Chương I Thông tư 08/2022/TT-NHNN trình tự thủ tục giám sát ngân hàng: Quy định chung
Số hiệu: | 08/2022/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đoàn Thái Sơn |
Ngày ban hành: | 30/06/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2022 |
Ngày công báo: | 27/07/2022 | Số công báo: | Từ số 627 đến số 628 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới trong trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng
Vừa qua, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư 08/2022/TT-NHNN về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.
Trong đó, trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng thay đổi như sau:
Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu;
Bước 2: Thực hiện các nội dung giám sát tuân thủ và/hoặc giám sát rủi ro;
(Hiện hành, Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định phân tích, đánh giá về đối tượng giám sát ngân hàng theo 2 hình thức bao gồm giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô theo các quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương II Thông tư 08/2017/TT-NHNN )
Bước 3: Lập báo cáo giám sát, đề xuất các biện pháp xử lý.
(Hiện hành, quy định đề xuất các hành động can thiệp, chỉnh sửa bao gồm các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng theo các quy định tại Mục 6 Chương II Thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 30/6/2022;
Ngoài ra, không còn quy định bước 4 về giám sát sau thanh tra khi nhận được kết luận thanh tra về đối tượng giám sát ngân hàng từ đơn vị thực hiện thanh tra ngân hàng).
Đối với việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về việc thực hiện kết luận thanh tra và quy định tại Thông tư 08/2022/TT-NHNN .
Thông tư 08/2022/TT-NHNN có hiệu lực ngày 01/9/2022 thay thế Thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/2017, Thông tư 04/2018/TT-NHNN ngày 12/03/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Việc giám sát hệ thống thanh toán, giám sát an toàn hệ thống thông tin của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.
3. Việc giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
4. Việc giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
5. Việc giám sát ngân hàng đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện theo các quy định của pháp luật về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng và quy định tại Thông tư này.
1. Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng bao gồm:
a) Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô;
b) Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô.
2. Đối tượng giám sát ngân hàng bao gồm:
a) Đối tượng giám sát an toàn vi mô;
b) Đối tượng giám sát an toàn vĩ mô.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám sát ngân hàng bao gồm giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô.
2. Giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát vi mô.
3. Giám sát an toàn vĩ mô là hình thức giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Đối tượng giám sát ngân hàng bao gồm:
a) Đối tượng giám sát an toàn vi mô bao gồm:
(i) Tổ chức tín dụng, trừ ngân hàng chính sách thực hiện theo các quy định của pháp luật;
(ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(iii) Chi nhánh của tổ chức tín dụng. Đối với phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân thì giám sát thông qua quỹ tín dụng nhân dân. Đối với phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng khác thì giám sát chung thông qua chi nhánh quản lý phòng giao dịch đó;
(iv) Đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
b) Đối tượng giám sát an toàn vĩ mô là hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó bao gồm nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống và nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân theo loại hình hoạt động, loại hình sở hữu.
5. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, được giao nhiệm vụ giám sát an toàn vi mô theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật.
6. Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, được giao nhiệm vụ giám sát an toàn vĩ mô theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật.
7. Giám sát tuân thủ là việc xem xét, theo dõi, phân tích, nhận định (sau đây gọi tắt là phân tích, nhận định) về tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tình hình thực hiện chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định tại khoản 9 Điều này.
8. Giám sát tăng cường là giám sát an toàn vi mô áp dụng đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô thông qua việc bổ sung một số nội dung giám sát, tần suất báo cáo theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với từng trường hợp cụ thể.
9. Chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát ngân hàng là việc Ngân hàng Nhà nước (hoặc Ngân hàng Nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác đề nghị) chỉ đạo, yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện một số nội dung, công việc tại các văn bản sau đây:
a) Kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán, kết quả kiểm tra, quyết định xử lý về thanh tra;
b) Văn bản khuyến nghị, cảnh báo trong giám sát ngân hàng;
c) Văn bản khác của Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu nội dung, công việc cụ thể.
10. Giám sát rủi ro là việc phân tích, nhận định về tình hình rủi ro (bao gồm cả rủi ro hệ thống) để cảnh báo, khuyến nghị đối với đối tượng giám sát ngân hàng.
11. Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm doanh thu, vốn tự có dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
12. Rủi ro hệ thống là khả năng xảy ra tổn thất lan truyền từ sự gián đoạn hoạt động, đổ vỡ của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài riêng lẻ tới hệ thống hoặc nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, làm gián đoạn hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
13. Khủng hoảng hệ thống ngân hàng là sự đổ vỡ ngân hàng mang tính hệ thống, xảy ra khi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán, phá sản. Khủng hoảng hệ thống ngân hàng thường gắn liền với sự rút tiền đột ngột của người gửi tiền lan rộng trong toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
14. Tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng là việc đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng giải trình, cung cấp tài liệu chứng minh tính chính xác, đầy đủ của tài liệu, thông tin, báo cáo và làm rõ những vấn đề có liên quan đến rủi ro và việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động tiền tệ, ngân hàng phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng.
15. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà khi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài này mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, phá sản thì có khả năng gây tác động tiêu cực lên toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và/hoặc gây ra rủi ro hệ thống làm gián đoạn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và toàn bộ nền kinh tế.
16. Quản lý cơ sở dữ liệu là việc xây dựng, cập nhật, duy trì đáp ứng các yêu cầu truy cập, sử dụng tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng.
17. Sổ tay giám sát ngân hàng là tài liệu hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
a) Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu;
b) Hướng dẫn về hoạt động giám sát;
c) Các công cụ hỗ trợ giám sát;
d) Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng;
đ) Hồ sơ giám sát ngân hàng.
18. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Việc giám sát ngân hàng thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Các nguyên tắc quy định tại Điều 51 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Điều 4 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ (đã sửa đổi, bổ sung) quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
2. Nguyên tắc kết hợp giám sát tuân thủ với giám sát rủi ro, giám sát an toàn vi mô với giám sát an toàn vĩ mô.
1. Trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng thực hiện như sau:
a) Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu;
b) Bước 2: Thực hiện các nội dung giám sát tuân thủ và/hoặc giám sát rủi ro;
c) Bước 3: Lập báo cáo giám sát, đề xuất các biện pháp xử lý.
2. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về việc thực hiện kết luận thanh tra và quy định tại Thông tư này.
Tài liệu, thông tin, dữ liệu sau khi được tổng hợp, xử lý phải được lưu trữ, quản lý để phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát ngân hàng theo các nguyên tắc sau:
1. Tài liệu, thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ một cách khoa học, đầy đủ theo từng hồ sơ của từng đối tượng giám sát ngân hàng và toàn hệ thống.
2. Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập phải được lưu trữ theo quy định pháp luật hiện hành về lưu trữ.
3. Việc quản lý, lưu trữ, sử dụng tài liệu, thông tin, dữ liệu có thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Việc bảo mật thông tin, dữ liệu của tổ chức tín dụng và thông tin khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. This Circular provides for banking supervisory procedures applicable to credit institutions and foreign bank branches.
2. The supervision of payment systems and information systems security of credit institutions and foreign bank branches shall comply with regulations of relevant laws.
3. The supervision of anti-money laundering of credit institutions and foreign bank branches shall comply with regulations of laws thereon.
4. The supervision of the compliance with laws on investment, management and use of the state budgets at credit institutions shall comply with regulations of laws thereon at enterprises.
5. The banking supervision of credit institutions which are controlled strictly shall comply with regulations of laws on strict control of credit institutions and regulations herein.
1. Banking supervision units include:
a) Micro-prudential supervision units;
b) Macro-prudential supervision units.
2. Banking supervised entities include:
a) Micro-prudential supervised entities;
b) Macro-prudential supervised entities.
3. Other agencies, organizations and individuals engaged in the banking supervisory procedures.
For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “banking supervision” includes micro-prudential supervision and macro-prudential supervision.
2. “micro-prudential supervision" is the prudential supervision form applicable to each entity supervised at the micro level.
3. “macro-prudential supervision” is the prudential supervision form applicable to the system of credit institutions and foreign bank branches.
4. Banking supervised entities include:
a) Micro-prudential supervised entities include:
(i) Credit institutions, excluding policy banks complying with regulations of laws;
(ii) Foreign bank branches;
(iii) Branches of credit institutions. For transaction offices of the people's credit funds, the supervision is performed through the people's credit funds. For transaction offices of other credit institutions, the supervision is performed through branches managing such transaction offices;
(iv) Other entities decided by the Governor of the State Bank of Vietnam.
b) Macro-prudential supervised entities are the system of credit institutions and foreign bank branches, including a group of credit institutions and foreign bank branches which play a significant role in the system and a group of credit institutions and foreign bank branches classified according to forms of operation and ownership.
5. “micro-prudential supervision unit” is a unit under the organizational structure of the Banking Inspection and Supervision Authority, a branch of the State Bank of Vietnam that are assigned to perform the micro-prudential supervision according to the Decision of the Governor of the State Bank of Vietnam and regulations of laws.
6. “macro-prudential supervision unit” is a unit under the organizational structure of the Banking Inspection and Supervision Authority that are assigned to perform the macro-prudential supervision according to the Decision of the Governor of the State Bank of Vietnam and regulations of laws.
7. " supervision of compliance” is the consideration, monitoring and analysis (hereinafter referred to as “analysis and consideration”) of the compliance with regulation of laws on operational safety of banks and other regulations of laws on finance and banking; directions and requests of state authorities competent to banking supervised entities as prescribed in clause 9 of this Article.
8. “enhanced supervision” is the micro-prudential supervision of micro-prudential supervised entities through the addition of some supervisory contents and reporting frequency according to the Decision of the Governor of the State Bank of Vietnam or the Director of a branch of the State Bank of Vietnam for each specific case.
9. “directions and requests of state competent authorities applicable to banking supervised entities” means the provision of directions of and requests for performance of some contents and tasks specified in the following documents applicable to banking supervised entities by the State Bank of Vietnam ( or the State Bank of Vietnam proposed by other state competent authorities):
a) Inspection conclusion, audit conclusion, examination results and decisions on handling of inspection-related violations;
b) Written recommendations and warnings in the banking supervision;
c) Other documents of the State bank of Vietnam with specific requirements for contents and tasks.
10. "risk supervision” means the analysis and consideration of risks (including systemic risks) to warn and recommend banking supervised entities.
11. “risk” means the potential of causing loss (financial loss and non-financial loss) which reduces the equity and revenue, thereby reducing the capital adequacy ratio or restricting the capacity to achieve business objectives by a credit institution or branch of a foreign bank.
12. “systemic risk” means the potential of losses, spreading from the collapse of one credit institution or branch of a foreign bank to a system or group of other credit institutions and branches of a foreign bank, thereby disrupting the operations of the credit institutions or foreign bank branches.
13. “systemic banking crisis” means the systemic collapse of banks in case of insolvency or bankruptcy by credit institutions or branches of a foreign bank. Systemic banking crises are regularly accompanied with the bank run of depositors, spreading throughout the system of credit institutions and branches of a foreign bank.
14. “contact with banking supervised entities" means one where a banking supervision unit requests banking supervised entity to explain and provide written proofs of the accuracy and adequacy of documents, information and reports and clarify the issues concerning risks and compliance with regulations of laws on monetary and banking operations and in service of banking supervision.
15. “systemically important credit institutions or foreign bank branches” means credit institutions or foreign bank branches that may cause negative effects on the entire system of credit institutions or foreign bank branches and/or systemic risks that disrupt operations of the system of credit institutions and foreign banks branches and entire economy in case of insolvency or bankruptcy.
16. “database management” means the development, update and maintenance of fulfillment of requirements for access and use of documents, information and data in serve of banking supervision.
17. "banking supervision manual” is a specific guidance document on banking supervisory operations issued by the State Bank of Vietnam, including the following contents:
a) Collection, consolidation, processing of documents, information and data;
b) Supervisory guidance;
c) Supportive supervision tools;
d) Sanctions in banking supervision
d) Banking supervision dossiers.
18. “State bank branches" are branches of the State Bank of provinces and central-affiliated cities.
Article 4. Rules for banking supervision
The banking supervision shall comply with the following rules:
1. Rules prescribed in Article 51 of the Law on the State Bank of Vietnam, Article 4 of Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 07, 2014 of the Government (revised version) on organization and operation of bank inspectors and supervisors.
2. Rules for combination of compliance supervision and risk supervision as well as micro-prudential supervision and macro-prudential supervision.
Article 5. Banking supervisory procedures
1. Banking supervisory procedures shall be carried out as follows;
a) Step 1: Collect, consolidate, process documents, information and data;
b) Step 2: Carry out contents of compliance supervision and/or risk supervision;
c) Step 3: Prepare reports on the supervision and propose sanctions.
2. Inspection conclusions of credit institutions and foreign bank branches shall be monitored, urged and inspected according to regulations of the Government of Vietnam on the implementation of inspection conclusions and regulations herein.
Article 6. Management and storage of documents, information and data
Documents, information and data must, after being consolidated and processed, be stored and managed for the purpose of the banking inspection and supervision according to the following rules:
1. Documents, information and data must be stored scientifically and fully according to each dossier of each banking supervised entity and entire system.
2. Documents. Information and data must be stored as per existing law on archives.
3. Documents, information and data consisting of information of the State secret must be managed, stored and used according to regulations of laws on the protection of State secrets.
4. Information and data of credit institutions and information of customers must be secured as per regulation of law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực