Chương VI Thông tư 08/2022/TT-NHNN trình tự thủ tục giám sát ngân hàng: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động giám sát ngân hàng
Số hiệu: | 08/2022/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đoàn Thái Sơn |
Ngày ban hành: | 30/06/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2022 |
Ngày công báo: | 27/07/2022 | Số công báo: | Từ số 627 đến số 628 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới trong trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng
Vừa qua, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư 08/2022/TT-NHNN về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.
Trong đó, trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng thay đổi như sau:
Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu;
Bước 2: Thực hiện các nội dung giám sát tuân thủ và/hoặc giám sát rủi ro;
(Hiện hành, Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định phân tích, đánh giá về đối tượng giám sát ngân hàng theo 2 hình thức bao gồm giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô theo các quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương II Thông tư 08/2017/TT-NHNN )
Bước 3: Lập báo cáo giám sát, đề xuất các biện pháp xử lý.
(Hiện hành, quy định đề xuất các hành động can thiệp, chỉnh sửa bao gồm các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng theo các quy định tại Mục 6 Chương II Thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 30/6/2022;
Ngoài ra, không còn quy định bước 4 về giám sát sau thanh tra khi nhận được kết luận thanh tra về đối tượng giám sát ngân hàng từ đơn vị thực hiện thanh tra ngân hàng).
Đối với việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về việc thực hiện kết luận thanh tra và quy định tại Thông tư 08/2022/TT-NHNN .
Thông tư 08/2022/TT-NHNN có hiệu lực ngày 01/9/2022 thay thế Thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/2017, Thông tư 04/2018/TT-NHNN ngày 12/03/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giám sát ngân hàng trong toàn bộ hệ thống Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
2. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức có liên quan thực hiện hoạt động giám sát ngân hàng.
3. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện giám sát tăng cường theo quy định tại Thông tư này và Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với đối tượng giám sát thuộc phạm vi phân công giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
4. Căn cứ quy định tại Thông tư này, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quyết định ban hành Sổ tay giám sát ngân hàng để hướng dẫn nghiệp vụ về giám sát ngân hàng theo quy định tại Thông tư này và Danh sách các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống.
5. Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đầu tư, xây dựng, ứng dụng, quản lý cơ sở dữ liệu và phát triển hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát ngân hàng thống nhất trong ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp cần thiết, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nội dung giám sát an toàn vĩ mô đột xuất quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 15 Thông tư này.
7. Quyết định các mức ngưỡng thay đổi của giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô trong từng thời kỳ.
8. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành mô hình và phương pháp phân tích rủi ro trong từng thời kỳ.
9. Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức có liên quan trong hoạt động giám sát an toàn vi mô thuộc phạm vi được phân công.
2. Thực hiện giám sát tăng cường đối với đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định tại Thông tư này và Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với từng trường hợp cụ thể.
3. Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện, tham mưu, đề xuất Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Thông tư này.
2. Phân công công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn vi mô theo quy định tại Thông tư này.
3. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô được xem xét, quyết định cơ chế cán bộ chuyên quản đối với từng đối tượng giám sát ngân hàng theo nguyên tắc sau đây:
a) Cán bộ chuyên quản có quyền tiếp cận thông tin tổng thể về đối tượng giám sát ngân hàng do mình giám sát, bao gồm cả thông tin trong hoạt động thanh tra ngân hàng và hoạt động cấp phép;
b) Cán bộ chuyên quản được xem xét tham gia các đoàn thanh tra mà đối tượng thanh tra là đối tượng giám sát ngân hàng do cán bộ chuyên quản đó giám sát.
4. Thực hiện giám sát tăng cường đối với đối tượng giám sát ngân hàng theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với từng trường hợp cụ thể.
5. Định kỳ, đột xuất cung cấp kết quả giám sát an toàn vi mô (trong đó bao gồm báo cáo giám sát an toàn vi mô nhưng không bao gồm báo cáo giám sát an toàn vi mô đối với đối tượng giám sát ngân hàng là chi nhánh của tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân) cho đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô.
6. Phối hợp với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô xác định các ngưỡng giám sát an toàn vi mô đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
1. Thực hiện, tham mưu, đề xuất Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Thông tư này.
2. Phân công công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn vĩ mô theo quy định tại Thông tư này.
3. Định kỳ, đột xuất cung cấp kết quả giám sát an toàn vĩ mô (trong đó bao gồm báo cáo giám sát an toàn vĩ mô) cho đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô.
4. Đầu mối, phối hợp với các đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xác định các ngưỡng giám sát an toàn vi mô đối với từng loại hình tổ chức tín dụng trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định.
5. Xác định các ngưỡng giám sát an toàn vĩ mô trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định.
6. Lập danh sách các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.
1. Cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo quy định tại Thông tư này và theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong hoạt động giám sát an toàn ngân hàng.
3. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong việc rà soát các quy định nội bộ của đối tượng giám sát ban hành theo văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị đó đầu mối xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành.
1. Thực hiện cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu quy định tại Điều 7, Điều 14 Thông tư này và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, thông tin, dữ liệu cung cấp.
2. Thực hiện nội dung, yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng khi nhận được văn bản yêu cầu giải trình hoặc yêu cầu của tổ công tác khi làm việc trực tiếp theo quy định tại Chương IV Thông tư này.
3. Chấp hành đầy đủ các biện pháp xử lý trong hoạt động giám sát ngân hàng theo quy định tại Chương V Thông tư này.
4. Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
RESPONSIBILITIES OF RELEVANT ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS DURING THE BANKING SUPERVISORY
Article 24. Responsibilities of the Banking Inspection and Supervision Agency
1. Take responsibilities for state management of the banking supervision in the entire system of banking inspection and supervision.
2. Take charge and cooperate with the State Bank Branch and other units of the State Bank of Vietnam and relevant organizations in carrying out the banking supervision.
3. Take charge and cooperate with the State Bank Branch in carrying out the banking supervision according to regulations herein and the Decision of the Governor of the State Bank of Vietnam of the banking supervision entity under assigned supervision of the Banking Inspection and Supervision Agency.
4. Based on the regulations herein, take charge and cooperate with relevant formulation units in submitting the Decision on promulgating the banking supervision manual to the Governor of the State Bank in order to provide professional instruction in the banking supervision according to the regulations herein and the List of systematically important credit institutions and foreign bank branches.
5. Take charge and cooperate with the Department of Information Technology and relevant units of the State Bank in studying, investing, applying and managing databases and developing an information technology system to ensure uniformity in the banking supervision in accordance with regulations of law.
6. If necessary, request the Governor of the State Bank of Vietnam to carry out the ad hoc macro-prudential supervision prescribed in clauses 3, 4 and 5 Article 15 hereof.
7. Decide change thresholds of the micro-prudential supervision and macro-prudential supervision in each period.
8. Appeal to the Governor of the State Bank of Vietnam to issue modules and methods of risk analysis in each period.
9. Other responsibilities according to regulations of laws.
Article 25. Responsibilities of the State Bank Branch
1. Take charge and cooperate with the Banking Inspection and Supervision Agency, units affiliated to the State Bank of Vietnam and organizations relevant in the micro-prudential supervision under their assigned supervision.
2. Carry out the enhanced supervision of the banking supervised entity according to regulations herein and the Decision of the Governor of the State Bank of Vietnam or the Director of the State Bank Branch in each specific case.
3. Other responsibilities according to regulations of laws.
Article 26. Responsibilities of the micro-prudential supervision unit
1. Advise and request the Chief Inspector, bank supervisor, Director of the State Bank Branch to carry out the tasks prescribed in this Circular and carry out them.
2. Assign officials to carry out the micro-prudential supervision as prescribed herein.
3. The macro-prudential supervision unit may consider and decide a mechanism of responsible officials applicable to each banking supervised entity according to the following regulations:
a) Responsible officials have powers to access general information on the banking supervised entity under its supervision, including information about the banking supervision and issuance of licenses;
b) Responsible officials may consider participation in inspectorates that their inspected entities are banking supervised entities supervised by such responsible officials.
4. Carry out the enhanced supervision of the banking supervised entity according to the Decision of the Governor of the State Bank of Vietnam or the Director of the State Bank Branch in each specific case.
5. Periodically or ad hoc provide results of the micro-prudential supervision (including the report on the micro-prudential supervision and excluding the report on the micro-prudential supervision of the banking supervised entity which is a branch of a credit institution or the people's credit fund) to the macro-prudential supervision unit.
6. Cooperate with the macro-prudential supervision unit in determining macro-prudential supervision thresholds of each form of credit institutions.
Article 27. Responsibilities of the macro-prudential supervision unit
1. Advise and request the Chief Inspector and bank supervisor to carry out the tasks prescribed in this Circular and carry out them.
2. Assign officials to carry out the macro-prudential supervision as prescribed herein.
3. Periodically or ad hoc provide results of the macro-prudential supervision (including the report on the macro-prudential supervision) to the micro-prudential supervision unit.
4. Act as the focal point and cooperate with the micro-prudential supervision unit in determining micro-prudential supervision thresholds of each form of credit institutions and appeal to the Chief Inspector and bank supervisor to decide.
5. Determine micro-prudential supervision thresholds and appeal to the Chief Inspector and bank supervisor to decide.
6. Make a list of systematically important credit institutions and foreign bank branches and appeal to the Chief Inspector and bank supervisor.
Article 28. Responsibilities of relevant units affiliated to the State Bank of Vietnam
1. Provide information, documents and data at the request of the Banking Inspection and Supervision Agency and the State Bank Branch according to the regulations herein and regulations of laws.
2. Cooperate with the Banking Inspection and Supervision Agency and the State Bank Branch in the banking prudential supervision.
3. Cooperate with the Banking Inspection and Supervision Agency and the State Bank Branch in reviewing internal regulations of the supervised entity issued according to legislative documents formulated by the supervisory unit and appealed to a competent authority to promulgate.
Article 29. Responsibilities of the banking supervised entity
1. Provide documents, information and data prescribed in Article 7 and Article 14 hereof and be responsible for the accuracy and reliability of such documents, information and data.
2. Carry out tasks and requirements of the banking supervision unit when receiving the written request for explanation or request of the working team when contacting in person as prescribed in Chapter IV hereof.
3. Fully comply with sanctions in the banking supervision according to regulations in Chapter V hereof.
4. Other responsibilities according to regulations of laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực