Thông tư 08/2022/TT-NHNN trình tự thủ tục giám sát ngân hàng
Số hiệu: | 08/2022/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đoàn Thái Sơn |
Ngày ban hành: | 30/06/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2022 |
Ngày công báo: | 27/07/2022 | Số công báo: | Từ số 627 đến số 628 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới trong trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng
Vừa qua, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư 08/2022/TT-NHNN về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.
Trong đó, trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng thay đổi như sau:
Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu;
Bước 2: Thực hiện các nội dung giám sát tuân thủ và/hoặc giám sát rủi ro;
(Hiện hành, Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định phân tích, đánh giá về đối tượng giám sát ngân hàng theo 2 hình thức bao gồm giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô theo các quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương II Thông tư 08/2017/TT-NHNN )
Bước 3: Lập báo cáo giám sát, đề xuất các biện pháp xử lý.
(Hiện hành, quy định đề xuất các hành động can thiệp, chỉnh sửa bao gồm các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng theo các quy định tại Mục 6 Chương II Thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 30/6/2022;
Ngoài ra, không còn quy định bước 4 về giám sát sau thanh tra khi nhận được kết luận thanh tra về đối tượng giám sát ngân hàng từ đơn vị thực hiện thanh tra ngân hàng).
Đối với việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về việc thực hiện kết luận thanh tra và quy định tại Thông tư 08/2022/TT-NHNN .
Thông tư 08/2022/TT-NHNN có hiệu lực ngày 01/9/2022 thay thế Thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/2017, Thông tư 04/2018/TT-NHNN ngày 12/03/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Việc giám sát hệ thống thanh toán, giám sát an toàn hệ thống thông tin của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.
3. Việc giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
4. Việc giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
5. Việc giám sát ngân hàng đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện theo các quy định của pháp luật về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng và quy định tại Thông tư này.
1. Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng bao gồm:
a) Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô;
b) Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô.
2. Đối tượng giám sát ngân hàng bao gồm:
a) Đối tượng giám sát an toàn vi mô;
b) Đối tượng giám sát an toàn vĩ mô.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám sát ngân hàng bao gồm giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô.
2. Giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát vi mô.
3. Giám sát an toàn vĩ mô là hình thức giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Đối tượng giám sát ngân hàng bao gồm:
a) Đối tượng giám sát an toàn vi mô bao gồm:
(i) Tổ chức tín dụng, trừ ngân hàng chính sách thực hiện theo các quy định của pháp luật;
(ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(iii) Chi nhánh của tổ chức tín dụng. Đối với phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân thì giám sát thông qua quỹ tín dụng nhân dân. Đối với phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng khác thì giám sát chung thông qua chi nhánh quản lý phòng giao dịch đó;
(iv) Đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
b) Đối tượng giám sát an toàn vĩ mô là hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó bao gồm nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống và nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân theo loại hình hoạt động, loại hình sở hữu.
5. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, được giao nhiệm vụ giám sát an toàn vi mô theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật.
6. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, được giao nhiệm vụ giám sát an toàn vĩ mô theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật.
7. Giám sát tuân thủ là việc xem xét, theo dõi, phân tích, nhận định (sau đây gọi tắt là phân tích, nhận định) về tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tình hình thực hiện chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định tại khoản 9 Điều này.
8. Giám sát tăng cường là giám sát an toàn vi mô áp dụng đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô thông qua việc bổ sung một số nội dung giám sát, tần suất báo cáo theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với từng trường hợp cụ thể.
9. Chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát ngân hàng là việc Ngân hàng Nhà nước (hoặc Ngân hàng Nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác đề nghị) chỉ đạo, yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện một số nội dung, công việc tại các văn bản sau đây:
a) Kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán, kết quả kiểm tra, quyết định xử lý về thanh tra;
b) Văn bản khuyến nghị, cảnh báo trong giám sát ngân hàng;
c) Văn bản khác của Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu nội dung, công việc cụ thể.
10. Giám sát rủi ro là việc phân tích, nhận định về tình hình rủi ro (bao gồm cả rủi ro hệ thống) để cảnh báo, khuyến nghị đối với đối tượng giám sát ngân hàng.
11. Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm doanh thu, vốn tự có dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
12. Rủi ro hệ thống là khả năng xảy ra tổn thất lan truyền từ sự gián đoạn hoạt động, đổ vỡ của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài riêng lẻ tới hệ thống hoặc nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, làm gián đoạn hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
13. Khủng hoảng hệ thống ngân hàng là sự đổ vỡ ngân hàng mang tính hệ thống, xảy ra khi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán, phá sản. Khủng hoảng hệ thống ngân hàng thường gắn liền với sự rút tiền đột ngột của người gửi tiền lan rộng trong toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
14. Tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng là việc đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng giải trình, cung cấp tài liệu chứng minh tính chính xác, đầy đủ của tài liệu, thông tin, báo cáo và làm rõ những vấn đề có liên quan đến rủi ro và việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động tiền tệ, ngân hàng phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng.
15. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà khi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài này mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, phá sản thì có khả năng gây tác động tiêu cực lên toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và/hoặc gây ra rủi ro hệ thống làm gián đoạn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và toàn bộ nền kinh tế.
16. Quản lý cơ sở dữ liệu là việc xây dựng, cập nhật, duy trì đáp ứng các yêu cầu truy cập, sử dụng tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng.
17. Sổ tay giám sát ngân hàng là tài liệu hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
a) Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu;
b) Hướng dẫn về hoạt động giám sát;
c) Các công cụ hỗ trợ giám sát;
d) Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng;
đ) Hồ sơ giám sát ngân hàng.
18. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Việc giám sát ngân hàng thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Các nguyên tắc quy định tại Điều 51 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Điều 4 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ (đã sửa đổi, bổ sung) quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
2. Nguyên tắc kết hợp giám sát tuân thủ với giám sát rủi ro, giám sát an toàn vi mô với giám sát an toàn vĩ mô.
1. Trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng thực hiện như sau:
a) Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu;
b) Bước 2: Thực hiện các nội dung giám sát tuân thủ và/hoặc giám sát rủi ro;
c) Bước 3: Lập báo cáo giám sát, đề xuất các biện pháp xử lý.
2. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về việc thực hiện kết luận thanh tra và quy định tại Thông tư này.
Tài liệu, thông tin, dữ liệu sau khi được tổng hợp, xử lý phải được lưu trữ, quản lý để phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát ngân hàng theo các nguyên tắc sau:
1. Tài liệu, thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ một cách khoa học, đầy đủ theo từng hồ sơ của từng đối tượng giám sát ngân hàng và toàn hệ thống.
2. Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập phải được lưu trữ theo quy định pháp luật hiện hành về lưu trữ.
3. Việc quản lý, lưu trữ, sử dụng tài liệu, thông tin, dữ liệu có thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Việc bảo mật thông tin, dữ liệu của tổ chức tín dụng và thông tin khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Các nguồn tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ giám sát ngân hàng bao gồm:
a) Dữ liệu, báo cáo theo quy định pháp luật hiện hành về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước;
b) Dữ liệu về khách hàng của đối tượng giám sát ngân hàng từ Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam (sau đây viết tắt là CIC), nguồn thông tin, tài liệu phục vụ giám sát từ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
c) Thông tin từ hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý sau thanh tra;
d) Thông tin từ hoạt động cấp phép của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Kết quả kiểm toán độc lập;
e) Thông tin từ kết quả xếp hạng và xếp loại của cơ quan quản lý nhà nước;
g) Báo cáo giám sát an toàn vi mô, vĩ mô, biện pháp xử lý trong giám sát an toàn vi mô, vĩ mô;
h) Báo cáo theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền khác;
i) Yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát ngân hàng, bao gồm cả văn bản chỉ đạo, yêu cầu của các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước;
k) Biên bản làm việc, văn bản giải trình, hồ sơ tài liệu, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng cung cấp;
l) Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập từ các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các nguồn khác (nếu có).
2. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều này thông qua hệ thống báo cáo thống kê điện tử của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa.
3. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thu thập các tài liệu, thông tin, dữ liệu nhận được từ các nguồn quy định tại các điểm h, i, k, l khoản 1 Điều này.
4. Căn cứ vào yêu cầu giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô yêu cầu hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu ngoài các tài liệu, thông tin, dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ nguồn tài liệu, thông tin, dữ liệu quy định tại Điều 7 Thông tư này, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện xử lý, tổng hợp như sau:
1. Đối với tài liệu, thông tin, dữ liệu được cập nhật tự động từ hệ thống báo cáo thống kê điện tử của Ngân hàng Nhà nước, từ CIC vào hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện xử lý theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước và Quy chế quản trị, vận hành và sử dụng phần mềm hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa.
2. Đối với tài liệu, thông tin, dữ liệu khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện như sau:
a) Rà soát tính logic, tính hợp lý của thông tin thông qua việc so sánh, đối chiếu các tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được với các dữ liệu lịch sử để phát hiện vấn đề bất thường, thiếu logic hoặc bất hợp lý;
b) Cập nhật các tài liệu, thông tin, dữ liệu cần thiết vào hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa theo quy định tại Quy chế quản trị, vận hành và sử dụng phần mềm hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
3. Khi phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc cần làm rõ theo yêu cầu của giám sát an toàn vi mô, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô yêu cầu hoặc trình cấp có thẩm quyền yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo, giải trình thông qua hình thức tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng quy định tại Chương IV Thông tư này.
4. Căn cứ các thông tin đã được tổng hợp, xử lý, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện các nội dung quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương này.
1. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xác định phạm vi, nội dung của thông tin liên quan đến hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô để giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng trong hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô, trong đó tập trung vào một hoặc một số hoặc tất cả các nội dung sau đây:
a) Giám sát tuân thủ chế độ báo cáo thống kê, chế độ thông tin báo cáo theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn có liên quan trong phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô;
b) Giám sát tuân thủ các hạn chế, giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129, 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung); phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở kết quả từ hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa, hệ thống báo cáo thống kê điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
c) Giám sát tuân thủ việc đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người quản lý, người điều hành quy định tại Điều 50 và khoản 4 Điều 89 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung); và việc tuân thủ cơ cấu quản trị, điều hành, kiểm soát của đối tượng giám sát theo quy định tại Chương III Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
d) Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về góp vốn, cho vay, gửi tiền, đầu tư của tổ chức tín dụng vào công ty con, công ty liên kết, chi nhánh ở nước ngoài;
đ) Rà soát các quy định nội bộ của đối tượng giám sát an toàn vi mô ban hành theo quy định tại Điều 93 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung): Hằng năm, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô lựa chọn một số quy định nội bộ để tiến hành rà soát.
2. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát tuân thủ việc thực hiện chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô (nếu có).
3. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát rủi ro thông qua việc sử dụng mô hình và phương pháp phân tích rủi ro do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ và/hoặc thực hiện phân tích, nhận định về rủi ro của đối tượng giám sát ngân hàng thông qua một hoặc một số hoặc tất cả các nội dung sau đây:
a) Phân tích, nhận định về những thay đổi trọng yếu, các biến động bất thường thông qua việc sử dụng các ngưỡng thay đổi của các khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lãi dự thu, chi phí, kết quả kinh doanh, và các hạn chế, giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trên cơ sở kết quả từ hệ thống báo cáo thống kê điện tử của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định các ngưỡng thay đổi của các khoản mục nêu trên.
b) Xem xét những tác động trọng yếu đến quản trị, điều hành của đối tượng giám sát an toàn vi mô thông qua đánh giá tối thiểu các nội dung sau đây:
(i) Thay đổi về người quản lý, người điều hành được quy định tại Điều 50 và Điều 89 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung) của đối tượng giám sát an toàn vi mô;
(ii) Thay đổi về tình hình cổ đông, sở hữu cổ phần, cổ phiếu của người quản lý, người điều hành, cổ đông lớn và người có liên quan của các cá nhân, tổ chức này (trong đó bao gồm cả khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần với mục đích nắm quyền kiểm soát đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần);
(iii) Thay đổi về tình hình góp vốn, thành viên góp vốn, chủ sở hữu đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ chức tín dụng là hợp tác xã.
c) Trên cơ sở những thông tin bất lợi có thể ảnh hưởng trọng yếu đến đối tượng giám sát an toàn vi mô nhận được, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô đánh giá, nhận định về tình hình rủi ro của đối tượng giám sát an toàn vi mô;
d) Giám sát tình hình cấp tín dụng, chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực, khách hàng và giao dịch có rủi ro cao trong hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô để phân tích và đánh giá mức độ tác động trọng yếu đến hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô.
Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xác định những lĩnh vực, đối tượng khách hàng, giao dịch có rủi ro cao trong từng thời kỳ.
4. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, trong trường hợp cần thiết, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện rà soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, chất lượng tín dụng, rủi ro của các giao dịch có giá trị lớn (bao gồm các khoản cấp tín dụng, các khoản đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, các khoản phải thu khác). Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xem xét, quyết định cụ thể mức giá trị lớn của các giao dịch nêu trên.
5. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định các nội dung giám sát khác đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô thuộc phạm vi phân công giám sát phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của đơn vị.
1. Giám sát tuân thủ gồm:
a) Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về:
(i) Chế độ báo cáo thống kê của chi nhánh theo quy định về chế độ báo cáo thống kê;
(ii) Các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng áp dụng đối với chi nhánh.
b) Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát tuân thủ việc thực hiện chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô (nếu có).
2. Giám sát rủi ro tập trung vào các nội dung tối thiểu sau đây:
a) Các khoản mục tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí và chênh lệch thu chi;
b) Tình hình cấp tín dụng và chất lượng tín dụng của đối tượng giám sát an toàn vi mô. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện rà soát, đánh giá khoản cấp tín dụng, các khoản phải thu khác có giá trị lớn của đối tượng giám sát an toàn vi mô. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định cụ thể mức giá trị lớn của các giao dịch này;
c) Lập, cập nhật danh sách thông tin nhân sự, trong đó tối thiểu bao gồm giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng;
d) Các thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đối tượng giám sát.
3. Đối với các phòng giao dịch có quy mô lớn trên địa bàn do Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh quyết định hoặc các phòng giao dịch có phát sinh thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của phòng giao dịch đó, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này thông qua chi nhánh quản lý các phòng giao dịch đó.
1. Căn cứ tình hình, thực trạng hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xem xét, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định áp dụng giám sát tăng cường đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô khi lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng giám sát an toàn vi mô được xếp hạng C hoặc D đối với quỹ tín dụng nhân dân; hoặc hạng D hoặc E đối với tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Đối tượng giám sát an toàn vi mô được áp dụng biện pháp can thiệp sớm theo quy định của pháp luật và Thông tư này;
c) Đối tượng khác theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Căn cứ tình hình, thực trạng hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xem xét, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc giám sát tăng cường, trong đó tối thiểu bao gồm:
a) Phạm vi giám sát;
b) Chủ thể giám sát;
c) Nội dung giám sát, trong đó tối thiểu bao gồm giám sát tình hình thanh khoản; các khoản cấp tín dụng, các khoản phải thu và các khoản đầu tư, góp vốn, mua cổ phần hoặc khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp;
d) Tần suất báo cáo của đối tượng giám sát an toàn vi mô;
đ) Nội dung phối hợp của các đơn vị, cá nhân liên quan trong hoạt động giám sát tăng cường (nếu có).
1. Trên cơ sở kết quả giám sát tuân thủ, giám sát rủi ro theo quy định tại Mục 2 Chương này và căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô tiến hành:
a) Lập báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất hoặc định kỳ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Đề xuất, thực hiện các biện pháp xử lý quy định tại Chương V Thông tư này (nếu cần thiết).
2. Nguyên tắc lập, phê duyệt, gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất:
a) Báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất phải được lập khi đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô phát hiện các vi phạm, nguy cơ vi phạm pháp luật, các rủi ro có ảnh hưởng đến sự an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng hoặc khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền;
b) Việc phê duyệt, gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất thực hiện như sau:
(i) Báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô;
(ii) Căn cứ kiến nghị tại báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất và thẩm quyền giải quyết kiến nghị theo quy định của pháp luật, báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất phải được gửi đến cấp có thẩm quyền để xem xét, quyết định;
(iii) Báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất được lập theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền nào thì phải được gửi đến cấp có thẩm quyền đó để xem xét, xử lý.
3. Nguyên tắc lập, phê duyệt và gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ:
a) Báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng đầu năm phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 8 trong năm. Báo cáo giám sát an toàn vi mô hằng năm được hoàn thành trước ngày 15 tháng 4 năm tiếp theo;
b) Báo cáo giám sát an toàn vi mô được lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này cho đối tượng giám sát ngân hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này cho các đối tượng giám sát ngân hàng là các chi nhánh của cùng một tổ chức tín dụng trên địa bàn;
c) Việc phê duyệt, gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ thực hiện như sau:
(i) Đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng, năm phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô và phải được gửi đến Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để báo cáo;
(ii) Đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thuộc cơ cấu tổ chức của Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội hoặc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng, năm phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô và phải được gửi đến Lãnh đạo Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để báo cáo;
(iii) Đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng, năm phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô và được gửi đến Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước để báo cáo;
(iv) Trường hợp báo cáo giám sát an toàn vi mô kiến nghị biện pháp xử lý đối với cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì báo cáo giám sát an toàn vi mô phải được trình cấp có thẩm quyền đó để xem xét, quyết định.
1. Hồ sơ giám sát an toàn vi mô bao gồm các báo cáo giám sát an toàn vi mô (định kỳ và đột xuất), tài liệu tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng và hồ sơ về các biện pháp xử lý trong giám sát an toàn vi mô.
2. Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng bị áp dụng can thiệp sớm, hồ sơ giám sát an toàn vi mô cần bổ sung thêm Quyết định áp dụng can thiệp sớm, phương án khắc phục.
3. Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng bị áp dụng giám sát tăng cường, hồ sơ giám sát an toàn vi mô cần bổ sung thêm Quyết định áp dụng giám sát tăng cường và các thông tin, tài liệu, dữ liệu, biện pháp xử lý về giám sát tăng cường.
1. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô tiến hành thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng từ các nguồn sau đây:
a) Các nguồn quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này;
b) Báo cáo giám sát an toàn vi mô, hồ sơ về các biện pháp xử lý trong giám sát an toàn vi mô (trừ quỹ tín dụng nhân dân);
c) Căn cứ vào yêu cầu giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô yêu cầu hoặc trình cấp có thẩm quyền yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu ngoài các tài liệu, thông tin, dữ liệu quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.
2. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô thực hiện tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập từ các nguồn quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động giám sát an toàn vĩ mô.
3. Khi phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc hoặc cần làm rõ theo yêu cầu của giám sát an toàn vĩ mô, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô phối hợp với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô đề nghị đối tượng giám sát có báo cáo, giải trình.
Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô giám sát rủi ro thông qua một hoặc một số hoặc tất cả các nội dung sau đây:
1. Phân tích, nhận định mức độ lành mạnh tài chính nhằm phát hiện rủi ro ảnh hưởng đến an toàn hệ thống bao gồm:
a) Phân tích, nhận định về tình hình vốn chủ sở hữu, mức độ an toàn vốn, tình hình huy động vốn, sử dụng vốn;
b) Phân tích, nhận định về tình hình thanh khoản;
c) Phân tích, nhận định về nợ xấu, chất lượng tài sản;
d) Phân tích, nhận định về hoạt động liên ngân hàng;
đ) Phân tích, nhận định về kết quả hoạt động kinh doanh; lãi dự thu.
Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô sử dụng các ngưỡng thay đổi phù hợp với đặc điểm của đối tượng giám sát an toàn vĩ mô để đánh giá về rủi ro ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định các ngưỡng thay đổi của các khoản mục nêu trên.
2. Phân tích, nhận định các diễn biến kinh tế vĩ mô, tác động của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế có nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Kiểm tra sức chịu đựng định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bao gồm các nội dung tối thiểu sau:
a) Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng thông qua phân tích, dự báo về diễn biến nợ xấu theo các kịch bản kinh tế vĩ mô, tác động của các giả định về chuyển nhóm nợ, giả định về khách hàng lớn mất khả năng trả nợ;
b) Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro thị trường thông qua phân tích tác động theo các kịch bản biến động về tỷ giá, lãi suất lên mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống, nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro lan truyền liên ngân hàng;
d) Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro thanh khoản thông qua phân tích khả năng thanh khoản trong trường hợp xảy ra hiện tượng rút tiền hàng loạt.
4. Trong trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô thực hiện phân tích, nhận định về khả năng xảy ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng và biện pháp ứng phó.
5. Đối với nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô thực hiện giám sát tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện kiểm tra sức chịu đựng theo định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất khi phát sinh nhận định về rủi ro hệ thống theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô dựa vào các chỉ tiêu về quy mô, tính liên kết lẫn nhau, khả năng thay thế để lập danh sách các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trước 31 tháng 3 hằng năm.
6. Đối với nhóm quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô thực hiện tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
7. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định các nội dung giám sát khác phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của đơn vị.
1. Trên cơ sở kết quả giám sát rủi ro theo quy định tại Mục 2 Chương này và căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô tiến hành:
a) Lập báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất hoặc định kỳ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đề xuất đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô nghiên cứu, xem xét áp dụng biện pháp xử lý quy định tại Chương V Thông tư này đối với đối tượng giám sát ngân hàng (nếu cần thiết).
2. Nguyên tắc lập, gửi báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất:
a) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất phải được lập khi đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô phát hiện các rủi ro có ảnh hưởng đến sự an toàn hoặc có nguy cơ gây ra khủng hoảng ngân hàng của hệ thống, nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
b) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất được phê duyệt và gửi cấp có thẩm quyền theo nguyên tắc:
(i) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô;
(ii) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất được lập theo yêu cầu của Thống đốc thì phải được gửi đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý;
(iii) Căn cứ kiến nghị tại báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất và thẩm quyền giải quyết kiến nghị theo quy định của pháp luật, báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, quyết định.
3. Nguyên tắc lập, gửi báo cáo giám sát an toàn vĩ mô định kỳ:
a) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô 6 tháng đầu năm phải được hoàn thành trước ngày 31 tháng 8 trong năm. Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô hằng năm được hoàn thành trước ngày 15 tháng 4 năm tiếp theo;
b) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô định kỳ được phê duyệt và gửi cấp có thẩm quyền theo nguyên tắc:
(i) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô và được gửi đến Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước để báo cáo;
(ii) Trường hợp báo cáo giám sát an toàn vĩ mô kiến nghị biện pháp xử lý đối với cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì báo cáo giám sát an toàn vĩ mô phải được trình cấp có thẩm quyền đó để xem xét, quyết định.
Việc tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
1. Yêu cầu giải trình bằng văn bản.
2. Làm việc trực tiếp.
1. Trong trường hợp phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc cần làm rõ theo yêu cầu của giám sát an toàn vi mô hoặc những vấn đề có liên quan đến việc chấp hành không đầy đủ các quy định pháp luật, chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc liên quan đến rủi ro của đối tượng giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng yêu cầu hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô) yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng giải trình.
2. Căn cứ thời hạn giải trình được quy định tại văn bản yêu cầu giải trình, đối tượng giám sát ngân hàng phải có văn bản giải trình, bao gồm tối thiểu các nội dung:
a) Nội dung giải trình theo từng yêu cầu cụ thể, trong đó bao gồm cả phân tích thực trạng, nguyên nhân;
b) Đề xuất biện pháp chỉnh sửa, khắc phục (bao gồm cả lộ trình thực hiện) trong trường hợp đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng yêu cầu.
1. Trong trường hợp cần thiết, khi phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc cần làm rõ theo yêu cầu của giám sát an toàn vi mô hoặc những vấn đề có liên quan đến việc chấp hành không đầy đủ các quy định pháp luật, chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc liên quan đến rủi ro của đối tượng giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng quyết định hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô) quyết định thành lập tổ công tác, nội dung làm việc trực tiếp với đối tượng giám sát ngân hàng.
2. Trước khi làm việc trực tiếp, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng phải thông báo bằng văn bản tới đối tượng giám sát ngân hàng ít nhất trước 03 ngày làm việc; văn bản thông báo phải nêu rõ thành phần của tổ công tác, nội dung, thời gian, địa điểm làm việc.
3. Kết quả làm việc trực tiếp với đối tượng giám sát ngân hàng phải được lập thành biên bản theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và có ký xác nhận giữa đại diện tổ công tác và đối tượng giám sát ngân hàng.
1. Căn cứ vào kết quả giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng thực hiện cảnh báo, khuyến nghị đối với đối tượng giám sát ngân hàng; tùy theo mức độ an toàn, lành mạnh và vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật (nếu có); trình Thống đốc Ngân hàng nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo thẩm quyền:
a) Áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Điều 25 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ (đã sửa đổi, bổ sung) quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
b) Áp dụng hình thức giám sát tăng cường đối với đối tượng giám sát ngân hàng;
c) Kiến nghị tiến hành thanh tra, kiểm tra đối tượng giám sát ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, dấu hiệu rủi ro, không an toàn trong hoạt động;
d) Sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ, ngân hàng (nếu có).
2. Trường hợp cần thiết, để đánh giá đầy đủ thực trạng hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng (không bao gồm chi nhánh của tổ chức tín dụng) thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán một, một số hoặc tất cả các nội dung hoạt động theo quy định pháp luật.
1. Căn cứ kết quả giám sát, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng quyết định hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, phê duyệt khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng.
2. Việc khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng căn cứ vào một hoặc kết hợp một số nội dung sau đây:
a) Khi kết quả giám sát thể hiện dưới hình thức chỉ tiêu định lượng của đối tượng giám sát ngân hàng vượt ngưỡng cảnh báo;
b) Trên cơ sở áp dụng phương pháp chuyên gia khi đánh giá, phân tích các thông tin định tính phản ánh các rủi ro tiềm ẩn và nguy cơ vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng từ kết quả giám sát kết hợp với kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán độc lập, kết luận kiểm toán nội bộ, thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước khác;
c) Khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
3. Khi nhận được các khuyến nghị, cảnh báo, đối tượng giám sát ngân hàng phải có trách nhiệm kịp thời báo cáo, giải trình các khuyến nghị, cảnh báo theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng bao gồm tối thiểu các nội dung như thực trạng, nguyên nhân và kế hoạch khắc phục. Thời hạn nộp báo cáo, giải trình của đối tượng giám sát ngân hàng được nêu cụ thể trong văn bản khuyến nghị, cảnh báo gửi đối tượng giám sát ngân hàng. Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện khuyến nghị, cảnh báo của đối tượng giám sát ngân hàng.
4. Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng tiếp tục tiềm ẩn rủi ro, có nguy cơ vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng sau khi thực hiện kế hoạch khắc phục, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng kiến nghị cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng quy định tại Điều 21 Thông tư này.
1. Thẩm quyền quyết định việc can thiệp sớm quy định tại Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung):
a) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng thuộc trách nhiệm giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
b) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng (không bao gồm chi nhánh của tổ chức tín dụng) thuộc trách nhiệm giám sát của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
2. Căn cứ kết quả giám sát ngân hàng và quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung), đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện:
a) Trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, ban hành văn bản áp dụng can thiệp sớm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, ban hành văn bản áp dụng can thiệp sớm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm, đối tượng giám sát ngân hàng có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) báo cáo thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục và tổ chức triển khai thực hiện. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh phương án khắc phục nếu xét thấy cần thiết.
Việc xây dựng, điều chỉnh phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng phải căn cứ vào thực trạng hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng và phải bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu điều chỉnh, bổ sung phương án khắc phục, đối tượng giám sát ngân hàng có trách nhiệm gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phương án khắc phục (đã điều chỉnh, bổ sung) và tổ chức triển khai thực hiện.
5. Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng không xây dựng được phương án khắc phục theo quy định tại khoản 3 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung) hoặc hết thời hạn thực hiện phương án mà không khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung), đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô trình:
a) Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, ban hành văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng thuộc trách nhiệm giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 4 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
b) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, ban hành văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng thuộc trách nhiệm giám sát của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 4 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).
6. Sau khi đối tượng giám sát ngân hàng khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung) hoặc khi đối tượng giám sát ngân hàng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô trình:
a) Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, ban hành văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng thuộc trách nhiệm giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
b) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, ban hành văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm với đối tượng giám sát ngân hàng thuộc trách nhiệm giám sát của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
7. Trong quá trình xây dựng và triển khai áp dụng can thiệp sớm, phương án khắc phục, trường hợp cần thiết, để làm rõ những tồn tại, hạn chế và giải pháp khắc phục phù hợp, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng (không bao gồm chi nhánh của tổ chức tín dụng) thuê tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán một, một số hoặc tất cả các nội dung theo quy định của pháp luật.
8. Báo cáo, giám sát ngân hàng đối với phương án khắc phục:
a) Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô, đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện phương án khắc phục cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) trước ngày 10 của tháng tiếp theo để giám sát ngân hàng theo quy định tại Thông tư này;
b) Báo cáo giám sát an toàn vi mô quy định tại Điều 12 Thông tư này phải bao gồm việc giám sát ngân hàng đối với phương án khắc phục cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
c) Căn cứ kết quả việc thực hiện phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng, nếu phát hiện có sự chậm trễ hoặc không có hiệu quả trong quá trình thực hiện, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo giải trình nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
1. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giám sát ngân hàng trong toàn bộ hệ thống Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
2. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức có liên quan thực hiện hoạt động giám sát ngân hàng.
3. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện giám sát tăng cường theo quy định tại Thông tư này và Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với đối tượng giám sát thuộc phạm vi phân công giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
4. Căn cứ quy định tại Thông tư này, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quyết định ban hành Sổ tay giám sát ngân hàng để hướng dẫn nghiệp vụ về giám sát ngân hàng theo quy định tại Thông tư này và Danh sách các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống.
5. Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đầu tư, xây dựng, ứng dụng, quản lý cơ sở dữ liệu và phát triển hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát ngân hàng thống nhất trong ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp cần thiết, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nội dung giám sát an toàn vĩ mô đột xuất quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 15 Thông tư này.
7. Quyết định các mức ngưỡng thay đổi của giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô trong từng thời kỳ.
8. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành mô hình và phương pháp phân tích rủi ro trong từng thời kỳ.
9. Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức có liên quan trong hoạt động giám sát an toàn vi mô thuộc phạm vi được phân công.
2. Thực hiện giám sát tăng cường đối với đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định tại Thông tư này và Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với từng trường hợp cụ thể.
3. Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện, tham mưu, đề xuất Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Thông tư này.
2. Phân công công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn vi mô theo quy định tại Thông tư này.
3. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô được xem xét, quyết định cơ chế cán bộ chuyên quản đối với từng đối tượng giám sát ngân hàng theo nguyên tắc sau đây:
a) Cán bộ chuyên quản có quyền tiếp cận thông tin tổng thể về đối tượng giám sát ngân hàng do mình giám sát, bao gồm cả thông tin trong hoạt động thanh tra ngân hàng và hoạt động cấp phép;
b) Cán bộ chuyên quản được xem xét tham gia các đoàn thanh tra mà đối tượng thanh tra là đối tượng giám sát ngân hàng do cán bộ chuyên quản đó giám sát.
4. Thực hiện giám sát tăng cường đối với đối tượng giám sát ngân hàng theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với từng trường hợp cụ thể.
5. Định kỳ, đột xuất cung cấp kết quả giám sát an toàn vi mô (trong đó bao gồm báo cáo giám sát an toàn vi mô nhưng không bao gồm báo cáo giám sát an toàn vi mô đối với đối tượng giám sát ngân hàng là chi nhánh của tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân) cho đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô.
6. Phối hợp với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô xác định các ngưỡng giám sát an toàn vi mô đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
1. Thực hiện, tham mưu, đề xuất Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Thông tư này.
2. Phân công công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn vĩ mô theo quy định tại Thông tư này.
3. Định kỳ, đột xuất cung cấp kết quả giám sát an toàn vĩ mô (trong đó bao gồm báo cáo giám sát an toàn vĩ mô) cho đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô.
4. Đầu mối, phối hợp với các đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xác định các ngưỡng giám sát an toàn vi mô đối với từng loại hình tổ chức tín dụng trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định.
5. Xác định các ngưỡng giám sát an toàn vĩ mô trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định.
6. Lập danh sách các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.
1. Cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo quy định tại Thông tư này và theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong hoạt động giám sát an toàn ngân hàng.
3. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong việc rà soát các quy định nội bộ của đối tượng giám sát ban hành theo văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị đó đầu mối xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành.
1. Thực hiện cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu quy định tại Điều 7, Điều 14 Thông tư này và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, thông tin, dữ liệu cung cấp.
2. Thực hiện nội dung, yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng khi nhận được văn bản yêu cầu giải trình hoặc yêu cầu của tổ công tác khi làm việc trực tiếp theo quy định tại Chương IV Thông tư này.
3. Chấp hành đầy đủ các biện pháp xử lý trong hoạt động giám sát ngân hàng theo quy định tại Chương V Thông tư này.
4. Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2022, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc xử lý, cập nhật tài liệu, thông tin, dữ liệu tự động vào hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa của đối tượng giám sát an toàn vi mô là quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô theo quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư này được thực hiện khi có hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa tương ứng. Trong thời gian chưa có hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa tương ứng, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện như sau:
a) Căn cứ nguồn tài liệu, thông tin, dữ liệu quy định tại khoản 1, 4 Điều 7 Thông tư này, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện thu thập, rà soát tính logic, tính hợp lý của thông tin thông qua việc so sánh, đối chiếu các tài liệu, thông tin thu thập được với các dữ liệu lịch sử để phát hiện vấn đề bất thường, thiếu logic hoặc bất hợp lý.
b) Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xử lý, tổng hợp tài liệu, thông tin dữ liệu theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 8 Thông tư này.
3. Thông tư này thay thế Thông tư số 08/2017/TT-NHNN ngày 01 tháng 8 năm 2017 quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng và Thông tư số 04/2018/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-NHNN ngày 01 tháng 8 năm 2017.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
|
KT. THỐNG ĐỐC |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-NHNN ngày 30/6/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
(1)………………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
(3)………………………… |
|
Hôm nay, hồi.... giờ..... ngày.... tháng.... năm.... tại.............. (4) Tổ công tác được thành lập theo Quyết định số...... đã tiến hành làm việc với...........................(5) về................................(6)
I. Thành phần gồm có:
1. Tổ công tác:
- Ông (bà)........................................................ chức vụ.........................................................
- .............................................................................................................................................
2. Đại diện........................................................................................................................ (7)
- Ông (bà)........................................................ chức vụ.........................................................
- .............................................................................................................................................
II. Nội dung:
.......................................................................................................................................... (8)
Buổi làm việc kết thúc vào hồi…... giờ…. ngày…… tháng….. năm…..….,
Biên bản này đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và Đại diện các bên ký xác nhận. Biên bản lập bằng Tiếng Việt và được lập thành… bản, mỗi bên giữ… bản.
…………………………(5) |
ĐẠI DIỆN TỔ CÔNG TÁC |
(1) Tên cơ quan tiến hành làm việc trực tiếp.
(2) Tên Tổ công tác.
(3) Số biên bản làm việc
(4) Địa điểm làm việc.
(5) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(6) Nội dung làm việc.
(7) Tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm việc với Tổ công tác.
(8) Nêu rõ diễn biến, kết quả của buổi làm việc
MẪU BÁO CÁO GIÁM SÁT AN TOÀN VI MÔ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-NHNN ngày 30/6/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
Các đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô tham khảo mẫu báo cáo giám sát an toàn vi mô dưới đây nhằm xây dựng Mẫu báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ phù hợp với đặc thù của đối tượng giám sát ngân hàng do đơn vị mình phụ trách. Lưu ý đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu theo quy định tại Thông tư....../2022/TT-NHNN. Đối với Báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô không cần thiết trình bày các mục A, C, D, E, F và chỉ trình bày cụ thể nội dung cần báo cáo đột xuất tại mục B (không cần trình bày các nội dung không liên quan tại mục B) và đề xuất kiến nghị tại mục G.
……………(1)…………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-…(3)… |
Hà Nội, ngày tháng năm |
BÁO CÁO GIÁM SÁT AN TOÀN VI MÔ
(tên đối tượng giám sát)
…NĂM…
TRẠNG THÁI BÁO CÁO |
|||
Báo cáo định kỳ: Báo cáo đột xuất: |
|
|
|
|
|||
Ngày thực hiện: Số liệu tại thời điểm: Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính Cân đối tài Khoản kế toán Báo cáo thống kê khác |
Lần báo cáo gần nhất: (định kỳ/đột xuất) Ngày thực hiện: Số liệu tại thời điểm: |
HỒ SƠ TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI |
|||||||
Tên:
|
Tên viết tắt: |
||||||
Địa điểm:
|
Điện thoại: |
Fax: |
|||||
Cán bộ làm đầu mối liên lạc: |
|||||||
Tên:
|
Điện thoại: |
Email: |
|||||
|
|
|
|
|
|||
HỒ SƠ CÁN BỘ GIÁM SÁT |
|||||||
Cán bộ giám sát: |
Thời gian giám sát: (Từ mm/20xx đến mm/20xx) |
Điện thoại: |
Email: |
||||
Cán bộ giám sát trước: |
Thời gian giám sát: (Từ / đến / ) |
Điện thoại: |
Email: |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
A. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
A.1. THÔNG TIN CƠ BẢN
Giấy phép hoạt động số |
Giấy phép hoạt động số ... ngày .... của ... Thời gian hoạt động theo giấy phép |
|
Trụ sở chính |
|
|
Ngân hàng Mẹ (Quốc gia của ngân hàng Mẹ) |
|
|
Mạng lưới |
(Số lượng chi nhánh, Phòng giao dịch, Văn phòng đại diện) (Nếu số lượng <5 thì ghi chi tiết thành phố, tỉnh nơi có mạng lưới) |
|
Năm khai trương hoạt động |
|
|
Vốn |
Vốn điều lệ |
|
Vốn CSH |
|
|
Vốn tự có |
|
|
Tổng Giám Đốc (kể từ ngày)
|
|
A.2. CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Các nội dung hoạt động được quy định trong Giấy phép hoạt động số |
|
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. |
|
2. Các văn bản/ Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động |
|
Số Văn bản |
1. 2. 3. 4. 5. |
3. Một số đặc điểm trong tổ chức và hoạt động - (phương pháp phân loại nợ, trích lập dự phòng) - (tăng trưởng tín dụng được phê duyệt) - (các đề nghị về cho vay ngoại tệ, cấp tín dụng vượt 15% VTC… của đơn vị) - (các công cụ tài chính phái sinh) - (các đặc điểm cần lưu ý khác) |
A.3. TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH
1. Cơ cấu tổ chức
[Ghi đầy đủ thông tin về cơ cấu tổ chức của ngân hàng: Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động (các Khối, Ủy ban, Phòng, Ban, Chi nhánh, phòng giao dịch), Thông tin về Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, Kiểm toán nội bộ, Các nhân sự quản lý cấp cao khác cần lưu ý.]
[Những thay đổi về nhân sự HĐQT/HĐTV BKS, KTNB, TGĐ và những thay đổi liên quan đến chi nhánh (đối với TCTD 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh); Nhân sự điều hành của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thay đổi… tình hình mới phát sinh trong kỳ báo cáo]
2. Thông tin khác về quản trị, điều hành (mạng lưới hoạt động, cơ cấu cổ đông lớn...)
(Phần này thuộc nội dung không bắt buộc, các đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô căn cứ vào nguồn lực của đơn vị, đặc thù của đối tượng giám sát để tổ chức thực hiện.)
A.4. CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH KINH DOANH HẰNG NĂM
1. Chiến lược kinh doanh tổng thể
(Tầm nhìn, sứ mệnh hoạt động)
(Phương án, đề án hành động, hoạt động)
2. Kế hoạch kinh doanh hằng năm.
(Kế hoạch Huy động vốn - Sử dụng vốn, Mục tiêu lợi nhuận, Kế hoạch tăng trưởng tín dụng hằng năm)
(Kế hoạch thực hiện Phương án, đề án)
B. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
B.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về sử dụng vốn và huy động vốn
(Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng căn cứ vào đặc thù của đối tượng giám sát ngân hàng có thể bổ sung hoặc bớt các chỉ tiêu trong Mẫu nêu trên tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu tại Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
2. Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh (Lũy kế)
(Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng căn cứ vào đặc thù của đối tượng giám sát ngân hàng có thể bổ sung hoặc bớt các chỉ tiêu trong Mẫu nêu trên tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu tại Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
B.2. ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ:
1. Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về:
1.1. Giám sát tuân thủ chế độ báo cáo thống kê (trong phạm vi các báo cáo của đối tượng giám sát ngân hàng được cấp có thẩm quyền phân công thực hiện);
1.2. Giám sát tuân thủ các hạn chế, giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129, 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung); phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro;
1.3. Giám sát tuân thủ việc đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người quản lý, người điều hành quy định tại Điều 50 và khoản 4 Điều 89 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi bổ sung); và việc tuân thủ cơ cấu quản trị, điều hành, kiểm soát của đối tượng giám sát theo quy định tại Chương III Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
1.4. Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về góp vốn, cho vay, gửi tiền, đầu tư của tổ chức tín dụng vào công ty con, công ty liên kết, chi nhánh ở nước ngoài;
1.5. Rà soát các quy định nội bộ của đối tượng giám sát an toàn vi mô ban hành theo quy định tại Điều 93 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
1.6. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, trong trường hợp cần thiết, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện rà soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, chất lượng tín dụng, rủi ro của các giao dịch, khoản cấp tín dụng, các khoản đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, các khoản phải thu khác có giá trị lớn.
1.7. Các nội dung khác (nếu có).
2. Giám sát tuân thủ chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Căn cứ chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát ngân hàng, cán bộ giám sát an toàn vi mô thực hiện đánh giá tính tuân thủ đối với:
2.1. Kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán, kết quả kiểm tra, quyết định xử lý về thanh tra;
- Tình hình thực hiện theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra nếu đang phải thực hiện.
- Kế hoạch kiểm toán nội bộ, Báo cáo Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, Báo cáo Kiểm toán nội bộ, Báo cáo của kiểm toán độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của đối tượng giám sát (nếu có).
2.2. Văn bản khuyến nghị, cảnh báo trong giám sát ngân hàng;
Các văn bản cảnh báo, kiến nghị và tình hình thực hiện
2.3. Văn bản khác của Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu nội dung, công việc cụ thể.
B.3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO:
1. Giám sát rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua việc sử dụng mô hình và phương pháp phân tích rủi ro do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ (nếu có)
2. Giám sát rủi ro thông qua việc phân tích, nhận định về tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
(Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng căn cứ vào đặc thù của đối tượng giám sát ngân hàng có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu trong Mẫu nêu trên tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu tại Mục 2 Chương II Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
2.1. Phân tích, nhận định về những thay đổi trọng yếu, các biến động bất thường thông qua việc sử dụng các ngưỡng thay đổi của các khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lãi dự thu, chi phí, kết quả kinh doanh, và các hạn chế, giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trên cơ sở kết quả từ hệ thống báo cáo thống kê điện tử của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa;
2.2. Xem xét những tác động trọng yếu đến quản trị, điều hành của đối tượng giám sát an toàn vi mô.
2.3. Trên cơ sở những thông tin bất lợi có thể ảnh hưởng trọng yếu đến đối tượng giám sát an toàn vi mô nhận được, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô đánh giá, nhận định về tình hình rủi ro của đối tượng giám sát ngân hàng.
2.4. Giám sát tình hình cấp tín dụng, chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực, đối tượng khách hàng và giao dịch có rủi ro cao trong hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô để phân tích và đánh giá mức độ tác động trọng yếu đến hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô.
2.5. Các nội dung khác (nếu có)
C. KẾT QUẢ XẾP HẠNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
[Đưa ra kết quả xếp hạng chung và xếp hạng từng cấu phần theo quy định]
D. TIẾP XÚC, LÀM VIỆC TRỰC TIẾP VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
[Nêu các Công văn cảnh báo rủi ro, kết quả cuộc làm việc do cán bộ với đại diện TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó ghi rõ số hiệu văn bản ký, gửi TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trường hợp chưa có, ghi chưa có]
E. KHAI THÁC THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TỪ CÁC NGUỒN KHÁC
[Phân tích các vấn đề cần lưu ý khác thông qua thông tin về TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ các đơn vị khác (nếu có)]
F. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐÃ ÁP DỤNG TRONG KỲ BÁO CÁO.
[Nêu các biện pháp xử lý đã được đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô đề xuất áp dụng đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô trong kỳ, bao gồm cả các đề xuất trong báo cáo đột xuất.]
G. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Các vấn đề cần quan tâm: Tổng hợp các vấn đề cần quan tâm trong các phần đánh giá ở trên.
- Đề xuất, kiến nghị:
[Căn cứ kết quả phân tích, giám sát, cán bộ giám sát đề xuất biện pháp giám sát cần thiết đối với đối tượng. Các kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng]
H. PHÊ DUYỆT
Chữ ký |
Cán bộ lập |
Kiểm soát |
|
|
|
Họ và tên |
|
|
Chức danh |
|
|
Ngày ký |
|
|
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ THỰC HIỆN GIÁM SÁT AN TOÀN VI MÔ
MẪU BÁO CÁO GIÁM SÁT AN TOÀN VI MÔ
(Áp dụng cho các đối tượng giám sát ngân hàng là các chi nhánh của cùng một tổ chức tín dụng trên địa bàn)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-NHNN ngày 30/6/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
Các đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô tham khảo mẫu báo cáo giám sát an toàn vi mô dưới đây nhằm xây dựng Mẫu báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ được lập chung cho tất cả các chi nhánh thuộc cùng một tổ chức tín dụng trên địa bàn NHNN chi nhánh quản lý. Lưu ý đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu theo quy định tại Thông tư ……/2022/TT-NHNN. Đối với Báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô không cần thiết trình bày các mục A, C, D, E và chỉ trình bày cụ thể nội dung cần báo cáo đột xuất tại mục B (không cần trình bày các nội dung không liên quan tại mục B) và để xuất kiến nghị tại mục F.
……………(1)…………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-…(3)… |
Hà Nội, ngày tháng năm |
BÁO CÁO GIÁM SÁT AN TOÀN VI MÔ
(tên đối tượng giám sát)
… NĂM …
TRẠNG THÁI BÁO CÁO |
|||
Báo cáo định kỳ: Báo cáo đột xuất: |
|
|
|
|
|||
Ngày thực hiện: Số liệu tại thời điểm: |
Lần báo cáo gần nhất: (định kỳ/đột xuất) Ngày thực hiện: Số liệu tại thời điểm: |
HỒ SƠ CHI NHÁNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG |
|||||||
Tên:
|
Tên viết tắt: |
||||||
Địa điểm:
|
Điện thoại: |
Fax: |
|||||
Cán bộ làm đầu mối liên lạc: |
|||||||
Tên:
|
Điện thoại: |
Email: |
|||||
|
|
|
|
|
|||
HỒ SƠ CÁN BỘ GIÁM SÁT |
|||||||
Cán bộ giám sát: |
Thời gian giám sát: (Từ mm/20xx đến mm/20xx) |
Điện thoại: |
Email: |
||||
Cán bộ giám sát trước: |
Thời gian giám sát: (Từ / đến / ) |
Điện thoại: |
Email: |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
A. THÔNG TIN VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG LÀ CÁC CHI NHÁNH CỦA CÙNG MỘT TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN.
1. Thông tin cơ bản
[Ghi đầy đủ về các đơn vị trực thuộc cùng một tổ chức tín dụng trên địa bàn: Số lượng chi nhánh bao gồm phòng giao dịch, điểm giới thiệu dịch vụ, đơn vị sự nghiệp].
2. Thông tin khác về quản trị, điều hành
(Phần này thuộc nội dung không bắt buộc, các đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô căn cứ vào nguồn lực của đơn vị, đặc thù của đối tượng giám sát để tổ chức thực hiện.)
B. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
B.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
3. Một số chỉ tiêu chủ yếu về sử dụng vốn và huy động vốn
(Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng căn cứ vào đặc thù của đối tượng giám sát ngân hàng có thể bổ sung hoặc bớt các chỉ tiêu trong Mẫu nêu trên tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu tại Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
4. Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh (Chênh lệch thu - chi )
(Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng căn cứ vào đặc thù của đối tượng giám sát ngân hàng có thể bổ sung hoặc bớt các chỉ tiêu trong Mẫu nêu trên tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu tại Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
B.2. ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ:
1. Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về:
1.1. Chế độ báo cáo thống kê (trong phạm vi các báo cáo của đối tượng giám sát ngân hàng được cấp có thẩm quyền phân công thực hiện);
1.2. Các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng áp dụng đối với chi nhánh.
2. Giám sát tuân thủ chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến chi nhánh của TCTD
Căn cứ chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát ngân hàng, cán bộ giám sát an toàn vi mô thực hiện đánh giá tính tuân thủ đối với:
2.1. Kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán, kết quả kiểm tra, quyết định xử lý về thanh tra;
- Tình hình thực hiện theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra nếu đang phải thực hiện.
- Kế hoạch kiểm toán nội bộ, Báo cáo Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, Báo cáo Kiểm toán nội bộ, Báo cáo của kiểm toán độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của đối tượng giám sát (nếu có) .
2.2. Văn bản khuyến nghị, cảnh báo trong giám sát ngân hàng;
Các văn bản cảnh báo, kiến nghị và tình hình thực hiện
2.3. Văn bản khác của Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu nội dung, công việc cụ thể.
B.3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO:
Giám sát rủi ro tập trung thông qua việc phân tích, nhận định về tình hình hoạt động của các chi nhánh của TCTD
1. Các khoản mục tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí và chênh lệch thu chi;
2. Tình hình cấp tín dụng và chất lượng tín dụng của đối tượng giám sát an toàn vi mô;
3. Lập, cập nhật danh sách thông tin nhân sự, trong đó tối thiểu bao gồm giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng;
4. Các thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đối tượng giám sát.
C. TIẾP XÚC, LÀM VIỆC TRỰC TIẾP VỚI CÁC CHI NHÁNH
[Nêu các Công văn cảnh báo rủi ro, kết quả cuộc làm việc do cán bộ với đại diện chi nhánh của tổ chức tín dụng, trong đó ghi rõ số hiệu văn bản ký, gửi các chi nhánh; trường hợp chưa có, ghi chưa có]
D. KHAI THÁC THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG TỪ CÁC NGUỒN KHÁC
[Phân tích các vấn đề cần lưu ý khác thông qua thông tin về các chi nhánh của tổ chức tín dụng từ các đơn vị khác (nếu có)]
E. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐÃ ÁP DỤNG TRONG KỲ BÁO CÁO
[Nêu các biện pháp xử lý đã được đơn vị giám sát an toàn vi mô đề xuất áp dụng đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô trong kỳ, bao gồm cả các đề xuất trong báo cáo đột xuất.]
F. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Các vấn đề cần quan tâm: Tổng hợp các vấn đề cần quan tâm trong các phần đánh giá ở trên.
- Đề xuất, kiến nghị:
[Căn cứ kết quả phân tích, giám sát, cán bộ giám sát đề xuất biện pháp giám sát cần thiết đối với đối tượng. Các kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng]
G. PHÊ DUYỆT
Chữ ký |
Cán bộ lập |
Kiểm soát |
|
|
|
Họ và tên |
|
|
Chức danh |
|
|
Ngày ký |
|
|
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ THỰC HIỆN GIÁM SÁT AN TOÀN VI MÔ
MẪU BÁO CÁO GIÁM SÁT AN TOÀN VĨ MÔ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-NHNN ngày 30/6/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
Các đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô tham khảo mẫu báo cáo giám sát an toàn vĩ mô dưới đây nhằm xây dựng Mẫu báo cáo giám sát an toàn vĩ mô định kỳ phù hợp với đặc thù đối tượng giám sát ngân hàng do đơn vị mình phụ trách. Lưu ý đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu theo quy định tại Thông tư /2022/TT-NHNN. Đối với Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô không cần thiết trình bày đầy đủ các phần I, II, III, IV, V; chỉ trình bày cụ thể nội dung cần báo cáo đột xuất tại phần I, II, III, IV, V và đề xuất kiến nghị tại Phần VI.
CƠ QUAN THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-… |
Hà Nội, ngày tháng năm |
BÁO CÁO GIÁM SÁT AN TOÀN VĨ MÔ
HỆ THỐNG VÀ NHÓM CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG,
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
…Năm…
PHẦN I. TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ
Tóm tắt những thông tin mang tính tổng hợp về các vấn đề nổi bật về tình hình kinh tế vĩ mô. Ví dụ: về tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá, mặt bằng lãi suất, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, bất động sản, v.v..
Cán bộ giám sát tập trung đánh giá một số chỉ tiêu chính có ảnh hưởng đến mức độ an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD)/nhóm các TCTD như: Tăng trưởng kinh tế (GDP), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Thị trường bất động sản, Hoạt động của doanh nghiệp, Tỷ giá, Lãi suất. Ngoài ra, căn cứ vào diễn biến kinh tế trong từng thời kỳ và mức độ ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống các TCTD/nhóm các TCTD, cán bộ giám sát xem xét, bổ sung đánh giá một số chỉ tiêu như: tình hình thiên tai, dịch bệnh, thị trường chứng khoán, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, tình hình lao động và việc làm...
PHẦN II. PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH MỨC ĐỘ LÀNH MẠNH
1. Tình hình vốn chủ sở hữu, mức độ an toàn vốn,
2. Tình hình huy động vốn, sử dụng vốn
3. Tình hình thanh khoản
4. Tình hình nợ xấu, chất lượng tài sản
5. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng
6. Kết quả hoạt động kinh doanh, lãi dự thu
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ SỨC CHỊU ĐỰNG
1. Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng thông qua phân tích, dự báo về diễn biến nợ xấu theo các kịch bản kinh tế vĩ mô, tác động của các giả định về chuyển nhóm nợ, giả định về khách hàng lớn mất khả năng trả nợ;
2. Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro thị trường thông qua phân tích tác động theo các kịch bản biến động về tỷ giá, lãi suất lên mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống, nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
3. Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro lan truyền liên ngân hàng trên cơ sở ma trận liên ngân hàng;
4. Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro thanh khoản thông qua phân tích khả năng thanh khoản trong trường hợp xảy ra hiện tượng rút tiền hàng loạt.
PHẦN IV: KHẢ NĂNG XẢY RA KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ (trong trường hợp cần thiết)
PHẦN V: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐÃ ÁP DỤNG TRONG KỲ BÁO CÁO
[Nêu các biện pháp xử lý đã được đơn vị giám sát an toàn vi mô đề xuất áp dụng đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô trong kỳ, bao gồm cả các đề xuất trong báo cáo đột xuất.]
PHẦN VI: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Đưa ra các kiến nghị, đề xuất các giải pháp cần thực hiện nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ THỰC HIỆN GIÁM SÁT AN TOÀN VĨ MÔ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-NHNN ngày 30/6/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
(1)………………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
(3)………………………… |
|
Hôm nay, hồi.... giờ..... ngày.... tháng.... năm.... tại.............. (4) Tổ công tác được thành lập theo Quyết định số...... đã tiến hành làm việc với...........................(5) về................................(6)
I. Thành phần gồm có:
1. Tổ công tác:
- Ông (bà)........................................................ chức vụ.........................................................
- .............................................................................................................................................
2. Đại diện........................................................................................................................ (7)
- Ông (bà)........................................................ chức vụ.........................................................
- .............................................................................................................................................
II. Nội dung:
.......................................................................................................................................... (8)
Buổi làm việc kết thúc vào hồi…... giờ…. ngày…… tháng….. năm…..….,
Biên bản này đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và Đại diện các bên ký xác nhận. Biên bản lập bằng Tiếng Việt và được lập thành… bản, mỗi bên giữ… bản.
…………………………(5) |
ĐẠI DIỆN TỔ CÔNG TÁC |
(1) Tên cơ quan tiến hành làm việc trực tiếp.
(2) Tên Tổ công tác.
(3) Số biên bản làm việc
(4) Địa điểm làm việc.
(5) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(6) Nội dung làm việc.
(7) Tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm việc với Tổ công tác.
(8) Nêu rõ diễn biến, kết quả của buổi làm việc
MẪU BÁO CÁO GIÁM SÁT AN TOÀN VI MÔ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-NHNN ngày 30/6/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
Các đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô tham khảo mẫu báo cáo giám sát an toàn vi mô dưới đây nhằm xây dựng Mẫu báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ phù hợp với đặc thù của đối tượng giám sát ngân hàng do đơn vị mình phụ trách. Lưu ý đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu theo quy định tại Thông tư....../2022/TT-NHNN. Đối với Báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô không cần thiết trình bày các mục A, C, D, E, F và chỉ trình bày cụ thể nội dung cần báo cáo đột xuất tại mục B (không cần trình bày các nội dung không liên quan tại mục B) và đề xuất kiến nghị tại mục G.
……………(1)…………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-…(3)… |
Hà Nội, ngày tháng năm |
BÁO CÁO GIÁM SÁT AN TOÀN VI MÔ
(tên đối tượng giám sát)
…NĂM…
TRẠNG THÁI BÁO CÁO |
|||
Báo cáo định kỳ: Báo cáo đột xuất: |
|
|
|
|
|||
Ngày thực hiện: Số liệu tại thời điểm: Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính Cân đối tài Khoản kế toán Báo cáo thống kê khác |
Lần báo cáo gần nhất: (định kỳ/đột xuất) Ngày thực hiện: Số liệu tại thời điểm: |
HỒ SƠ TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI |
|||||||
Tên:
|
Tên viết tắt: |
||||||
Địa điểm:
|
Điện thoại: |
Fax: |
|||||
Cán bộ làm đầu mối liên lạc: |
|||||||
Tên:
|
Điện thoại: |
Email: |
|||||
|
|
|
|
|
|||
HỒ SƠ CÁN BỘ GIÁM SÁT |
|||||||
Cán bộ giám sát: |
Thời gian giám sát: (Từ mm/20xx đến mm/20xx) |
Điện thoại: |
Email: |
||||
Cán bộ giám sát trước: |
Thời gian giám sát: (Từ / đến / ) |
Điện thoại: |
Email: |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
A. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
A.1. THÔNG TIN CƠ BẢN
Giấy phép hoạt động số |
Giấy phép hoạt động số ... ngày .... của ... Thời gian hoạt động theo giấy phép |
|
Trụ sở chính |
|
|
Ngân hàng Mẹ (Quốc gia của ngân hàng Mẹ) |
|
|
Mạng lưới |
(Số lượng chi nhánh, Phòng giao dịch, Văn phòng đại diện) (Nếu số lượng <5 thì ghi chi tiết thành phố, tỉnh nơi có mạng lưới) |
|
Năm khai trương hoạt động |
|
|
Vốn |
Vốn điều lệ |
|
Vốn CSH |
|
|
Vốn tự có |
|
|
Tổng Giám Đốc (kể từ ngày)
|
|
A.2. CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Các nội dung hoạt động được quy định trong Giấy phép hoạt động số |
|
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. |
|
2. Các văn bản/ Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động |
|
Số Văn bản |
1. 2. 3. 4. 5. |
3. Một số đặc điểm trong tổ chức và hoạt động - (phương pháp phân loại nợ, trích lập dự phòng) - (tăng trưởng tín dụng được phê duyệt) - (các đề nghị về cho vay ngoại tệ, cấp tín dụng vượt 15% VTC… của đơn vị) - (các công cụ tài chính phái sinh) - (các đặc điểm cần lưu ý khác) |
A.3. TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH
1. Cơ cấu tổ chức
[Ghi đầy đủ thông tin về cơ cấu tổ chức của ngân hàng: Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động (các Khối, Ủy ban, Phòng, Ban, Chi nhánh, phòng giao dịch), Thông tin về Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, Kiểm toán nội bộ, Các nhân sự quản lý cấp cao khác cần lưu ý.]
[Những thay đổi về nhân sự HĐQT/HĐTV BKS, KTNB, TGĐ và những thay đổi liên quan đến chi nhánh (đối với TCTD 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh); Nhân sự điều hành của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thay đổi… tình hình mới phát sinh trong kỳ báo cáo]
2. Thông tin khác về quản trị, điều hành (mạng lưới hoạt động, cơ cấu cổ đông lớn...)
(Phần này thuộc nội dung không bắt buộc, các đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô căn cứ vào nguồn lực của đơn vị, đặc thù của đối tượng giám sát để tổ chức thực hiện.)
A.4. CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH KINH DOANH HẰNG NĂM
1. Chiến lược kinh doanh tổng thể
(Tầm nhìn, sứ mệnh hoạt động)
(Phương án, đề án hành động, hoạt động)
2. Kế hoạch kinh doanh hằng năm.
(Kế hoạch Huy động vốn - Sử dụng vốn, Mục tiêu lợi nhuận, Kế hoạch tăng trưởng tín dụng hằng năm)
(Kế hoạch thực hiện Phương án, đề án)
B. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
B.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về sử dụng vốn và huy động vốn
(Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng căn cứ vào đặc thù của đối tượng giám sát ngân hàng có thể bổ sung hoặc bớt các chỉ tiêu trong Mẫu nêu trên tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu tại Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
2. Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh (Lũy kế)
(Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng căn cứ vào đặc thù của đối tượng giám sát ngân hàng có thể bổ sung hoặc bớt các chỉ tiêu trong Mẫu nêu trên tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu tại Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
B.2. ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ:
1. Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về:
1.1. Giám sát tuân thủ chế độ báo cáo thống kê (trong phạm vi các báo cáo của đối tượng giám sát ngân hàng được cấp có thẩm quyền phân công thực hiện);
1.2. Giám sát tuân thủ các hạn chế, giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129, 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung); phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro;
1.3. Giám sát tuân thủ việc đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người quản lý, người điều hành quy định tại Điều 50 và khoản 4 Điều 89 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi bổ sung); và việc tuân thủ cơ cấu quản trị, điều hành, kiểm soát của đối tượng giám sát theo quy định tại Chương III Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
1.4. Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về góp vốn, cho vay, gửi tiền, đầu tư của tổ chức tín dụng vào công ty con, công ty liên kết, chi nhánh ở nước ngoài;
1.5. Rà soát các quy định nội bộ của đối tượng giám sát an toàn vi mô ban hành theo quy định tại Điều 93 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
1.6. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, trong trường hợp cần thiết, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện rà soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, chất lượng tín dụng, rủi ro của các giao dịch, khoản cấp tín dụng, các khoản đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, các khoản phải thu khác có giá trị lớn.
1.7. Các nội dung khác (nếu có).
2. Giám sát tuân thủ chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Căn cứ chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát ngân hàng, cán bộ giám sát an toàn vi mô thực hiện đánh giá tính tuân thủ đối với:
2.1. Kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán, kết quả kiểm tra, quyết định xử lý về thanh tra;
- Tình hình thực hiện theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra nếu đang phải thực hiện.
- Kế hoạch kiểm toán nội bộ, Báo cáo Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, Báo cáo Kiểm toán nội bộ, Báo cáo của kiểm toán độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của đối tượng giám sát (nếu có).
2.2. Văn bản khuyến nghị, cảnh báo trong giám sát ngân hàng;
Các văn bản cảnh báo, kiến nghị và tình hình thực hiện
2.3. Văn bản khác của Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu nội dung, công việc cụ thể.
B.3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO:
1. Giám sát rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua việc sử dụng mô hình và phương pháp phân tích rủi ro do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ (nếu có)
2. Giám sát rủi ro thông qua việc phân tích, nhận định về tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
(Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng căn cứ vào đặc thù của đối tượng giám sát ngân hàng có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu trong Mẫu nêu trên tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu tại Mục 2 Chương II Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
2.1. Phân tích, nhận định về những thay đổi trọng yếu, các biến động bất thường thông qua việc sử dụng các ngưỡng thay đổi của các khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lãi dự thu, chi phí, kết quả kinh doanh, và các hạn chế, giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trên cơ sở kết quả từ hệ thống báo cáo thống kê điện tử của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa;
2.2. Xem xét những tác động trọng yếu đến quản trị, điều hành của đối tượng giám sát an toàn vi mô.
2.3. Trên cơ sở những thông tin bất lợi có thể ảnh hưởng trọng yếu đến đối tượng giám sát an toàn vi mô nhận được, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô đánh giá, nhận định về tình hình rủi ro của đối tượng giám sát ngân hàng.
2.4. Giám sát tình hình cấp tín dụng, chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực, đối tượng khách hàng và giao dịch có rủi ro cao trong hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô để phân tích và đánh giá mức độ tác động trọng yếu đến hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô.
2.5. Các nội dung khác (nếu có)
C. KẾT QUẢ XẾP HẠNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
[Đưa ra kết quả xếp hạng chung và xếp hạng từng cấu phần theo quy định]
D. TIẾP XÚC, LÀM VIỆC TRỰC TIẾP VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
[Nêu các Công văn cảnh báo rủi ro, kết quả cuộc làm việc do cán bộ với đại diện TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó ghi rõ số hiệu văn bản ký, gửi TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trường hợp chưa có, ghi chưa có]
E. KHAI THÁC THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TỪ CÁC NGUỒN KHÁC
[Phân tích các vấn đề cần lưu ý khác thông qua thông tin về TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ các đơn vị khác (nếu có)]
F. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐÃ ÁP DỤNG TRONG KỲ BÁO CÁO.
[Nêu các biện pháp xử lý đã được đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô đề xuất áp dụng đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô trong kỳ, bao gồm cả các đề xuất trong báo cáo đột xuất.]
G. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Các vấn đề cần quan tâm: Tổng hợp các vấn đề cần quan tâm trong các phần đánh giá ở trên.
- Đề xuất, kiến nghị:
[Căn cứ kết quả phân tích, giám sát, cán bộ giám sát đề xuất biện pháp giám sát cần thiết đối với đối tượng. Các kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng]
H. PHÊ DUYỆT
Chữ ký |
Cán bộ lập |
Kiểm soát |
|
|
|
Họ và tên |
|
|
Chức danh |
|
|
Ngày ký |
|
|
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ THỰC HIỆN GIÁM SÁT AN TOÀN VI MÔ
MẪU BÁO CÁO GIÁM SÁT AN TOÀN VI MÔ
(Áp dụng cho các đối tượng giám sát ngân hàng là các chi nhánh của cùng một tổ chức tín dụng trên địa bàn)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-NHNN ngày 30/6/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
Các đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô tham khảo mẫu báo cáo giám sát an toàn vi mô dưới đây nhằm xây dựng Mẫu báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ được lập chung cho tất cả các chi nhánh thuộc cùng một tổ chức tín dụng trên địa bàn NHNN chi nhánh quản lý. Lưu ý đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu theo quy định tại Thông tư ……/2022/TT-NHNN. Đối với Báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô không cần thiết trình bày các mục A, C, D, E và chỉ trình bày cụ thể nội dung cần báo cáo đột xuất tại mục B (không cần trình bày các nội dung không liên quan tại mục B) và để xuất kiến nghị tại mục F.
……………(1)…………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-…(3)… |
Hà Nội, ngày tháng năm |
BÁO CÁO GIÁM SÁT AN TOÀN VI MÔ
(tên đối tượng giám sát)
… NĂM …
TRẠNG THÁI BÁO CÁO |
|||
Báo cáo định kỳ: Báo cáo đột xuất: |
|
|
|
|
|||
Ngày thực hiện: Số liệu tại thời điểm: |
Lần báo cáo gần nhất: (định kỳ/đột xuất) Ngày thực hiện: Số liệu tại thời điểm: |
HỒ SƠ CHI NHÁNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG |
|||||||
Tên:
|
Tên viết tắt: |
||||||
Địa điểm:
|
Điện thoại: |
Fax: |
|||||
Cán bộ làm đầu mối liên lạc: |
|||||||
Tên:
|
Điện thoại: |
Email: |
|||||
|
|
|
|
|
|||
HỒ SƠ CÁN BỘ GIÁM SÁT |
|||||||
Cán bộ giám sát: |
Thời gian giám sát: (Từ mm/20xx đến mm/20xx) |
Điện thoại: |
Email: |
||||
Cán bộ giám sát trước: |
Thời gian giám sát: (Từ / đến / ) |
Điện thoại: |
Email: |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
A. THÔNG TIN VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG LÀ CÁC CHI NHÁNH CỦA CÙNG MỘT TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN.
1. Thông tin cơ bản
[Ghi đầy đủ về các đơn vị trực thuộc cùng một tổ chức tín dụng trên địa bàn: Số lượng chi nhánh bao gồm phòng giao dịch, điểm giới thiệu dịch vụ, đơn vị sự nghiệp].
2. Thông tin khác về quản trị, điều hành
(Phần này thuộc nội dung không bắt buộc, các đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô căn cứ vào nguồn lực của đơn vị, đặc thù của đối tượng giám sát để tổ chức thực hiện.)
B. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
B.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
3. Một số chỉ tiêu chủ yếu về sử dụng vốn và huy động vốn
(Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng căn cứ vào đặc thù của đối tượng giám sát ngân hàng có thể bổ sung hoặc bớt các chỉ tiêu trong Mẫu nêu trên tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu tại Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
4. Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh (Chênh lệch thu - chi )
(Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng căn cứ vào đặc thù của đối tượng giám sát ngân hàng có thể bổ sung hoặc bớt các chỉ tiêu trong Mẫu nêu trên tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu tại Thông tư quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
B.2. ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ:
1. Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về:
1.1. Chế độ báo cáo thống kê (trong phạm vi các báo cáo của đối tượng giám sát ngân hàng được cấp có thẩm quyền phân công thực hiện);
1.2. Các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng áp dụng đối với chi nhánh.
2. Giám sát tuân thủ chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến chi nhánh của TCTD
Căn cứ chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát ngân hàng, cán bộ giám sát an toàn vi mô thực hiện đánh giá tính tuân thủ đối với:
2.1. Kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán, kết quả kiểm tra, quyết định xử lý về thanh tra;
- Tình hình thực hiện theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra nếu đang phải thực hiện.
- Kế hoạch kiểm toán nội bộ, Báo cáo Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, Báo cáo Kiểm toán nội bộ, Báo cáo của kiểm toán độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của đối tượng giám sát (nếu có) .
2.2. Văn bản khuyến nghị, cảnh báo trong giám sát ngân hàng;
Các văn bản cảnh báo, kiến nghị và tình hình thực hiện
2.3. Văn bản khác của Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu nội dung, công việc cụ thể.
B.3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO:
Giám sát rủi ro tập trung thông qua việc phân tích, nhận định về tình hình hoạt động của các chi nhánh của TCTD
1. Các khoản mục tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí và chênh lệch thu chi;
2. Tình hình cấp tín dụng và chất lượng tín dụng của đối tượng giám sát an toàn vi mô;
3. Lập, cập nhật danh sách thông tin nhân sự, trong đó tối thiểu bao gồm giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng;
4. Các thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đối tượng giám sát.
C. TIẾP XÚC, LÀM VIỆC TRỰC TIẾP VỚI CÁC CHI NHÁNH
[Nêu các Công văn cảnh báo rủi ro, kết quả cuộc làm việc do cán bộ với đại diện chi nhánh của tổ chức tín dụng, trong đó ghi rõ số hiệu văn bản ký, gửi các chi nhánh; trường hợp chưa có, ghi chưa có]
D. KHAI THÁC THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG TỪ CÁC NGUỒN KHÁC
[Phân tích các vấn đề cần lưu ý khác thông qua thông tin về các chi nhánh của tổ chức tín dụng từ các đơn vị khác (nếu có)]
E. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐÃ ÁP DỤNG TRONG KỲ BÁO CÁO
[Nêu các biện pháp xử lý đã được đơn vị giám sát an toàn vi mô đề xuất áp dụng đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô trong kỳ, bao gồm cả các đề xuất trong báo cáo đột xuất.]
F. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Các vấn đề cần quan tâm: Tổng hợp các vấn đề cần quan tâm trong các phần đánh giá ở trên.
- Đề xuất, kiến nghị:
[Căn cứ kết quả phân tích, giám sát, cán bộ giám sát đề xuất biện pháp giám sát cần thiết đối với đối tượng. Các kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng]
G. PHÊ DUYỆT
Chữ ký |
Cán bộ lập |
Kiểm soát |
|
|
|
Họ và tên |
|
|
Chức danh |
|
|
Ngày ký |
|
|
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ THỰC HIỆN GIÁM SÁT AN TOÀN VI MÔ
MẪU BÁO CÁO GIÁM SÁT AN TOÀN VĨ MÔ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-NHNN ngày 30/6/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng)
Các đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô tham khảo mẫu báo cáo giám sát an toàn vĩ mô dưới đây nhằm xây dựng Mẫu báo cáo giám sát an toàn vĩ mô định kỳ phù hợp với đặc thù đối tượng giám sát ngân hàng do đơn vị mình phụ trách. Lưu ý đảm bảo các nội dung giám sát tối thiểu theo quy định tại Thông tư /2022/TT-NHNN. Đối với Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô không cần thiết trình bày đầy đủ các phần I, II, III, IV, V; chỉ trình bày cụ thể nội dung cần báo cáo đột xuất tại phần I, II, III, IV, V và đề xuất kiến nghị tại Phần VI.
CƠ QUAN THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-… |
Hà Nội, ngày tháng năm |
BÁO CÁO GIÁM SÁT AN TOÀN VĨ MÔ
HỆ THỐNG VÀ NHÓM CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG,
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
…Năm…
PHẦN I. TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ
Tóm tắt những thông tin mang tính tổng hợp về các vấn đề nổi bật về tình hình kinh tế vĩ mô. Ví dụ: về tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá, mặt bằng lãi suất, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, bất động sản, v.v..
Cán bộ giám sát tập trung đánh giá một số chỉ tiêu chính có ảnh hưởng đến mức độ an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD)/nhóm các TCTD như: Tăng trưởng kinh tế (GDP), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Thị trường bất động sản, Hoạt động của doanh nghiệp, Tỷ giá, Lãi suất. Ngoài ra, căn cứ vào diễn biến kinh tế trong từng thời kỳ và mức độ ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống các TCTD/nhóm các TCTD, cán bộ giám sát xem xét, bổ sung đánh giá một số chỉ tiêu như: tình hình thiên tai, dịch bệnh, thị trường chứng khoán, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, tình hình lao động và việc làm...
PHẦN II. PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH MỨC ĐỘ LÀNH MẠNH
1. Tình hình vốn chủ sở hữu, mức độ an toàn vốn,
2. Tình hình huy động vốn, sử dụng vốn
3. Tình hình thanh khoản
4. Tình hình nợ xấu, chất lượng tài sản
5. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng
6. Kết quả hoạt động kinh doanh, lãi dự thu
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ SỨC CHỊU ĐỰNG
1. Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng thông qua phân tích, dự báo về diễn biến nợ xấu theo các kịch bản kinh tế vĩ mô, tác động của các giả định về chuyển nhóm nợ, giả định về khách hàng lớn mất khả năng trả nợ;
2. Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro thị trường thông qua phân tích tác động theo các kịch bản biến động về tỷ giá, lãi suất lên mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống, nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
3. Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro lan truyền liên ngân hàng trên cơ sở ma trận liên ngân hàng;
4. Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro thanh khoản thông qua phân tích khả năng thanh khoản trong trường hợp xảy ra hiện tượng rút tiền hàng loạt.
PHẦN IV: KHẢ NĂNG XẢY RA KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ (trong trường hợp cần thiết)
PHẦN V: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐÃ ÁP DỤNG TRONG KỲ BÁO CÁO
[Nêu các biện pháp xử lý đã được đơn vị giám sát an toàn vi mô đề xuất áp dụng đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô trong kỳ, bao gồm cả các đề xuất trong báo cáo đột xuất.]
PHẦN VI: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Đưa ra các kiến nghị, đề xuất các giải pháp cần thực hiện nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ THỰC HIỆN GIÁM SÁT AN TOÀN VĨ MÔ
STATE BANK OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 08/2022/TT-NHNN |
Hanoi, June 30, 2022 |
ON BANKING SUPERVISORY PROCEDURES
Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law on amendments to the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;
Pursuant to Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government on function, tasks, powers and organizational structures of the State Bank of Vietnam;
Pursuant to Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 07, 2014 of the Government of Vietnam on organization and operation of bank inspectors and supervisors and Decree No. 43/2019/ND-CP dated May 17, 2019 of the Government of Vietnam on amendments to certain Articles of Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 07, 2014 of the Government of Vietnam on organization and operation of bank inspectors and supervisors;
Pursuant to Decision No. 20/2019/QD-TTg dated June 12, 2019 of the Prime Minister on functions, tasks, powers and organizational structure of the Banking Inspection and Supervision Agency under direct management of the State Bank of Vietnam;
At the request of Chief Inspector and supervisor of the Bank;
The Governor of the State Bank of Vietnam promulgates a Circular on banking supervisory procedures.
1. This Circular provides for banking supervisory procedures applicable to credit institutions and foreign bank branches.
2. The supervision of payment systems and information systems security of credit institutions and foreign bank branches shall comply with regulations of relevant laws.
3. The supervision of anti-money laundering of credit institutions and foreign bank branches shall comply with regulations of laws thereon.
4. The supervision of the compliance with laws on investment, management and use of the state budgets at credit institutions shall comply with regulations of laws thereon at enterprises.
5. The banking supervision of credit institutions which are controlled strictly shall comply with regulations of laws on strict control of credit institutions and regulations herein.
1. Banking supervision units include:
a) Micro-prudential supervision units;
b) Macro-prudential supervision units.
2. Banking supervised entities include:
a) Micro-prudential supervised entities;
b) Macro-prudential supervised entities.
3. Other agencies, organizations and individuals engaged in the banking supervisory procedures.
For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “banking supervision” includes micro-prudential supervision and macro-prudential supervision.
2. “micro-prudential supervision" is the prudential supervision form applicable to each entity supervised at the micro level.
3. “macro-prudential supervision” is the prudential supervision form applicable to the system of credit institutions and foreign bank branches.
4. Banking supervised entities include:
a) Micro-prudential supervised entities include:
(i) Credit institutions, excluding policy banks complying with regulations of laws;
(ii) Foreign bank branches;
(iii) Branches of credit institutions. For transaction offices of the people's credit funds, the supervision is performed through the people's credit funds. For transaction offices of other credit institutions, the supervision is performed through branches managing such transaction offices;
(iv) Other entities decided by the Governor of the State Bank of Vietnam.
b) Macro-prudential supervised entities are the system of credit institutions and foreign bank branches, including a group of credit institutions and foreign bank branches which play a significant role in the system and a group of credit institutions and foreign bank branches classified according to forms of operation and ownership.
5. “micro-prudential supervision unit” is a unit under the organizational structure of the Banking Inspection and Supervision Authority, a branch of the State Bank of Vietnam that are assigned to perform the micro-prudential supervision according to the Decision of the Governor of the State Bank of Vietnam and regulations of laws.
6. “macro-prudential supervision unit” is a unit under the organizational structure of the Banking Inspection and Supervision Authority that are assigned to perform the macro-prudential supervision according to the Decision of the Governor of the State Bank of Vietnam and regulations of laws.
7. " supervision of compliance” is the consideration, monitoring and analysis (hereinafter referred to as “analysis and consideration”) of the compliance with regulation of laws on operational safety of banks and other regulations of laws on finance and banking; directions and requests of state authorities competent to banking supervised entities as prescribed in clause 9 of this Article.
8. “enhanced supervision” is the micro-prudential supervision of micro-prudential supervised entities through the addition of some supervisory contents and reporting frequency according to the Decision of the Governor of the State Bank of Vietnam or the Director of a branch of the State Bank of Vietnam for each specific case.
9. “directions and requests of state competent authorities applicable to banking supervised entities” means the provision of directions of and requests for performance of some contents and tasks specified in the following documents applicable to banking supervised entities by the State Bank of Vietnam ( or the State Bank of Vietnam proposed by other state competent authorities):
a) Inspection conclusion, audit conclusion, examination results and decisions on handling of inspection-related violations;
b) Written recommendations and warnings in the banking supervision;
c) Other documents of the State bank of Vietnam with specific requirements for contents and tasks.
10. "risk supervision” means the analysis and consideration of risks (including systemic risks) to warn and recommend banking supervised entities.
11. “risk” means the potential of causing loss (financial loss and non-financial loss) which reduces the equity and revenue, thereby reducing the capital adequacy ratio or restricting the capacity to achieve business objectives by a credit institution or branch of a foreign bank.
12. “systemic risk” means the potential of losses, spreading from the collapse of one credit institution or branch of a foreign bank to a system or group of other credit institutions and branches of a foreign bank, thereby disrupting the operations of the credit institutions or foreign bank branches.
13. “systemic banking crisis” means the systemic collapse of banks in case of insolvency or bankruptcy by credit institutions or branches of a foreign bank. Systemic banking crises are regularly accompanied with the bank run of depositors, spreading throughout the system of credit institutions and branches of a foreign bank.
14. “contact with banking supervised entities" means one where a banking supervision unit requests banking supervised entity to explain and provide written proofs of the accuracy and adequacy of documents, information and reports and clarify the issues concerning risks and compliance with regulations of laws on monetary and banking operations and in service of banking supervision.
15. “systemically important credit institutions or foreign bank branches” means credit institutions or foreign bank branches that may cause negative effects on the entire system of credit institutions or foreign bank branches and/or systemic risks that disrupt operations of the system of credit institutions and foreign banks branches and entire economy in case of insolvency or bankruptcy.
16. “database management” means the development, update and maintenance of fulfillment of requirements for access and use of documents, information and data in serve of banking supervision.
17. "banking supervision manual” is a specific guidance document on banking supervisory operations issued by the State Bank of Vietnam, including the following contents:
a) Collection, consolidation, processing of documents, information and data;
b) Supervisory guidance;
c) Supportive supervision tools;
d) Sanctions in banking supervision
d) Banking supervision dossiers.
18. “State bank branches" are branches of the State Bank of provinces and central-affiliated cities.
Article 4. Rules for banking supervision
The banking supervision shall comply with the following rules:
1. Rules prescribed in Article 51 of the Law on the State Bank of Vietnam, Article 4 of Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 07, 2014 of the Government (revised version) on organization and operation of bank inspectors and supervisors.
2. Rules for combination of compliance supervision and risk supervision as well as micro-prudential supervision and macro-prudential supervision.
Article 5. Banking supervisory procedures
1. Banking supervisory procedures shall be carried out as follows;
a) Step 1: Collect, consolidate, process documents, information and data;
b) Step 2: Carry out contents of compliance supervision and/or risk supervision;
c) Step 3: Prepare reports on the supervision and propose sanctions.
2. Inspection conclusions of credit institutions and foreign bank branches shall be monitored, urged and inspected according to regulations of the Government of Vietnam on the implementation of inspection conclusions and regulations herein.
Article 6. Management and storage of documents, information and data
Documents, information and data must, after being consolidated and processed, be stored and managed for the purpose of the banking inspection and supervision according to the following rules:
1. Documents, information and data must be stored scientifically and fully according to each dossier of each banking supervised entity and entire system.
2. Documents. Information and data must be stored as per existing law on archives.
3. Documents, information and data consisting of information of the State secret must be managed, stored and used according to regulations of laws on the protection of State secrets.
4. Information and data of credit institutions and information of customers must be secured as per regulation of law.
Section 1: Collection, consolidation and processing of documents, information and data
Article 7. Collecting documents, information and data
1. Sources of documents, information and data serving the banking supervision include:
a) Data and reports under regulations of existing law on statistical reporting regimes of the State Bank of Vietnam;
b) Customer data of banking supervised entities from the National Credit Information Center of Vietnam (hereinafter referred to as "CIC”), sources of information and documents serving the supervision from the Cooperative Bank of Vietnam (Co-opBank) and the Deposit Insurance of Vietnam (DIV);
c) Information from inspection, supervision and post-inspection handling;
d) Information from the issuance of licenses of the State Bank;
dd) Independent audit results;
e) Results of credit ratings of State regulatory authorities;
g) Reports on micro-prudential supervision and macro-prudential supervision, sanctions therein;
h) Reports on request of the State Bank of Vietnam and other competent authorities;
i) Requests of state competent authorities applicable to banking supervised entities, including written guidance and requests of units affiliated to the State Bank of Vietnam;
k) Work records, written explanations, dossiers and data provided by banking supervised entities;
l) Documents, information and data collected from units affiliated to the State Bank of Vietnam and other sources (if any).
2. Micro-prudential supervision units shall collect documents, information and data from the sources prescribed in points a, b, c, d, dd, e and g clause 1 of this Article via the electronic statistical reporting system of the State Bank of Vietnam and the remote supervisory system.
3. Micro-prudential supervision units shall collect documents, information and data provided by the sources prescribed in points h, i, k, and l clause 1 of this Article.
4. Based on requests for banking supervision, micro-prudential supervision units shall request or appeal to Chief Inspectors, bank supervisors, Directors of branches of the State Bank of Vietnam to request banking supervised entities to provide documents, information and data other than those prescribed in clause 1 of this Article.
Section 8: Processing, updating and consolidating documents, information and data
According to sources of documents, information and data prescribed in Article 7 hereof, micro-prudential supervision units shall process and consolidate them as follows:
1. For documents, information and data updated automatically from the electronic statistical reporting system of the State Bank of Vietnam, from the CIC to the remote supervisory system, micro-prudential supervision units shall process according to regulations on statistical reporting regimes of the State Bank of Vietnam and regulations on administration, operation and use of the remote supervisory system.
2. For other documents, information and data not prescribed in clause 1 of this Article, micro-prudential supervision units shall:
a) review the logic of information via comparison of the collected documents, information and data with the historical data to detect issues that are unusual, illogical or unreasonable;
b) update necessary documents, information and data into the remote supervisory system according to regulations on administration, operation and use of the remote supervisory system promulgated by the Governor of the State Bank of Vietnam.
3. In case of detection of inadequate, failed or inappropriate documents, information and data at the requests of micro-prudential supervisors, micro-prudential supervision units shall request supervised entities to submit reports and explanations in the form of contact with supervised entities as prescribed in Chapter IV of this Circular.
4. According to information consolidated and processed, micro-prudential supervision units shall implement contents prescribed in Sections 2 and 3 of this Chapter.
Section 2. Micro-prudential supervision
Article 9. Contents of micro-prudential supervision of credit institutions and foreign bank branches
1. A micro-prudential supervision unit shall determine scope and contents of information related to the operation of a micro-prudential supervised entity for supervision of compliance with laws on the operational safety of banks, other regulations of monetary and banking laws in the operation of the micro-prudential supervised entity, which focuses on one or some or all of the following contents:
a) Provide supervision of compliance with statistical reporting regimes, information reporting regimes under regulations of the Law on Credit Institutions (revised version) and guidance documents related in its competence and responsibilities of the micro-prudential supervision unit;
b) Provide supervision of compliance with limits and prudential ratios in the operation of credit institutions prescribed in Articles 126, 127, 128, 129 and 130 of the Law on Credit Institutions (revised version; classify debts, extract risk reserve funds of credit institutions and foreign bank branches on the basis of results from the remote supervisory system and electronic statistical reporting system of the State Bank of Vietnam;
c) Provide supervision of compliance with the satisfaction of conditions and standards applied to managers and operators prescribed in Article 50 and clause 4 Article 89 of the Law on Credit Institutions (revised version); and compliance with administrative mechanisms of the supervised entity as prescribed in Chapter III of the Law on Credit Institutions (revised version);
d) Provide supervision of compliance with regulations of laws on transfer of capital contributions, loans, deposits and investment of credit institutions to their subsidiary companies, affiliated companies and branches abroad;
dd) Review internal regulations promulgated by the micro-prudential supervised entity according to regulations in Article 93 of the Law on Credit Institutions (revised version): Annually, the micro-prudential supervision unit shall choose certain internal regulations for reviewing.
2. The micro-prudential supervision unit shall carry out the supervision of compliance with directions and requests of state competent authorities applicable to the micro-prudential supervised entity (if any).
3. The micro-prudential supervision unit shall carry out risk supervision via the use of modules and methods of risk analysis promulgated by the Governor of the State Bank of Vietnam in each period and/or carry out analysis and consideration of risks of banking supervised entities via one or some or all of the following contents:
a) Analyze and consider key changes and unusual fluctuations via the use of change thresholds in items including assets, liabilities, equities, revenues and accrued interests, costs, business results, limits and prudential ratios on the basis of results from the State Bank's electronic statistical reporting system, the remote supervisory system. Chief Inspectors and bank supervisors shall decide change thresholds of the above-mentioned items.
b) Consider key impact on management and operation of the micro-prudential supervised entity by assessing the following contents:
(i) changes in managers and executives as prescribed in Article 50 and Article 89 of the Law on Credit Institutions (revised version) of the micro-prudential supervised entity;
(ii) Changes in the situation of shareholders, share ownership of managers, executives, major shareholders and related persons of these individuals and organizations (including investment in the form of capital contribution or share purchase with the aim of holding control over a credit institution being a joint-stock company);
(iii) Changes in the situation of capital contribution, limited partners and owners of credit institutions being limited liability companies or credit institutions being cooperatives.
c) On the basis of receiving adverse information that is possible to cause key impact on the micro-prudential supervised entity, the micro-prudential supervision unit shall assess and consider the risk situation of the micro-prudential supervised entity;
d) Supervise the situation of credit extension and credit quality for fields, customers and transactions with high risks in the operation of the micro-prudential supervised entity for analysis and assessment of levels of key impact on the operation of the micro-prudential supervised entity.
The micro-prudential supervision unit shall determine fields, customers and transactions with high risks in each period.
4. For joint-stock commercial banks, when necessary, the micro-prudential supervision unit shall review and assess the compliance with laws, credit quality and risks of high-value transactions (including credit extensions, investments, capital contributions, share purchases, other receivables). The micro-prudential supervision unit shall consider and decide specific high-value degrees of the above-mentioned transactions.
5. The micro-prudential supervision unit shall decide or appeal to the competent authority to decide other supervision contents applicable to the micro-prudential supervised entity within its assigned supervision suitable for needs and sources of the unit.
Article 10. Contents of macro-prudential supervision of a branch of a credit institution
1. Supervision of compliance includes:
a) Supervision of compliance with regulations of laws on:
(i) Statistical reporting regime of the branch as prescribed in statistical reporting regimes;
(ii) Other regulations of monetary and banking laws applicable to the branch.
b) The micro-prudential supervision unit shall carry out the supervision of compliance with directions and requests of state competent authorities applicable to the micro-prudential supervised entity (if any).
2. Supervision of risks in the following contents:
a) Items of assets, liabilities, revenues, costs and differential revenues and costs;
b) Situation of credit extensive and credit quality of the micro-prudential supervised entity. When necessary, the micro-prudential supervision unit shall review and assess the credit extensive and other high-value receivables of the micro-prudential supervised entity. Director of a branch of the State Bank of Vietnam shall decide specific high-value degrees of these transactions;
c) Preparation and update of the list of personnel information, including at least the branch director of the credit institution;
d) Information causing negative impact on the operation of the supervised entity.
3. For large-scale transaction offices in a particular area decided by the branch Director of the State Bank or transaction offices having information causing negative impact on the operation of such transaction offices, the micro-prudential supervision unit shall carry out the supervision as prescribed in clauses 1 and 2 of this Article via branches that managing such transactions.
Article 11. Enhanced supervision
1. Based on the operational situation of the micro-prudential supervised entity, the micro-prudential supervision unit shall consider and report to the Governor of the State Bank of Vietnam, branch Director of the State Bank of Vietnam the applicable to micro-prudential supervised entities through the addition of some supervisory contents and reporting frequency according to the Decision of the Governor of the State Bank of Vietnam or the Director of a branch of the State Bank of Vietnam for each specific case.
a) The micro-prudential supervised entity is classified at level C or D in case of the People’s credit funds; or level D or E in case of other credit institutions and foreign bank branches as prescribed in regulations of the State Bank of Vietnam on the credit rating of credit institutions and foreign bank branches;
b) Early intervention measure shall be imposed on the micro-prudential supervised entity according to regulations of laws and this Circular;
c) Other entities under the direction of state competent authorities.
2. Based on the operational situation of the micro-prudential supervised entity, the micro-prudential supervision unit shall appeal to the Governor of the State Bank of Vietnam, branch Director of the State Bank of Vietnam to decide the enhanced supervision, including:
a) Supervisory cope;
b) Supervisory subjects;
c) Supervisory contents, including supervision of liquidity situation; credit extensions, receivables and investments, capital contributions, share purchases or investments in the form of capital contributions and share purchases in order to take control of enterprises;
d) Reporting frequency of the micro-prudential supervised entity;
dd) Cooperative contents of units and individuals related to the enhanced supervision (if any).
Section 3. Preparation of reports and supervisory dossiers and proposal and imposition of sanctions
Article 12. Preparation of reports on the micro-prudential supervision and proposal and imposition of sanctions therefor
1. On the basis of results of the compliance supervision and risk supervision as prescribed in Section 2 of this Chapter and based on regulations of current laws, the micro-prudential supervision unit shall:
a) make an ad hoc or periodic report on micro-prudential supervision as prescribed in clauses 2 and 3 of this Article;
b) propose and impose sanctions as prescribed in Chapter V of this Circular (if necessary).
2. Rules for preparation, approval and submission of the ad hoc report on micro-prudential supervision:
a) The ad hoc report on micro-prudential supervision must be made when the micro-prudential supervision unit detects violations and risks of legal violations, risks that threaten the operational safety of the banking supervised entity or at the request of the competent authority;
b) The ad hoc report on micro-prudential supervision shall be approved and submitted as follows:
(i) The ad hoc report on micro-prudential supervision must be approved by the leader of the micro-prudential supervision unit;
(ii) Based on petitions in the ad hoc report on micro-prudential supervision and competence in solving the petitions according to regulations of laws, the ad hoc report on micro-prudential supervision must be submitted to the competent authority for consideration and decision;
(iii) The ad hoc report on micro-prudential supervision made at the request of any competent authority must be submitted to that competent authority for consideration and handling.
3. Rules for preparation, approval and submission of periodic report on the micro-prudential supervision:
a) A report on micro-prudential supervision for the first 6 month of a year must be completed before August 31 of the year. An annual report on micro-prudential supervision must be completed before April 15 of the next year;
b) The report on micro-prudential supervision shall be prepared according to Appendix III issued together with this Circular for a banking supervised entity being a credit institution or a foreign bank branch or according to Appendix III issued together with this Circular for banking supervised entities being branches of a credit institution in its area;
c) The periodic report on micro-prudential supervision shall be approved and submitted as follows:
(i) For the micro-prudential supervision unit under the organizational structure of the State Bank Branch, a 6-month or annual report must be approved by the leader of the micro-prudential supervision unit and must be sent to the leader of the State Bank Branch;
(ii) For the micro-prudential supervision unit under the organizational structure of the Banking Inspection or Supervision of the State Bank Branch of Hanoi or Ho Chi Minh City, a 6-month or annual report must be approved by the leader of the micro-prudential supervision unit and must be sent to the leader of the Inspection and Supervision of the State Bank Branch and the leader of the State Bank Branch;
(iii) For the micro-prudential supervision unit under the organizational structure of a Banking Inspection and Supervision Agency of the State Bank Branch of Hanoi or Ho Chi Minh City, a 6-month or annual report must be approved by the leader of the micro-prudential supervision unit and must be sent to the leader of the Inspection and Supervision Agency of the State Bank Branch and the leader of the State Bank;
(iv) In case the report on micro-prudential supervision including the petition for imposing sanctions on a competent authority as prescribed by laws, the report on micro-prudential supervision must be submitted to such competent authority for consideration and decision.
Article 13. Micro-prudential supervision dossiers
1. A micro-prudential supervision dossier shall include ad hoc and periodic reports on the micro-prudential supervision, documents on the contact with the banking supervised entity and a dossier of sanctions in the micro-prudential supervision.
2. In case an early intervention measure is imposed on the banking supervised entity, the micro-prudential supervision dossier needs to include a Decision on applying the early intervention measure as well as remedial measures therefor.
3. In case an enhanced supervision measure is applied to the banking supervised entity, the micro-prudential supervision dossier needs to include a Decision on applying the enhanced supervision measure as well as information, documents, data and remedial measures therefor.
MACRO-PRUDENTIAL SUPERVISION PROCEDURES
Section 1: COLLECTION, CONSOLIDATION AND PROCESSING OF DOCUMENTS, INFORMATION AND DATA
Article 14: Collection, consolidation and processing of documents, information and data
1. A macro-prudential supervision unit shall collect documents, information and data provided by the following sources of a banking supervised entity:
a) Sources specified in Clause 1 Article 7 of this Circular;
b) The reports on micro-prudential supervision and the dossier of sanctions in the micro-prudential supervision (except for the People's Credit Funds);
c) Based on requests for banking supervision, the macro-prudential supervision unit shall request or appeal to a competent authority to request the banking supervised entity to provide documents, information and data other than those prescribed in points a and b clause 1 of this Article.
2. The macro-prudential supervision unit shall consolidate and process documents, information and data provided by the sources prescribed in clause 1 of this Article and set up databases serving the macro-prudential supervision.
3. When detecting inadequate, failed or inappropriate documents, information and data at the request of a micro-prudential supervisor, the macro-prudential supervision unit shall cooperate with the micro-prudential supervision unit in requesting the supervised entity to provide reports and explanation.
Section 2. MACRO-PRUDENTIAL SUPERVISION
Article 15. Contents of macro-prudential supervision of a system of credit institutions and foreign bank branches
The macro-prudential supervision unit shall carry out risk supervision via one or some or all of the following contents:
1. Analysis and consideration of financial soundness indicators for the purpose of detecting risks threatening the safety system shall be classified as follows:
a) Analysis and consideration of equity, capital adequacy ratios, capital mobilization and use;
b) Analysis and consideration of the liquidity;
c) Analysis and consideration of bad debts and asset quality;
d) Analysis and consideration of interbank activities;
dd) Analysis and consideration of business results; accrued interests.
The macro-prudential supervised entity shall use change thresholds suitable for characteristics of the macro-prudential supervised entity for assessing risks threatening the safety system. Chief Inspectors and bank supervisors shall decide change thresholds of the above-mentioned items.
2. Analysis and consideration of macro-economic developments, impacts of other fields in the economy are likely to threaten the stability of the system of credit institutions and foreign bank branches.
3. An annual or ad hoc endurance test at the request of the Governor of the State Bank, including the following contents:
a) Take the endurance test on credit risks via analysis and forecast of the bad debt developments according to macro-economic scenarios, impact of suppositions about transferring debt groups and suppositions about big customers insolvent;
b) Take the endurance test on market risks via analysis of impact according to volatility scenarios of exchange rates and interest rates on the safety and soundness indicators of the system, group of credit institutions, foreign bank branches;
c) Take the endurance test on interbank contagion risks;
d) Take the endurance test on liquidity risks via analysis of the liquidity in case of bank run.
4. When necessary or at the request of the Governor of the State Bank of Vietnam, the macro-prudential supervision unit shall analyze and consider the potential for causing a systemic banking crisis and response measures.
5. For the group of systematically important credit institutions and foreign bank branches, the macro-prudential supervision unit shall supervise at least the contents prescribed in clause 1 of this Article and take the 6-month or ad hoc endurance test upon arising consideration for systemic risks at the request of the Governor of the State Bank of Vietnam.
The macro-prudential supervision unit shall, based on criteria on scale, inter-linkage and interchangeability, make a list of systematically important credit institutions and foreign bank branches and appeal to the Governor of the State Bank of Vietnam to promulgate before March 31 every year.
6. For the group of the people's credit funds and micro-financial organizations, the macro-prudential supervision unit shall at least follow contents prescribed in clause 1 of this Article.
7. The macro-prudential supervision unit shall decide or appeal to the competent authority to decide other supervision contents suitable for needs and sources of the unit.
Section 3. PREPARATION OF REPORTS AND SUPERVISORY DOSSIERS AND PROPOSAL AND IMPOSITION OF SANCTIONS
Article 16. Preparation of reports on the micro-prudential supervision and proposal and imposition of sanctions therefor
1. On the basis of results of the risk supervision as prescribed in Section 2 of this Chapter and based on regulations of current laws, the macro-prudential supervision unit shall:
a) make an ad hoc or periodic report on the macro-prudential supervision as prescribed in clauses 2 and 3 of this Article according to Appendix IV issued together with this Circular;
b) request the micro-prudential supervision unit to research and consider the imposition of sanctions prescribed in Chapter V of this Circular for the banking supervised entity (if necessary).
2. Rules for preparation and submission of the ad hoc report on the macro-prudential supervision:
a) The ad hoc report on micro-prudential supervision must be made when the macro-prudential supervision unit detects risks that threaten the safety or cause banking crisis of the system, group of credit institutions and foreign bank branches or at the request of the Governor of the State Bank of Vietnam;
b) The ad hoc report on the macro-prudential supervision shall be approved and sent to the competent authority according to the following rules:
(i) The ad hoc report on macro-prudential supervision must be approved by the leader of the macro-prudential supervision unit;
(ii) The ad hoc report on macro-prudential supervision made at the request of the Governor of the State Bank of Vietnam must be submitted to that Governor for consideration and handling;
(iii) Based on petitions in the ad hoc report on macro-prudential supervision and competence in solving the petitions according to regulations of laws, the ad hoc report on macro-prudential supervision must be submitted to the competent authority for consideration and decision.
3. Rules for preparation and submission of the periodic report on the macro-prudential supervision:
a) A report on macro-prudential supervision for the first 6 month of a year must be completed before August 31 of the year. An annual report on macro-prudential supervision must be completed before April 15 of the next year;
b) The periodic report on the macro-prudential supervision shall be approved and sent to the competent authority according to the following rules:
(i) The report on macro-prudential supervision must be approved by the leader of the micro-prudential supervision unit and must be sent to the leader of the Banking Inspection and Supervision Agency and the Steering Committee of the State Bank of Vietnam;
(ii) In case the report on macro-prudential supervision including the petition for imposing sanctions on a competent authority as prescribed by laws, the report on macro-prudential supervision must be submitted to such competent authority for consideration and decision.
Article 17. Macro-prudential supervision dossiers
A macro-prudential supervision dossier shall include ad hoc and periodic reports on the macro-prudential supervision, a dossier of sanctions in the macro-prudential supervision.
CONTACT WITH BANKING SUPERVISED ENTITIES
Article 18. Forms of contact with a banking supervised entity
Forms of contact with the banking supervised entity include:
1. A request for written explanation.
2. Contact in person.
Article 19. The request for written explanation
1. When detecting inadequate, failed or inappropriate documents, information and data at the request of a micro-prudential supervisor or issues related to the inadequate compliance with regulations of laws, directions and requests of the state competent authority or risks of the banking supervised entity, the banking supervision unit shall send a request or appeal to a Chief Inspector or bank supervisor (applicable to macro-prudential supervision units) to request the banking supervised entity to explain.
2. Based on the time limit for explanation prescribed in the written request for explanation, the banking supervised entity must provide the written explanation including the following contents:
a) Explanation for each specific request, including the analysis of real situation and reasons;
b) Proposal for remedial measures (including the roadmap for implementation thereof) upon the request of the banking supervision unit.
1. When documents, information and data that are inadequate, failed, inappropriate or necessary to be clarified are detected at the request of the micro-prudential supervisor or issues related to the inadequate compliance with regulations of laws, directions and requests of the state competent authority or risks of the banking supervised entity are , the banking supervision unit shall make a request or appeal to a Chief Inspector or bank supervisor (applicable to macro-prudential supervision units) to decide the establishment of a working team and contents of the contact with the banking supervised entity.
2. Before contact in person, the banking supervision unit must send a written notification to the banking supervised entity before at least 03 working day; the written notification must clarify participants of the working team, contents, time and location of contact.
3. Results of the contact in person with the banking supervised entity must be recorded in writing according to Appendix I issued together with this Circular and signed to confirm between a representative of the working team and the banking supervised entity.
SANCTIONS IN BANKING SUPERVISION
Article 21. Sanctions in the banking supervision
1. Based on results of the banking supervision, the banking supervision unit shall provide warnings and recommendations for the banking supervised entity; depending on the indicators of safety, soundness and violation against laws of the banking supervised entity, the unit shall impose administrative penalties according to regulations of laws (if any); submit the Governor of the State Bank of Vietnam or the Director of the State Bank Branch under its competence:
a) Apply sanctions prescribed in Article 25 of Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 07, 2014 of the Government of Vietnam (revised version) on organization and operation of bank inspectors and supervisors;
b) Apply the enhanced supervision to the banking supervised entity;
c) Request the inspection of the banking supervised entity when detecting signs of violations against laws, signs of risks in operation;
d) Amendments to and replacement of documents on monetary and banking laws (if any).
2. If necessary, in order to fully assess the operational reality of the banking supervised entity, the banking supervision unit shall appeal to the Chief Inspector and bank supervisor to request the banking supervised entity (excluding branches of credit institutions) to hire an independent audit organization to audit one, some or all contents of the operation as prescribed in laws.
Article 22. Warnings and recommendations
1. Based on results of the supervision, the banking supervision units shall decide or appeal to the Chief Inspectors, bank supervisors, Directors of the State Bank Branches to consider and approve the recommendations and warnings for the banking supervised entity.
2. The recommendations and warnings for the banking supervised entity shall be provided according to one or multiple following grounds:
a) The supervision results that are shown by quantitative indicators exceed the warning threshold;
b) On the basis of applying professional methods upon assessing and analyzing qualitative information showing potential risks and risks of legal violation of the banking supervised entity from the supervision results combined with inspection conclusions, independent audit results, internal audit results and information from other regulatory authorities;
c) When the Governor of the State Bank makes a request derived from the state management of finance and banking.
3. Upon receipt of the recommendations and warnings, the banking supervised entity must be responsible for promptly providing a report on and explanation for recommendations and warnings at the request of the banking supervision unit including at least condition, reasons and remedial measures. The time limit for submitting the report and written explanation of the banking supervised entity shall be particularly stated in the recommendations and warnings sent to the banking supervised entity. The banking supervision unit shall be responsible for monitoring and urging the recommendations and warnings of the banking supervised entity.
4. In case the banking supervised entity still poses potential risks that may result in violations against monetary and banking laws after implementing remedial measures, the banking supervision unit shall request the competent authority to impose sanctions in the banking supervision prescribed in Article 21 hereof.
Article 23. Early intervention measures
1. The competence in deciding the early intervention prescribed in Article 130a of the Law on Credit Institutions (revised version):
a) The Governor of the State Bank shall consider and decide the early intervention applied to the banking supervised entity under supervision of the Banking Inspection and Supervision Agency;
b) The Director of a State Bank Branch shall consider and decide the early intervention applied to the banking supervised entity (excluding branches of credit institutions) under supervision of the Inspector and Supervisor of the State Bank Branch.
2. Based on the results of banking supervision and regulations in clauses 1 and 2 of Article 130a of the Law on Credit Institutions (revised version), the micro-prudential supervision unit shall:
a) appeal to the Chief Inspector and bank supervisor to request the Governor of the State Bank to consider and promulgate a document on applying the early intervention measures as prescribed in point a clause 1 of this Article;
b) appeal to the Director of the State Bank Branch to consider and promulgate a document on applying the early intervention measures as prescribed in point b clause 1 of this Article.
3. Within 30 days from the day of receiving the document on applying the early intervention measures, the banking supervised entity shall be responsible for sending a written report to the State Bank (Banking Inspection and Supervision Agency, State Bank Branch) on condition, reasons, remedial measures and organization of implementation thereof. The State Bank shall make a written request for adjustment of remedial measures in necessary by credit institutions and foreign bank branches.
Remedial measures of the banking supervised entity must be developed and adjusted on the basis of the operational condition of the banking supervised entity and must ensure the compliance with the regulations in clauses 3 and 4 Article 130a of the Law on Credit Institutions (revised version).
4. Within 30 days from the day of receiving the written request for adjustment of the remedial measures, the banking supervised entity shall be responsible for sending the adjusted remedial measures to the Banking Inspection and Supervision Agency and the State Bank Branch and organizing the implementation thereof.
5. In case the banking supervised entity cannot develop the remedial measures as prescribed in clause 3 Article 130a of the Law on Credit Institutions (revised version) or the time limit for implementation thereof end but the entity does not overcome the situation specified in clause 1 of Article 130a of the Law on Credit Institutions (revised version), the micro-prudential supervision unit shall appeal to:
a) The Chief Inspector and bank supervisor to request the Governor of the State Bank to consider and promulgate the written request for implementing one or some measures prescribed in clause 4 Article 130a of the Law on Credit Institutions (revised version) by the banking supervised entity under supervision of the Banking Inspection and Supervision Agency;
b) The Director of the State Bank Branch to consider and promulgate the written request for implementing one or some measures prescribed in clause 4 Article 130a of the Law on Credit Institutions (revised version) by the banking supervised entity under supervision of the Inspector and Supervisor of the State Bank Branch;
6. After the banking supervised entity overcomes the situation specified in clause 11 Article 130a of the Law on Credit Institutions (revised version) or when the banking supervised entity is set on special control, the micro-prudential supervision unit shall appeal to:
a) The Chief Inspector and bank supervisor to request the Governor of the State Bank to consider and decide a document on termination of the early intervention measures applied to the banking supervised entity under supervision of the Banking Inspection and Supervision Agency;
b) The Director of the State Bank Branch to consider and promulgate a document on termination of the early intervention measures applied to the banking supervised entity under supervision of the Bank Inspector and Supervisor of the State Bank Branch.
7. During the period of developing and implementing the early intervention measures and remedial measures, if necessary, in order to clarify limits and suitable remedial measures, the banking supervision unit shall appeal to the Governor of the State Bank (via the Banking Inspection and Supervision Agency) or the Director of the State Bank Branch to request the banking supervised entity (excluding branches of credit institutions) to hire the independent audit organization to audit one, some or all contents as prescribed in laws.
8. Report and banking supervision of remedial measures:
a) Monthly or ad hoc, at the request of the micro-prudential supervision unit, the banking supervised entity shall report progress and results of implementing the remedial measures to the State Bank (Banking Inspection and Supervision Agency or State Bank Branch) before the 10th of the next month for banking supervision according to regulations herein;
b) The report sent to the Banking Inspection and Supervision Agency and the State Bank Branch on micro-prudential supervision prescribed in Article 12 hereof must include the banking supervision of the remedial measures;
c) Based on the results after implementing remedial measures of the banking supervised entity, in case of delay or inefficacy, the micro-prudential supervision unit shall appeal to the Chief Inspector, bank supervisor or Director of the State Bank Branch to prepare a written request for reporting explanation for reasons and remedial measures by the banking supervised entity.
RESPONSIBILITIES OF RELEVANT ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS DURING THE BANKING SUPERVISORY
Article 24. Responsibilities of the Banking Inspection and Supervision Agency
1. Take responsibilities for state management of the banking supervision in the entire system of banking inspection and supervision.
2. Take charge and cooperate with the State Bank Branch and other units of the State Bank of Vietnam and relevant organizations in carrying out the banking supervision.
3. Take charge and cooperate with the State Bank Branch in carrying out the banking supervision according to regulations herein and the Decision of the Governor of the State Bank of Vietnam of the banking supervision entity under assigned supervision of the Banking Inspection and Supervision Agency.
4. Based on the regulations herein, take charge and cooperate with relevant formulation units in submitting the Decision on promulgating the banking supervision manual to the Governor of the State Bank in order to provide professional instruction in the banking supervision according to the regulations herein and the List of systematically important credit institutions and foreign bank branches.
5. Take charge and cooperate with the Department of Information Technology and relevant units of the State Bank in studying, investing, applying and managing databases and developing an information technology system to ensure uniformity in the banking supervision in accordance with regulations of law.
6. If necessary, request the Governor of the State Bank of Vietnam to carry out the ad hoc macro-prudential supervision prescribed in clauses 3, 4 and 5 Article 15 hereof.
7. Decide change thresholds of the micro-prudential supervision and macro-prudential supervision in each period.
8. Appeal to the Governor of the State Bank of Vietnam to issue modules and methods of risk analysis in each period.
9. Other responsibilities according to regulations of laws.
Article 25. Responsibilities of the State Bank Branch
1. Take charge and cooperate with the Banking Inspection and Supervision Agency, units affiliated to the State Bank of Vietnam and organizations relevant in the micro-prudential supervision under their assigned supervision.
2. Carry out the enhanced supervision of the banking supervised entity according to regulations herein and the Decision of the Governor of the State Bank of Vietnam or the Director of the State Bank Branch in each specific case.
3. Other responsibilities according to regulations of laws.
Article 26. Responsibilities of the micro-prudential supervision unit
1. Advise and request the Chief Inspector, bank supervisor, Director of the State Bank Branch to carry out the tasks prescribed in this Circular and carry out them.
2. Assign officials to carry out the micro-prudential supervision as prescribed herein.
3. The macro-prudential supervision unit may consider and decide a mechanism of responsible officials applicable to each banking supervised entity according to the following regulations:
a) Responsible officials have powers to access general information on the banking supervised entity under its supervision, including information about the banking supervision and issuance of licenses;
b) Responsible officials may consider participation in inspectorates that their inspected entities are banking supervised entities supervised by such responsible officials.
4. Carry out the enhanced supervision of the banking supervised entity according to the Decision of the Governor of the State Bank of Vietnam or the Director of the State Bank Branch in each specific case.
5. Periodically or ad hoc provide results of the micro-prudential supervision (including the report on the micro-prudential supervision and excluding the report on the micro-prudential supervision of the banking supervised entity which is a branch of a credit institution or the people's credit fund) to the macro-prudential supervision unit.
6. Cooperate with the macro-prudential supervision unit in determining macro-prudential supervision thresholds of each form of credit institutions.
Article 27. Responsibilities of the macro-prudential supervision unit
1. Advise and request the Chief Inspector and bank supervisor to carry out the tasks prescribed in this Circular and carry out them.
2. Assign officials to carry out the macro-prudential supervision as prescribed herein.
3. Periodically or ad hoc provide results of the macro-prudential supervision (including the report on the macro-prudential supervision) to the micro-prudential supervision unit.
4. Act as the focal point and cooperate with the micro-prudential supervision unit in determining micro-prudential supervision thresholds of each form of credit institutions and appeal to the Chief Inspector and bank supervisor to decide.
5. Determine micro-prudential supervision thresholds and appeal to the Chief Inspector and bank supervisor to decide.
6. Make a list of systematically important credit institutions and foreign bank branches and appeal to the Chief Inspector and bank supervisor.
Article 28. Responsibilities of relevant units affiliated to the State Bank of Vietnam
1. Provide information, documents and data at the request of the Banking Inspection and Supervision Agency and the State Bank Branch according to the regulations herein and regulations of laws.
2. Cooperate with the Banking Inspection and Supervision Agency and the State Bank Branch in the banking prudential supervision.
3. Cooperate with the Banking Inspection and Supervision Agency and the State Bank Branch in reviewing internal regulations of the supervised entity issued according to legislative documents formulated by the supervisory unit and appealed to a competent authority to promulgate.
Article 29. Responsibilities of the banking supervised entity
1. Provide documents, information and data prescribed in Article 7 and Article 14 hereof and be responsible for the accuracy and reliability of such documents, information and data.
2. Carry out tasks and requirements of the banking supervision unit when receiving the written request for explanation or request of the working team when contacting in person as prescribed in Chapter IV hereof.
3. Fully comply with sanctions in the banking supervision according to regulations in Chapter V hereof.
4. Other responsibilities according to regulations of laws.
1. This Circular comes into force from September 01, 2022, excluding regulations in clause 2 hereof.
2. Documents, information and data shall be automatically processed and updated into the remote supervision system of the micro-prudential supervised entity which is the people's credit fund or micro-financial organization according to regulations in clause 1, point b clause 2 Article 8 of this Circular when having a corresponding remote supervision system. When the corresponding remote supervision system is not developed, the micro-prudential supervision unit shall:
a) Based on the sources of documents, information and data prescribe din clause 1 and 4 Article 7 hereof, the micro-prudential supervision unit shall collect and review the logic of the information via the comparison of collected documents, information and data with the historical data to detect issues that are unusual, illogical or unreasonable.
b) The micro-prudential supervision unit shall process and consolidate documents, information and data according to regulations in clauses 3 and 4 Article 8 hereof.
3. This Circular replaces Circular No. 08/2017/TT-NHNN dated August 01, 2017 on banking supervisory procedures and Circular No. 04/2018/TT-NHNN dated March 12, 2018 of the Governor of the State Bank of Vietnam amending some articles of Circular No. 08/2017/TT-NHNN dated August 01, 2017.
Article 31. Organizing implementation
Chiefs of Offices, Chief Inspectors, banking supervisors, heads of units affiliated to the State Bank of Vietnam, credit institutions and foreign bank branches are responsible for implementation of this Circular./.
|
PP. GOVERNOR |