Chương V Thông tư 119/2020/TT-BTC: Chế độ báo cáo
Số hiệu: | 119/2020/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2021 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện để sử dụng chứng khoán làm tài sản ký quỹ bù trừ
Ngày 31/12/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.
Theo đó, nhà đầu tư và thành viên bù trừ được sử dụng chứng khoán để thực hiện ký quỹ bù trừ nếu chứng khoán đáp ứng các điều kiện sau:
- Không thuộc loại bị cảnh báo, bị kiểm soát, tạm ngừng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán của các tổ chức phát hành đang trong tình trạng giải thể, phá sản, hợp nhất, sáp nhập;
- Không phải là tài sản bảo đảm trong các giao dịch theo quy định pháp luật dân sự về giao dịch tài sản bảo đảm, kể cả tài sản bảo đảm trong giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán;
- Không phải là tài sản đang bị phong tỏa bởi tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước theo quy định pháp luật liên quan;
- Không bị phong tỏa, tạm giữ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thuộc loại tự do chuyển nhượng và đã được lưu ký trên tài khoản chứng khoán giao dịch tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên ký quỹ bù trừ là nhà đầu tư, thành viên bù trừ;
- Các điều kiện khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Thông tư 119/2020/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2021.
Văn bản tiếng việt
1. Định kỳ hàng tháng các thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp phải gửi báo cáo hoạt động lưu ký chứng khoán, thành viên bù trừ phải gửi báo cáo hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo nội dung quy định tại quy chế hoạt động nghiệp vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Định kỳ hàng năm, ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Định kỳ 06 tháng, thành viên lưu ký và thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo mẫu quy định tại các Phụ lục IV, V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán của ngân hàng thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Thời hạn báo cáo được quy định như sau:
a) Báo cáo tháng gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 10 ngày đầu của tháng tiếp theo;
b) Báo cáo quý gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 20 ngày đầu của tháng đầu tiên trong quý tiếp theo;
c) Báo cáo 06 tháng gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 45 ngày đầu kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm;
d) Báo cáo năm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày đầu của năm tiếp theo.
6. Thời gian chốt số liệu báo cáo đối với báo cáo định kỳ như sau:
a) Kỳ báo cáo năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch;
b) Kỳ báo cáo 06 tháng được tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 06 năm dương lịch;
c) Kỳ báo cáo quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
d) Kỳ báo cáo tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau đây;
a) Đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán, đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của thành viên;
b) Thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký, Giấy chứng nhận thành viên bù trừ; chấm dứt hoạt động lưu ký chứng khoán của chi nhánh công ty chứng khoán, chi nhánh ngân hàng thương mại;
c) Cung cấp thông tin theo chế độ mật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán bị tê liệt một phần hay toàn bộ.
2. Ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ngay lập tức khi hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán bị tê liệt một phần hay toàn bộ.
3. Ngân hàng thanh toán, thành viên lưu ký và thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi không đáp ứng một trong những điều kiện làm ngân hàng thanh toán, điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
4. Thành viên bù trừ phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau đây:
a) Vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu giảm trên 10% so với vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tại báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính quý gần nhất;
b) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu vượt quá 5 lần.
1. Ngoài các trường hợp báo cáo định kỳ và bất thường quy định tại Điều 41, Điều 42 Thông tư này, trong những trường hợp cần thiết, nhằm bảo vệ lợi ích chung và lợi ích của nhà đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể yêu cầu Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp, thành viên bù trừ, ngân hàng thanh toán báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.
2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp, thành viên bù trừ và ngân hàng thanh toán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử trong thời hạn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu kể từ khi nhận được yêu cầu báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo an toàn cho hệ thống thanh toán giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được yêu cầu thành viên bù trừ, ngân hàng thanh toán báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử về hoạt động ký quỹ bù trừ và bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán. Thành viên bù trừ, ngân hàng thanh toán có trách nhiệm báo cáo Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu báo cáo.
REPORTING
1. On a monthly basis, DMs and direct account holders must send reports on securities deposit, and CMs must send written or electronic reports on clearing and settlement activities to VSDC with the contents specified in the regulations on practices of VSDC.
2. On an annual basis, the settlement bank must send a written or electronic report to the SSC on its eligibility for a settlement bank using the form specified in Appendix III of this Circular.
3. On a bi-annual basis, DMs and CMs being commercial banks or foreign bank branches must send written or electronic reports to the SSC on their eligibility for registration of securities deposit and clearing and settlement services for securities transactions using the form specified in Annexes IV and V issued together with this Circular.
4. On a monthly, quarterly or annual basis, the settlement bank must send a written or electronic report to the SSC on its settlement of securities transaction using the form specified in Appendix VI of this Circular.
5. The reporting time limits are prescribed as follows:
a) A monthly report shall be sent to the SSC within the first 10 days of the following month;
b) A quarterly report shall be sent to the SSC within the first 20 days of the first month of the following quarter;
c) A bi-annual report shall be sent to the SSC within the 45 days of the last date of the first 6 months;
d) An annual report shall be sent to the SSC within the first 90 days of the following year.
6. Time to close report data for a routine report is as follows:
a) The annual reporting period is 12 months from the beginning of January 1 to the end of December 31 of the calendar year;
b) The 6-month reporting period is from the beginning of January 1 to the end of June 30 of the calendar year;
c) The quarterly reporting period is 03 months, from the beginning of the first day of the first month of the quarter to the end of the last day of the last month of the quarter;
d) The monthly reporting period is 01 month, from the beginning of the 1st to the end of the last day of the month.
1. VSDC must report in writing or electronically to the SSC within 24 hours from the date of occurrence of the following events;
a) Suspension of securities deposit, suspension of members' clearing and settlement of securities transactions;
b) Withdrawal of certificates of DMs and certificates of CMs; termination of securities deposit of branches of securities companies, branches of commercial banks;
c) Provision of confidential information to competent regulatory agencies;
d) Securities trading registration, depository, clearing and settlement activities are partially or completely paralyzed.
2. The settlement bank must report in writing or electronically to the SSC and VSDC immediately when the settlement of securities transactions is partially or completely paralyzed.
3. The settlement bank, DM and CM being a commercial bank or foreign bank branch must report in writing or electronically to the SSC within 24 hours since the failure to meet the eligibility as a settlement bank, the eligibility for securities deposit and clearing and settlement services for securities transactions.
4. The CM must report in writing or electronically to the SSC within 24 hours from the date of occurrence of the following events:
a) The charter capital or equity is reduced by more than 10% compared to the charter capital or equity in the latest annual or quarterly financial statement;
b) Debt-to-equity ratio exceeds 5 times.
Article 43. Reports at request
1. In addition to the routine and ad-hoc reports specified in Articles 41 and 42 of this Circular, in necessary cases, in order to protect the common interests and interests of investors, the SSC may require VSDC, DMs, direct account holders, CMs, settlement banks to report in writing or electronically on registration, depository and clearing activities, and settlement of securities transactions.
2. VSDC, DMs, direct account holders, CMs and settlement banks must report to the SSC in writing or electronically within the time limit required by the SSC as prescribed in Clause 1 of this Article.
3. In exceptional circumstances, in order to ensure the safety of the securities transaction payment system, VSDC may request CMs or settlement banks to report in writing or electronically on clearing margin and clearing, settlement of securities transactions. CMs and settlement banks are responsible for reporting to VSDC within 24 hours after receiving requests for report.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực