weight is 100 g or 120 g per each, respectively, shall be 80 days from the customs clearance date.
b) The maximum time limit for use of a domestically-bred, domesticated or imported parent whiteleg shrimp of which the minimum weight does not meet regulations enshrined in point a of clause 2 of this Article shall be 60 days from the first egg laying date.
3. Parent pangasius fish breeds: The maximum time limit for use thereof shall be 60 months after they give birth to baby fish for the first time. The number of birth-giving times shall be restricted to 02 per year.
4. Time limits for use of other aquatic parent breeds: Facilities may determine these time limits at their discretion.
Article 11. List of chemicals, biologicals and microorganisms prohibited for use in the formulation of aquatic feeds and aqua environmental remediation products; list of chemicals, biologicals, microorganisms and ingredients contained in aquatic feeds permitted for use in Vietnam; technical indicators that must be included in applicable standards of aquatic feeds and aqua environmental remediation products
1. List of chemicals, biologicals and microorganisms prohibited for use in the formulation of aquatic feeds and aqua environmental remediation products shall be subject to regulations enshrined in the Appendix I hereto.
2. List of chemicals, biologicals, microorganisms and ingredients contained in aquatic feeds permitted for use in Vietnam shall be subject to regulations enshrined in the Appendix II hereto.
3. Technical indicators that must be included in applicable standards of aquatic feeds and aqua environmental remediation products shall be regulated in the Appendix IV hereto.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực