Quyết định 33/2008/QĐ-BTC về Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 33/2008/QĐ-BTC | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Nguyễn Công Nghiệp |
Ngày ban hành: | 02/06/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2009 |
Ngày công báo: | 22/06/2008 | Số công báo: | Từ số 359 đến số 360 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
04/02/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2008/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG MỤC LỤC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước áp dụng cho công tác lập dự toán, quyết định dự toán, phân bổ giao dự toán, chấp hành dự toán và kế toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước bao gồm:
- Danh mục mã số Chương - phụ lục số 01.
- Danh mục mã số ngành kinh tế - phụ lục số 02.
- Danh mục mã số nội dung kinh tế - phụ lục số 03.
- Danh mục mã số chương trình, mục tiêu quốc gia - phụ lục số 04.
- Danh mục mã số nguồn ngân sách nhà nước - phụ lục số 05 .
- Danh mục mã số các cấp ngân sách - phụ lục số 06.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2009 và thay thế hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước ban hành theo Quyết định số 280 TC/QĐ/NSNN ngày 15/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Quyết định bổ sung, sửa đổi: số 148/2002/QĐ-BTC ngày 06/12/2002, số 156/2002/QĐ-BTC ngày 20/12/2002, số 26/2004/QĐ-BTC ngày 18/3/2004, số 23/2005/QĐ-BTC ngày 15/4/2005, số 70/2005/QĐ-BTC ngày 19/10/2005, số 01/2006/QĐ-BTC ngày 05/01/2006, số 26/2006/QĐ-BTC ngày 11/4/2006, số 53/2006/QĐ-BTC ngày 04/10/2006, số 74/2006/QĐ-BTC ngày 20/12/2006, số 07/2007/QĐ-BTC ngày 13/02/2007, số 79/2007/QĐ-BTC ngày 01/10/2007, số 105/2007/QĐ-BTC ngày 19/12/2007, số 05/2008/QĐ-BTC ngày 23/01/2008; số 26/2008/QĐ-BTC ngày 14/5/2008; các Thông tư bổ sung, sửa đổi: số 156/1998/TT-BTC ngày 12/12/1998, số 60/1999/TT-BTC ngày 01/6/1999, số 67/2000/TT-BTC ngày 13/7/2000, số 67/2001/TT-BTC ngày 22/8/2001; các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành danh mục mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia: số 25/2006/QĐ-BTC ngày 11/4/2006, số 75/2006/QĐ-BTC ngày 20/12/2006, số 37/2007/QĐ-BTC ngày 17/3/2007, số 88/2007/QĐ-BTC ngày 23/10/2007 và số 103/2007/QĐ-BTC ngày 18/12/2007 ban hành danh mục mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia giai đoạn 2006-2010. Những quy định và hướng dẫn về Mục lục Ngân sách nhà nước trái với quy định tại Quyết định này đều không có hiệu lực thi hành kể từ năm ngân sách 2009. Những khoản kinh phí của năm ngân sách 2008 được chuyển nguồn sang năm ngân sách 2009 được hạch toán theo Mục lục Ngân sách nhà nước quy định tại Quyết định này.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương các đoàn thể và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC MÃ SỐ CHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Phân loại theo Chương và cấp quản lý (viết tắt là Chương) là phân loại dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền (gọi chung là cơ quan chủ quản) được tổ chức quản lý ngân sách riêng nhằm xác định trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức đó đối với ngân sách nhà nước. Trong các Chương có một số Chương đặc biệt dùng để phản ánh nhóm tổ chức, nhóm cá nhân có cùng tính chất, nhưng không thuộc cơ quan chủ quản. Ví dụ: Các hợp tác xã của các loại hình do cấp huyện quản lý đều được phản ánh vào Chương 756.
2. Mã số hóa các nội dung phân loại:
Các nội dung phân loại được mã số hóa 3 ký tự - N1N2N3, quy định như sau:
N1N2N3 có giá trị từ 001 đến 399 dùng để mã số hóa các cơ quan, tổ chức thuộc trung ương quản lý
N1N2N3 có giá trị từ 400 đến 599 dùng để mã số hóa các cơ quan, tổ chức thuộc cấp tỉnh quản lý
N1N2N3 có giá trị từ 600 đến 799 dùng để mã số hóa các cơ quan, tổ chức thuộc cấp huyện quản lý
N1N2N3 có giá trị từ 800 đến 989 dùng để mã số hóa các cơ quan, tổ chức thuộc cấp xã quản lý
Ví dụ: Mã 018 dùng để chỉ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính; mã 418 dùng để chỉ đơn vị thuộc Sở Tài chính; mã 618 dùng để chỉ Phòng Tài chính - Kế hoạch; mã 818 dùng để chỉ Tài chính xã.
Căn cứ khoản thu ngân sách đơn vị có trách nhiệm quản lý, nộp ngân sách nhà nước thuộc cơ quan chủ quản để xác định mã số Chương; căn cứ khoản chi thuộc dự toán ngân sách giao đơn vị, dự án đầu tư thuộc cơ quan chủ quản để xác định mã số Chương. Trường hợp sử dụng kinh phí do ngân sách cấp trên ủy quyền thì hạch toán Chương của cơ quan chủ quản thuộc ngân sách cấp trên đã ủy quyền, ví dụ: Sở Giao thông - Vận tải sử dụng kinh phí do Bộ Giao thông - Vận tải ủy quyền thì hạch toán mã số Bộ Giao thông - Vận tải (021), không hạch toán mã số của Sở Giao thông - Vận tải (421).
Khi hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước chỉ cần hạch toán mã số Chương; căn cứ vào khoảng cách nêu trên sẽ biết được khoản thu, chi thuộc cấp nào quản lý.
Đối với các khoản thu, chi liên quan hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, hạch toán vào Chương 002 (Văn phòng Quốc hội), không hạch toán vào Chương 402 (Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân).
Đối với mã số các Chương thuộc cấp huyện, xã: Mã số được quy định thống nhất toàn quốc. Do đó, các địa phương không được đặt mã số và tên Chương mới. Để phù hợp với thực tế tổ chức ở địa phương; giao Sở Tài chính hướng dẫn việc hạch toán mã số Chương ở địa phương. Ví dụ: Ở huyện tổ chức gộp chung các phòng có chức năng quản lý các ngành kinh tế vào Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hạch toán mã số Chương 612 (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Mã số |
Tên |
Ghi chú |
Giá trị từ 001 đến 399 |
||
001 |
Văn phòng Chủ tịch nước |
|
002 |
Văn phòng Quốc hội |
|
003 |
Tòa án nhân dân tối cao |
|
004 |
Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
|
005 |
Văn phòng Chính phủ |
|
008 |
Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng |
|
009 |
Bộ Công an |
|
010 |
Bộ Quốc phòng |
|
011 |
Bộ Ngoại giao |
|
012 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
013 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
|
014 |
Bộ Tư pháp |
|
016 |
Bộ Công Thương |
|
017 |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
|
018 |
Bộ Tài chính |
|
019 |
Bộ Xây dựng |
|
021 |
Bộ Giao thông - Vận tải |
|
022 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
|
023 |
Bộ Y tế |
|
024 |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
|
025 |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
|
026 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
|
027 |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
|
035 |
Bộ Nội vụ |
|
036 |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
|
037 |
Thanh tra Chính phủ |
|
038 |
Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
|
039 |
Kiểm toán Nhà nước |
|
040 |
Đài Tiếng nói Việt Nam |
|
041 |
Đài Truyền hình Việt Nam |
|
042 |
Thông tấn xã Việt Nam |
|
044 |
Đại học Quốc gia Hà Nội |
|
|
||
|
||
048 |
Hội đồng Liên minh các hợp tác xã Việt Nam |
|
049 |
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh |
|
050 |
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh |
|
083 |
Ủy ban Dân tộc |
|
088 |
Ủy ban sông Mê Kông |
|
100 |
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh |
|
104 |
Ban Chỉ đạo quốc gia công nghệ thông tin |
|
105 |
Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp |
|
107 |
Liên hiệp các tổ chức hòa bình và hữu nghị |
|
109 |
Văn phòng Trung ương Đảng |
|
110 |
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
|
111 |
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
|
112 |
Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam |
|
113 |
Hội Nông dân Việt Nam |
|
114 |
Hội Cựu chiến binh Việt Nam |
|
115 |
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam |
|
119 |
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam |
|
120 |
Tổng công ty Đá quý và vàng Việt Nam |
|
121 |
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam |
|
122 |
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam |
|
123 |
Tập đoàn Điện lực Việt Nam |
|
124 |
Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông Việt Nam |
|
|
||
126 |
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam |
|
127 |
Tổng công ty Thép Việt Nam |
|
128 |
Tổng công ty Giấy Việt Nam |
|
129 |
Tập đoàn Dệt May Việt Nam |
|
130 |
Tổng công ty Cà phê Việt Nam |
|
131 |
Tổng công ty Lương thực miền Bắc |
|
132 |
Tổng công ty Lương thực miền Nam |
|
133 |
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam |
|
134 |
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam |
|
135 |
Tổng công ty Hàng không Việt Nam |
|
136 |
Tổng công ty Xăng dầu |
|
137 |
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam |
|
|
||
139 |
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam |
|
140 |
Ngân hàng Công thương Việt Nam |
|
141 |
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam |
|
142 |
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam |
|
143 |
Ngân hàng Chính sách xã hội |
|
144 |
Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long |
|
145 |
Ngân hàng Phát triển Việt Nam |
|
146 |
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước |
|
151 |
Các đơn vị kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam |
|
|
||
153 |
Các đơn vị kinh tế Việt Nam có vốn đầu tư ra nước ngoài |
|
|
||
|
||
160 |
Các quan hệ khác của ngân sách |
|
161 |
Nhà thầu chính ngoài nước |
|
162 |
Nhà thầu phụ ngoài nước |
|
165 |
Tổng công ty Điện tử và Tin học |
|
167 |
Tổng công ty Da giầy Việt Nam |
|
169 |
Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam |
|
|
||
171 |
Tổng công ty Mía đường I |
|
172 |
Tổng công ty Mía đường II |
|
173 |
Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm - Bảo Việt (Tập đoàn Bảo Việt) |
|
174 |
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn |
|
175 |
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội |
|
(để hạch toán các đơn vị không thuộc chủ quản của một trong các Chương trên) |
||
399 |
Các đơn vị khác |
|
Giá trị từ 400 đến 599 |
||
402 |
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân |
|
405 |
Văn phòng Ủy ban nhân dân |
|
411 |
Sở Ngoại vụ |
|
412 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
413 |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
|
414 |
Sở Tư pháp |
|
416 |
Sở Công Thương |
|
417 |
Sở Khoa học và Công nghệ |
|
418 |
Sở Tài chính |
|
419 |
Sở Xây dựng |
|
421 |
Sở Giao thông - Vận tải |
|
422 |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
|
423 |
Sở Y tế |
|
424 |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
|
425 |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
|
426 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
427 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
|
435 |
Sở Nội vụ |
|
437 |
Thanh tra tỉnh |
|
439 |
Sở Quy hoạch - Kiến trúc |
|
440 |
Đài Phát thanh |
|
441 |
Đài Truyền hình |
|
448 |
Hội đồng Liên minh các hợp tác xã Việt Nam |
|
483 |
Ban Dân tộc |
|
505 |
Ban quản lý khu công nghiệp |
|
509 |
Văn phòng Tỉnh ủy |
|
510 |
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh |
|
511 |
Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
|
512 |
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh |
|
513 |
Hội Nông dân tỉnh |
|
514 |
Hội Cựu chiến binh tỉnh |
|
515 |
Liên đoàn lao động tỉnh |
|
|
||
553 |
Các đơn vị kinh tế có vốn đầu tư ra nước ngoài |
|
554 |
Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh |
|
555 |
Kinh tế tư nhân |
|
556 |
Kinh tế tập thể |
(gồm các loại hình hợp tác xã) |
557 |
Kinh tế cá thể |
|
|
||
560 |
Các quan hệ khác của ngân sách |
|
561 |
Nhà thầu chính ngoài nước |
|
562 |
Nhà thầu phụ ngoài nước |
|
563 |
Các Tổng công ty địa phương quản lý |
|
(để hạch toán các đơn vị không thuộc chủ quản của một trong các Chương trên) |
||
599 |
Các đơn vị khác |
|
Giá trị từ 600 đến 799 |
||
605 |
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân |
|
612 |
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
614 |
Phòng Tư pháp |
|
616 |
Phòng Công Thương |
|
618 |
Phòng Tài chính - Kế hoạch |
|
619 |
Phòng Quản lý đô thị |
|
620 |
Phòng Kinh tế |
|
622 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo |
|
623 |
Phòng Y tế |
|
624 |
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội |
|
625 |
Phòng Văn hóa và Thông tin |
|
626 |
Phòng Tài nguyên và Môi trường |
|
635 |
Phòng Nội vụ |
|
637 |
Thanh tra huyện |
|
639 |
Thanh tra xây dựng huyện |
|
640 |
Đài Phát thanh |
|
648 |
Bệnh viện huyện |
|
709 |
Huyện ủy |
|
710 |
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện |
|
711 |
Huyện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
|
712 |
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện |
|
713 |
Hội Nông dân huyện |
|
714 |
Hội Cựu chiến binh huyện |
|
715 |
Liên đoàn Lao động huyện |
|
754 |
Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh |
|
755 |
Kinh tế tư nhân |
|
756 |
Kinh tế tập thể |
(gồm các loại hình hợp tác xã) |
757 |
Kinh tế cá thể |
|
|
||
760 |
Các quan hệ khác của ngân sách |
|
799 |
Các đơn vị khác |
|
Giá trị từ 800 đến 989 |
||
802 |
Văn phòng Hội đồng nhân dân |
|
805 |
Văn phòng Ủy ban nhân dân |
|
809 |
Ban công an |
|
810 |
Ban quân sự |
|
811 |
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã |
|
812 |
Hội Liên hiệp phụ nữ xã |
|
813 |
Hội Nông dân xã |
|
814 |
Hội Cựu chiến binh xã |
|
818 |
Tài chính xã |
|
819 |
Đảng ủy xã |
|
820 |
Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã |
|
822 |
Trường Mầm non, nhà trẻ |
|
823 |
Trạm Y tế xã |
|
839 |
Thanh tra xây dựng xã |
|
854 |
Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh |
|
855 |
Kinh tế tư nhân |
|
856 |
Kinh tế tập thể |
|
857 |
Kinh tế cá thể |
|
860 |
Các quan hệ khác của ngân sách |
|
989 |
Các đơn vị khác |
|
DANH MỤC MÃ SỐ NGÀNH KINH TẾ (LOẠI, KHOẢN)
(Kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Phân loại theo ngành kinh tế (viết tắt là Loại, Khoản) là dựa vào tính chất hoạt động kinh tế (ngành kinh tế quốc dân) để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước. Loại được xác định trên cơ sở tính chất hoạt động của ngành kinh tế cấp I; Khoản được xác định trên cơ sở tính chất hoạt động của ngành kinh tế cấp II hoặc cấp III theo phân ngành kinh tế quốc dân nhằm bảo đảm yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước.
2. Mã số hóa các nội dung phân loại:
Các nội dung phân loại (Loại, Khoản) được mã số hóa 3 ký tự - N1N2N3, quy định như sau:
- Loại: Được mã số hóa N1N2N3, trong đó ký tự N3 với giá trị chẵn không (0), khoảng cách giữa các loại là 30 giá trị (riêng Loại Công nghiệp chế biến, chế tạo là 60 giá trị). Các giá trị liền sau mã số Loại dùng để mã số các Khoản thuộc Loại đó.
- Khoản của từng Loại: Được mã số hóa N1N2N3, trong đó ký tự N3 với giá trị từ 1 đến 9; riêng giá trị N3 là 9 dùng để mã hóa các hoạt động khác (chưa được phân loại vào các Khoản có tên trong 01 Loại).
Căn cứ tính chất của hoạt động phát sinh nguồn thu ngân sách hoặc khoản chi ngân sách cho hoạt động có tính chất gì để xác định mã số Loại, Khoản.
Khi hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước, chỉ hạch toán mã số Khoản, căn cứ vào khoảng cách nằm trong khoảng sẽ xác định được khoản thu, chi ngân sách thuộc về Loại nào.
II/ DANH MỤC MÃ SỐ NGÀNH KINH TẾ (LOẠI, KHOẢN):
DANH MỤC MÃ SỐ NỘI DUNG KINH TẾ (MỤC, TIỂU MỤC)
(Kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Phân loại theo nội dung kinh tế (viết tắt là Mục, Tiểu mục) là dựa vào nội dung kinh tế (hay tính chất kinh tế) của khoản thu, chi ngân sách nhà nước để phân loại vào các Mục, Tiểu mục; Nhóm, Tiểu nhóm khác nhau.
Các Mục thu ngân sách nhà nước quy định trên cơ sở chế độ, chính sách thu ngân sách nhà nước; các Mục chi ngân sách nhà nước quy định trên cơ sở chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách nhà nước. Trong từng Mục thu, chi để phục vụ yêu cầu quản lý chi tiết, quy định các Tiểu mục. Các Mục thu, chi có nội dung gần giống nhau lập thành Tiểu nhóm; các Tiểu nhóm có tính chất gần giống nhau lập thành Nhóm để phục vụ yêu cầu quản lý, đánh giá ngân sách nhà nước.
2. Mã số hóa các nội dung phân loại:
Các nội dung phân loại được mã số hóa 4 ký tự - N1N2N3N4, quy định cụ thể như sau:
a. N1N2N3N4 có giá trị từ 0001 đến 0099 dùng để mã số hóa các Mục tạm thu, tạm chi (Mục III).
- Các số có giá trị từ 0001 đến 0049 dùng để mã số hóa các Mục tạm thu
- Các số có giá trị từ 0051 đến 0099 dùng để mã số hóa các Mục tạm chi
b. N1N2N3N4 có giá trị từ 0110 đến 0799 dùng để mã số hóa các Nhóm, Tiểu nhóm.
c. N1N2N3N4 có giá trị từ 0800 đến 0899 dùng để mã số hóa các Mục vay và trả nợ gốc vay (Mục IV): Mỗi Mục có 20 giá trị. Các số có N4 với giá trị chẵn không (0) dùng để chỉ các Mục vay và trả nợ gốc vay. Khi hạch toán vay và trả nợ gốc vay hạch toán chung vào một Mục, khi báo cáo phải rõ số phát sinh vay trong niên độ, số phát sinh trả nợ trong niên độ và số dư nợ vay.
d. N1N2N3N4 có giá trị từ 0900 đến 0999 dùng để mã số hóa Mục theo dõi chuyển nguồn giữa các năm (Mục V).
Các giá trị từ 0900 đến 0949 dùng để mã số hóa nội dung nguồn năm trước chuyển sang năm nay; các giá trị từ 0950 đến 0999 dùng để mã số hóa nội dung nguồn năm nay chuyển sang năm sau. Ví dụ: Trong tháng 02/2009 xử lý chuyển số dư dự toán năm 2008 (số dư dự toán tại một cấp ngân sách chưa giao đơn vị dự toán cấp I) sang năm 2009 là 10 tỷ đồng: Hạch toán niên độ 2008, Tiểu mục 0953 “Nguồn năm nay chưa giao đơn vị dự toán cấp I được phép chuyển sang năm sau” 10 tỷ đồng; đồng thời hạch toán niên độ 2009, Tiểu mục 0903 “Nguồn năm trước chưa giao đơn vị dự toán cấp I được phép chuyển sang năm nay” 10 tỷ đồng.
e. N1N2N3N4 có giá trị từ 1000 đến 5999 chỉ Mục, Tiểu mục thu ngân sách nhà nước (Mục I); N1N2N3N4 có giá trị từ 6000 đến 9989 chỉ Mục, Tiểu mục chi ngân sách nhà nước (Mục II).
- Các số có ký tự N4 với giá trị chẵn không (0) dùng để chỉ các Mục. Giữa các Mục cách đều nhau 50 giá trị; các giá trị liền sau giá trị của Mục để mã số hóa các Tiểu mục của Mục đó.
- Các số có ký tự N4 với các giá trị từ 1 đến 9 dùng để mã số hóa các Tiểu mục; riêng ký tự N4 có giá trị là 9 chỉ Tiểu mục “Khác” và chỉ hạch toán vào Tiểu mục “Khác” khi có hướng dẫn cụ thể. Ví dụ: Tiểu mục 1099 là thuế thu nhập doanh nghiệp khác.
Khi hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước chỉ hạch toán Tiểu mục; trên cơ sở đó có các thông tin về Mục, Tiểu nhóm, Nhóm.
II/ DANH MỤC MÃ SỐ NỘI DUNG KINH TẾ (MỤC, TIỂU MỤC):
DANH MỤC MÃ SỐ CHƯƠNG TRÌNH, MỤC TIÊU VÀ DỰ ÁN QUỐC GIA
(CHƯƠNG TRÌNH, MỤC TIÊU)
(Kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
I/ NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI:
1. Nội dung phân loại:
Phân loại theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia là phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi ngân sách cho các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia và các nhiệm vụ chi cần theo dõi riêng (gồm cả các chương trình hỗ trợ của nhà tài trợ quốc tế và chương trình, mục tiêu, dự án có tính chất chương trình do chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có thời gian thực hiện từ 5 năm trở lên, phạm vi thực hiện rộng, kinh phí lớn). Sau đây viết tắt là chương trình, mục tiêu.
2. Mã số hóa nội dung phân loại:
Các nội dung phân loại được mã số hóa theo 4 ký tự N1N2N3N4; quy định cụ thể như sau:
- N1N2N3N4 dùng để mã số hóa các chương trình, mục tiêu và các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án của từng chương trình, mục tiêu. Trong đó:
+ N4 có giá trị bằng 0 dùng để mã số hóa các chương trình, mục tiêu.
+ N4 có giá trị từ 1 đến 9 dùng để mã số hóa các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án. Các giá trị liền sau giá trị của các chương trình, mục tiêu dùng để mã số hóa các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án của chương trình, mục tiêu đó.
a/ Đối với các chương trình do Trung ương quyết định:
- Mỗi chương trình, mục tiêu được phân khoảng 20 giá trị; riêng các Chương trình khoa học trọng điểm cấp nhà nước, được phân khoảng 40 giá trị.
- Ví dụ về cách đặt mã số:
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo được đặt mã số là 0010.
+ Các giá trị từ 0011 đến 0029 chỉ các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo.
+ Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo được đặt mã số là 0014.
+ Chương trình, mục tiêu tiếp theo là Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình được đặt mã số là 0030 (Cách 20 giá trị so với chương trình liền trước).
b/ Đối với các chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định:
- Mỗi chương trình, mục tiêu được phân khoảng 10 giá trị.
- Ví dụ về cách đặt mã số:
+ Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, bị xâm phạm tình dục và phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm được đặt mã số là 5000.
+ Các giá trị từ 5001 đến 5009 chỉ các tiểu chương trình thuộc Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, bị xâm phạm tình dục và phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
+ Dự án Ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống thuộc Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, bị xâm phạm tình dục và phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm được đặt mã số là 5002.
Khi hạch toán các khoản chi ngân sách nhà nước cho chương trình, mục tiêu chỉ hạch toán theo mã số các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án; khi đó sẽ có thông tin về số chi ngân sách nhà nước cho cả chương trình, mục tiêu đó; các khoản chi ngân sách nhà nước không theo chương trình, mục tiêu thì không phải hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu. Trường hợp địa phương bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, mục tiêu do Trung ương quyết định thì phải hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia do Trung ương quyết định (không hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định ban hành).
Để hạch toán theo Loại, Khoản của Mục lục Ngân sách nhà nước, căn cứ vào tính chất hoạt động của tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án để xác định mã số Loại, Khoản và hạch toán theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quyết định này.
II/ DANH MỤC MÃ SỐ CHƯƠNG TRÌNH, MỤC TIÊU (CHƯƠNG TRÌNH, MỤC TIÊU):
- Các chương trình, mục tiêu do Trung ương quyết định được sử dụng các mã số có giá trị từ 0001 đến 4999. Danh mục mã số chương trình, mục tiêu do Trung ương quyết định theo danh mục kèm theo.
- Các chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định ban hành được sử dụng các mã số có giá trị từ 5000 đến 9989. Đối với các địa phương có nhu cầu quản lý, hạch toán riêng các chương trình mục tiêu do địa phương quyết định ban hành: Sở Tài chính có văn bản đề xuất cụ thể (kèm theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành chương trình mục tiêu của địa phương) gửi Bộ Tài chính (Vụ Ngân sách nhà nước) để xác định mã số cụ thể và thông báo gửi địa phương thực hiện.
DANH MỤC MÃ SỐ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (MÃ NGUỒN)
(Kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Phân loại theo nguồn ngân sách nhà nước được dựa vào nguồn gốc hình thành nguồn ngân sách nhà nước. Nguồn gốc hình thành nguồn ngân sách nhà nước được phân loại theo nguồn chi từ vốn trong nước và nguồn chi từ vốn ngoài nước để phục vụ yêu cầu kiểm soát chi theo dự toán.
- Nguồn chi từ vốn trong nước là nguồn được xác định trên cơ sở dự toán được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao cho đơn vị dự toán (gồm cả bổ sung hoặc thu hồi trong quá trình điều hành ngân sách) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Nguồn chi từ vốn ngoài nước là nguồn được xác định trên cơ sở dự toán được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao (gồm cả bổ sung hoặc thu hồi trong quá trình điều hành) đối với vốn ngoài nước tài trợ theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể theo cam kết của Nhà nước (hoặc Nhà nước chấp thuận cho đơn vị cam kết với nhà tài trợ). Đối với nguồn vốn ngoài nước tài trợ không theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể được coi là nguồn vốn trong nước và được hạch toán theo mã nguồn chi từ vốn trong nước.
2. Mã số hóa các nội dung phân loại:
Các nội dung phân loại được mã số hóa 2 ký tự N1N2; quy định như sau:
- "Nguồn chi từ vốn trong nước" được đặt mã số 01
- "Nguồn chi từ vốn ngoài nước" được đặt mã số 50 và sẽ được chi tiết từng nhà tài trợ theo các giá trị từ 51 đến 98 khi có đủ điều kiện nêu ở Điểm 1, Mục I, Phụ lục này.
3. Hạch toán mã số nguồn ngân sách nhà nước (mã nguồn):
Khi rút dự toán ngân sách hoặc phát hành lệnh chi ngân sách nhà nước, đơn vị, chủ đầu tư, cơ quan tài chính phải hạch toán đầy đủ mã nguồn ngân sách nhà nước theo đúng mã số quy định ở Điểm 2 (nêu trên) của Phụ lục này.
Ví dụ về hạch toán các nội dung chi ngân sách nhà nước:
1/ Chi hoạt động được bổ sung từ nguồn dự phòng 1.000 triệu đồng:
Xác định mã số nguồn ngân sách nhà nước 1.000 triệu đồng là: 01 - Chỉ nguồn chi từ vốn trong nước.
2/ Chi xây dựng cơ bản từ nguồn tập trung trong nước 2.000 triệu đồng:
Xác định mã nguồn ngân sách nhà nước 2.000 triệu đồng là: 01 - Chỉ nguồn chi từ vốn trong nước.
3/ Chi từ nguồn huy động đầu tư (của địa phương) theo Khoản 3, Điều 8, Luật Ngân sách nhà nước 300 triệu đồng:
Xác định mã nguồn ngân sách nhà nước 300 triệu đồng là: 01 - Chỉ nguồn chi từ vốn trong nước.
4/ Chi ngân sách từ nguồn vốn ngoài nước tài trợ để mua sắm trang thiết bị 500 triệu đồng:
Xác định mã nguồn ngân sách nhà nước 500 triệu đồng là: 50 - Chỉ nguồn chi từ vốn ngoài nước.
5/ Chi ngân sách mua vật tư dự trữ quốc gia 100 tỷ đồng:
Xác định mã nguồn ngân sách nhà nước 100 tỷ đồng là: 01 - Chỉ nguồn chi từ vốn trong nước.
6/ Chi ngân sách viện trợ cho Lào theo hiệp định 2.000 triệu đồng:
Xác định mã nguồn ngân sách nhà nước 2.000 triệu đồng là: 01 - Chỉ nguồn chi từ vốn trong nước.
7/ Chi ngân sách từ nguồn huy động đóng góp 300 triệu đồng:
Xác định mã nguồn ngân sách nhà nước 300 triệu đồng là: 01 - Chỉ nguồn chi từ vốn trong nước.
II/ DANH MỤC MÃ SỐ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (MÃ NGUỒN):
Mã nguồn ngân sách nhà nước (2 chữ số) |
NỘI DUNG |
01 |
Nguồn chi từ vốn trong nước |
50 |
Nguồn chi từ vốn ngoài nước |
DANH MỤC MÃ SỐ CÁC CẤP NGÂN SÁCH (CẤP NGÂN SÁCH)
(Kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Phân loại theo cấp ngân sách là phân loại dựa trên cơ sở phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho từng cấp chính quyền, nhằm hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo từng cấp ngân sách; gồm: Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã.
2. Mã số hóa các nội dung phân loại và danh mục mã số cấp ngân sách:
Các nội dung phân loại được mã số hóa 1 ký tự - N1, quy định cụ thể như sau:
- N1 có giá trị bằng 1 dùng để mã số hóa Ngân sách trung ương;
- N1 có giá trị bằng 2 dùng để mã số hóa Ngân sách cấp tỉnh;
- N1 có giá trị bằng 3 dùng để mã số hóa Ngân sách cấp huyện;
- N1 có giá trị bằng 4 dùng để mã số hóa Ngân sách cấp xã;
3. Hạch toán theo mã số cấp ngân sách:
- Đối với thu ngân sách nhà nước:
Đơn vị nộp khoản thu vào ngân sách nhà nước không phải ghi mã số cấp ngân sách. Căn cứ vào chế độ phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước hạch toán mã số cấp ngân sách vào hệ thống kế toán ngân sách nhà nước.
- Đối với chi ngân sách nhà nước:
Các cơ quan, đơn vị khi phát hành chứng từ chi ngân sách nhà nước (giấy rút dự toán hoặc lệnh chi tiền, chứng từ chi ngân sách nhà nước), phải ghi rõ khoản chi thuộc ngân sách cấp nào. Trên cơ sở đó, Kho bạc nhà nước hạch toán mã số cấp ngân sách vào hệ thống kế toán ngân sách nhà nước.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực