Chương II Thông tư 08/2016/TT-BTC: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 08/2016/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 18/01/2016 | Ngày hiệu lực: | 05/03/2016 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/02/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 08/2016/TT-BTC về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước quy định về thẩm định nguồn vốn đầu tư, thẩm tra phân bổ vốn đầu tư; thanh toán vốn đầu tư; điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN;…
1. Thẩm định nguồn vốn đầu tư, thẩm tra phân bổ vốn đầu tư
Nội dung thẩm định nguồn vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc các Bộ, ngành trung ương quản lý theo quy định tại Thông tư 08:
Sau khi nhận được các hồ sơ nêu tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 08/2016 của Bộ Tài chính, cơ quan tài chính có ý kiến bằng văn bản (theo mẫu 01-A, 01-B đính kèm) gửi cơ quan chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn về các nội dung như sau:
- Sự cần thiết đầu tư của dự án; sự đảm bảo phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được duyệt;
- Tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị thẩm định;
- Về quy mô, dự kiến tổng mức vốn đầu tư và tiến độ thực hiện;
- Về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
- Ý kiến khác (nếu có).
2. Thanh toán vốn đầu tư
Việc quản lý, thanh toán nguồn vốn ứng trước dự toán ngân sách năm sau được Thông tư 08/2016/TT-BTC quy định như sau:
- Việc ứng trước dự toán ngân sách năm sau được thực hiện theo khoản 3, Điều 57 Luật Ngân sách nhà nước và Điều 61 Nghị định 60/2003/NĐ-CP và Điều 45 Nghị định 77/2015/NĐ-CP.
- Các dự án thuộc nguồn vốn NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, được cấp có thẩm quyền cho phép ứng trước kế hoạch vốn năm sau để thực hiện. Mức vốn ứng trước của từng dự án không vượt quá tổng mức vốn kế hoạch trung hạn 5 năm đã bố trí cho dự án.
- Thông tư số 08/2016/BTC quy định sau khi dự án được cấp có thẩm quyền cho phép ứng trước, các Bộ, ngành và địa phương phân bổ đúng danh mục đã được giao. Bộ Tài chính thông báo cho Bộ, ngành và địa phương về danh mục, tổng mức ứng, nguồn vốn ứng, niên độ ứng và thu hồi, đồng gửi KBNN để thanh toán cho dự án. Trường hợp các Bộ, ngành và địa phương phân bổ sai danh mục và mức vốn ứng theo thông báo của Bộ Tài chính thì KBNN dừng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý.
- Thời hạn thanh toán: thực hiện như thời hạn thanh toán vốn đầu tư trong kế hoạch năm. Trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hết thời hạn thanh toán, KBNN làm thủ tục hủy bỏ mức vốn ứng trước chưa sử dụng.
3. Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư
Nguyên tắc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư theo Thông tư 08 năm 2016:
Căn cứ tình hình thực hiện thực tế, các Bộ, UBND các cấp rà soát tiến độ và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư; điều chuyển vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án có khả năng thực hiện trong năm kế hoạch, đảm bảo không được vượt quá tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn của từng dự án đã được quyết định.
Theo Thông tư số 08/2016 của BTC, trước khi gửi kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư từng dự án các Bộ, UBND các cấp chỉ đạo chủ đầu tư xác định số liệu thanh toán đến thời điểm điều chỉnh và làm việc với KBNN để xác nhận số vốn thuộc kế hoạch năm đã thanh toán cho dự án, xác định số vốn còn dư do không thực hiện được, đảm bảo cho kế hoạch của dự án sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn KBNN đã thanh toán. Các Bộ, UBND các cấp chịu trách nhiệm về số liệu giải ngân và số kế hoạch vốn điều chỉnh.
Thông tư 08 có hiệu lực từ ngày 05/03/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan tài chính thực hiện như sau:
1. Đối tượng:
a) Các dự án đầu tư khởi công mới trước khi quyết định chủ trương đầu tư;
b) Các dự án có điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư.
2. Căn cứ thẩm định:
a) Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các văn bản hướng dẫn hiện hành;
b) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước theo từng giai đoạn.
3. Hồ sơ thẩm định:
a) Đối với các dự án đầu tư thuộc các Bộ, ngành trung ương quản lý:
- Văn bản đề nghị thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Văn bản đề nghị thẩm định của các Bộ, ngành;
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A; Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B và nhóm C;
- Báo cáo thẩm định nội bộ của các Bộ, ngành;
- Đối với các dự án có điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư gửi kèm quyết định đầu tư ban đầu và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
b) Đối với các dự án đầu tư thuộc địa phương quản lý:
- Đối với dự án đầu tư thuộc nhóm A, nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho triển khai do địa phương quản lý đề nghị hỗ trợ từ nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương:
+ Văn bản đề nghị thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Văn bản đề nghị thẩm định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân (theo phân cấp quản lý dự án);
+ Báo cáo thẩm định đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Hội đồng thẩm định các cấp (theo phân cấp quản lý vốn đầu tư);
+ Văn bản thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
+ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A; Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B và nhóm C;
+ Đối với các dự án có điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư gửi kèm quyết định đầu tư ban đầu và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
- Đối với các dự án đầu tư nhóm A, nhóm B và nhóm C sử dụng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương:
+ Văn bản đề nghị thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị có chức năng thẩm định hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
+ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A; Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B và nhóm C;
+ Báo cáo thẩm định nội bộ;
+ Đối với các dự án có điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư gửi kèm quyết định đầu tư ban đầu và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
4. Nội dung thẩm định:
Sau khi nhận được các hồ sơ nêu trên, cơ quan tài chính có ý kiến bằng văn bản (theo mẫu 01-A, 01-B đính kèm) gửi cơ quan chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn về các nội dung như sau:
a) Đối với các dự án đầu tư thuộc các Bộ, ngành trung ương quản lý:
- Sự cần thiết đầu tư của dự án; sự đảm bảo phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được duyệt;
- Tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị thẩm định;
- Về quy mô, dự kiến tổng mức vốn đầu tư và tiến độ thực hiện;
- Về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
- Các ý kiến khác (nếu có).
b) Đối với các dự án đầu tư thuộc cân đối ngân sách địa phương và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương:
- Sự cần thiết đầu tư, sự đảm bảo phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được duyệt;
- Tính đầy đủ của hồ sơ đề nghị thẩm định;
- Sự phù hợp của dự án đầu tư về phạm vi, đối tượng đề nghị sử dụng vốn đầu tư công;
- Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với nguồn vốn đầu tư;
- Khả năng bố trí vốn cho chương trình, dự án trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của từng ngành, lĩnh vực, chương trình theo thứ tự ưu tiên (đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, phải xem xét khả năng cân đối vốn của từng cấp ngân sách, phần vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, gồm: vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung có mục tiêu khác);
- Các ý kiến khác (nếu có).
1. Nội dung phân bổ vốn đầu tư hằng năm
Các dự án đầu tư được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hằng năm khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư công và Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
a) Đối với các dự án đầu tư thuộc các Bộ, ngành trung ương quản lý (sau đây gọi chung là Bộ):
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao kế hoạch vốn ngân sách hàng năm, các Bộ phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đảm bảo các điều kiện quy định như sau:
- Dự án có trong danh mục và trong phạm vi tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn được giao;
- Các dự án có đủ thủ tục đầu tư theo quy định. Riêng đối với các dự án khởi công mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư đến ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch;
- Đảm bảo đúng với nội dung kinh tế được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế;
- Đảm bảo đúng danh mục và mức vốn của từng dự án do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
b) Đối với các dự án đầu tư thuộc cân đối ngân sách địa phương và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương:
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp giao kế hoạch vốn ngân sách hàng năm, Ủy ban nhân dân các cấp phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đảm bảo các điều kiện quy định như sau:
- Dự án có trong danh mục và trong phạm vi tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn được giao;
- Các dự án có đủ thủ tục đầu tư theo quy định. Đối với các dự án khởi công mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư đến ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch;
- Đảm bảo đúng với nội dung kinh tế được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế;
- Riêng đối với dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, ngoài đảm bảo các nội dung nêu trên, còn phải đảm bảo đúng danh mục và mức vốn của từng dự án do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
c) Các Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp phân bổ chi tiết vốn đầu tư cho từng dự án theo mã dự án đầu tư và ngành kinh tế (loại, khoản) theo Phụ lục số 02 ban hành theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 2/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước; Thông tư số 110/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước và Thông tư số 147/2013/TT-BTC ngày 23/10/2013 của Bộ Tài chính quy định sửa đổi, bổ sung hệ thống mục lục ngân sách nhà nước.
d) Đồng thời với việc phân bổ vốn đầu tư nêu trên, các Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp giao chỉ tiêu kế hoạch vốn chi tiết cho các chủ đầu tư để thực hiện.
đ) Việc phân bố chi tiết và giao dự toán ngân sách cho các dự án phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước năm kế hoạch.
e) Sau khi phân bổ kế hoạch vốn đầu tư các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố gửi kế hoạch vốn đầu tư về Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân các cấp gửi phân bổ kế hoạch vốn đầu tư về Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch tỉnh.
(Mẫu biểu phân bổ kế hoạch vốn đầu tư theo phụ lục số 01 kèm theo)
2. Hồ sơ tài liệu kèm theo kế hoạch phân bổ vốn đầu tư, bao gồm:
a) Đối với dự án chuẩn bị đầu tư:
Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
b) Đối với dự án thực hiện dự án:
Quyết định phê duyệt đầu tư dự án của cấp có thẩm quyền (hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với các dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) đối với các dự án khởi công mới và các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có).
c) Đối với dự án hoàn thành kết thúc đầu tư:
Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
3. Thẩm tra phân bổ
a) Đối với dự án do các Bộ quản lý:
Sau khi nhận được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư của các Bộ gửi đến trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Tài chính thực hiện thẩm tra phân bổ vốn đầu tư theo nội dung quy định tại khoản 1 nêu trên (mẫu số 01-C kèm theo), thông báo ý kiến thẩm tra phân bổ cho từng Bộ, đồng gửi Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp thực hiện.
Trên cơ sở ý kiến thẩm tra phân bổ của Bộ Tài chính, các Bộ và cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm nhập kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án đủ điều kiện thanh toán vốn trên hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) theo hướng dẫn tại Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
b) Đối với dự án thuộc Ủy ban nhân nhân dân các cấp quản lý:
Đối với vốn trong cân đối ngân sách địa phương, vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và vốn Chương trình mục tiêu quốc gia: Sau khi nhận được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư của Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch trong thời hạn tối đa 15 ngày thực hiện thẩm tra phân bổ vốn đầu tư theo nội dung quy định tại khoản 1 nêu trên (mẫu số 01-D kèm theo), có ý kiến thẩm tra phân bổ gửi Ủy ban nhân dân (tỉnh, huyện) để báo cáo, cơ quan kế hoạch và đầu tư để phối hợp; đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước (tỉnh, huyện) để kiểm soát thanh toán với các dự án đã đủ điều kiện thanh toán vốn theo quy định. Trong trường hợp còn dự án chưa đủ điều kiện thanh toán, đề nghị Ủy ban nhân dân (tỉnh, huyện) phân bổ lại theo quy định.
Các dự án đủ điều kiện thanh toán, cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm nhập kế hoạch vốn đầu tư trên hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) theo hướng dẫn tại Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
Cơ quan Kho bạc Nhà nước được giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước.
1. Chủ đầu tư được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư và phù hợp cho việc kiểm soát thanh toán của Kho bạc Nhà nước.
2. Việc mở tài khoản thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
3. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để được thanh toán vốn.
Để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu sau đây đến Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán (các tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi một lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung, điều chỉnh), bao gồm:
1. Đối với dự án chuẩn bị đầu tư:
- Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án;
- Quyết định phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền kèm theo dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư;
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
2. Đối với dự án thực hiện dự án:
- Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có) kèm theo dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật); Riêng đối với các dự án khởi công mới và các dự án có điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư phải gửi kèm theo văn bản thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan kế hoạch và đầu tư và cơ quan tài chính theo quy định của Luật Đầu tư công.
Đối với các dự án khởi công mới và các dự án có điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư, Kho bạc Nhà nước (nơi mở tài khoản) có trách nhiệm đối chiếu nội dung Quyết định đầu tư với văn bản thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan kế hoạch và đầu tư và cơ quan tài chính. Trường hợp phát hiện nội dung quyết định đầu tư về phần nguồn vốn không phù hợp với văn bản thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan kế hoạch và đầu tư và cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước thực hiện như sau:
+ Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của các Bộ, ngành trung ương và vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương, Kho bạc Nhà nước (nơi mở tài khoản) báo cáo Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố để có văn bản gửi Kho bạc Nhà nước tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý. Đồng thời gửi chủ đầu tư để chủ đầu tư báo cáo cấp quyết định đầu tư.
+ Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong cân đối ngân sách địa phương, Kho bạc Nhà nước (nơi mở tài khoản) báo cáo Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố để có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; Riêng đối với trường hợp tự thực hiện: văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án (trường hợp chưa có trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền);
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu hoặc nhà cung cấp và các tài liệu kèm theo hợp đồng như: phụ lục hợp đồng, điều kiện riêng, điều kiện chung liên quan đến việc tạm ứng, thanh toán hợp đồng, hợp đồng bổ sung, điều chỉnh (nếu có); Riêng đối với trường hợp tự thực hiện: văn bản giao việc hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ;
- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật); Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán gói thầu của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp thanh toán hợp đồng theo đơn giá. Riêng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải kèm theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
a) Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp cho các công việc cần thiết để triển khai thực hiện hợp đồng hoặc các công việc không thông qua hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định và phải được quy định rõ trong hợp đồng.
b) Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
c) Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại điểm a, khoản 3 Điều này, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.
d) Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn chủ đầu tư có thể được tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng nhưng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng và mức vốn tạm ứng quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp kế hoạch vốn bố trí trong năm không đủ mức vốn tạm ứng theo hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt) thì chủ đầu tư được tạm ứng tiếp trong kế hoạch năm sau.
đ) Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định.
2. Hồ sơ tạm ứng vốn:
Để được tạm ứng vốn, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư - phụ lục số 05 kèm theo;
- Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính;
- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (chủ đầu tư gửi Kho bạc Nhà nước bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư) đối với các trường hợp phải bảo lãnh tạm ứng theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều này.
a) Mức vốn tạm ứng tối thiểu:
- Đối với hợp đồng tư vấn:
Hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;
Hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng.
- Đối với hợp đồng thi công xây dựng:
+ Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng;
+ Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;
+ Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
- Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC, EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
b) Mức vốn tạm ứng tối đa cho các khoản quy định tại điểm a nêu trên không vượt quá 50% giá trị hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng). Trường hợp đặc biệt cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép, đối với trường hợp người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
c) Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ vào hồ sơ tài liệu liên quan để chi trả cho người thụ hưởng.
- Trường hợp tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư (Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tổ chức phát triển quỹ đất, doanh nghiệp ...) chi trả: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư nêu trên mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận vốn tạm ứng do chủ đầu tư chuyển đến để thực hiện chi trả.
d) Đối với chi phí quản lý dự án
Căn cứ dự toán chi phí quản lý dự án trong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng vốn theo đề nghị của chủ đầu tư. Mức tạm ứng vốn không vượt quá dự toán chi phí quản lý dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
đ) Mức vốn tạm ứng cho tất cả các khoản quy định từ điểm a đến điểm d nêu trên không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho dự án.
a) Đối với các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng yêu cầu có bảo lãnh tạm ứng:
- Trước khi Kho bạc Nhà nước thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho chủ đầu tư để tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng.
- Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu. Chủ đầu tư đảm bảo và chịu trách nhiệm giá trị của bảo lãnh tạm ứng tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại.
- Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng.
b) Các trường hợp không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng:
- Các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng. Trường hợp này, để đảm bảo sử dụng vốn tạm ứng an toàn và có hiệu quả, chủ đầu tư tùy theo điều kiện cụ thể được quyền yêu cầu nhà thầu bảo lãnh tạm ứng vốn theo nội dung nêu tại điểm a, khoản 4 Điều này và chịu trách nhiệm về yêu cầu bảo lãnh tạm ứng của mình.
- Các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu;
- Các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trừ trường hợp công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng các công trình).
- Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng và đảm bảo thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.
- Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: sau khi chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng không chờ đến khi toàn bộ các hộ dân trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã nhận tiền mới làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.
Riêng chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ vào quyết toán chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.
- Đối với chi phí quản lý dự án: Khi có khối lượng công việc hoàn thành theo dự toán, chủ đầu tư lập Bảng kê giá trị khối lượng công việc hoàn thành (có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư) gửi Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng. Chủ đầu tư không phải gửi chứng từ chi, hóa đơn mua sắm đến Kho bạc Nhà nước và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán theo dự toán được duyệt.
Trường hợp các Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực quản lý nhiều dự án, định kỳ 6 tháng và hết năm kế hoạch, chủ đầu tư phân bố chi phí quản lý dự án (khối lượng công việc hoàn thành theo dự toán) cho từng dự án gửi Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.
6. Kiểm tra, đánh giá thực hiện và thu hồi tạm ứng vốn
- Kho bạc Nhà nước đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện đúng quy định về việc thu hồi vốn tạm ứng, phối hợp với chủ đầu tư thực hiện kiểm tra vốn đã tạm ứng để thu hồi những khoản tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo thu hồi hết số vốn đã tạm ứng khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.
- Hằng quý các chủ đầu tư có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện tạm ứng vốn, thu hồi tạm ứng vốn gửi Kho bạc Nhà nước và cơ quan cấp trên của chủ đầu tư, báo cáo nêu rõ việc thực hiện và thu hồi số vốn đã tạm ứng.
- Hằng quý Kho bạc Nhà nước có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện tạm ứng vốn, thu hồi tạm ứng vốn của các Bộ, ngành và địa phương gửi cơ quan Tài chính đồng cấp, trong báo cáo phân loại rõ số dư tạm ứng đến từng thời kỳ. Đối với dự án do các Bộ, ngành quản lý, Bộ Tài chính có văn bản gửi các Bộ, ngành để có biện pháp xử lý số dư tạm ứng chưa thu hồi. Đối với dự án thuộc Ủy ban nhân nhân dân các cấp quản lý, Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp để có biện pháp xử lý số dư tạm ứng chưa thu hồi.
- Đối với các công việc của dự án thực hiện theo hợp đồng: vốn tạm ứng chưa thu hồi nếu quá thời hạn 6 tháng kể từ thời điểm phải thực hiện khối lượng theo tiến độ ghi trong hợp đồng mà nhà thầu chưa thực hiện hoặc sử dụng sai mục đích, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước để thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước. Trường hợp chủ đầu tư chưa thu hồi và không có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện và thu hồi tạm ứng vốn, Kho bạc Nhà nước có văn bản đề nghị chủ đầu tư thu hồi của nhà thầu hoặc đề nghị chủ đầu tư yêu cầu tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhà thầu vi phạm cam kết với chủ đầu tư về việc sử dụng vốn tạm ứng.
- Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: vốn tạm ứng chưa thu hồi nếu quá thời hạn 3 tháng kể từ thời điểm tạm ứng vốn chưa thực hiện chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước yêu cầu tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư chuyển toàn bộ số tiền đã tạm ứng về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư tại Kho bạc Nhà nước để thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thu hồi tạm ứng. Trường hợp sau thời hạn 1 năm kể từ ngày chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư mà chưa thực hiện chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước. Trường hợp chủ đầu tư không làm thủ tục nộp ngân sách nhà nước, thì Kho bạc Nhà nước được phép trích từ tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư để nộp lại ngân sách nhà nước, giảm số vốn đã tạm ứng cho dự án và thông báo cho chủ đầu tư.
1. Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng:
Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm tuân thủ các điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồng theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Đối với hợp đồng trọn gói:
Thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không yêu cầu có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.
- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:
Thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu của từng lần thanh toán và đơn giá trong hợp đồng.
- Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
Thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu của từng lần thanh toán và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.
- Đối với hợp đồng theo thời gian:
+ Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).
+ Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng.
- Đối với hợp đồng theo giá kết hợp:
Việc thanh toán được thực hiện tương ứng với các loại hợp đồng theo quy định tại các điểm trên đây.
- Đối với khối lượng công việc phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợp đồng, thực hiện theo thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
- Việc điều chỉnh hợp đồng thực hiện theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về hợp đồng và các Thông tư hướng dẫn hiện hành.
Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán trong hợp đồng, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước, bao gồm:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng kèm theo Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu (phụ lục số 03.a kèm theo).
Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng kèm theo Bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu (phụ lục số 04 kèm theo).
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư - phụ lục số 05 kèm theo.
- Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính.
2. Đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng:
a) Đối với các công việc của dự án được thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng (như một số công việc quản lý dự án do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện, công việc tư vấn được phép tự làm,...), việc thanh toán trên căn cứ:
Bảng kê giá trị khối lượng công việc hoàn thành (có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư), chủ đầu tư không phải gửi chứng từ chi, hóa đơn mua sắm đến Kho bạc Nhà nước, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán theo dự toán được duyệt phù hợp với tính chất từng loại công việc.
b) Hồ sơ thanh toán bao gồm:
- Bảng kê giá trị khối lượng công việc hoàn thành;
- Dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho từng công việc;
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Chứng từ chuyển tiền.
c) Hồ sơ đối với các trường hợp khác
- Đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, hồ sơ thanh toán bao gồm: Bảng xác nhận giá trị khối lượng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã thực hiện (phụ lục số 03.b kèm theo); Hợp đồng và biên bản bàn giao nhà (trường hợp mua nhà phục vụ di dân giải phóng mặt bằng); Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Chứng từ chuyển tiền.
Riêng chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Chứng từ chuyển tiền.
- Đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng các công trình (bao gồm cả xây dựng nhà di dân giải phóng mặt bằng): việc tạm ứng, thanh toán được thực hiện như đối với các dự án hoặc gói thầu xây dựng công trình.
- Khi dự án hoàn thành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán nhưng chưa được thanh toán đủ vốn theo giá trị phê duyệt quyết toán, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch vốn được giao trong năm của dự án để kiểm soát thanh toán cho dự án. Hồ sơ, tài liệu thanh toán gồm: Quyết định phê duyệt quyết toán kèm báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Chứng từ chuyển tiền.
3. Nguyên tắc kiểm soát thanh toán của Kho bạc Nhà nước:
a) Kho bạc Nhà nước căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng, văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ (đối với trường hợp tự thực hiện dự án), số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tư. Trong quá trình thanh toán, trường hợp phát hiện sai sót trong hồ sơ đề nghị thanh toán, cơ quan thanh toán vốn đầu tư thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
b) Số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình không được vượt dự toán được duyệt đối với trường hợp chỉ định thầu, tự thực hiện; tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án. Lũy kế số vốn thanh toán cho dự án không vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao.
4. Đối với một số dự án đặc biệt quan trọng cần phải có cơ chế tạm ứng, thanh toán vốn khác với các quy định trên đây, sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.
1. Việc ứng trước dự toán ngân sách năm sau được thực hiện theo quy định của khoản 3, Điều 57 Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Điều 61 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và Điều 45 của Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
2. Các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, được cấp có thẩm quyền cho phép ứng trước kế hoạch vốn năm sau để thực hiện. Mức vốn ứng trước của từng dự án không vượt quá tổng mức vốn kế hoạch trung hạn 5 năm đã bố trí cho dự án.
3. Sau khi dự án được cấp có thẩm quyền cho phép ứng trước, các Bộ, ngành và địa phương phân bổ đúng danh mục đã được giao. Bộ Tài chính thông báo cho Bộ, ngành và địa phương về danh mục, tổng mức ứng, nguồn vốn ứng, niên độ ứng và thu hồi, đồng gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho dự án. Trường hợp các Bộ, ngành và địa phương phân bổ sai danh mục và mức vốn ứng theo thông báo của Bộ Tài chính thì Kho bạc Nhà nước dừng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý.
4. Thời hạn thanh toán: thực hiện như thời hạn thanh toán vốn đầu tư trong kế hoạch năm. Trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hết thời hạn thanh toán, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục hủy bỏ mức vốn ứng trước chưa sử dụng.
5. Thu hồi vốn: các Bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm bố trí kế hoạch vốn cho dự án trong dự toán ngân sách năm sau để hoàn trả vốn ứng trước. Khi thẩm tra phân bổ vốn đầu tư trong kế hoạch hàng năm: Đối với vốn ngân sách trung ương do các Bộ, ngành quản lý, Bộ Tài chính đồng thời thông báo thu hồi vốn ứng trước theo số vốn ứng trước thực tế đã giải ngân, số vốn thu hồi tối đa bằng số vốn đã được ứng trước. Trường hợp các Bộ không bố trí hoặc bố trí không đủ số vốn phải thu hồi theo quyết định giao kế hoạch hàng năm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính có văn bản thông báo cho Bộ đó biết để bố trí thu hồi số vốn đã ứng trước theo quy định; Đối với vốn ngân sách địa phương và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, trường hợp Ủy ban nhân dân các cấp không bố trí hoặc bố trí không đủ số vốn thu hồi theo quy định, Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân các cấp bố trí thu hồi số vốn đã ứng trước theo quy định.
6. Quyết toán vốn: Thời hạn quyết toán vốn ứng trước theo thời hạn được bố trí kế hoạch vốn để thu hồi. Trường hợp dự án được thu hồi vốn ứng trước theo thời kỳ một số năm thì số vốn ứng trước được bố trí để thu hồi của kế hoạch năm nào được quyết toán vào niên độ ngân sách năm đó, số vốn đã thanh toán nhưng chưa được bố trí kế hoạch vốn để thu hồi được chuyển sang các năm sau quyết toán phù hợp với kế hoạch thu hồi vốn.
1. Về thời hạn tạm ứng vốn:
Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ được tạm ứng trong năm kế hoạch chậm nhất là đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch (trừ trường hợp tạm ứng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau).
2. Thời hạn thanh toán khối lượng hoàn thành:
Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch; thời hạn thanh toán khối lượng hoàn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau (trong đó có thanh toán để thu hồi vốn đã tạm ứng).
3. Trường hợp các dự án cần thiết phải kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán sang năm sau, phải được cấp có thẩm quyền cho phép:
a) Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương của Bộ, ngành trung ương; vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương, việc kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán sang năm sau được thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 46 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
b) Đối với vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương, việc kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán sang năm sau được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 46 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
4. Thời hạn kiểm soát thanh toán vốn của Kho bạc Nhà nước: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định của chủ đầu tư, căn cứ vào hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng) và số tiền chủ đầu tư đề nghị thanh toán, Kho bạc Nhà nước kiểm soát, thanh toán cho dự án và thu hồi vốn tạm ứng theo quy định.Bổ sung
1. Căn cứ điều chỉnh kế hoạch:
Việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư nguồn vốn Ngân sách nhà nước thực hiện quy định tại Luật Đầu tư công và Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
Để đảm bảo cho các dự án thực hiện mục tiêu theo kế hoạch, hạn chế việc kéo dài thời gian thực hiện sang năm sau; Căn cứ tình hình thực hiện thực tế, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư; điều chuyển vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án có khả năng thực hiện trong năm kế hoạch, đảm bảo không được vượt quá tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn của từng dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Trước khi gửi kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư từng dự án các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo chủ đầu tư xác định số liệu thanh toán đến thời điểm điều chỉnh và làm việc với Kho bạc Nhà nước để xác nhận số vốn thuộc kế hoạch năm đã thanh toán cho dự án, xác định số vốn còn dư do không thực hiện được, đảm bảo cho kế hoạch của dự án sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn Kho bạc Nhà nước đã thanh toán. Các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về số liệu giải ngân và số kế hoạch vốn điều chỉnh.
3. Thực hiện điều chỉnh: Sau khi thực hiện các nguyên tắc nêu trên, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp gửi kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư có chi tiết từng dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (đối với các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương), gửi cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan tài chính (đối với các dự án thuộc ngân sách địa phương). Cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư đối với từng loại nguồn vốn thực hiện theo quy định Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư: Các Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp gửi công văn phân bổ điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư cho cơ quan tài chính và kế hoạch đồng cấp. Việc thẩm tra điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư thực hiện như Điều 4 của Thông tư.
(Mẫu biểu điều chỉnh phân bổ kế hoạch vốn đầu tư theo phụ lục số 02 kèm theo)Bổ sung
1. Đối với các chủ đầu tư, các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 99/2013/TT-BTC ngày 26/7/2013 của Bộ Tài chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ.
2. Đối với Kho bạc Nhà nước:
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính.
- Kết thúc năm kế hoạch, Kho bạc Nhà nước tổng hợp số liệu thanh toán vốn đầu tư báo cáo cơ quan tài chính đồng cấp theo quy định về quyết toán ngân sách nhà nước. Đồng thời xác nhận số thanh toán trong năm, luỹ kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước cho từng dự án do chủ đầu tư lập.
1. Chủ đầu tư tự thực hiện kiểm tra việc thực hiện dự án theo các nội dung được giao quản lý.
2. Các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, cơ quan tài chính, định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư, nhà thầu tham gia dự án về tình hình sử dụng vốn tạm ứng, vốn thanh toán khối lượng hoàn thành và việc chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư của Nhà nước.
3. Cơ quan tài chính các cấp định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra Kho bạc Nhà nước về việc thực hiện chế độ thanh toán vốn đầu tư.
4. Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm tra theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Việc quyết toán vốn đầu tư hàng năm và quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành thực hiện theo quy định tại các Thông tư của Bộ Tài chính về chế độ quyết toán vốn đầu tư.
1. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư.
2. Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu theo thời gian quy định của hợp đồng.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về việc tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn; Chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối lượng thực hiện, đơn giá và giá trị đề nghị thanh toán; đảm bảo tính hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạc Nhà nước và các cơ quan chức năng của Nhà nước.
4. Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan; cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định cho Kho bạc Nhà nước và cơ quan tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư của Nhà nước.
5. Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện vốn tạm ứng và thu hồi tạm ứng của các nhà thầu, phải kiểm tra trước, trong và sau khi thực hiện ứng vốn cho các nhà thầu. Hằng quý các chủ đầu tư chủ trì phối hợp với Kho bạc Nhà nước có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện tạm ứng vốn, thu hồi tạm ứng vốn.
6. Thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành. Hết năm kế hoạch, lập bảng đối chiếu số liệu thanh toán vốn đầu tư năm gửi Kho bạc Nhà nước nơi chủ đầu tư giao dịch trước ngày 10 tháng 02 năm sau để xác nhận (theo mẫu biểu tại phụ lục số 06 kèm theo).
7. Được yêu cầu thanh toán vốn khi đã có đủ điều kiện và yêu cầu Kho bạc Nhà nước trả lời và giải thích những nội dung chưa thoả đáng trong việc thanh toán vốn.
1. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước.
2. Trong phạm vi thẩm quyền được giao, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật nhà nước về những quyết định của mình.
1. Thực hiện quy định về báo cáo, quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra các chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước, các nhà thầu thực hiện dự án về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư để có giải pháp xử lý các trường hợp vi phạm, ra quyết định thu hồi các khoản, nội dung chi sai chế độ Nhà nước.
3. Được quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước, chủ đầu tư cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tài chính đầu tư, bao gồm các tài liệu phục vụ cho thẩm định dự án đầu tư và bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, các tài liệu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và thực hiện vốn đầu tư theo quy định về chế độ thông tin báo cáo, các tài liệu phục vụ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư theo quy định.
1. Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để được thanh toán vốn đầu tư.
2. Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định.
3. Ban hành quy trình thanh toán vốn đầu tư để thực hiện thống nhất trong hệ thống Kho bạc Nhà nước. Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình nghiệp vụ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư nhưng đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính và quản lý chặt chẽ vốn đầu tư của Nhà nước.
4. Có ý kiến bằng văn bản cho chủ đầu tư đối với những khoản giảm thanh toán hoặc từ chối thanh toán, trả lời các vướng mắc của chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn.
5. Kho bạc Nhà nước kiểm soát thanh toán trên cơ sở các tài liệu do chủ đầu tư cung cấp và theo nguyên tắc thanh toán đã quy định, không chịu trách nhiệm về việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu; không chịu trách nhiệm về tính chính xác đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán. Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời gian quy định mà không được trả lời hoặc được trả lời mà thấy chưa phù hợp với quy định phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan tài chính để xem xét, xử lý.
6. Thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện đúng quy định về tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng, phối hợp với chủ đầu tư thực hiện kiểm tra vốn đã tạm ứng để thu hồi ngay những khoản tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
7. Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán và tất toán tài khoản. Đồng thời hàng năm báo cáo về cơ quan tài chính tình hình tất toán tài khoản của các dự án để có biện pháp đôn đốc thực hiện.
8. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư theo quy định.
9. Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin có liên quan để phục vụ cho công tác kiểm soát thanh toán vốn.
10. Kho bạc Nhà nước thực hiện công tác kiểm tra theo quy định hiện hành. Được phép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc phối hợp với chủ đầu tư thu hồi số vốn sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để xử lý.
11. Không tham gia vào các Hội đồng nghiệm thu ở các công trình, dự án.
12. Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh toán trong năm, luỹ kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước cho từng dự án hoặc xác nhận số vốn đã thanh toán theo yêu cầu quản lý; đối với vốn ngoài nước, Kho bạc Nhà nước xác nhận theo số liệu đề nghị tạm ứng, thanh toán của chủ dự án đã được Kho bạc Nhà nước chấp nhận (phụ lục số 06 kèm theo).
13. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và pháp luật của Nhà nước về việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Section 1. APPRAISAL OF SOURCES OF INVESTMENT CAPITAL, INSPECTION OF ALLOCATION OF INVESTMENT CAPITAL
Article 3. Appraisal of sources of capital and capital balancing capacity
Financial agencies shall carry out the appraisal of sources of capital and capital balancing capacity as follows:
1. Subjects:
a) New investment projects before investment policies are approved;
b) Projects whose total investment capital increase.
2. Grounds for appraisal:
a) The Law on public investment No. 49/2014/QH13 dated June 18, 2014 and documents guiding the implementation;
b) Decisions by the Prime Minister on principles, criteria and limits on the allocation of investment capital with funding from state budget according to each period.
3. Appraisal documents:
a) Investment projects managed by central ministries or regulatory agencies:
- Written request for appraisal made by the Ministry of Planning and Investment;
- Written requests for appraisal made by relevant ministries or regulatory agencies;
- The pre-feasibility study report if the project is classified in group A; the report on investment guidelines proposal if the project is classified in group B or group C;
- Reports on internal appraisal made by relevant ministries or regulatory agencies;
- As for the project whose total investment capital increases, initial investment decision and relevant documents (if any) shall be submitted.
b) Investment projects managed by local governments:
- As for group-A projects, group-B projects and group-C key projects which have been approved by the Prime Minister and managed by local governments that request for supports from dedicated additional funding of central government budget that is given to local governments:
+ Written request for appraisal made by the Ministry of Planning and Investment;
+ Written request for appraisal made by people’s committees of central-affiliated cities and provinces;
+ Written approval for investment guidelines granted by people’s councils or standing boards of people’s councils (according to the echelons of project management);
+ Reports on appraisal of investment guidelines proposal, sources of capital and capital balancing capacity made by competent appraisal councils (according to the echelons of investment capital management);
+ Written appraisal of sources of capital and capital balancing capacity made by departments of planning and investment;
+ The pre-feasibility study report if the project is classified in group A; the report on investment guidelines proposal if the project is classified in group B or group C;
+ As for the project whose total investment capital increases, initial investment decision and relevant documents (if any) shall be submitted.
- As for group-A, group-B and group-C investment projects which use the capital amount derived from funding for balancing local government budget:
+ Written request for appraisal of Report on investment guidelines proposal made by appraisal council, or unit in charge of appraisal, or department of planning and investment;
+ The pre-feasibility study report if the project is classified in group A; the report on investment guidelines proposal if the project is classified in group B or group C;
+ The Report on internal appraisal;
+ As for the project whose total investment capital increases, initial investment decision and relevant documents (if any) shall be submitted.
4. Contents of appraisal:
Upon the receipt of the above-regulated documents, financial agencies shall send their written opinions (using forms 01-A and 01-B enclosed herein) to agencies in charge of appraising sources of capital and capital balancing capacity, including the following contents:
a) Investment projects managed by central ministries or regulatory agencies:
- The necessity of investment in the project; the conformity of investment project with approved strategic objectives and plans;
- The sufficiency of documents requesting for appraisal;
- Opinions about scale, estimate of total investment capital and execution progress;
- Opinions about sources of capital and capital balancing capacity;
- Other opinions (if any).
b) As for investment projects with capital derived from the funding for balancing local government budget and dedicated additional funding of central government budget that is given to local governments:
- The necessity of investment and the conformity of investment project with approved strategic objectives and plans;
- The sufficiency of documents requesting for appraisal;
- The suitability of the investment project in terms of scope and subjects requesting for use of public investment capital;
- The suitability of the investment project for the source of investment capital;
- The capacity for allocating capital to programs or projects of total capital of medium-term investment plan of each sector, field and each program according to the order of priority (as for funding from state budget, it is necessary to consider the capital balancing capacity of each level of state budget, and dedicated additional funding from the superior budget to the inferior budget, consisting of: the funding for National target programs, the funding for target programs and other dedicated additional funding);
- Other opinions (if any).
Article 4. Inspection of allocation of investment capital
1. Contents of the allocation of annual investment capital
Investment projects shall be allotted with state funds as prescribed in the annual capital allocation plan upon their satisfaction of requirements as prescribed in the Law on public investment and the Government's Decree No. 77/2015/ND-CP dated September 10, 2015 on annual and medium-term public investment plan.
a) Investment projects managed by central ministries or regulatory agencies (hereinafter referred to Ministries):
Ministries shall, upon the authorization of the annual state budget-originated fund allocation plan by the Prime Minister or Minister of Planning and Investment, allocate investment capital to each project within their authority provided that the following requirements must be satisfied:
- Projects which are included in the list of investment projects and within the scope of total capital in the authorized medium-term public investment plan;
- Projects whose investment procedures are carried out in appropriate manner as regulated. As for new construction projects, their investment decisions must be approved by competent authorities by October 31st of the year preceding the planning year;
- Comply with authorized economic contents with regard to total investment, structure of domestic capital, structure of foreign capital and economic sector structure;
- Comply with the list of investment projects and the capital rate of each project decided by the Prime Minister or Minister of Planning and Investment.
b) As for investment projects with the capital derived from the funding for balancing local government budget and dedicated additional capital of central government budget that are given to local governments:
People’s committees at all levels shall, on the basis of the Resolution of people’s councils at relevant levels on the authorization of annual state budget-originated fund allocation plan, allocate investment capital to each project within their authority provided that the following requirements must be satisfied:
- Projects which are included in the list of investment projects and within the scope of total capital in the authorized medium-term public investment plan;
- Projects whose investment procedures are carried out in appropriate manner as regulated. As for new construction projects, their investment decisions must be approved by competent authorities by October 31st of the year preceding the planning year;
- Comply with authorized economic contents with regard to total investment, structure of domestic capital, structure of foreign capital and economic sector structure;
- With regard to investment projects with funding from the central government budget, the allocation of investment capital to such project must, apart from the above-prescribed contents, comply with the list of investment projects and the capital rate of each project decided by the Prime Minister or Minister of Planning and Investment.
c) Ministries and people’s committees at all levels shall allocate, in detailed manner, the investment capital for each project according to project’s code and economic sector (type, item) as stated in Annex No. 02 promulgated under the Decision No. 33/2008/QD-BTC dated June 02, 2008 of Minister of Finance on system of state budget entries; the Circular No. 110/2012/TT-BTC of Ministry of Finance on amendments and supplements to certain articles of the Decision No. 33/2008/QD-BTC dated June 02, 2008 of Minister of Finance on system of state budget entries and the Circular No. 147/2013/TT-BTC dated October 23, 2013 on amendments and supplements to the system of state budget entries.
d) Ministries and people’s committees at all levels shall, at the same time with the above-prescribed allocation of investment capital, allocate quota of detailed capital plan to main investors for execution.
dd) The detailed allocation of investment capital and the giving of state budget to projects must be completed before December 31st of the year preceding the planning year.
e) Ministries and people’s committees of provinces or cities shall, upon the completion of the allocation of the investment capital plan, submit their investment capital plans to Ministry of Finance; People's committees at all levels shall send investment capital allocation plans to departments of finance and offices of finance and planning of provinces.
(Form of the investment capital allocation plan is stated in Annex No. 01 herein)
2. Documents enclosed with the investment capital allocation plan consist of:
a) For the project at the stage of investment preparation:
The written approval for the project investment guidelines granted by the competent authority.
b) For the project at the stage of investment implementation:
Decision on approving the investment in the project granted by the competent authority (or decision on approving economic - technical report, applicable to projects in which only economic - technical reports are established) if it is a new construction project, and decisions on amendments to the project (if any).
c) For the project at the stage of completion of investment:
Decision on approving the finalization of finished project granted by competent authority (if any).
3. Inspection of the allocation of investment capital
a) Investment projects managed by ministries:
Ministry of Finance shall, within 15 days from the receipt of investment capital allocation plans and enclosed documents submitted by relevant ministries, carry out the inspection of the allocation of investment capital according to contents stated in Clause 1 herein (using the Form No. 01-C enclosed with this Circular), send written opinions about the inspection of the investment capital allocation to each ministry, the state treasury for using as the basis for controlling the payment of investment capital, and Ministry of Planning and Investment for cooperation.
Ministries, and financial agencies and/or state treasuries shall, on the basis of written opinions about the inspection of the investment capital allocation sent by Ministry of Finance, input their investment capital plans for projects whose requirements for payment of investment capital have been satisfied into the Treasury and Budget Management Information System (briefly called as TABMIS) as regulated in the Circular No. 123/2014/TT-BTC dated August 27, 2014 of Ministry of Finance guiding the operation and application of the Treasury and Budget Management Information System (briefly called as TABMIS).
b) Investment projects managed by people’s committees at all levels:
As for the funding for balancing local government budget, dedicated additional capital of central government budget that are given to local governments and the funding for the National target programs: departments of finance and offices of finance and planning shall, within 15 days from the receipt of investment capital allocation plans submitted by people’s committees at all levels, carry out the inspection of the investment capital allocation according to contents stated in Clause 1 herein (using the Form No. 01-D enclosed with this Circular), send written opinions about the inspection of the investment capital allocation to people’s committees (of provinces or districts) for reporting, and planning and investment agencies for cooperation; and state treasuries (or provinces or districts) for controlling the payment of investment capital for projects whose requirements for payment of investment capital have been satisfied as regulated. If the project fails to meet requirements for payment, the people’s committee (of province or district) is requested to make the re-allocation of investment capital as regulated.
With regard to projects whose requirements for payment have been satisfied, state treasuries shall input investment capital plans into the Treasury and Budget Management Information System (briefly called as TABMIS) as regulated in the Circular No. 123/2014/TT-BTC dated August 27, 2014 of Ministry of Finance guiding the operation and application of the Treasury and Budget Management Information System (briefly called as TABMIS).
Section 2. PAYMENT OF INVESTMENT CAPITAL
Article 5. Agencies in charge of making payment of investment capital
The State Treasuries shall control the payment of investment capital with funding from state budget.
1. Main investors are permitted to open accounts at the State Treasuries where are convenient for their transactions and conformable to the payment control by the State Treasuries.
2. The opening of accounts shall comply with regulations of Ministry of Finance on the opening and use of accounts at the State Treasuries.
3. The State Treasuries shall provide main investors with guidelines on the account opening for receiving payment of investment capital.
Article 7. Project-related legal documents which are only submitted once
Main investors shall submit the following documents to the State Treasuries where their accounts are opened in order to serve the management and control of payment of investment capital (main investors shall submit original documents or certified copies in one time only until the investment project is finished, except for the case where the supplement or modification of documents is required). Documents consist of:
1. For the project at the stage of investment preparation:
- The written approval for the project investment guidelines granted by the competent authority;
- Decision on approving the estimate for investment preparation granted by the competent authority, enclosed with the estimate of investment preparation costs;
- Decision on approving the section of contractors in conformity with the Law on bidding;
- Contracts signed by and between the main investor and contractors.
2. For the project at the stage of investment implementation:
- The investment decision granted by the competent authority and decisions on amendments to the investment and construction project (if any) (or the economic - technical report, applicable to the project in which only economic - technical report is established). With regard to new construction projects or projects whose total investment capital increases, the written appraisal of sources of capital and capital balancing capacity made by the planning and investment agencies and the financial agencies shall be enclosed as regulated by the Law on public investment.
With regard to new construction projects or projects whose total investment capital increases, the State Treasuries, where accounts are opened, shall compare contents of investment decisions to contents of the written appraisal of sources of capital and capital balancing capacity made by the planning and investment agencies and the financial agencies as regulated by the Law on public investment. In case the contents of investment decisions are inconsistent with the contents of the written appraisal of sources of capital and capital balancing capacity made by the planning and investment agencies and the financial agencies, the State Treasuries shall:
+ For investment projects with funding from state budget of central ministries or regulatory agencies, and investment projects with funding from dedicated additional funding which is given by central government budget to local governments, the State Treasuries, where payment accounts are opened, shall send reports to the State Treasuries of provinces or cities that shall submit summarized reports to the State Treasury for reporting to Ministry of Finance for consideration. At the same time the State Treasuries where payment accounts are opened shall inform main investors of such difference for reporting to the competent authorities that make investment decisions.
+ For investment projects with funding from state budget that is given for balancing local government budgets, the State Treasuries, where payment accounts are opened, shall send reports to the State Treasuries of provinces or cities that shall report to people’s committees of provinces or cities for considering and handling within their authority. Reports shall be sent to departments of planning and investment and departments of finance at the same time.
- Decision on approving the selection of contractors as regulated by the Law on bidding. In case the main investor itself implements the project, the written approval for self-implementation granted by the competent authority shall be submitted (if the self-implementation of project is not defined in the investment decision granted by the competent authority);
- Contracts made between the main investor and contractors or suppliers and enclosed documents, including: Appendixes, specific or general conditions relating to the advance or payment of a contract, amendments or supplements to contracts (if any). In case the main investor itself implements the project, letters of task assignment or internal assignment contracts shall be submitted.
- Estimates and decision on approving estimates granted by the competent authorities for each type of works, work item, or each work in case of no-bid contracts or self-implementation by the main investor, and other works which are performed without making contracts (except for the project in which only the economic - technical report is established); Estimates and decision on approving estimates of contract values made by the competent authorities in case of fixed unit price contracts. With regard to compensation, supports and resettlement, the plan for the compensation, support and resettlement approved by the competent authority must be submitted.
1. Principle of capital advance:
a) The main investor shall pay advanced capital to contractors or suppliers of necessary works to perform contracts or other works without making contracts. The advanced capital rate, time of advance and recovery of advanced capital shall be unanimously agreed by the main investor and relevant contractors and specified in signed contracts as regulated.
b) The capital advance shall be made after the signed contract takes its effect. With regard to the construction contract, the site clearance plan must be included as agreed in the construction contract.
c) If the parties carry out an agreement on the advanced capital rate which is higher than the minimum advanced capital rate prescribed in Point a Clause 3 of this Article, the contract value in proportion to the advanced capital rate which is higher than the minimum advanced capital rate shall not be adjusted from the time of advance.
d) The main investor may, on the basis of demands for capital advance, may receive the advanced capital in one or several times for a contract provided that the sum of advanced capital shall not exceed the advanced capital rated prescribed in the contract and that regulated in Clause 3 of this Article. If the annual capital allocation plan fails to cover the advanced capital rate prescribed in the contract (or the approved estimate), the main investor may get the capital advance in the capital plan of the following year.
dd) The main investor shall, together with the relevant contractor, calculate the reasonable advance, use the advanced capital in an effective manner for proper purposes and subjects, and recover the advanced capital as regulated.
2. Documents of capital advance:
For getting the capital advance, the main investor must submit the following documents to the State Treasury:
- The written request for payment of investment capital - using the form stated in Annex No. 05 herein;
- Money remittance vouchers promulgated under regulations on accounting document system of the Ministry of Finance;
- Contractor’s guarantee of advance (the main investor shall send the copy certified by the main investor to the State Treasury) in the cases where the guarantee of advance must be carried out as regulated in Point a Clause 4 of this Article.
3. Advanced capital:
a) Minimum advanced capital:
- Consulting contracts:
15% of the contract value for a contract valued more than VND 10 billion;
20% of the contract value for a contract valued up to VND 10 billion.
- Construction contracts:
+ 20% of the contract value for a contract valued less than VND 10 billion;
+ 15% of the contract value for a contract valued from VND 10 billion to VND 50 billion;
+ 10% of the contract value for a contract valued more than VND 50 billion.
- Technological equipment procurement contract, EC contract, EP contract, PC contract, EPC contract, turnkey contract and other construction contracts: 10% of the contract value.
b) The maximum advanced capital rate for items stated in Point a herein shall not exceed 50% of the contract value (or the approved estimate in case works are performed without making contracts). In special cases where the advance rate is higher than the maximum advanced capital rate, such advanced must be approved by the investment-deciding individual. If the investment is decided by the Prime Minister, such advance shall be decided by Minister or Chairperson of the provincial people’s committee.
c) Compensation, support and resettlement
- The advanced capital shall be conformable with the progress of the implementation of the compensation, support and resettlement. The maximum advanced capital shall not exceed the amount defined in the plan for the compensation, support and resettlement approved by the competent authority.
- If the main investor make direct payment of compensation, support and resettlement amounts, the main investor shall base on relevant documents to make payment to beneficiaries.
- If the payment is made by the organization in charge of the compensation, support and resettlement (the compensation, support and resettlement council, land fund development organization, enterprise, etc.): The said organization in charge of the compensation, support and resettlement shall open a deposit account at the State Treasury to receive the advanced capital transferred by the main investor for making the said payment.
d) Project management costs
The State Treasury shall, on the basis of the estimate of the project management costs in the planning year which is approved by the competent authority, pay advanced capital at the request of the main investor. The advanced capital must not exceed the estimate of the project management costs approved by the competent authority.
dd) The sum of advanced capital for items from Point a to Point d of this Clause shall not exceed the amount in the annual capital plan allotted to the project.
4. Capital advance guarantee:
a) If the contract-based advanced capital is more than VND 01 billion, the guarantee is required:
- Before the State Treasury makes contract advance payment to the main investor in order to give advanced capital to relevant contractors or suppliers, the main investor must provide the State Treasury with the guarantee for advance payment for contracts signed with contractors or suppliers with the guaranteed value equivalent to the advanced amount.
- The value of the contract advance guarantee shall be deducted in proportion to the value of advanced capital that has been recovered through each payment made between the employer and the contractor. The main investor shall ensure and assume responsibility for the value of the advance guarantee in proportion to the balance of remaining advanced capital.
- The effective period of the contract advance guarantee must last until the main investor recover the advanced capital in full.
b) Cases where the capital advance guarantee is not required:
- The contract-based advanced capital is less than or equal to VND 01 billion. In this case, the main investor may, based on specific conditions, request the relevant contractor to provide with capital advance guarantee in conformity with contents stated in Point a Clause 4 of this Article for ensuring that the advanced capital shall be used in a secure and effective way, and bear responsibility for such request for the capital advance guarantee.
- Construction contracts in the form of self-implementation, including those performed by communities under target programs;
- Works performed without making contracts and compensation, support and resettlement affairs (except for the cases where the compensation, support and resettlement affairs require the construction of works).
5. Recovery of advanced capital
- The advanced capital shall be recovered through the payment of finished workload of the contract. The main investor shall carry out an agreement with the relevant contractor on the amount of each recovery stage which must be specified in the contract, and the recovery of advanced capital must be completed when the payment value of finished workload reaches 80% of the contract value.
- For the compensation, support and resettlement: After making payment to beneficiaries, the main investor shall collect relevant documents, carry out payment procedures and recover the advanced capital within 30 days from the day on which the payment is made to beneficiaries. The main investor should not wait for all households in the compensation, support and resettlement plan receiving payments in full to carry out procedures for recovery of advanced capital.
For the expenses for implementing the compensation, support and resettlement, the State Treasury shall carry out procedures for recovery of advanced capital on the basis of the annual finalization of expenses for implementing the compensation, support and resettlement approved by the competent authority.
- For the project management costs: Upon the completion of the workload, the main investor shall prepare and send the Valuation table of finished workload (certified through the main investor’s signature and seal) to the State Treasury for carrying out the procedures for recovery of advanced capital. The main investor must not send payment vouchers and procurement invoices to the State Treasury but the main investor must bear responsibility for the accuracy and legality of the finished workload and the value requested for payment according to the approved estimate.
Where the field-based or area-based project management board must manage many projects at the same time, the main investor shall, on the periodical basis of every 6 months and at the end of the planning year, allot project management costs (the finished workload according to the estimate) to each project and submit the report thereof to the State Treasury for carrying out the procedures for recovery of advanced capital.
6. Inspection of the implementation and recovery of advanced capital
- State Treasuries shall expedite main investors to comply with regulations on the recovery of advanced capital, and cooperate with main investors to inspect the advanced capital for recovering the amounts unused or misused. The State Treasury shall inspect and ensure that the recovery of the entire advanced capital shall be finished the payment value of finished workload reaches 80% of the contract value.
- Quarterly, main investors shall send reports on the evaluation of the implementation of the capital advance and the recovery of advanced capital to the State Treasuries and their supervisory agencies. The implementation progress and the recovery of advanced capital must be specified in the report.
- Quarterly, the State Treasuries shall send reports on the evaluation of the implementation of the capital advance and the recovery of advanced capital by relevant ministries, regulatory agencies and local governments to the financial agencies at the same level. The classification of balances of advanced capital in each period must be specified in the report. With regard to projects managed by ministries or regulatory agencies, Ministry of Finance shall send written requests to relevant ministries or regulatory agencies for taking measures against unrecovered balance of advanced capital. With regard to projects managed by people’s committees at all levels, departments of finances or offices of finance and planning shall send reports people’s committees at same level to take measures against unrecovered balance of advanced capital.
- For the project’s works performed through contracts: over 06 months from the time on which the workload must be performed according to the progress defined in the signed contract, if the contractor fails to perform such workload or misused the advanced capital, the main investor shall lead and cooperate with the State Treasury to recover and return the advanced capital to state budget. If the main investor fails to recover the advanced capital without submitting the report on the implementation of capital advance and the recovery of advanced capital, the State Treasury shall send written request to the main investor for recovering the advanced capital from relevant contractor or request the main investor to ask the guarantee-providing credit institution to fulfill guarantee obligations if the contractor fails to comply with commitments made with the main investor on the use of the advanced capital.
- For the compensation, support and resettlement: over 03 months from the time on which the capital advance is given, if the advanced capital is not used to make payment to relevant beneficiaries, the main investor shall lead and cooperate with the State Treasury to request the organization in charge of the compensation, support and resettlement to remit the entire advanced capital to the deposit account of the main investor, which is opened at the State Treasury, for facilitating the control of payment and the recovery of advanced capital. After one year from the date on which the advanced capital is remitted to the main investor’s account, if the payment to beneficiaries is still not carried out, the main investor shall return the entire advanced capital to state budget.
If the main investor fails to carry out procedures for making payment to the state budget, the State Treasury shall extract money from the main investor's deposit account to transfer to the state budget, reduce the capital amount that has paid in advanced to the project and inform the main investor of such transfer.
Article 9. Payment for finished workload
1. For the works performed through the construction contract:
a) Principle of payment:
The payment for contract must be conformable with the type of contract, the contract price and conditions stated in the contract. The number of payment, payment period, payment time, time-limit for payment, documents and conditions of payment must be specified in the contract. The main investor must comply with requirements for application of contract prices in compliance with prevailing regulations of the government.
- For the lump sum contract:
The payment shall be made on percentage of the contract price or the construction works price, work items or workload in proportion to payment periods which have been agreed by the parties and specified in the relevant contract. The certification of finished workload is not required when the payment is made.
- For the fixed unit price contract:
The payment shall be made on the basis of the actually finished workload (including increased or reduced workload approved by competent authorities, if any), which has been checked and accepted in each payment, and the unit price in the contract.
- For the adjustable unit price contract:
The payment shall be made on the basis of the actually finished workload (including increased or reduced workload, if any), which has been checked and accepted in each payment, and the unit price in the contract or the adjusted unit price as agreed in the contract.
- For the time-based contract:
+ Expenses for experts’ work are determined by multiplying the expert’s pay rate and relevant expenses as agreed in the contract by involved parties by actually accepted working period (on a monthly, weekly, daily and hourly basis).
+ Expenses apart from the expenses for experts’ work shall be paid according to provisions of the contract.
- For the combined-price contract:
The payment shall be made in conformity with types of contract as prescribed in said points herein.
- The payment of additional workload (out of the contract) whose unit price is not defined in the contract shall be made according to additional agreements made by the involved parties before such works are performed and in accordance with regulations of relevant laws.
- Amendments to the contract shall be carried out in conformity with the Government's Decrees on contract and prevailing Circulars on guidelines thereof.
b) Payment documents:
When the finished workload has been accepted under the payment period and payment conditions in the contract, the main investor shall prepare and send payment documents to the State Treasury. Payment documents consist of:
- The written record on acceptance of contract-based finished workload, enclosed with the valuation table of contract-based finished workload for payment with certification of the representative of the employer and the representative of the contractor (according to Annex No. 03.a herein).
If the workload generates out of the signed contract, the main investor shall send the written record on acceptance of the generated workload, enclosed with the valuation table of the generated workload for payment with certification of the representative of the employer and the representative of the contractor (according to Annex No. 04 herein).
- The written request for payment of investment capital - using the form stated in Annex No. 05 herein.
- Money remittance vouchers promulgated under regulations on accounting document system of the Ministry of Finance.
2. For the works performed not through the construction contract:
a) The payment for the project's works performed not through the construction contract (consisting of: certain project management works directly performed by the main investor, consultancy works which are self-performed as permitted, etc.) shall be made on the basis of:
The valuation table of finished workload (with the main investor's signature and seal). The main investor must not send payment vouchers and procurement invoices to the State Treasury but the main investor must bear responsibility for the accuracy and legality of the finished workload and the value requested for payment according to the approved estimate in conformity with the nature of each type of works.
b) Payment documents consist of:
- The valuation table of finished workload;
- The estimate for each work approved by the competent authority;
- The written request for payment of investment capital;
- Money remittance vouchers.
c) Payment documents for other cases
- The payment for compensation, support and resettlement amounts shall consist of: The valuation table of the performed compensation, support and resettlement workload (according to Annex No. 03.b herein); Contracts and records on house delivery (if the housing purchase is made for relocation and site clearance); The compensation, support and resettlement plan approved by the competent authority; The written request for payment of investment capital; Money remittance vouchers.
The State Treasury shall make payment for expenses for implementing the compensation, support and resettlement on the basis of the estimate of expenses for implementing the compensation, support and resettlement approved by the competent authority; the valuation table of finished workload; the written request for payment of investment capital; and money remittance vouchers.
- If the compensation, support and resettlement require the construction works carried out (including the construction of houses for relocation and site clearance), the capital advance and payment shall be performed in accordance with regulations on those of a construction project or contract.
- If the finalization of a finished project has been approved by the competent authority but the payment of capital in full according to the value approved in the finalization, the State Treasury shall control the payment of investment capital for the project on the basis of the decision on approving the finalization of the finished project made by the competent authority and the project's capital allocation plan during the year. Payment documents consist of: Decision on approving the finalization of finished project, enclosed with the report on the finalization of finished project; the written request for payment of investment capital; and money remittance vouchers.
3. The State Treasury’s principle for control of payment:
a) The State Treasury shall make payment to the main investor on the basis of the payment documents submitted by the main investor, payment provisions stated in the contract, letter of assignment or internal assignment contract (if the project is self-implemented), the number of payment, payment period, payment time, payment conditions and the value of each payment. If any mistakes of payment documents are discovered in the course of payment, the agency in charge of making payment of investment capital shall give a written notice to the main investor to complete payment documents.
b) The capital amount paid to each type of works, work item, or each work shall not exceed the approved estimate in case of no-bid contracts or self-implementation; total capital amount paid to the project shall not exceed total investment approved. The capital amount paid to the project during the year (including the advanced capital and amount paid for finished workload) shall not exceed the amount allotted to the project as defined in the capital allocation plan of the whole year. Accumulation of the capital amount paid to the project shall not exceed total amount stated in the authorized medium-term public investment plan.
4. For certain especially important projects which require policies on capital advance and payment other than provisions stated above, Ministry of Finance shall provide specific guidance documents upon the approval from competent authorities.
Article 10. Management, payment, recovery and finalization of advanced funding from next year’s budget estimate
1. The advanced funding from next year’s budget estimate shall comply with regulations in Clause 3 Article 57 of the Law on state budget No. 01/2002/QH11 dated December 16, 2002 and Article 61 of the Government’s Decree No. 60/2003/ND-CP dated June 06, 2003 detailing and guiding the implementation of the Law on state budget and Article 45 of the Government’s Decree No. 77/2015/ND-CP dated September 10, 2015 on the annual and medium-term public investment plan.
2. Main investors are permitted to get advanced capital from next year’s capital allocation plan to implement projects with funding from state budget which have been approved by the competent authorities under the 5-year medium-term public investment plan. The advanced capital of each project shall not exceed total capital amount allotted to such project as stated in the 5-year medium-term public investment plan.
3. After the capital advance is approved by competent authorities, ministries, regulatory agencies and local governments shall allocate the advanced capital to projects according to the list of authorized investment projects. Ministry of Finance shall inform relevant ministries, regulatory agencies and local governments of the list of investment projects, total advanced capital, sources of advanced capital, the advance and recovery year, and send notice of the same to the State Treasury for making payment for relevant projects. In case ministries, regulatory agencies and local governments fail to allocate advanced capital in conformity with the list of investment projects and the advanced capital rate for each project as announced by Ministry of Finance, the State Treasury shall suspend the payment and report to Ministry of Finance for consideration.
4. Payment period: comply with the period for paying investment capital defined in the annual plan. In some special cases, the payment period shall comply with decision by Prime Minister. When the payment period expires, the State Treasury shall carry out procedures for terminating the allocation of unused advanced funding.
5. Capital recovery: Ministries, regulatory agencies and local governments shall arrange capital plan for projects in the next year’s budget estimate for returning advanced capital. With regard to the funding from the central government budget, which is managed by ministries and regulatory agencies, Ministry of Finance shall inspect the allocation of investment capital in the annual plan and inform the recovery of advanced capital according to the actually disbursed amount of advanced capital. The maximum recovered amount is equal to the advanced capital. In case Ministries do not recover or fail to recover sufficient advanced amounts as prescribed in the decision on authorization of annual plan by the Prime Minister, Ministry of Finance shall send written notice to relevant Ministry to make the recovery of advanced capital as regulated. With regard to funding from local government budgets and dedicated additional funding from the superior budget to the inferior budget, if people’s committees at all levels do not recover or fail to recover sufficient advanced amounts as regulated, departments of finance or offices of finance and planning shall inform relevant people’s committees to make the recovery of advanced capital as regulated.
6. Capital finalization: The time limit for capital finalization is in accordance with that defined in the capital allocation plan for recovery. Where the project the advanced capital of which is recovered under a period of some years, the recovered capital of any annual plan shall be finalized in the budget year of that year, and the capital which has been paid but the recovery of which is not stated in the capital allocation plan for recovery shall be transferred to following years for finalization in conformity with the capital recovery plan.
Article 11. Regulations on period of advance, payment of investment capital in annual plan, and time limit for control of payment of capital by State Treasury
1. Period of capital advance:
The capital advance shall be carried out by December 31st of the planning year according to the annual capital allocation plan arranged for relevant project (except for the cases where the advanced must be made for implementing compensation, support and resettlement affairs, the capital advance shall be carried out by the end of January 31st of the following year).
2. Period of payment for finished workload:
The project’s annual capital allocation plan shall only include the payment for finished workload that has been accepted by December 31st of the planning year. The period of payment for finished workload is by the end of January 31st of the following year (in which, the payment for recovery of advanced capital is included).
3. In cases where the period for implementing the project and payment period must be extended to the following year, the approval by competent authorities is required:
a) For funding from the central government budget that is given to central-affiliated ministries and regulatory agencies, and dedicated additional funding that is given by the central government budget to local governments, the extension of period for implementing the project and payment period to the following year shall comply with regulations in Point a Clause 3 Article 46 of the Government’s Decree No. 77/2015/ND-CP dated September 10, 2015 on the annual and medium-term public investment plan.
b) For the investment capital derived from funding for balancing local government budgets, the extension of period for implementing the project and payment period to the following year shall comply with regulations in Clause 2 Article 46 of the Government’s Decree No. 77/2015/ND-CP dated September 10, 2015 on the annual and medium-term public investment plan.
4. The time limit for control of payment of capital by the State Treasury: Within 07 working days from the receipt of valid payment documents submitted by the main investor, the State Treasury shall, on the basis of the contract (or the approved estimate if works are performed not through contracts) and the amount which the main investor requested for payment, control and make payment for project, and recover the advanced capital as regulated.
Section 3. ADJUSTMENT OF INVESTMENT CAPITAL PLAN
Article 12. Adjustment of investment capital plan
1. Grounds for the adjustment of investment capital plan:
The adjustment of investment capital plan with funding from state budget shall comply with regulations in the Law on public investment and the Government's Decree No. 77/2015/ND-CP dated September 10, 2015 on annual and medium-term public investment plan.
2. Principles:
In order to ensure the implementation of projects in conformity with planned objectives and limiting the extension of implementation period to the following year, ministries and people’s committees at all levels shall, on the basis of actual conditions, review and report the progress of implementation and investment objectives of projects in the year to the competent authorities to adjust the investment capital plan or transfer capital from the projects which cannot be implemented to the qualified projects in the planning year provided that the adjustment shall not exceed the total capital allotted to each project as prescribed in the medium-term public investment plan approved by the competent authorities.
Before sending the adjusted investment capital plan of each project, ministries and people’s committees at all levels shall require the main investor to confirm the amounts paid up to the time of adjustment and contact the State Treasury to confirm the capital of annual plan paid for the project and the unused capital due to failure of implementation, and ensure the amount in the adjusted plan of the project shall not be lower than the capital amount which has been paid by the State Treasury. Ministries and people’s committees at all levels shall take responsibility for the reimbursed figures and the amount in the adjusted capital plan.
3. Adjustment implementation: Ministries and people’s committees at all levels shall, upon the compliance with the above-mentioned principles, send the adjusted investment capital plan of each project to Ministry of Planning and Investment and Ministry of Finance (for investment projects with funding from central government budget and dedicated additional funding that is given by the central government budget to local government budgets), or the agency of planning and investment, and financial agency (for investment projects with funding from local government budgets). Authorities competent to approve the adjustment of investment capital plan with each source of capital shall be regulated in the Government's Decree No. 77/2015/ND-CP dated September 10, 2015 on annual and medium-term public investment plan and guidance documents granted by Ministry of Planning and Investment.
4. After the adjustment of investment capital plan is approved by the competent authorities, ministries and people’s committees at all levels shall send official dispatches on the capital allocation according to the adjusted investment capital plan to agencies of finance and planning of the same level. The inspection of the allocation of adjusted investment capital shall conform to Article 4 of this Circular.
(Form of the adjusted investment capital allocation plan is stated in Annex No. 02 herein)
Section 4. REPORTING, INSPECTION AND FINALIZATION
1. Main investors, ministries and people’s committees of provinces shall comply with regulations in the Circular No. 99/2013/TT-BTC dated July 26, 2013 of Ministry of Finance on policies and forms of reports on the implementation of capital construction and investment capital plan with funding from state budget and capital from Government bonds.
2. State Treasury:
- Implement regulations on reporting as regulated by Ministry of Finance.
- The State Treasury shall, at the end of the planning year, summarize figures of investment capital paid and submit reports thereof to the financial agency at the same level in accordance with regulations on state budget statements. The State Treasury shall certify the amount paid during the year and the accumulation of amounts paid from the commencement to the end of the state budget year for each project formulated by the main investor.
1. The main investor shall inspect the implementation of the relevant project according to assigned contents.
2. Ministries, provincial people’s committees and financial agencies shall periodically or irregularly inspect the main investors and contractors involved in projects concerning the use of advanced capital and capital paid for finished workload, and the compliance with the Government’s policies and regulations on finance and development investment.
3. Financial agencies at all levels shall periodically or irregularly inspect the State Treasury on the compliance with regulations on payment of investment capital.
4. The State Treasury shall carry out the inspection within the ambit of its functions and tasks.
Article 15. Finalization of investment capital
The annual finalization of investment capital and the final statement of investment capital of finished project shall comply with the Ministry of Finance’s Circulars on policies on investment capital statements.
Section 5. RESPONSIBILITIES AND RIGHTS OF INVOLVED AGENCIES
1. Fulfill assigned functions and tasks as regulated. Comply with regulations of the laws on financial management in investment.
2. Carry out the acceptance of finished workload, prepare payment documents and request for payment for contractors in conformity with payment period stated in the contract.
3. Bear responsibility before the law and the competent individual for the selection of contractors as regulated by the Law on bidding and relevant guidance documents; bear responsibility for the accuracy of the finished workload, unit price and value requested for payment; ensure the legality of figures and documents submitted to the State Treasury and competent state agencies.
4. Submit reports to investment-deciding agency and relevant state agencies in a timely and sufficient manner as regulated; provide sufficient documents as required to the State Treasury and financial agencies to serve the management and payment of capital; bear the inspection of financial agencies and the investment-deciding agency of the use of investment capital and the compliance with state regulations on finance in investment.
5. Inspect the implementation of capital advance and recovery of advanced capital from contractors in a regular basis. The inspection must be carried out before, during and after the payment of advanced capital to contractors. Quarterly, main investors shall take the prime responsibility and coordinate with the State Treasuries to prepare reports on the implementation of the capital advance and the recovery of advanced capital.
6. Perform the accounting under regulations on accounting of investor unit and the finalization of investment capital under current regulations. Upon the end of the planning year, prepare and send statistical table for payment of investment capital in the year to the State Treasuries where main investors carry out their transactions for confirmation by February 10th of the next year (using the form stated in Annex No. 06 herein).
7. Request for payment of investment capital when all requirements for payment have been satisfied, and request the State Treasuries to explain about unsatisfactory contents in the course of payment of investment capital.
Article 17. Ministries and people’s committees of provinces and districts
1. Guide, inspect and expedite main investors, within their authority, to implement investment plans, receive and use the investment capital for proper purposes and in conformity with the government’s policies.
2. Within the ambit of their authority, bear responsibility before the Government and the law for their decisions.
Article 18. Financial agencies at all levels
1. Comply with current regulations on reporting and finalization of investment capital.
2. Cooperate with competent authorities to instruct and inspect the main investors, State Treasuries and contractors implementing projects for the compliance with policies on finance in investment, management and use of investment capital, payment of investment capital in order to prepare measures against violations, make decisions on recovery of misused amounts.
3. Request the State Treasuries and main investors to provide necessary documents and information to serve the state management of finance in investment, including documents for appraising the investment projects and arranging annual investment capital plans, reports on the implementation of plans and investment capital in conformity with policies on reporting information, and documents for verifying the investment capital statements as regulated.
1. Provide main investors with guidance on the account opening for receiving payment of investment capital.
2. Control and make payment of investment capital in a timely and sufficient manner when all requirements for payment have been satisfied, and on schedule as regulated.
3. Promulgate rules for payment of investment capital for implementing consistently in the system of State Treasuries. Organize the control and payment of investment capital in conformity with professional procedures, make payment in a timely and sufficient manner in order to facilitate main investors provided that administrative procedures must be simple and the state investment capital must be properly managed.
4. Give written opinions to main investors about reduced payment or payment refusal, and respond to main investors’ queries relating to the capital payment.
5. The State Treasuries shall control the payment based on the documents provided by main investors and under the prescribed payment principles. The State Treasuries shall not take responsibility for the form of selecting contractors as well as the accuracy of unit price, workload and value requested for payment. If a decision made by the competent authority is discovered to be contrary to current laws, the State Treasury shall send request for consideration and suggestions thereof. Over the prescribed time limit, if the competent authority does not respond or fails to give an appropriate response, the State Treasury shall report to the competent authority at higher level and financial agency for consideration.
6. Regularly urge main investors to strictly comply with regulations on capital advance and recovery of advanced capital; coordinate with main investors to inspect the advanced capital for recovery of unused or misused advanced amounts in a proper manner.
7. Expedite main investors to definitively pay debts before projects are finalized and accounts are settled. The State Treasuries shall send annual reports to financial agencies on the settlement of accounts of projects for preparing proper measures for implementation.
8. Implement the policies on reporting information and finalization of the use of investment capital as prescribed.
9. Require main investors to provide documents and relevant information to serve the control of capital payment.
10. The State Treasuries shall carry out the inspection in accordance with current regulations. The State Treasuries may suspend the payment of investment capital or coordinate with main investors to recover the misused capital or the capital which is used in contrary to the Government’s policies on financial management, and submit reports thereof to Ministry of Finance.
11. Have no right to participate in the acceptance boards of works or projects.
12. Upon the end of the planning year, confirm the payment in the year and the accumulation of payments from the commencement to the end of state budget year for each project or confirm the investment capital paid at the request of managers. With regard to the foreign capital, the State Treasuries shall make confirmation according to the figures requested for advance or payment by main investors, which have been accepted by the State Treasuries (according to Annex No. 06 herein).
13. Take responsibility before the Minister of Finance and the law for the control of payment of investment capital with funding from state budget.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực