Số hiệu: | 08/2022/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đoàn Thái Sơn |
Ngày ban hành: | 30/06/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2022 |
Ngày công báo: | 27/07/2022 | Số công báo: | Từ số 627 đến số 628 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Điểm mới trong trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng
Vừa qua, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư 08/2022/TT-NHNN về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.
Trong đó, trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng thay đổi như sau:
Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu;
Bước 2: Thực hiện các nội dung giám sát tuân thủ và/hoặc giám sát rủi ro;
(Hiện hành, Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định phân tích, đánh giá về đối tượng giám sát ngân hàng theo 2 hình thức bao gồm giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô theo các quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương II Thông tư 08/2017/TT-NHNN )
Bước 3: Lập báo cáo giám sát, đề xuất các biện pháp xử lý.
(Hiện hành, quy định đề xuất các hành động can thiệp, chỉnh sửa bao gồm các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng theo các quy định tại Mục 6 Chương II Thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 30/6/2022;
Ngoài ra, không còn quy định bước 4 về giám sát sau thanh tra khi nhận được kết luận thanh tra về đối tượng giám sát ngân hàng từ đơn vị thực hiện thanh tra ngân hàng).
Đối với việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về việc thực hiện kết luận thanh tra và quy định tại Thông tư 08/2022/TT-NHNN .
Thông tư 08/2022/TT-NHNN có hiệu lực ngày 01/9/2022 thay thế Thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/2017, Thông tư 04/2018/TT-NHNN ngày 12/03/2018.
Việc tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
1. Yêu cầu giải trình bằng văn bản.
2. Làm việc trực tiếp.
1. Trong trường hợp phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc cần làm rõ theo yêu cầu của giám sát an toàn vi mô hoặc những vấn đề có liên quan đến việc chấp hành không đầy đủ các quy định pháp luật, chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc liên quan đến rủi ro của đối tượng giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng yêu cầu hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô) yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng giải trình.
2. Căn cứ thời hạn giải trình được quy định tại văn bản yêu cầu giải trình, đối tượng giám sát ngân hàng phải có văn bản giải trình, bao gồm tối thiểu các nội dung:
a) Nội dung giải trình theo từng yêu cầu cụ thể, trong đó bao gồm cả phân tích thực trạng, nguyên nhân;
b) Đề xuất biện pháp chỉnh sửa, khắc phục (bao gồm cả lộ trình thực hiện) trong trường hợp đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng yêu cầu.
1. Trong trường hợp cần thiết, khi phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc cần làm rõ theo yêu cầu của giám sát an toàn vi mô hoặc những vấn đề có liên quan đến việc chấp hành không đầy đủ các quy định pháp luật, chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc liên quan đến rủi ro của đối tượng giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng quyết định hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô) quyết định thành lập tổ công tác, nội dung làm việc trực tiếp với đối tượng giám sát ngân hàng.
2. Trước khi làm việc trực tiếp, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng phải thông báo bằng văn bản tới đối tượng giám sát ngân hàng ít nhất trước 03 ngày làm việc; văn bản thông báo phải nêu rõ thành phần của tổ công tác, nội dung, thời gian, địa điểm làm việc.
3. Kết quả làm việc trực tiếp với đối tượng giám sát ngân hàng phải được lập thành biên bản theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và có ký xác nhận giữa đại diện tổ công tác và đối tượng giám sát ngân hàng.
CONTACT WITH BANKING SUPERVISED ENTITIES
Article 18. Forms of contact with a banking supervised entity
Forms of contact with the banking supervised entity include:
1. A request for written explanation.
2. Contact in person.
Article 19. The request for written explanation
1. When detecting inadequate, failed or inappropriate documents, information and data at the request of a micro-prudential supervisor or issues related to the inadequate compliance with regulations of laws, directions and requests of the state competent authority or risks of the banking supervised entity, the banking supervision unit shall send a request or appeal to a Chief Inspector or bank supervisor (applicable to macro-prudential supervision units) to request the banking supervised entity to explain.
2. Based on the time limit for explanation prescribed in the written request for explanation, the banking supervised entity must provide the written explanation including the following contents:
a) Explanation for each specific request, including the analysis of real situation and reasons;
b) Proposal for remedial measures (including the roadmap for implementation thereof) upon the request of the banking supervision unit.
1. When documents, information and data that are inadequate, failed, inappropriate or necessary to be clarified are detected at the request of the micro-prudential supervisor or issues related to the inadequate compliance with regulations of laws, directions and requests of the state competent authority or risks of the banking supervised entity are , the banking supervision unit shall make a request or appeal to a Chief Inspector or bank supervisor (applicable to macro-prudential supervision units) to decide the establishment of a working team and contents of the contact with the banking supervised entity.
2. Before contact in person, the banking supervision unit must send a written notification to the banking supervised entity before at least 03 working day; the written notification must clarify participants of the working team, contents, time and location of contact.
3. Results of the contact in person with the banking supervised entity must be recorded in writing according to Appendix I issued together with this Circular and signed to confirm between a representative of the working team and the banking supervised entity.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực