Thông tư 120/2009/TT-BTC hướng dẫn Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế kèm theo Quyết định 24/2009/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 120/2009/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 31/07/2009 |
Ngày công báo: | 04/07/2009 | Số công báo: | Từ số 325 đến số 326 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
08/12/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/2009/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2009 |
HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUY CHẾ VỀ KINH DOANH BÁN HÀNG MIỄN THUẾ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 24/2009/QĐ-TTG NGÀY 17/02/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005;
Căn cứ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế;
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Thông tư này hướng dẫn quản lý hải quan đối với kinh doanh bán hàng miễn thuế.
Thương nhân, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung quy định tại Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quy chế).
1. Hàng hóa kinh doanh bán tại cửa hàng miễn thuế bao gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu chưa nộp thuế, được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế, là hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu và được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
2. Hàng hóa nhập khẩu chưa nộp thuế đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế được quản lý theo chế độ hàng tạm nhập và được lưu lại tại cửa hàng miễn thuế trong thời hạn không quá 365 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan đối với lô hàng nhập khẩu. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế.
3. Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế và hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế được coi là hàng hóa xuất khẩu và quản lý theo chế độ hàng tạm xuất, được lưu lại tại cửa hàng miễn thuế trong thời hạn không quá 365 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu. Thủ tục xuất khẩu thực hiện tại tại Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế.
4. Trường hợp thương nhân cần kéo dài thời hạn hàng tạm nhập, hàng tạm xuất nêu tại khoản 2, 3 Điều này, thương nhân có văn bản đề nghị gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế để được xem xét gia hạn, thời hạn gia hạn 01 lần không quá 180 ngày cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế thực hiện theo quy định hiện hành đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo hợp đồng mua bán.
6. Thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế sử dụng hóa đơn do Bộ Tài chính hoặc do cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền phát hành hoặc hóa đơn tự in được Bộ Tài chính cho phép phát hành theo quy định hiện hành về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn.
7. Hàng hóa kinh doanh bán tại cửa hàng miễn thuế là các mặt hàng thuốc lá, rượu, bia, hàng điện máy bán tại cửa hàng miễn thuế phải được dán tem ‘‘VIETNAM DUTY NOT PAID” lên từng mặt hàng.
Tem ‘‘VIETNAM DUTY NOT PAID” do Bộ Tài chính phát hành. Vị trí dán tem đối với từng mặt hàng nêu trên thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Đồng Việt Nam, các đồng ngoại tệ USD, EURO là đồng tiền dùng trong giao dịch tại cửa hàng miễn thuế. Theo đó, giá bán được niêm yết trên từng mặt hàng và thực hiện theo tỷ giá của các Ngân hàng thương mại tại thời điểm niêm yết giá bán.
9. Hải quan không thực hiện niêm phong kho hàng, cửa hàng và không trực tiếp giám sát việc bán hàng.
1. Thương nhân chỉ được kinh doanh bán hàng miễn thuế khi đã đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 2 và khoản 4 Điều 3 Quy chế.
2. Thương nhân phải đảm bảo có hệ thống máy tính nối mạng giữa cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế với Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế (dưới đây gọi tắt là Hải quan) theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Quy chế; cụ thể như sau:
a) Đối với cửa hàng miễn thuế:
- Ngay khi bán hàng, nhân viên bán hàng có trách nhiệm nhập dữ liệu vào máy tính và truyền gửi dữ liệu này qua mạng cho Hải quan các dữ liệu dưới đây:
+ Tên người mua hàng;
+ Số hộ chiếu hoặc số giấy thông hành;
+ Thẻ lên tàu bay (Boarding pass) đối với người xuất cảnh, quá cảnh bằng đường hàng không, gồm nội dung: số hiệu chuyến bay (flight), ngày bay (date);
+ Số hiệu vé đã đăng ký ngày xuất cảnh (đối với người chờ xuất cảnh);
+ Tên hàng, số lượng, trị giá.
- Cuối ngày làm việc, nhân viên bán hàng có trách nhiệm truyền gửi dữ liệu qua mạng cho Hải quan về hàng tồn tại cửa hàng (gồm tên hàng, mã số hàng, số lượng, trị giá).
b) Đối với kho chứa hàng miễn thuế:
- Ngay khi hàng hóa nhập kho, xuất kho (bao gồm xuất kho lên cửa hàng miễn thuế, xuất kho lên tàu bay) nhân viên quản lý kho có trách nhiệm nhập dữ liệu vào máy và truyền gửi dữ liệu này qua mạng cho Hải quan các dữ liệu dưới đây:
+ Tên hàng, mã số hàng, số lượng, trị gía;
+ Hàng nhập kho / xuất kho theo tờ khai hải quan số /ngày …tháng … năm ….tại Chi cục Hải quan cửa khẩu …….
- Ngày làm việc cuối cùng của tuần, nhân viên quản lý kho có trách nhiệm truyền gửi dữ liệu qua mạng cho Hải quan về hàng tồn tại kho (gồm tên hàng, mã số hàng, số lượng, trị giá).
3. Thương nhân gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố (nơi thương nhân đặt cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế) hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, kiểm soát đối với địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế quy định tại khoản 4, Điều 3 Quy chế, hồ sơ đề nghị xác nhận gồm các giấy tờ dưới đây:
- Văn bản đề nghị (kèm sơ đồ mặt bằng): 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh / Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao có công chứng.
4. Cục Hải quan tỉnh, thành phố sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị của thương nhân và kiểm tra thực tế, có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Hải quan kết quả cụ thể để có văn bản xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện kiểm tra, kiểm soát của Hải quan đối với địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế mà thương nhân đề nghị.
Ngoài trách nhiệm quy định tại Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số nội dung sau đây:
1. Cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế chỉ được lưu giữ hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan. Từng mặt hàng trong cửa hàng, kho hàng phải được bố trí, sắp xếp phù hợp, tạo thuận lợi cho Hải quan kiểm tra khi cần thiết.
2. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu hoặc trước khi xuất hàng từ kho đưa lên cửa hàng để bán, thương nhân phải chịu trách nhiệm dán tem ‘‘VIETNAM DUTY NOT PAID” lên từng mặt hàng đối với hàng hóa nhập khẩu là các mặt hàng phải dán tem. .
3. Hàng hóa kinh doanh bán hàng miễn thuế quản lý theo chế độ hàng tạm nhập, hàng tạm xuất, do vậy, thương nhân hoàn toàn tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa khi làm thủ tục hải quan cũng như khi bán hàng cho các đối tượng mua hàng theo quy định của pháp luật.
4. Định kỳ hàng tháng, thương nhân phải làm báo cáo bán hàng gửi Hải quan (theo mẫu BCBH ban hành kèm theo Thông tư này) vào tuần đầu tiên của tháng tiếp theo để Hải quan kiểm tra, theo dõi (trừ lùi) và thanh khoản tờ khai nhập khẩu.
5. Trên cơ sở báo cáo hàng tháng, định kỳ 06 tháng và hàng năm, thương nhân báo cáo Tổng cục Hải quan về hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế.
1. Cơ quan Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế là Chi cục Hải quan (dưới đây gọi tắt là Hải quan) do Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định theo thẩm quyền quy định để giao nhiệm vụ thực hiện quản lý.
2. Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế có trách nhiệm:
a) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế.
b) Thực hiện thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo chế độ hàng tạm nhập, hàng tạm xuất.
c) Căn cứ tờ khai hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, sổ quản lý theo dõi, báo cáo bán hàng, chứng từ nhập kho, chứng từ xuất kho, chứng từ nhập hàng vào cửa hàng miễn thuế và thực tế hàng hóa tại cửa hàng, kho hàng để thực hiện kiểm tra việc nhập hàng vào kho, xuất hàng ra kho, nhập hàng vào cửa hàng, hàng tồn kho, hàng tồn cửa hàng.
d) Định kỳ hàng tháng, Hải quan thực hiện kiểm tra chứng từ bán hàng của cửa hàng để theo dõi (trừ lùi) và thanh khoản những tờ khai hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã bán hoặc tái xuất hết số lượng hàng hóa đã nhập khẩu trên tờ khai vào tuần đầu tiên của tháng tiếp theo.
đ) Hải quan quản lý theo dõi mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế bằng hình thức mở sổ theo dõi hoặc bằng hình thức theo dõi trên máy tính nối mạng giữa Hải quan với thương nhân..
e) Phối hợp với thương nhân triển khai hệ thống mạng máy tính để tiếp nhận dữ liệu từ thương nhân theo quy định tại điểm a, b, khoản 2, Điều 4 Thông tư này.
g) Quá trình quản lý, theo dõi và thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu nếu phát hiện thương nhân có hành vi vi phạm thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Trước khi bán hàng:
Nhân viên bán hàng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ sau:
a) Hộ chiếu hoặc giấy thông hành xuất nhập cảnh theo quy định.
b) Thẻ lên tàu bay (Boarding pass) đối với người xuất cảnh, quá cảnh bằng đường hàng không (trường hợp này không yêu cầu người mua hàng xuất trình hộ chiếu để kiểm tra).
c) Trường hợp người xuất cảnh mua hàng miễn thuế với tổng trị gía trên mức đồng tiền dùng trong giao dịch phải khai báo hải quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì người xuất cảnh khi mua hàng phải xuất trình với nhân viên bán hàng chứng từ chứng minh nguồn gốc đồng tiền dùng trong giao dịch theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trừ trường hợp người xuất cảnh dùng thẻ để rút tiền tại quầy rút tiền đặt trong khu cách ly xuất cảnh hoặc người xuất cảnh mua hàng miễn thuế và thanh toán bằng thẻ.
2. Khi bán hàng:
Nhân viên bán hàng có trách nhiệm thực hiện như sau:
a) Ghi đầy đủ, chính xác các nội dung quy định trên hóa đơn bán hàng. Riêng đối với trường hợp người xuất cảnh, quá cảnh bằng đường hàng không thì ghi bổ sung các nội dung: số hiệu chuyến bay (flight), ngày bay (date).
b) Lưu hoá đơn bán hàng theo ngày bán hàng (trường hợp hóa đơn bán hàng là từng cuộn thì lưu theo từng cuộn).
c) Lưu bản sao chứng từ chứng minh nguồn gốc đồng tiền dùng trong giao dịch theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nếu có).
3. Thương nhân được sử dụng hàng miễn thuế để chế biến, bán lẻ tại các nhà hàng, phòng chờ trong khu vực cách ly sân bay quốc tế để phục vụ nhu cầu tại chỗ cho khách chờ xuất cảnh, quá cảnh.
Riêng hóa đơn bán hàng: tại dòng tên người mua hàng ghi “hàng bán lẻ”, không phải ghi các thông tin về số hiệu chuyến bay (flight), ngày bay (date), các thông tin khác trên hóa đơn phải ghi đầy đủ theo quy định.
4. Trường hợp khách du lịch theo Đoàn bằng đường biển trong ngày, có hộ chiếu hoặc giấy thông hành xuất nhập cảnh theo quy định nhưng không có thị thực nhập cảnh, không có tờ khai nhập cảnh / xuất cảnh nếu mua hàng miễn thuế thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này, riêng trên hóa đơn bán hàng ghi bổ sung tên tàu biển. Nhân viên cửa hàng chịu trách nhiệm giao hàng cho khách du lịch ngay sau khi khách du lịch hoàn thành thủ tục xuất cảnh.
1. Trước khi bán hàng:
Nhân viên bán hàng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ sau:
a) Hộ chiếu hợp lệ.
b) Vé đã đăng ký ngày xuất cảnh.
2. Khi bán hàng:
Nhân viên bán hàng có trách nhiệm thực hiện như sau:
a) Ghi đầy đủ, chính xác các nội dung quy định trên hóa đơn bán hàng (gồm 03 liên); trên hóa đơn bán hàng phải có chữ ký của người mua hàng;
b) Đối với hàng hóa nhỏ lẻ thì đưa hàng hóa, hóa đơn bán hàng (02 liên) vào túi nylon chuyên dụng và niêm phong túi (dùng niêm phong của cửa hàng);
c) Giao túi hàng cho người mua tự bảo quản và người mua có trách nhiệm xuất trình cho Hải quan cửa khẩu nơi người mua xuất cảnh;
d) Lưu hoá đơn bán hàng (01 liên) theo ngày bán hàng.
3.Trách nhiệm của cửa hàng miễn thuế trong nội thành:
a) Đối với hàng hóa có số lượng nhiều, cồng kềnh thì cửa hàng chịu trách nhiệm vận chuyển và phối hợp với Hải quan cửa khẩu để bàn giao số hàng này cho người mua hàng tại khu cách ly cửa khẩu xuất cảnh.
b) Trường hợp người mua hàng xuất trình hàng cho Hải quan cửa khẩu nơi người mua hàng xuất cảnh không đủ hàng theo hóa đơn bán hàng hoặc cửa hàng không có hóa đơn bán hàng (liên có xác nhận của Hải quan cửa khẩu nơi người mua xuất cảnh) trong khi thanh khoản hồ sơ thì cửa hàng có trách nhiệm nộp đủ thuế theo Luật thuế hiện hành đối với số hàng đã bán.
c) Tuần cuối cùng trong tháng, cửa hàng có trách nhiệm liên hệ với Hải quan cửa khẩu nơi người mua hàng đã xuất cảnh làm thủ tục tiếp nhận toàn bộ số hóa đơn bán hàng mà Hải quan đã xác nhận.
4. Trách nhiệm của Hải quan cửa khẩu nơi người mua hàng xuất cảnh:
a) Tiếp nhận hàng từ người mua hàng hoặc từ cửa hàng miễn thuế trong nội thành;
b) Kiểm tra niêm phong của cửa hàng bán hàng miễn thuế;
c) Kiểm tra thực tế hàng hóa với hóa đơn bán hàng; xác nhận trên hoá đơn bán hàng bằng cách ký tên và đóng dấu công chức vào mặt sau hóa đơn bán hàng (02 liên);
d) Giao 01 liên cho người mua hàng, lưu 01 liên;
đ) Tuần cuối cùng trong tháng, làm thủ tục bàn giao cho cửa hàng toàn bộ số hóa đơn bán hàng mà Hải quan đã xác nhận.
1. Người bán hàng hướng dẫn khách mua hàng trên tàu bay ghi đầy đủ nội dung Đơn mua hàng - Order (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này); người bán hàng lưu giữ Đơn mua hàng để làm chứng từ thanh khoản với Hải quan; Đơn mua hàng do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm in, quản lý và sử dụng.
2. Trong thời gian 24 giờ, kể từ khi tàu bay đỗ tại vị trí chỉ định của Cảng vụ Hàng không sân bay quốc tế, thương nhân phải nộp cho Hải quan bản kê chi tiết bán hàng của từng chuyến bay xuất cảnh. Nội dung bản kê chi tiết gồm: Họ tên người mua hàng, số hiệu chuyến bay (flight), ngày bay (date), tên hàng, số lượng, trị gía; Bản kê chi tiết có xác nhận của người bán hàng hoặc người đại diện hợp pháp; hoá đơn tổng để Hải quan làm cơ sở kiểm tra và thanh khoản Phiếu xuất kho.
1.Trước khi bán hàng:
Nhân viên bán hàng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ sau:
a) Hộ chiếu, chứng minh thư ngoại giao, công hàm (nếu mua hàng cho cơ quan, tổ chức).
b) Sổ định mức hàng miễn thuế.
c) Văn bản uỷ quyền mua hàng (đối với trường hợp mua hàng theo uỷ quyền).
d) Giấy phép của Cục Hải quan tỉnh, thành phố (đối với mặt hàng là ô tô, xe gắn máy).
2. Khi bán hàng:
Nhân viên bán hàng có trách nhiệm thực hiện như sau:
a) Ghi đầy đủ,chính xác các nội dung quy định trên hóa đơn bán hàng.
b) Cắt ô tem tương ứng mặt hàng đã bán, dán vào hoá đơn bán hàng.
b) Lưu hoá đơn bán hàng theo ngày bán hàng.
c) Lưu các chứng từ c, d quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Trước khi bán hàng:
Nhân viên bán hàng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ sau:
a) Hộ chiếu.
b) Văn bản xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (như đối tượng mua hàng là chuyên gia ODA thuộc Quyết định số 211/1998/QĐ-TTg ngày 31/10/1998 của Chính phủ, đối tượng mua hàng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mời về Việt Nam làm việc thuộc Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27/10/1999 của Chính phủ).
2. Khi bán hàng:
Nhân viên bán hàng có trách nhiệm thực hiện như sau:
a) Lãnh đạo cửa hàng xác nhận, trừ lùi trên văn bản quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này đối với lượng hàng hóa mua tại cửa hàng.
b) Ghi đầy đủ, chính xác các nội dung quy định trên hóa đơn bán hàng.
c) Lưu hoá đơn bán hàng theo ngày bán hàng.
d) Đối với văn bản quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này:
- Lưu bản sao có xác nhận và trừ lùi của lãnh đạo cửa hàng, nếu người mua hàng chưa mua hết lượng hàng được miễn thuế.
- Lưu bản chính có xác nhận và trừ lùi của lãnh đạo cửa hàng, nếu người mua hàng đã mua hết lượng hàng được miễn thuế.
1. Trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam chờ xuất cảnh:
a) Thuyền viên trên tàu được phép mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế 01(một) lần theo định lượng cụ thể sau:
- Rượu từ 22 độ trở lên: 1,5 lít.
- Rượu dưới 22 độ : 2,0 lít.
- Đồ uống có cồn, bia : 3,0 lít
- Thuốc lá điếu : 400 điếu.
- Xì gà : 100 điếu.
b) Quy định về bán hàng:
- Thuyền trưởng / người đại diện tàu thay mặt thuyền viên lập đơn đặt hàng (có thể sử dụng chứng từ giấy, điện tử như e-mail, fax) mua 01 lần chung cho các thuyền viên.
- Nhân viên bán hàng thực hiện:
+ Kiểm tra đơn đặt hàng, danh sách thuyền viên.
+ Trên hóa đơn ghi đầy đủ họ tên, số hộ chiếu của thuyền trưởng / người đại diện tàu, số hiệu tàu, ngày tàu nhập cảnh và ký tên vào hoá đơn.
+ Lưu hoá đơn bán hàng, đơn đặt hàng và danh sách thuyền viên để làm cơ sở thanh khoản tờ khai hải quan.
2. Trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu của thuyền viên cho hành trình tiếp theo ngoài lãnh hải Việt Nam chỉ được mua tại cửa hàng miễn thuế nơi tàu xuất cảnh.
a) Quy định về bán hàng:
- Thuyền trưởng / người đại diện tàu lập đơn đặt hàng theo nhu cầu.
- Nhân viên bán hàng thực hiện:
+ Kiểm tra đơn hàng, danh sách thuyền viên.
+ Trên hóa đơn ghi đầy đủ họ tên, số hộ chiếu của thuyền trưởng / người đại diện tàu, số hiệu tàu, ngày tàu nhập cảnh và ký tên vào hoá đơn.
+ Lưu hoá đơn bán hàng, đơn đặt hàng và danh sách thuyền viên để làm cơ sở thanh khoản tờ khai hải quan.
b) Hàng hoá mua tại cửa hàng miễn thuế theo đơn đặt hàng phục vụ nhu cầu của thuyền viên cho hành trình tiếp theo (sử dụng ngoài lãnh hải Việt Nam) phải được đưa vào kho của tàu để Hải quan cửa khẩu (nơi tàu xuất cảnh) niêm phong, xác nhận thực xuất (ký tên, đóng dấu công chức Hải quan trên hóa đơn bán hàng) và giám sát cho đến khi tàu xuất cảnh.
3. Trường hợp tại cảng biển quốc tế không có cửa hàng miễn thuế thì cửa hàng miễn thuế tại cảng biển thuộc tỉnh, thành phố gần nhất được phép bán hàng miễn thuế cho đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Khi xuất hàng từ kho hàng / cửa hàng vận chuyển đến tàu biển có đặt đơn hàng, thương nhân phải lập Phiếu xuất kho / Phiếu xuất cửa hàng ghi rõ từng mặt hàng, số lượng, trị gía và nộp cho Hải quan cửa khẩu nơi tàu xuất cảnh. Thủ tục bán hàng thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bao gồm hàng hoá được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước và hàng hoá được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
2. Hàng sản xuất tại Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu. Nếu là mặt hàng xuất khẩu có điều kiện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đối với hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế được coi là hàng hóa xuất khẩu và tuân thủ chính sách mặt hàng theo quy định của pháp luật.
1. Trách nhiệm của thương nhân:
1.1. Thương nhân bán hàng đăng ký tờ khai xuất khẩu (HQ/2002-XK), thương nhân mua hàng (thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế) đăng ký tờ khai nhập khẩu (HQ/2002-NK) như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.
a) Riêng đối với hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế thì nộp thêm các chứng từ sau: tờ khai nhập khẩu ban đầu, biên lai thuế các loại (bản sao có xác nhận đóng dấu, ký tên của giám đốc doanh nghiệp).
b) Thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế.
1.2. Hàng ngày, trên cơ sở hoá đơn bán hàng, thương nhân mua hàng có trách nhiệm tổng hợp số hàng đã bán trong ngày để lập báo cáo bán hàng.
1.3. Trên cơ sở sổ theo dõi hoặc số liệu theo dõi trên máy tính nối mạng với Hải quan và báo cáo bán hàng trong ngày, khi số hàng nhập khẩu trên tờ khai HQ/2002-NK đã bán hết, thương nhân mua hàng có trách nhiệm thông báo cho thương nhân bán hàng cùng liên hệ với Hải quan để kiểm tra đối chiếu và xác nhận thực xuất
2. Trách nhiệm của Hải quan:
2.1. Hải quan có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng theo quy định hiện hành.
- Riêng đối với tờ khai HQ/2002-XK: xác nhận đã làm thủ tục hải quan và đóng dấu vào ô 26, chưa xác nhận thực xuất và chưa đóng dấu vào ô 27.
- Theo dõi riêng đối với loại hàng này bằng hình thức mở sổ theo dõi hoặc bằng hình thức theo dõi trên máy tính nối mạng giữa Hải quan với thương nhân.
2.2. Căn cứ điểm 1.3, khoản 1 Điều này Hải quan xác nhận thực xuất vào ô số 27 trên tờ khai HQ/2002-XK (bao gồm bản lưu Hải quan, bản lưu người khai Hải quan) và thanh khoản hồ sơ theo quy định.
2.3. Hải quan thực hiện thủ tục hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Thương nhân nộp cho Hải quan các chứng từ sau:
- Văn bản đề nghị tái xuất.
- Giấy phép của Bộ Công Thương (nếu mặt hàng nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Công Thương).
2. Thủ tục tái xuất hàng thực hiện theo quy định hiện hành như thủ tục hải quan đối với lô hàng tái xuất.
1.Thương nhân nộp cho Hải quan các chứng từ sau :
- Văn bản đề nghị hàng hóa chuyển vào bán ở thị trường nội địa, ghi rõ từng mặt hàng, mã số hàng, số lượng, trị giá.
- Giấy phép của Bộ Công Thương (nếu mặt hàng khi nhập khẩu có giấy phép của Bộ Công Thương).
2.Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển vào bán ở thị trường nội địa thực hiện theo quy định hiên hành như thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.
Hồ sơ thanh khoản gồm:
- Công văn đề nghị thanh khoản;
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (bản lưu người khai Hải quan): bản chính
- Chứng từ bán hàng cho từng loại đối tượng mua hàng miễn thuế theo quy định tại mục IV Thông tư này: nộp bản sao, xuất trình bản chính;
- Báo cáo bán hàng trong tháng của thương nhân: bản sao;
- Các chứng từ khác (nếu có).
1. Mỗi tháng, Hải quan thực hiện thanh khoản tờ khai hải quan đối với hàng hoá đã bán trong tháng một lần vào tuần đầu tiên của tháng tiếp theo. Khi Hải quan kiểm tra, thanh khoản thương nhân phải xuất trình hồ sơ nêu tại Điều 17 Thông tư này và sổ sách, chứng từ quản lý theo dõi hoạt động kinh doanh liên quan của thương nhân (khi Hải quan yêu cầu).
2. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày bán hết hàng hoặc hết thời hạn lưu giữ hàng hóa, thương nhân có trách nhiệm nộp cho Hải quan hồ sơ thanh khoản quy định tại Điều 17 Thông tư này.
3. Trong quá trình thanh khoản, nếu xét thấy cần thiết thì Hải quan thực hiện kiểm tra lượng hàng tồn tại kho chứa hàng và tại cửa hàng miễn thuế. Định kỳ hàng năm Hải quan thực hiện kiểm tra hàng tồn kho, tồn cửa hàng.
4. Sau khi thanh khoản tờ khai hải quan, thương nhân phải lưu giữ hồ sơ bán hàng theo chế độ kế toán quy định.
5. Thanh khoản đối với hàng hóa đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng:
5.1 Đối với hàng hóa đổ vỡ trong quá trình vận chuyển, bảo quản, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng thì thương nhân phải nộp văn bản giải trình gửi Hải quan, nội dung giải trình nêu rõ lý do và tên mặt hàng, mã số hàng, số lượng, trị giá. Hải quan trên cơ sở nội dung giải trình và thực tế hàng hóa có trách nhiệm xác nhận đối với hàng hóa nêu trên.
5.2 Thương nhân chịu trách nhiệm tổ chức huỷ bỏ theo quy định về huỷ bỏ phế liệu dưới sự giám sát của Hải quan; báo cáo Tổng cục Hải quan về kết quả huỷ bỏ hàng hóa.
5.3. Chính sách thuế đối với hàng hóa đã hủy bỏ thực hiện theo quy định của Luật thuế hiện hành.
1.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 77/2004/QĐ-BTC ngày 28/09/2004 của Bộ Tài chính quy định quản lý hải quan đối với hàng hóa bán tại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế và các văn bản hướng dẫn liên quan.
2.Tổng cục Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện thanh khoản những tờ khai hàng hóa nhập khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế đã hoàn thành thủ tục trước ngày 01/7/2009.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, theo dõi và thực hiện các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH VỊ TRÍ DÁN TEM ‘‘VIETNAM DUTY NOT PAID” ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ KINH DOANH BÁN HÀNG MIỄN THUẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 120/2009/TT-BTC ngày 16/ 6 /2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
1. Thuốc lá: dán ở đầu tút thuốc.
2. Rượu chai (bao gồm cả hũ, bình): dán vào cổ chai rượu, phần tiếp giáp giữa thân chai và cổ chai. Đối với các loại rượu đựng trong hộp cần bảo quản đặc biệt của nhà sản xuất (như gắn si, chì ...) thì dán vào giữa nắp hộp phía trên chai rượu.
3. Bia các loại: dán ở vỏ thùng carton. Đối với bia đựng trong thùng chứa từ 3 lít trở lên thì dán vào nắp thùng.
4. Quạt điện các loại: dán ở phía trên của bầu quạt. Đối với những loại quạt sản xuất theo dạng hộp (như quạt thông gió) dán ở mặt trước, góc trái phía trên.
5. Tủ lạnh: dán ở mặt trên bên phải.
6. Nồi cơm điện: dán ở phần thân nồi phía trên bộ phận ổ điện.
7. Phích nóng lạnh dùng điện: dán tại phần thân phích phía trên bộ phận ổ điện.
Phích nóng lạnh không dùng điện: dán vắt dọc phần nối đáy và thân phích, nếu không có phần nối đáy thì dán dọc theo thân phích nối với cổ phích phía trên.
8. Bếp ga các loại: dán ở mặt trên bên phải.
9. Đầu video: dán ở nắp trên góc sau bên phải.
10. Vô tuyến các loại : dán ở phía trên phần sau máy.
11. Máy điều hoà không khí: dán ở mặt trên bên phải. Đối với máy điều hoà không khí loại 2 cục thì dán vào mặt trên bên phải cục lạnh.
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness |
No. 120/2009/TT-BTC |
Hanoi, June 16, 2009 |
GUIDING THE REGULATION ON SALE OF DUTY-FREE GOODS PROMULGATED TOGETHER WITH THE PRIME MINISTER'S DECISION NO. 24/2009/QD-TTG OF FEBRUARY 17, 2009
THE MINISTRY OF FINANCE
Pursuant to June 29, 2001 Customs Law No. 29/2001/QH10 and June 14, 2005 Law No. 42/2005/QH11 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Customs Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005, detailing a number of articles of the Customs Law on customs procedures, inspection and supervision;
Pursuant to June 14, 2005 Law No. 45/2005/ QH11 on Import Tax and Export Tax;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CPof November27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 24/2009/QD-TTg of February 17, 2009, promulgating the Regulation on sale of duty-free goods;
The Ministry of Finance guides the Regulation on sale of duty-free goods promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 24/2009/QD-TTg of February 17, 2009, as follows:
Article 1. Scope of regulation
This Circular guides the customs management of sale of duty-free goods.
Article 2. Subjects of regulation
Traders, organizations and individuals governed by the Regulation on sale of duty-free goods promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 24/2009/QD-TTg of February 17, 2009 (below referred to as the Regulation).
Article 3. Goods on sale at duty-free shops and some particular provisions
1. Goods on sale at duty-free shops include:
- Imports for which duty has not yet been paid and which are permitted for circulation under the Vietnamese law;
- Imports for which duty has been paid and import procedures have been completed and which are permitted for circulation under the Vietnamese law;
- Goods produced in Vietnam.
2. Imports for which duty has not yet been paid and which are put on sale at duty-free shops shall be managed like temporarily imported goods and stored at duty-free shops for not more than 365 days after customs procedures are completed for import lots. Import procedures shall be carried out at district-level Customs Departments managing the sale of duty-free goods.
3. Imports for which duty has been paid and domestically produced goods on sale at duty-free shops are considered exports and managed like temporarily exported goods and may be stored at duty-free shops for not more than 365 days after customs procedures are completed for export lots. Export procedures shall be carried out at district-level Customs Departments managing the sale of duty-free goods.
4. Traders who need to prolong the duration of temporary import or temporary export of goods specified in Clauses 2 and 3 of this Article shall send written requests for prolongation to provincial-level Customs Departments managing the sale of duty-free goods for consideration. A prolonged duration must not exceed 180 days for an export or import lot.
5. Customs procedures for imports or exports for duty-free sale comply with current regulations on import and export of goods under trading contracts.
6. Duty-free goods traders shall use invoices issued by the Ministry of Finance or an agency authorized by the Ministry of Finance or invoices printed by themselves and permitted by the Ministry of Finance for issuance under current regulations on printing, issuance, use and management of invoices.
7. Cigarettes, liquors, beer and electric and electronic appliances on sale at duty-free shops must be stuck with a "Vietnam Duty Not Paid" stamp on each item.
"Vietnam Duty Not Paid" stamps are issued by the Ministry of Finance. The positions for sticking these stamps on each goods item specified above are guided in the appendix to this Circular.
8. Vietnam dong. USD and EURO are used in transactions at duty-free shops. Selling prices are shown on each good item and shall be converted at exchange rates applied by commercial banks at the time of price posting.
9. Customs offices will neither seal up warehouses and shops nor directly supervise the sale of goods.
II. PROVISIONS APPLICABLE TO DUTYFREE GOODS TRADERS
Article 4. Sale of duty-free goods as a business line
1. Traders may sell duty-free goods only when they fully satisfy the conditions specified in Article 2 and Clause 4. Article 3 of the Regulation.
2. Traders shall ensure that computer networks at their duty-free shops and stores are connected with those of district-level Customs Departments managing the sale of duty-free goods (below referred to as customs offices) under Clause 4, Article 3 of the Regulation, specifically as follows:
a/ For duty-free shops:
- Upon selling goods, salespersons shall enter the following data onto the computer and transmit them to customs offices:
+ Name of buyer;
+ Number of passport or laissez-passer;
+ Flight number and date shown on the boarding pass, for passengers on exit or entry by air:
+ Number of ticket with registered date of exit (for persons waiting exit);
+ Goods appellation, quantity and value.
- At the end of a working day, salespersons shall transmit to customs offices data on inventory at their shops (including goods appellations, codes, quantities and values).
b/ For warehouses of duty-free goods:
- Right after goods are warehoused or ex-warehoused (to duty-free shops or airplanes) warehouse keepers shall enter data thereon onto the computer and transmit the following data to customs offices:
+ Goods appellation, code, quantity and value;
+ Warehoused/ex-warehoused goods under customs declaration No....dated....made at border-gate customs office....
- On the last working day of every week, warehouse keepers shall transmit data on warehouse inventory (goods appellations, codes, quantities sand values) to customs offices.
3. Traders shall send to Customs Departments of provinces or centrally run cities where they locate their duty-free shops and warehouses dossiers of request for certification of eligibility for inspection and control of duty-free shop or warehouse locations under Clause 4, Article 3 of the Regulation. Such a dossier comprises:
- A written request (enclosed with the site plan): one original;
- The business registration certificate or investment certificate: one notarized copy.
4. After receiving traders' dossiers of request and conducting physical inspection, provincial-level Customs Departments shall report inspection results to the Customs Directorate for written certification of eligibility or ineligibility for customs inspection and control of duty-free shop and warehouse locations proposed by traders.
Article 5. Responsibilities of duty-free goods traders
Apart from the responsibilities specified in the Prime Minister's Decision No. 24/2009/QD-TTg of February 17, 2009, the Ministry of Finance gives the following specific guidance:
1. Duty-free shops and warehouses may only store goods for which customs procedures have been completed. Goods items in shops and warehouses must be properly placed to facilitate customs inspection when necessary.
2. After completing import procedures or before exporting goods from warehouses to shops for sale, traders shall stick "VIETNAM DUTY NOT PAID" stamps on each goods item, for imports required to be stuck with such stamps.
3. Since duty-free goods are managed like temporarily imported or exported goods, traders shall take full responsibility before law for goods quality and food hygiene and safety upon carrying out customs procedures or selling goods under law.
4. Traders shall send monthly sales reports (made according to a set form) to customs offices in the first week of the subsequent month for the latter's inspection, monitoring (conciliation) and liquidation of import declarations.
5. Based on monthly reports, biannually and annually, traders shall report on sale of duty-free goods to the Customs Directorate.
III. PROVISIONS ON CUSTOMS OFFICES MANAGING THE SALE OF DUTY-FREE GOODS
Article 6. Responsibilities of customs offices
1. Customs offices managing the sale of duty-free goods are district-level Customs Departments (below referred to as customs offices) designated by provincial-level Customs Departments according to their competence.
2. Customs offices managing the sale of duty-free goods shall:
a/ Carry out customs procedures for imports and exports for duty-free sale.
b/ Liquidate declarations of goods temporarily imported or exported.
c/ Base themselves on import and export declarations, management and monitoring records, sales reports, warehousing and ex-warehousing bills, bills for consignment of goods into duty-free shops and actual conditions of goods at shops and warehouses to inspect the warehousing, ex-warehousing, consignment of goods into shops, inventories and unsold goods at shops.
d/ Every month, inspect sale invoices of shops to monitor (conciliate) and liquidate declarations of imports and exports sold or imports wholly re-exported in the first week of the subsequent month.
e/ Manage and monitor goods items for sale at duty-free shops by keeping monitoring records or by means of computers connected between customs offices and traders.
f/ Collaborate with traders in installing computer networks to receive data from traders under Points a and b, Clause 2, Article 4 of this Circular.
g/ Handle violations of traders detected in the course of management, monitoring and liquidation of import or export declarations, depending on their nature and severity.
IV. DUTY-FREE GOODS BUYERS, BUYING CONDITIONS AND QUANTITATIVE LIMITS
Article 7. Persons on exit or in transit who buy goods at duty-free shops in border gates of departure specified at Points a and b, Clause 1, Article 5, and Clause 1, Article 6 of the Regulation:
1. Before selling goods to these persons:
Salespersons shall check the following papers:
a/ Passports or exit or entry laissez-passers under regulations.
b/ Boarding passes for persons on exit or in transit by air (in this case, buyers are not required to produce their passports for checking).
c/ Persons on exit who buy duty-free goods of a total value exceeding the limit subject to compulsory customs declaration as prescribed by the State Bank of Vietnam for the currency they use to buy the goods shall produce to salespersons documents evidencing the origin of sums in that currency under the regulations of the State Bank of Vietnam, unless they have withdrawn such cash from automatic teller machines in the departure lounge or they pay for duty-free goods by credit cards.
2. Upon selling goods to these persons:
Salespersons shall:
a/ Fully and accurately fill in sale invoices. Particularly for persons on exit or in transit by air. information on flight number and date must be added.
b/ Keep sale invoices for each sale day (or in rolls if sale invoices are issued in rolls).
c/ Keep copies of documents evidencing the origin of sums of money paid for duty-free goods under the regulations of the State Bank of Vietnam (if any).
3. Traders may process duty-free goods for retail sale at restaurants and boarding rooms in international airports to passengers on exit or in transit.
Particularly for sale invoices, the buyer name line shall be filled in with the words "retailed goods" while information on flight number and date is not required. Other lines in an invoice must be fully filled in under regulations.
4. In case tourists in groups who travel by sea and stay within a day and hold valid passports or entry or exit laissez-passers without entry visas or entry or exit declarations buy duty-free goods, salespersons shall comply with Clause 2 of this Article. Particularly, they shall write in sale invoices the ship names. Shop assistants shall
deliver goods to tourists immediately after the
latter complete exit procedures.
Article 8. Passengers on exit who buy goods at duty-free shops in inner cities specified at Point c. Clause 1, Article 5 and Clause 1, Article 6 of the Regulation
1. Before selling goods to these persons:
Salespersons shall check the following papers:
a/ Valid passports.
b/ Tickets showing registered date of exit.
2. Upon selling goods to these persons:
Salespersons shall:
a/ Fully and accurately fill in sale invoices (each having three originals), and have these invoices signed by buyers;
b/ Put small goods and their sale invoices (two originals) into special-use plastic bags and seal up these bags (with seals of shops);
c/ Give these bags to buyers for preservation and production to customs offices of border gates of departure;
d/ Keep sale invoices (one original) for each selling date.
3. Responsibilities of duty-free shops in inner cities:
a/ To transport bulk goods and collaborate with border-gate customs offices in delivering these goods to buyers in the departure rooms of the border gates.
b/ To pay fully the duty under the current law for sold goods in case buyers produce these goods to customs offices of border gates of departure, in insufficient quantities compared with those stated in sale invoices or duty-free shops do not have sale invoices (originals certified by customs offices of border gates from which buyers have exited) upon dossier liquidation.
c/ In the last week of every month, to contact customs offices of border gates from which buyers have exited to carry out procedures for receiving all sale invoices already certified by customs offices.
4. Responsibilities of customs offices of border gates from which buyers exit:
a/ To receive goods from buyers or duty-free shops in inner cities;
b/ To check seals of duty-free shops;
c/ To physically inspect goods against their sale invoices; to give certification in sale invoices by signing and appending officer stamps on the back side of each sale invoice (2 originals);
d/ To hand one original of a sale invoice to the buyer and keep another original;
e/ To carry out procedures for handing over all certified sale invoices to duty-free shops in the last week of every month.
Article 9. Passengers buying duty-free goods on board outbound flights specified in Clause 2. Article 5 and Clause 1, Article 6 of the Regulation
1. Salespersons shall guide buyers on board to fully fill in orders for goods (according to a set form) and keep these orders for use as documents for liquidation with customs offices. Orders shall be printed, managed and used by traders.
2. Within 24 hours from the time airplanes park at places indicated by international airport authorities, traders shall submit to customs offices a detailed list of goods sold on each outbound flight. Such a list must indicate full names of buyers; flight number and date; goods appellations, quantities and values; and be certified by the salesperson or his/her lawful representative and enclosed with a general invoice for use by customs offices as a basis for inspection and liquidation of ex-warehousing bills.
Article 10. Agencies, organizations and individuals entitled to diplomatic privileges and immunities and buying duty-free goods at duty-tree shops in inner cities specified in Clause 3, Article 5 and Clause 2, Article 6 of the Regulation
1. Before selling goods to these persons:
Salespersons shall check the following papers:
a/ Passports, diplomatic identity cards and diplomatic notes (in case of buying goods for agencies or organizations).
b/ Books of duty-free goods allowances.
c/ Letters of authorization for buying goods (in case of buying goods under authorization).
d/ Permits of provincial-level Customs Departments (for duty-free automobiles and motorcycles).
2. Upon selling goods to these persons: Salespersons shall:
a/ Fully and accurately fill in sale invoices.
b/ Cut off stamps from stamp books corresponding to sold goods, and stick them on sale invoices.
c/ Keep sale invoices for each selling date.
d/ Keep papers specified at Points c and d. Clause 1 of this Article.
Article 11. Persons entitled to tax incentives provided by the Prime Minister and buying goods at duty-free shops in inner cities specified in Clause 3, Article 5 and Clause 2, Article 6 of the Regulation
1. Before selling goods to these persons: Salespersons shall check the following papers:
a/ Passports.
b/ Written certification by competent state agencies (for buyers being ODA experts defined in the Prime Minister's Decision No. 211/1998/ QD-TTg of October 31, 1998, or overseas Vietnamese invited to work in Vietnam under the Prime Minister's Decision No. 210/1999/QD-TTg of October 27, 1999).
2. Upon selling goods to these persons:
a/ Duty-free shop leaders shall give certification and make conciliation on documents specified at Point b. Clause 1 of this Article, for quantities of goods bought at their shops.
Salespersons shall:
b/ Fully and accurately fill in sale invoices.
c/ Keep sale invoices for each selling date.
d/ For documents specified at Point a, Clause 2 of this Article:
- Keep copies with certification and conciliation by shop leaders, if buyers have not yet bought up duty-free allowances.
- Keep originals with certification and conciliation by shop leaders, if buyers have bought up duty-free allowances.
Article 12. Crewmembers of international transportation ships specified in Clause 4, Article 5. and Clause 3, Article 6 of the Regulation
1. In case of buying duty-free goods for common daily-life needs of ship crewmembers during the period of anchoring or mooring at Vietnamese seaports:
a/ Ship crewmembers may buy only once duty-free goods of the following quantities at duty-free shops:
- Liquor of an alcoholic volume of 220 or higher: 1.5 liters.
- Liquor of an alcoholic volume of under 22°: 2 liters.
- Other alcoholic drinks and beer: 3 liters.
- 400 cigarettes.
- 100 cigars.
b/ Provisions on sale of goods:
- Shipmasters/ship representatives shall make. on their ship crews' behalf, orders (in written or electronic form, such as email, facsimile) for goods to be bought only once for all crewmembers.
- Salespersons shall:
+ Check orders and crew lists.
+ Write on sale invoices the full name and passport number of the shipmaster/ship representative, ship number and date of entry, and sign these invoices.
+ Keep sale invoices, goods orders and crew lists for use as bases for liquidation of customs declarations.
2. In case of buying duty-free goods for crewmembers' needs for the next voyage of their ships outside the Vietnamese territorial sea. these goods may be bought at duty-free shops in border gates from which the ships depart.
a/ Provisions on sale of goods:
- Shipmasters/ship representatives shall make orders according to crewmembers' needs.
- Salespersons shall:
+ Check orders and crew lists.
+ Write on sale invoices the full name and passport number of the shipmaster/ship representative, ship number and date of entry, and sign these invoices.
+ Keep sale invoices, orders and crew lists for use as bases for liquidation of customs declarations.
b/ Goods bought at duty-free shops according to orders for crewmembers' needs for the next voyage (for use outside the Vietnamese territorial sea) must be kept in ship storages for sealing and actual export certification (signed and appended seals on sale invoices by customs officers) and supervision by customs offices of border gates from which the ships depart till their actual departure.
3. If there is no duty-free shop in an international seaport, a duty-free shop in a seaport in the nearest province or city will be allowed to sell duty-free goods to persons specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
When delivering goods from warehouses/ shops to seagoing ships according to orders, traders shall make ex-warehousing/ex-shop bills, clearly indicating goods items, quantities and values, and submit them to customs offices of border gates from which the ships depart. Selling procedures comply with Clauses 1 and 2 of this Article.
V. CUSTOMS MANAGEMENT OF IMPORTS FOR WHICH DUTY HAS BEEN PAID AND GOODS MADE IN VIETNAM ON SALE AT DUTY-FREE SHOPS
Article 13. Goods made in Vietnam
1. Goods made in Vietnam include goods produced from domestic raw materials and supplies, and those produced from imported raw materials and supplies.
2. Goods made in Vietnam on sale at duty-free shops are those not on the list of goods banned from export. If they are subject to conditional export, permits of specialized management agencies under law are required.
Article 14. Customs procedures for imports for which duty has been paid and goods made in Vietnam
Procedures for imports for which duty has been paid and goods made in Vietnam on sale as exports at duty-free shops comply with the goods policies prescribed by law.
1. Responsibilities of traders:
1.1. Selling traders shall register export declarations (HQ/2002-XK), buying traders (duty-free goods traders) shall register import declarations (HQ/2002-NK) as for goods exported and imported under trading contracts.
a/ Particularly for imports for which duty has been paid, the following papers are additionally required: import declarations and tax receipts (copies certified, appended seals and signed by enterprise directors).
b/ Customs procedures shall be carried out at district-level Customs Departments managing the sale of duty-free goods.
1.2. Every day, based on sale invoices, buying traders shall sum up quantities of goods sold in the day for making sales reports.
1.3. Based on monitoring records or data on computers connected with customs computer networks and daily sales reports, when imported goods quantities indicated in declaration form HQ/2002-NK have been sold out, buying traders shall notify such to selling traders to jointly contact customs offices for inspection, comparison and actual export certification.
2. Responsibilities of customs offices:
2.1. Customs offices shall carry out import or export procedures for goods lots under current regulations.
- Particularly for declaration form HQ/2002-XK, they shall certify the completion of customs procedures and append a seal in box 26. not in box 27.
- They shall separately monitor duty-free goods through record keeping or computers networked between them and traders.
2.2. Pursuant to Point 1.3. Clause 1 of this Article, a customs office shall certify the actual export in box 27 of declaration form HQ/2002-XK (one duplicate kept by the customs office, the other kept by the customs declarant) and liquidate the dossier under regulations.
2.3. Customs offices shall carry out procedures for duty refund under the tax law.
VI. CUSTOMS MANAGEMENT OF IMPORTS INTENDED FOR SALE AT DUTYFREE SHOPS BUT THEN USED FOR OTHER PURPOSES
Article 15. For goods to be re-exported
1. Traders shall submit to customs offices the following papers:
- Written request for re-export.
- Permit of the Ministry of Industry and Trade (for imports requiring such permit).
2. Re-export procedures shall be carried out under current regulations like customs procedures for re-exported goods lots.
Article 16. For goods for domestic sale
1. Traders shall submit to customs offices the following papers:
- Written request for transfer of goods for domestic sale, indicating each goods item. code, quantity and value.
- Permit of the Ministry of Industry and Trade (for goods items requiring such permit for their import).
2. Customs procedures for goods transferred for domestic sale comply with current regulations like those for goods imported under trading contracts.
Article 17. Liquidation dossiers
A liquidation dossier comprises:
- A written request for liquidation;
- An import declaration (kept by the customs declarant): the original;
- Documents on sale of goods to duty-free goods buyers of different categories specified in Section IV of this Circular: copies to be submitted and originals to be produced;
- A monthly sales report of the trader: a copy:
- Other documents (if any).
Article 18. Liquidation procedures
1. Once every month, customs offices shall liquidate customs declarations for goods sold in the month in the first week of the subsequent month. Upon inspection and liquidation by customs offices, traders shall produce dossiers specified in Article 17 of this Circular and records and documents on management and monitoring of relevant business operations of traders (at the request of customs offices).
2. Within 10 days after goods are sold out or the expiration of the duration of goods retention, traders shall submit to customs offices liquidation dossiers specified in Article 17 of this Circular.
3. In the course of liquidation, when finding it necessary customs offices shall inspect quantities of inventories in warehouses and duty-free shops. Annually, customs offices shall inspect these inventories.
4. After liquidating customs declarations, traders shall keep sale dossiers under accounting regulations.
5. Liquidation for broken, damaged, deteriorated or substandard goods:
5.1. For goods which are broken during transportation or preservation, damaged, deteriorated or substandard, traders shall submit written explanations to customs offices, clearly stating reasons for damage, deterioration or substandard quality, and goods appellations, codes, quantities and values. Based on explanations and actual conditions of goods, customs offices shall certify these goods.
5.2. Traders shall destroy these goods under regulations on destruction of scraps under customs supervision; and report to the Customs Directorate on destruction results.
5.3. Duties on destroyed goods comply with current tax laws.
VIII. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. This Circular takes effect 45 days from the date of its signing. To annul the Ministry of Finance's Decision No. 77/2004/QD-BTC of September 28, 2004, prescribing customs management of goods on sale at duty-free shops, and relevant guiding documents.
2. The Customs Directorate shall guide the liquidation of declarations of imports for sale as duty-free goods for which procedures were completed before July 1, 2009.
3. The Director General of Customs shall direct directors of concerned provincial-level Customs Departments in organizing, managing and monitoring the implementation of this Circular.
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |
POSITIONS FOR STICKING "VIETNAM DUTY NOT PAID" STAMPS ON DUTYFREE GOODS
(To the Ministry of Finance's Circular No. 120/2009/TT-BTC of June 16, 2009)
1. Cigarettes: Either end of cartons.
2. Liquor in bottles (including jars and decanters): The lower part of the bottle neck. For liquor bottles contained in boxes with manufacturer's special preservation (wax or lead seals), stamps shall be stuck in the center of the top of the box above the bottle.
3. Beer of all kinds: any side of carton containers. Lids of barrels, for beer contained in barrels of 3 liters or more.
4. Electric fans of all kinds: Top of the fan casing. The upper left comer of the front side for box-type fans (i.e ventilators).
5. Refrigerators: The right corner of the top.
6. Electric rice cookers: The casing, above the power socket.
7. Electric thermo-flasks: The casing, above the power socket.
Non-electric thermo-flasks: Stamps shall be stuck vertically on the mounting plate between the flask casing and base. If there is no mounting plate, stamps shall be stuck vertically on the upper part of the casing (flask neck).
8. Gas cookers: The right corner of the top.
9. Video recorders: The back right corner of the top.
10. TV receivers of all kinds: The upper part of the back side.
11. Air conditioners: The right corner of the top. The right corner of the top of the indoor unit, for two-unit air conditioners.-
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực