Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
Số hiệu: | 60/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 06/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 30/06/2003 | Số công báo: | Từ số 67 đến số 68 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước về lập dự toán, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán Ngân sách nhà nước. Việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số lĩnh vực quốc phòng, an ninh; cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Thu ngân sách nhà nước gồm:
1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
2. Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí.
3. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế;
b) Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi);
c) Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
4. Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự nghiệp.
5. Tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích.
6. Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
7. Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
8. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.
9. Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
10. Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
11. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa phương theo quy định tại Điều 50 của Nghị định này.
12. Thu từ Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này.
13. Thu kết dư ngân sách theo quy định tại Điều 69 của Nghị định này.
14. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Các khoản di sản nhà nước được hưởng;
b) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phạt, tịch thu;
c) Thu hồi dự trữ nhà nước;
d) Thu chênh lệch giá, phụ thu;
đ) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
e) Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang;
g) Các khoản thu khác.
Chi ngân sách nhà nước gồm:
1. Chi đầu tư phát triển về:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn;
b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Chi bổ sung dự trữ nhà nước;
d) Chi đầu tư phát triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước;
đ) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác;
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;
c) Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;
d) Hoạt động của các cơ quan nhà nước;
đ) Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam;
e) Hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;
g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
h) Phần chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước;
i) Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội;
k) Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;
l) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
m) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
4. Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước.
5. Chi cho vay của ngân sách trung ương.
6. Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
7. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này.
8. Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
9. Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
1. Bội chi ngân sách nhà nước là bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương và tổng số thu ngân sách trung ương của năm ngân sách. Ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước gồm:
a) Các khoản vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ và từ các nguồn tài chính khác;
b) Các khoản Chính phủ vay ngoài nước được đưa vào cân đối ngân sách.
1. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, theo quy định hiện hành, bao gồm:
a) Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn;
c) Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã);
2. Quan hệ giữa ngân sách các cấp thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
b) Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này, được ổn định từ 3 đến 5 năm (gọi chung là thời kỳ ổn định ngân sách). Chính phủ trình Quốc hội quyết định thời kỳ ổn định ngân sách giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thời kỳ ổn định ngân sách giữa các cấp ở địa phương;
c) Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; Trường hợp cần ban hành chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách sau khi dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp;
d) Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu ngân sách hàng năm (phần ngân sách địa phương được hưởng) để chi cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên (đối với địa phương nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên) hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên (đối với những địa phương có điều tiết về ngân sách cấp trên);
đ) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;
e) Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi quy định tại các điểm a, b và đ Khoản 2 Điều này, không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ các trường hợp quy định tại điểm g Khoản 2 Điều này.
g) Uỷ ban nhân dân các cấp được sử dụng ngân sách cấp mình để hỗ trợ cho các đơn vị do cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong các trường hợp:
- Khi xảy ra thiên tai và các trường hợp cấp thiết khác mà địa phương cần khẩn trương huy động lực lượng để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội;
- Các đơn vị do cấp trên quản lý khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc:
1. Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;
2. Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể:
a) Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia như: các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tác động đến cả nước hoặc nhiều địa phương, các chương trình, dự án quốc gia, các chính sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách;
b) Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý;
3. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, thời gian thực hiện phân cấp này phải phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở địa phương; cấp xã được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính - ngân sách để quản lý tốt, có hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp;
4. Kết thúc mỗi kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp, theo thẩm quyền quy định tại các Điều 15, 16 và 25 của Luật Ngân sách nhà nước, Quốc hội, Hội đồng nhân dân điều chỉnh mức bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp.
Dự toán ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi của ngân sách mỗi cấp để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán trong năm ngân sách.
Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách như sau:
1. Đối với dự phòng ngân sách trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyết định mức chi không quá 1 tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh, định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đối với các khoản chi trên 1 tỷ đồng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thống nhất với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ tín dụng nhà nước, chi góp vốn cổ phần, liên doanh; Bộ Tài chính chủ trì thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho các khoản chi còn lại.
Đối với việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương để thực hiện những chính sách, chế độ mới đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, giao Bộ trưởng Bộ Tài chính tổ chức thực hiện, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tình hình sử dụng dự phòng ngân sách trung ương hàng quý và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
2. Đối với dự phòng ngân sách các cấp chính quyền địa phương, cơ quan tài chính trình Uỷ ban nhân dân quyết định.
Uỷ ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tình hình sử dụng dự phòng ngân sách địa phương hàng quý và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tình hình sử dụng dự phòng ngân sách xã hàng quý và báo cáo Hội đồng nhân dân trong kỳ họp gần nhất.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm trong phạm vi được phân công quản lý; tổ chức bộ máy quản lý tài chính - ngân sách theo đúng quy định, bảo đảm tiêu chuẩn trình độ, năng lực, phẩm chất cán bộ để quản lý ngân sách chặt chẽ, có hiệu quả.
2. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt dự toán thu, chi ngân sách được giao, nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng các khoản vốn, kinh phí do Nhà nước cấp theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.
3. Ngoài cơ quan giao dự toán ngân sách, không một tổ chức, cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã được giao.
4. Cơ quan tài chính các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách nộp đầy đủ, đúng thời hạn các khoản phải nộp ngân sách nhà nước; cấp đúng chế độ, tiêu chuẩn, kịp thời theo tiến độ thực hiện các khoản chi trong phạm vi dự toán.
5. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân tự đặt ra chế độ, tiêu chuẩn thu, chi ngân sách nhà nước trái quy định của pháp luật.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, các địa phương, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách trong phạm vi được giao. Nghiêm cấm các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng ngân sách để cho vay trực tiếp, trừ trường hợp dùng nguồn vay của ngân sách trung ương cho các doanh nghiệp vay lại theo quy định của Chính phủ;
b) Vay hoặc chiếm dụng vốn của các tổ chức, cá nhân trái quy định của pháp luật;
c) Sử dụng ngân sách không đúng chế độ, chính sách, sai mục tiêu do cấp có thẩm quyền quy định.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm của các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng, quyết toán tài chính - ngân sách, tài sản nhà nước.
Thẩm quyền quyết định định mức phân bổ và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách được quy định như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định định mức phân bổ ngân sách làm căn cứ xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, các địa phương; trước khi ban hành, Thủ tướng Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản.
2. Căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách do Thủ tướng Chính phủ ban hành, khả năng tài chính - ngân sách và đặc điểm tình hình ở địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định định mức phân bổ ngân sách làm căn cứ xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách ở địa phương.
3. Căn cứ vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ quyết định những chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả nước như: chế độ tiền lương, trợ cấp xã hội, chế độ đối với người có công với cách mạng, tỷ trọng chi ngân sách thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ trong tổng chi ngân sách nhà nước; trước khi ban hành, Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản.
4. Chính phủ giao Thủ tướng Chính phủ quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước. Đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu để phù hợp đặc điểm của địa phương, Thủ tướng Chính phủ quy định khung và giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể.
5. Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; trường hợp không thống nhất, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định.
6. Ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, trên cơ sở nguồn ngân sách địa phương bảo đảm, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quyết định chế độ chi ngân sách, phù hợp với đặc điểm thực tế ở địa phương. Riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính việc ban hành các chế độ chi ngân sách ở địa phương để tổng hợp và giám sát việc thực hiện;
7. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung và hiệu quả công việc, trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu được quyết định các mức chi quản lý, chi nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng tài chính của đơn vị theo quy định của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên; các chế độ này phải gửi cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp và giám sát thực hiện. Trường hợp các mức chi đó không phù hợp với quy định của Chính phủ thì cơ quan Tài chính có ý kiến để điều chỉnh cho phù hợp.
1. Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, nộp và sử dụng ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước; quyết toán đầy đủ, kịp thời và trung thực các khoản thu, chi phát sinh; sử dụng hoá đơn, chứng từ thu, chi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Nghiêm cấm các cấp chính quyền, tổ chức và cá nhân tự giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước hoặc dùng nguồn ngân sách nhà nước cấp để lập quỹ ngoài ngân sách trái quy định của pháp luật.
1. Chính quyền các cấp, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải thực hiện công khai: dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao; quyết toán ngân sách được cấp có thẩm quyền duyệt; kết quả kiểm toán ngân sách do cơ quan kiểm toán công bố theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan thu, cơ quan Tài chính, cơ quan kho bạc phải niêm yết quy trình, thủ tục thu nộp, miễn, giảm các khoản thu ngân sách nhà nước, cấp phát và thanh toán ngân sách tại nơi giao dịch.
3. Giao Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết chế độ công khai trong lĩnh vực ngân sách.
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan khác ở địa phương có trách nhiệm báo cáo và cung cấp các tài liệu liên quan đến thu, chi ngân sách cho Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân theo đúng Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành và Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương do Chính phủ ban hành.
1. Thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam.
2. Đối với các khoản thu của ngân sách nhà nước tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, phải nộp vào quỹ ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Trường hợp thu ngân sách nhà nước bằng hiện vật và ngày công lao động, phải quy đổi thành tiền theo giá thị trường tại địa phương để phản ánh vào ngân sách nhà nước.
4. Đối với các nhu cầu chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, phải lập dự toán, cấp phát bằng đồng Việt Nam để các đơn vị mua ngoại tệ của Ngân hàng, trừ một số trường hợp được chi bằng ngoại tệ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính căn cứ vào quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của Nghị định này quy định cụ thể việc quản lý thu, chi ngân sách cấp xã; giao Uỷ ban nhân dân địa phương bố trí đủ cán bộ đã được đào tạo để quản lý ngân sách xã; đồng thời, thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã để bảo đảm đủ năng lực quản lý ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo nguyên tắc ngân sách nhà nước cấp chênh lệch giữa dự toán chi được duyệt theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và các nguồn thu của các tổ chức nêu trên theo chế độ quy định (đoàn phí, công đoàn phí, hội phí; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật).
2. Các tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động phải lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán theo đúng chế độ quy định.
Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự bảo đảm kinh phí hoạt động. Trường hợp các tổ chức trên có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ; giao Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết việc hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với các tổ chức trên.
1. Kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và từng tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này được bố trí trong dự toán các cấp ngân sách trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định.
2. Tổng số kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được tổng hợp trong dự toán của các cấp ngân sách. Sau khi dự toán ngân sách được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao mức hỗ trợ cụ thể cho từng tổ chức.
Mọi tài sản được đầu tư từ nguồn ngân sách, nguồn đóng góp của nhân đân, đất đai và các tài sản khác thuộc sở hữu của Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
Nguồn thu của ngân sách trung ương gồm:
1. Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:
a) Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;
b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;
d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành (Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố cụ thể các đơn vị hạch toán toàn ngành);
đ) Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tiền thuê mặt đất, mặt nước;
e) Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương, thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ương;
g) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;
h) Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ;
i) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý;
k) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
l) Thu kết dư ngân sách trung ương;
m) Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách trung ương năm trước chuyển sang;
n) Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:
a) Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại điểm d Khoản 1 Điều này và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
c) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, không kể thuế quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều này;
d) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
đ) Phí xăng, dầu.
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương gồm:
1. Chi đầu tư phát triển về:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, hỗ trợ và thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật;
d) Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung ương thực hiện;
đ) Chi hỗ trợ các tổ chức tài chính của Nhà nước do Trung ương quản lý;
e) Chi bổ sung dự trữ nhà nước;
g) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý:
Các trường phổ thông dân tộc nội trú;
Đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác;
Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động sự nghiệp y tế khác;
Các cơ sở thương binh, người có công với cách mạng, trại xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;
Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, trùng tu di tích lịch sử đã được xếp hạng, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác;
Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển quốc gia; các giải thi đấu quốc gia và quốc tế; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
Các sự nghiệp khác.
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý:
Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường, các công trình giao thông khác, lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường;
Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; công tác khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
Điều tra cơ bản;
Đo đạc địa giới hành chính;
Đo vẽ bản đồ;
Đo đạc biên giới, cắm mốc biên giới;
Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính;
Định canh, định cư và kinh tế mới;
Các hoạt động sự nghiệp môi trường;
Các sự nghiệp kinh tế khác.
c) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định của Chính phủ;
d) Hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hệ thống Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân;
đ) Hoạt động của cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam;
e) Hoạt động của các cơ quan trung ương của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
h) Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung ương thực hiện;
i) Thực hiện chế độ đối với người về hưu, mất sức theo quy định của Bộ Luật Lao động cho các đối tượng thuộc ngân sách trung ương bảo đảm; hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
k) Thực hiện các chính sách đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, thân nhân liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội khác;
l) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc Trung ương theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này;
m) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
4. Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài.
5. Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
6. Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương.
7. Bổ sung cho ngân sách địa phương.
8. Chi chuyển nguồn từ ngân sách trung ương năm trước sang ngân sách trung ương năm sau.
Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm:
1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
a) Thuế nhà, đất;
b) Thuế tài nguyên; không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu, khí;
c) Thuế môn bài;
d) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
e) Tiền sử dụng đất;
g) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu khí;
h) Tiền đền bù thiệt hại đất;
i) Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
k) Lệ phí trước bạ;
l) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
m) Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu từ Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này;
n) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật;
o) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ;
p) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
q) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do địa phương quản lý;
r) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
s) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
t) Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước;
u) Thu kết dư ngân sách địa phương;
v) Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
x) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
y) Thu chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau.
2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của của Nghị định này.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nguồn thu cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương theo các nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Nghị định này, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Gắn với nhiệm vụ và khả năng quản lý của từng cấp, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; khuyến khích các cấp tăng cường quản lý thu, chống thất thu; hạn chế phân chia các nguồn thu có quy mô nhỏ cho nhiều cấp.
2. Ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% đối với các khoản thu sau:
a) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
b) Thuế nhà, đất;
c) Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
d) Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
đ) Lệ phí trước bạ nhà, đất.
3. Ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất.
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm:
1. Chi đầu tư phát triển về:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
d) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do địa phương quản lý:
Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác;
Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác;
Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác;
Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;
Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hóa khác;
Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
Các sự nghiệp khác do địa phương quản lý.
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý:
Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường;
Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp và lâm nghiệp: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác;
Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác;
Điều tra cơ bản;
Các hoạt động sự nghiệp về môi trường;
Các sự nghiệp kinh tế khác.
c) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương;
đ) Hoạt động của các cơ quan địa phương của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;
h) Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
i) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
k) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh.
5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
6. Chi chuyển nguồn ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau.
7. Các nhiệm vụ chi quy định tại điểm b Khoản 1 và các Khoản 3 và 4 Điều này, chỉ quy định cho ngân sách cấp tỉnh, không áp dụng cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương theo các nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Nghị định này, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư từng vùng và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, bảo đảm hiệu quả;
2. Phải phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác cho thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Việc huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:
1. Khi có nhu cầu huy động vốn đầu tư, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nội dung phương án phải nêu rõ:
a) Kế hoạch đầu tư 5 năm thuộc nguồn ngân sách cấp tỉnh bảo đảm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Dự án đầu tư đề nghị huy động vốn thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch đầu tư 5 năm đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
c) Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền về dự án đầu tư đề nghị huy động vốn;
d) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
đ) Tổng số vốn đầu tư cần huy động và dự kiến nguồn bảo đảm trả nợ của ngân sách cấp tỉnh;
e) Hình thức huy động vốn; khối lượng huy động; lãi suất huy động và phương án trả nợ khi đến hạn;
g) Dư nợ vốn huy động tại thời điểm trình phương án và dư nợ nếu được duyệt phương án bảo đảm không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh, không kể vốn đầu tư bổ sung theo mục tiêu không có tính chất ổn định thường xuyên từ ngân sách trung ương cho ngân sách cấp tỉnh;
h) Cân đối ngân sách cấp tỉnh năm báo cáo và khả năng trả nợ của ngân sách các năm tiếp theo;
i) Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ phương án huy động.
2. Sau khi phương án huy động vốn được Hội đồng nhân dân quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát việc thực hiện và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc huy động vốn của địa phương được thực hiện theo các hình thức phát hành trái phiếu đầu tư theo quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ và huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Nguồn vốn huy động được hạch toán thu ngân sách cấp tỉnh để chi cho mục tiêu đã định và phải bố trí trong cân đối của ngân sách cấp tỉnh để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
1. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định một số chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án huy động và sử dụng nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật, báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
3. Khi có nhu cầu huy động sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Uỷ ban nhân dân lập phương án báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
4. Nguồn thu từ các khoản huy động đóng góp tự nguyện được hạch toán thu ngân sách địa phương, được quản lý công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng Quy chế dân chủ ở cơ sở và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 của Luật Ngân sách nhà nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương với ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các nguồn thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, giữa ngân sách cấp huyện với ngân sách cấp xã, bảo đảm nguyên tắc:
a) Đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, khi phân chia lại cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu không được vượt quá tỷ lệ do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Bảo đảm tỷ lệ phần trăm (%) phân chia tối thiểu đối với một số khoản thu cho ngân sách xã, thị trấn và ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo các quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 23 của Nghị định này.
3. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu được áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể.
4. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối ngân sách được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối được xác định trên cơ sở tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách từng cấp theo các tiêu chí về dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng; chú ý tới vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số và vùng có khó khăn khác;
b) Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được xác định nhằm bảo đảm nguồn thu cho ngân sách địa phương cân đối với nhu cầu chi theo nhiệm vụ được giao. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi đã thực hiện để lại 100% các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho địa phương mà nhiệm vụ chi vẫn lớn hơn nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng, thì ngân sách trung ương sẽ thực hiện bổ sung cân đối cho ngân sách địa phương tương ứng với số chêch lệch giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi.
5. Tùy theo điều kiện thực tế ở địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể vừa phân cấp nguồn thu điều tiết, vừa thực hiện bổ sung cân đối cho các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
1. Chính phủ trình Quốc hội quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định mức bổ sung từ ngân sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới trực tiếp.
2. Bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới gồm:
a) Bổ sung cân đối thu, chi ngân sách nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao;
b) Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ sau:
Hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách các cấp có liên quan;
Hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao các cơ quan địa phương thực hiện; mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao;
Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nằm trong quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, ngân sách cấp dưới đã bố trí chi nhưng không đủ nguồn hoặc cần tập trung nguồn lực để thực hiện nhanh trong một thời gian nhất định; mức hỗ trợ theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt;
Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất: khắc phục thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng, một phần Quỹ dự trữ tài chính của địa phương nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;
Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác; mức bổ sung theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Kinh phí bổ sung theo mục tiêu phải được sử dụng theo đúng mục tiêu quy định.
Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm:
1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Những nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, địa phương.
3. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (đối với dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định (đối với dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định).
4. Chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách.
5. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính thông báo và số kiểm tra về dự toán chi đầu tư phát triển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Uỷ ban nhân dân cấp trên thông báo số kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới.
7. Tình hình thực hiện ngân sách các năm trước.
Yêu cầu đối với lập dự toán ngân sách hàng năm:
1. Dự toán ngân sách nhà nước và dự toán ngân sách các cấp chính quyền phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ; khi lập dự toán ngân sách nhà nước phải bảo đảm tổng số thu thuế và phí, lệ phí phải lớn hơn chi thường xuyên.
2. Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán các cấp phải lập theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn và phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo Mục lục ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong đó:
a) Việc lập dự toán thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách;
b) Việc lập dự toán chi đầu tư phát triển phải căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định về Quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng và phù hợp với kế hoạch tài chính 5 năm, khả năng ngân sách hàng năm; đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định và đang thực hiện dở dang;
c) Việc lập dự toán chi thường xuyên, phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ;
d) Trong dự toán ngân sách các cấp phải bố trí chi trả đủ các khoản nợ đến hạn (kể cả nợ gốc và trả lãi) theo đúng nghĩa vụ trả nợ;
e) Việc lập dự toán vay bù đắp thiếu hụt ngân sách trung ương, phải căn cứ vào cân đối ngân sách, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và mức khống chế bội chi ngân sách theo Nghị quyết Quốc hội.
3. Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.
Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra hàng năm:
1. Trước ngày 31 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau.
2. Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 10 tháng 6, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách với tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, tổng số thu, chi và một số lĩnh vực chi quan trọng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển và phối hợp với Bộ Tài chính thông báo số kiểm tra vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư.
3. Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, địa phương, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Uỷ ban nhân dân cấp huyện thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Các doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất - kinh doanh của mình, các luật, pháp lệnh về thuế và các chế độ thu ngân sách nhà nước, dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách năm sau đăng ký với cơ quan Thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách.
Lập dự toán của các đơn vị dự toán và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ.
1. Các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.
2. Các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp.
3. Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương (đơn vị dự toán cấp I) lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi trực tiếp quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập; tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp. Các cơ quan nhà nước Trung ương gửi báo cáo trước ngày 20 tháng 7 năm trước. Thời gian gửi báo cáo của các cơ quan nhà nước địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Dự toán thu, chi ngân sách phải kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từng khoản thu, chi.
Các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực ở Trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan Tài chính và cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp lập dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực phụ trách của ngân sách cấp mình. Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, về khoa học, công nghệ ở Trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan Tài chính và cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp lập dự toán thu, chi ngân sách theo lĩnh vực phụ trách trong phạm vi cả nước và từng địa phương. Các cơ quan nhà nước ở Trung ương gửi báo cáo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng 7 năm trước.
1. Cục Hải quan lập dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, các khoản thu khác liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý và theo địa bàn từng tỉnh gửi Tổng cục Hải quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng gửi Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cục Thuế lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vị quản lý, số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý gửi Tổng cục Thuế, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Cục Thuế các tỉnh hướng dẫn cơ quan Thuế trực thuộc lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi Uỷ ban nhân dân, cơ quan Tài chính và cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, bảo đảm yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách của địa phương.
Lập dự toán ngân sách địa phương:
1. Sở Tài chính - Vật giá chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan lập (nếu có), dự toán thu, chi ngân sách của các huyện; lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách tỉnh (gồm dự toán ngân sách các huyện và dự toán ngân sách cấp tỉnh), dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia, dự toán các khoản kinh phí ủy quyền báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét trước ngày 20 tháng 7 năm trước.
2. Sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi báo cáo dự toán ngân sách địa phương đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25 tháng 7 năm trước.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Lập dự toán ngân sách nhà nước và ngân sách trung ương:
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, lập phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ trên cơ sở dự toán thu, chi ngân sách do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo; dự toán chi ngân sách nhà nước theo lĩnh vực (đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ), chi Chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia báo cáo; nhu cầu trả nợ và khả năng vay. Theo phân công của Chính phủ, Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo và giải trình với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định tại Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan nhà nước trong quá trình lập, tổng hợp và phân bổ dự toán ngân sách:
1. Uỷ ban nhân dân:
a) Hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý; phối hợp và chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan (nếu có) ở địa phương lập dự toán thu ngân sách nhà nước, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ;
b) Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương; báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (đối với cấp xã) xem xét trước khi báo cáo cơ quan hành chính nhà nước cấp trên;
c) Căn cứ nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp mình, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cấp trên trực tiếp dự toán ngân sách địa phương và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp mình đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;
d) Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho cấp dưới;
đ) Lập phương án điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cấp mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo yêu cầu của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trong trường hợp nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp không phù hợp với nhiệm vụ thu, chi ngân sách cấp trên giao;
e) Kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới; yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết;
2. Cơ quan Tài chính các cấp:
a) Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, chủ trì, phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, các cơ quan, đơn vị cùng cấp về dự toán ngân sách; có quyền yêu cầu bố trí lại những khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách, chỉ làm việc khi Uỷ ban nhân dân cấp dưới có đề nghị;
Trong quá trình làm việc, lập dự toán ngân sách và xây dựng phương án phân bổ ngân sách, nếu còn có ý kiến khác nhau giữa cơ quan Tài chính với các cơ quan cùng cấp và chính quyền cấp dưới, cơ quan Tài chính các cấp ở địa phương phải báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định; Bộ Tài chính phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách theo lĩnh vực ở cấp mình. Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ phải tổng hợp, lập dự toán theo lĩnh vực ở địa phương và trong phạm vi cả nước;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình;
d) Phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp trong việc lập dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp mình;
đ) Bộ Tài chính căn cứ tổng mức dự toán chi đối với các nhiệm vụ quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 21 Nghị định này đã được cấp có thẩm quyền giao, tổ chức thực hiện theo chế độ quy định;
e) Bộ Tài chính tổng hợp dự toán và phương án phân bổ dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi thường xuyên) do các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia lập;
g) Đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách;
h) Bộ Tài chính kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, có ý kiến đề nghị điều chỉnh lại dự toán ngân sách tỉnh trong trường hợp cần thiết. Cơ quan Tài chính các cấp ở địa phương kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới để đề xuất ý kiến trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp, yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết.
3. Cơ quan Kế hoạch và Đầu tư các cấp:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách;
b) Cơ quan Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách cấp mình; chủ trì, phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp lập dự toán chi đầu tư phát triển, lập phương án phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi bổ sung dự trữ nhà nước, chi hỗ trợ tín dụng nhà nước và chi góp vốn cổ phần, liên doanh theo quy định hiện hành của pháp luật; ở trung ương, gửi Bộ Tài chính trước ngày 10 tháng 9 năm trước để Bộ Tài chính tổng hợp lập dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật Ngân sách nhà nước;
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dự toán và phương án phân bổ dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia (phần chi đầu tư xây dựng cơ bản) do các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia lập và tổng hợp chung dự toán và phương án phân bổ chi Chương trình mục tiêu quốc gia gửi Bộ Tài chính trước ngày 10 tháng 9 năm trước.
4. Các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương:
a) Các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Nghị định này;
b) Các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp; lập dự toán chi các Chương trình mục tiêu quốc gia gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia trước ngày 20 tháng 7 năm trước; phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp lập và phân bổ dự toán ngân sách theo lĩnh vực của ngân sách cấp mình;
c) Các cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia chủ trì, phối hợp với cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán và phương án phân bổ chi Chương trình mục tiêu quốc gia cho các đơn vị, địa phương gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp trước ngày 30 tháng 7 năm trước để tổng hợp vào dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách trình cấp có thẩm quyền quyết định. Trường hợp ý kiến của cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia chưa thống nhất với ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quyết định, phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước:
1. Căn cứ vào các nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và mức bổ sung cân đối, mức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước ngày 20 tháng 11 năm trước.
2. Trên cơ sở quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10 tháng 12 năm trước; báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách tỉnh và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân cấp trên, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, bảo đảm dự toán ngân sách cấp xã được quyết định trước ngày 31 tháng 12 năm trước. Sau khi dự toán ngân sách được Hội đồng nhân dân quyết định, Uỷ ban nhân dân cùng cấp báo cáo Uỷ ban nhân dân và cơ quan Tài chính cấp trên trực tiếp về dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.
1. Dự toán ngân sách nhà nước, dự toán phân bổ ngân sách trung ương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi trình Quốc hội phải kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định tại Điều 42 của Luật Ngân sách nhà nước và Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành.
2. Dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách các cấp chính quyền địa phương khi trình Hội đồng nhân dân phải kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định tại Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương do Chính phủ ban hành.
1. Trường hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương chưa được Quốc hội quyết định, Chính phủ lập lại dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Quốc hội vào thời gian do Quốc hội quyết định.
2. Trường hợp dự toán ngân sách địa phương chưa được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, Uỷ ban nhân dân lập lại dự toán ngân sách trình Hội đồng nhân dân cùng cấp vào thời gian do Hội đồng nhân dân quyết định, nhưng không được chậm hơn ngày 10 tháng 01 năm sau đối với ngân sách tỉnh, ngày 20 tháng 01 năm sau đối với ngân sách huyện và ngày 30 tháng 01 năm sau đối với ngân sách xã.
Điều chỉnh dự toán ngân sách:
1. Trường hợp có biến động lớn về ngân sách nhà nước so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Chính phủ lập dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
2. Trường hợp có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số cơ quan, đơn vị, địa phương, song không làm biến động lớn đến tổng thể và cơ cấu ngân sách, Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
3. Trường hợp có biến động lớn về ngân sách địa phương so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương.
4. Trường hợp có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số cơ quan trực thuộc hoặc của ngân sách cấp dưới, nhưng không làm biến động lớn đến tổng thể ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương.
Việc điều chỉnh tổng thể dự toán ngân sách nhà nước, dự toán ngân sách địa phương theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều này, thực hiện theo quy trình lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.
5. Các cơ quan nhà nước điều chỉnh dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc trong các trường hợp sau:
a) Khi Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của cơ quan đó;
b) Cần phân bổ lại ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.
c) Việc thực hiện điểm a và điểm b Khoản 5 Điều này, thực hiện theo những quy định về giao dự toán và điều chỉnh dự toán quy định tại Điều 44 của Nghị định này.
1. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên tắc sau:
a) Tổng số giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá dự toán được cấp có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực. Đối với nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản phải ưu tiên những dự án quan trọng chuyển tiếp; đối với các dự án mới, chỉ phân bổ, giao dự toán khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng;
b) Dự toán giao cho đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi chủ yếu của Mục lục Ngân sách nhà nước. Đối với những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản có tính chất không thường xuyên khác còn phải phân theo tiến độ thực hiện từng quý.
2. Phương án phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để thẩm tra. Trường hợp việc phân bổ không phù hợp với nội dung dự toán do cơ quan có thẩm quyền giao, không đúng với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì cơ quan Tài chính yêu cầu cơ quan phân bổ ngân sách điều chỉnh lại.
3. Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải hoàn thành trước 31 tháng 12 năm trước, trừ trường hợp dự toán ngân sách nhà nước chưa được Quốc hội quyết định, dự toán ngân sách địa phương chưa được Hội đồng nhân dân quyết định.
4. Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách, khi cần thiết, đơn vị dự toán cấp I được điều chỉnh dự toán ngân sách giữa các đơn vị trực thuộc, sau khi thống nhất với cơ quan Tài chính cùng cấp, song không được làm thay đổi tổng mức và chi tiết dự toán đã giao cho đơn vị dự toán cấp I.
1. Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước tạm cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chi sau:
a) Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương;
b) Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí;
c) Một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa;
d) Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình quốc gia;
đ) Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới.
2. Mức tạm cấp hàng tháng tối đa không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước.
1. Các tổ chức, cá nhân, kể cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều này cho phép chậm nộp ngân sách trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân gặp khó khăn khách quan do thiên tai, hoả hoạn;
b) Các trường hợp được chậm nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân chậm nộp mà không được phép, căn cứ vào yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều này, Ngân hàng và Kho bạc nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản phải trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân đó nộp vào ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp khác để thu cho ngân sách. Đồng thời, tổ chức, cá nhân chậm nộp còn phải chịu phạt và bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Các cơ quan dưới đây có thẩm quyền yêu cầu Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước trích tài khoản của tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này để nộp ngân sách nhà nước:
a) Cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan đối với việc chậm nộp các khoản thuế và các khoản thu khác được giao quản lý;
b) Cơ quan Tài chính đối với việc chậm nộp các khoản thu khác.
5. Trường hợp các tổ chức, cá nhân cố tình không nộp thì ngoài việc bị trích tài khoản để nộp ngân sách còn bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu của ngân sách nhà nước phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Đối với một số khoản thu phí, lệ phí, thu thuế đối với hộ kinh doanh không cố định, thu ngân sách ở địa bàn xã vì lý do khách quan mà việc nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước có khó khăn thì cơ quan thu có thể thu trực tiếp, song phải nộp Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Chỉ các cơ quan dưới đây được tổ chức thu ngân sách nhà nước:
a) Cơ quan Thuế nhà nước;
b) Cơ quan Hải quan;
c) Cơ quan Tài chính và các cơ quan khác được Chính phủ cho phép, hoặc được Bộ Tài chính ủy quyền.
2. Cơ quan thu có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 54 của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Cơ quan thu phải sử dụng chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính để thực hiện thu, nộp ngân sách.
1. Căn cứ vào mục đích vay, việc sử dụng vốn vay nước ngoài được thực hiện theo nguyên tắc:
a) Đối với các khoản vay cho các dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội thuộc đối tượng ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong dự toán ngân sách do cấp có thẩm quyền quyết định, Bộ Tài chính thực hiện cấp vốn theo chế độ quy định;
b) Đối với các khoản vay cho các dự án thuộc đối tượng tín dụng nhà nước, Bộ Tài chính thực hiện cho vay lại theo quy định của Chính phủ.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể việc quản lý thu và cấp phát vốn vay nước ngoài theo nguyên tắc trên và phù hợp với từng hiệp định đã ký kết với nước ngoài.
Các khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền hoặc bằng hiện vật của các Chính phủ, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị nhà nước phải được hạch toán đầy đủ vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:
1. Đối với các khoản viện trợ đã xác định được đơn vị sử dụng thì cơ quan Tài chính làm thủ tục ghi thu, ghi chi qua ngân sách nhà nước;
2. Đối với các khoản viện trợ chưa xác định đơn vị sử dụng, cơ quan Tài chính có trách nhiệm quản lý và ghi thu ngân sách, đồng thời xác định phương án sử dụng theo đúng các cam kết, mục tiêu đã thoả thuận với phía viện trợ, trình cấp có thẩm quyền quyết định, sau đó phân phối cho các đơn vị sử dụng và làm thủ tục ghi chi ngân sách nhà nước;
Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, trừ các trường hợp sau:
a) Dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Điều 45 của Nghị định này;
b) Chi từ nguồn tăng thu so dự toán được giao và từ nguồn dự phòng ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
2. Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định;
3. Đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi;
4. Ngoài các điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; trường hợp sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì còn phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
5. Các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý được đơn vị dự toán cấp I giao cùng với giao dự toán năm.
Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước được quy định cụ thể như sau:
1. Cơ quan Tài chính:
a) Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng quy định tại Điều 44 của Nghị định này;
b) Bố trí nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi, trường hợp các đơn vị sử dụng ngân sách chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ ngân sách thì cơ quan Tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời theo quy định để bảo đảm nguồn;
c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, sai chính sách, chế độ hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo thì có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán. Trường hợp phát hiện việc chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách chậm hoặc không phù hợp làm ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ, thì có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước và đơn vị dự toán cấp trên có giải pháp kịp thời hoặc điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các cơ quan, đơn vị trực thuộc để bảo đảm thực hiện ngân sách theo mục tiêu và tiến độ quy định.
2. Kho bạc Nhà nước:
a) Thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết khác quy định tại Điều 51 của Nghị định này;
b) Có quyền từ chối các khoản chi ngân sách không đủ điều kiện chi quy định tại Điều 51 của Nghị định này hoặc tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan Tài chính đối với các trường hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này;
c) Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm về các quyết định thanh toán, chi ngân sách hoặc từ chối thanh toán chi ngân sách quy định tại điểm a và điểm b Khoản 2 Điều này.
3. Cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan quản lý và của các đơn vị trực thuộc; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách và các báo cáo tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm về những sai phạm của các đơn vị, tổ chức trực thuộc.
4. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách:
a) Quyết định chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
b) Quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Trường hợp vi phạm, tuỳ theo tính chất và mức độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
5. Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán nhà nước, chế độ kiểm tra nội bộ và có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi phạm.
1. Việc cấp phát các khoản chi thường xuyên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được thực hiện như sau:
a) Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao, tiến độ triển khai công việc và điều kiện chi ngân sách, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch, kèm theo các tài liệu cần thiết theo chế độ quy định;
b) Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu do đơn vị sử dụng ngân sách gửi, thực hiện việc thanh toán khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 51 của Nghị định này;
c) Việc thanh toán vốn và kinh phí ngân sách thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
d) Đối với các khoản chi chưa có điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó thanh toán với Kho bạc Nhà nước theo đúng nội dung, thời hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
đ) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể quy trình trên, phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn.
2. Việc cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện như sau:
a) Căn cứ vào dự toán ngân sách năm được giao, giá trị khối lượng công việc đã thực hiện và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật gửi cơ quan cấp phát vốn;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ cấp phát vốn kiểm tra hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và thực hiện thanh toán khi có đủ các điều kiện theo quy định;
c) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể phương pháp và trình tự cấp phát và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước đúng Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng và các quy định tại Nghị định này.
3. Cấp các khoản chi của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:
Căn cứ vào dự toán chi hàng quý do cơ quan tài chính thông báo, đơn vị được rút tiền từ quỹ ngân sách do Bộ Tài chính ủy quyền cho đơn vị quản lý để chi tiêu theo dự toán được giao theo chế độ quy định;
4. Cấp kinh phí ủy quyền:
Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì cơ quan Tài chính ủy quyền phải chuyển kinh phí cho cơ quan Tài chính được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí theo đúng chế độ cấp phát vốn ngân sách nhà nước nhưng phải hạch toán và báo cáo riêng cho cơ quan nhà nước ủy quyền. Đến 31 tháng 12, kinh phí ủy quyền chưa sử dụng hết phải trả lại ngân sách cấp ủy quyền.
5. Chính phủ có quy định riêng về chi ngân sách đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy trình chi ngân sách cho các nhiệm vụ: chi trả nợ, chi đầu tư và hỗ trợ cho doanh nghiệp, chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, chi cho cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và các khoản chi khác của ngân sách nhà nước.
Trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước, nếu có sự thay đổi về thu, chi, Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện như sau:
1. Nếu tăng thu so với dự toán được giao thì số tăng thu sau khi thưởng cho các địa phương theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 59 của Luật ngân sách nhà nước và số tiết kiệm chi được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung Quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phòng ngân sách. Chính phủ lập phương án sử dụng đối với từng nhiệm vụ chi, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện; Uỷ ban nhân dân lập phương án sử dụng đối với từng nhiệm vụ chi, thống nhất ý kiến với Thường trực Hội đồng nhân dân trước khi thực hiện; đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân thống nhất ý kiến với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân trước khi thực hiện. Định kỳ, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình thực hiện các quy định nêu tại Khoản 1, 2, 3 Điều 54 và Khoản 5 Điều 56 của Nghị định này theo quy định tại Khoản 6 Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp số thu không đạt dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân, đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân điều chỉnh giảm một số khoản chi tương ứng;
3. Nếu có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán nhưng không thể trì hoãn được mà dự phòng ngân sách không đủ đáp ứng thì phải sắp xếp lại các khoản chi trong dự toán được giao hoặc sử dụng Quỹ dự trữ tài chính để có nguồn đáp ứng nhu cầu chi đột xuất đó.
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định sử dụng Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh để đáp ứng các nhu cầu chi nói trên theo quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 58 của Nghị định này.
1. Các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Trường hợp được mở tài khoản tại Ngân hàng Thương mại Nhà nước để tập trung một số khoản thu thì phải quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
2. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm quản lý quỹ ngân sách nhà nước (quỹ ngân sách trung ương và quỹ ngân sách các cấp chính quyền địa phương), thống nhất quản lý, tổ chức thanh toán, điều hoà vốn và tiền mặt thuộc quỹ ngân sách nhà nước nhằm tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu; đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước.
3. Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại nhà nước theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tập trung các khoản thu, cấp phát, thanh toán các khoản chi của ngân sách nhà nước. Ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản có trách nhiệm bảo đảm thanh toán, điều hoà tiền mặt, ngoại tệ cho Kho bạc Nhà nước đầy đủ, kịp thời theo nhiệm vụ thu, chi của ngân sách nhà nước. Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng được ngân hàng trả lãi như các đơn vị, tổ chức kinh tế; các khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước qua ngân hàng phải trả phí thanh toán.
1. Tỷ lệ thưởng được xác định hàng năm cho từng tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ công bố ngay từ đầu năm không vượt quá 30% số tăng thu so với dự toán phần ngân sách trung ương được hưởng từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương.
2. Số thưởng tối đa không vượt quá số tăng thu phần ngân sách trung ương được hưởng so với mức thực hiện năm trước từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương.
3. Việc xét thưởng tính trên tổng thể các khoản thu phân chia, không xét riêng từng khoản.
4. Căn cứ vào tỷ lệ thưởng do Thủ tướng Chính phủ quy định và kết quả số vượt thu, Bộ Tài chính thực hiện chi thưởng cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Căn cứ vào mức được thưởng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định việc sử dụng cho từng công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhiệm vụ quan trọng thuộc nhiệm vụ ngân sách cấp tỉnh và thưởng cho ngân sách cấp dưới theo nguyên tắc gắn với thành tích quản lý thu trên địa bàn. Việc sử dụng tiền thưởng ở ngân sách cấp dưới do Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định để bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng khác.
6. Ngân sách trung ương hạch toán khoản chi thưởng vượt thu cho ngân sách địa phương vào ngân sách năm phát sinh khoản thu vượt dự toán, ngân sách địa phương hạch toán thu, chi sử dụng khoản thưởng vượt thu vào năm ngân sách sử dụng khoản được thưởng vượt thu này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc hạch toán, quyết toán thu chi tiền thưởng vượt thu so dự toán.
Việc sử dụng dự phòng ngân sách phải tuân thủ các điều kiện về chi ngân sách quy định tại Điều 51 và theo quy trình chi ngân sách quy định tại Điều 53 của Nghị định này.
Quỹ dự trữ tài chính:
1. Nguồn hình thành Quỹ dự trữ tài chính của trung ương, gồm:
a) Một phần số tăng thu ngân sách trung ương so với dự toán; mức cụ thể do Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi có ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
b) Năm mươi phần trăm (50%) kết dư ngân sách trung ương;
c) Bố trí một khoản trong dự toán chi hàng năm của ngân sách trung ương; mức cụ thể do Chính phủ trình Quốc hội quyết định;
d) Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn hình thành Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh, gồm:
a) Một phần số tăng thu so với dự toán của ngân sách cấp tỉnh; mức cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp;
b) Năm mươi phần trăm (50%) kết dư ngân sách cấp tỉnh;
c) Bố trí một khoản trong dự toán chi hàng năm của ngân sách cấp tỉnh. Mức cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định;
d) Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
3. Quản lý và sử dụng Quỹ dự trữ tài chính:
a) Quỹ dự trữ tài chính được gửi tại Kho bạc Nhà nước và được Kho bạc Nhà nước trả lãi tiền gửi theo mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước trả cho Kho bạc Nhà nước, khoản lãi này được bổ sung vào Quỹ;
b) Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm chủ tài khoản; Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm chủ tài khoản;
c) Việc trích lập Quỹ dự trữ tài chính được thực hiện dần từng năm; mức khống chế tối đa là 25% dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp tương ứng;
d) Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để tạm ứng cho các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả trong năm ngân sách, trừ các trường hợp đặc biệt quy định tại điểm e Khoản 3 Điều này. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh;
đ) Thủ tướng Chính phủ (đối với ngân sách trung ương), Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với ngân sách địa phương) quyết định sử dụng Quỹ dự trữ tài chính cấp mình để xử lý cân đối ngân sách trong các trường hợp:
- Thu ngân sách hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán đã được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, sau khi đã sắp xếp lại ngân sách và sử dụng hết dự phòng mà chưa đủ nguồn để đáp ứng nhiệm vụ chi;
- Thực hiện các nhiệm vụ phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi đã sắp xếp lại ngân sách và sử dụng hết dự phòng ngân sách mà chưa đủ nguồn để đáp ứng nhiệm vụ chi;
- Tổng mức chi từ Quỹ dự trữ tài chính (không kể tạm ứng) cả năm không vượt quá 30% số dư của quỹ tại thời điểm bắt đầu năm ngân sách.
e) Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của trung ương nếu đã sử dụng hết Quỹ dự trữ của tỉnh. Ngân sách cấp huyện và cấp xã được tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh.
Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản chi theo đúng tiến độ thực hiện, trong phạm vi dự toán ngân sách năm được giao; có quyền từ chối các khoản chi không đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Nghị định này, nhưng phải thông báo kịp thời cho đơn vị biết và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đơn vị bị từ chối chi, nếu không nhất trí với quyết định của cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước, có quyền khiếu nại với cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp và cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước cấp trên.
Trường hợp nguồn thu và các khoản vay trong dự toán của ngân sách chưa được thực hiện kịp thời theo tiến độ kế hoạch, cơ quan Tài chính được sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp như: Quỹ dự trữ tài chính, tạm ứng từ ngân sách cấp trên và các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi khác để tạm ứng cho các nhu cầu chi và phải thu hồi hoàn trả lại trong năm ngân sách.
Đối với ngân sách trung ương nếu các nguồn nêu trên vẫn không đáp ứng được thì Bộ trưởng Bộ Tài chính được tạm ứng từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, các quỹ tài chính nhà nước hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm ứng vốn của Ngân hàng Nhà nước.
Các khoản tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
1. Các trường hợp sau đây được chi ứng trước dự toán ngân sách năm sau trong phạm vi khả năng cho phép của quỹ ngân sách:
a) Các dự án, công trình quốc gia và công trình xây dựng cơ bản thuộc nhóm A, đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, đang thực hiện và cần phải đẩy nhanh tiến độ;
b) Các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách được xác định thuộc dự toán năm sau, nhưng phải thực hiện ngay trong năm, chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng được.
2. Đối với việc chi ứng trước dự toán ngân sách trung ương cho các nhiệm vụ nêu tại điểm a Khoản 1 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thống nhất với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc chi ứng trước dự toán ngân sách trung ương cho các nhiệm vụ nêu tại điểm b Khoản 1 Điều này, do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thu hồi các khoản chi ứng trước dự toán ngân sách trung ương.
3. Việc chi ứng trước dự toán ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quyết định và chịu trách nhiệm thu hồi các khoản chi ứng trước.
4. Việc chi ứng trước dự toán không được ảnh hưởng đến việc bố trí dự toán năm sau. Tổng số chi ứng trước dự toán chi ngân sách năm sau cho các cơ quan, đơn vị không vượt quá 20% dự toán chi ngân sách theo từng lĩnh vực tương ứng năm hiện hành đã giao hoặc số kiểm tra dự toán chi ngân sách năm sau đã thông báo cho cơ quan, đơn vị đó. Khi phân bổ dự toán ngân sách cho năm sau, cơ quan phân bổ dự toán ngân sách phải bảo đảm bố trí dự toán cho các công trình, nhiệm vụ được chi ứng trước dự toán đủ nguồn hoàn trả mức đã ứng trước theo đúng thời gian quy định.
1. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ có nhiệm vụ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện thu, chi ngân sách, báo cáo kế toán, quyết toán và báo cáo tài chính theo quy định của Pháp luật về kế toán, thống kê và các chế độ báo cáo do Bộ Tài chính quy định.
2. Cơ quan Tài chính có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ chi ngân sách của các tổ chức, cá nhân, đơn vị không chấp hành đầy đủ kịp thời chế độ báo cáo nêu tại Khoản 1 Điều này, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc cấp phát, chi trả chỉ được thực hiện trở lại khi tổ chức, cá nhân, đơn vị đã chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo và cam kết không tái phạm.
Khi quyết định tạm đình chỉ chi ngân sách, cơ quan Tài chính đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên của tổ chức, đơn vị bị tạm đình chỉ biết.
1. Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, nộp ngân sách nhà nước, sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nhà nước và quản lý các khoản thu, chi tài chính phải tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán và quyết toán các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước và các khoản thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, theo chế độ kế toán và Mục lục ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan Tài chính phải lập báo cáo quyết toán ngân sách của chính quyền cùng cấp.
1. Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán thu, chi ngân sách nhà nước; định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan Tài chính cùng cấp; Kho bạc Nhà nước huyện lập báo cáo thu, chi ngân sách của từng xã, phường, thị trấn gửi Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho cơ quan Tài chính theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Kho bạc Nhà nước định kỳ báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho các cơ quan hữu quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước.
2. Mục lục ngân sách nhà nước.
3. Hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo.
4. Mã số đối tượng nộp thuế và mã số đối tượng sử dụng ngân sách.
1. Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trưước, nhưng nếu nộp trong năm sau thì phải hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm sau.
2. Các khoản chi ngân sách thuộc dự toán năm trưước, nhưng nếu chưưa thực hiện hoặc chưa thực hiện hết không đưược chuyển sang năm sau chi tiếp; trưừ trường hợp được Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với ngân sách trung ưương), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (đối với ngân sách địa phưương) quyết định cho chi tiếp thì hạch toán và quyết toán nhưư sau:
a) Nếu thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán, thì dùng tồn quỹ ngân sách năm trưước để xử lý và hạch toán, quyết toán vào chi ngân sách năm trưước;
b) Nếu đưược quyết định thực hiện trong năm sau thì cơ quan Tài chính làm thủ tục chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp. Các đơn vị thực hiện hạch toán và quyết toán vào ngân sách năm sau; ngân sách các cấp thực hiện quyết toán số chi chuyển nguồn năm trước sang năm sau vào chi ngân sách năm trước.
3. Các khoản đã tạm ứng kinh phí trong dự toán để chi đến hết ngày 31 tháng 12 chưa đủ thủ tục thanh toán, được tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vào ngân sách năm trước. Việc xử lý tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên để đề nghị cơ quan Tài chính cùng cấp cho phép chuyển tạm ứng năm trước sang tạm ứng năm sau; nếu không được sự đồng ý của cơ quan Tài chính thì Kho bạc Nhà nước thực hiện thu hồi số tạm ứng bằng cách trừ vào các mục chi tương ứng thuộc dự toán ngân sách năm sau của đơn vị. Nếu dự toán năm sau không bố trí các mục chi đó hoặc có bố trí nhưng ít hơn số phải thu hồi tạm ứng, Kho bạc Nhà nước thông báo cho cơ quan Tài chính cùng cấp xử lý.
4. Các khoản tạm thu, tạm giữ phải xem xét cụ thể và xử lý nhưư sau:
a) Trường hợp đã có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền thì thực hiện xử lý ngay (nộp vào ngân sách hoặc hoàn trả lại cho các đối tưượng bị tạm thu, tạm giữ);
b) Trường hợp chưa có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, cuối ngày 31 tháng 12 còn dư trên tài khoản tạm giữ, được chuyển số dư sang năm sau để xử lý tiếp.
5. Đối với các loại vật tưư, hàng hóa tồn kho và tiền mặt tồn quỹ tại các đơn vị dự toán cuối ngày 31 tháng 12 thực hiện kiểm kê theo quy định hiện hành và xử lý như sau:
a) Hàng hoá, vật tưư tồn kho đưược quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nếu còn sử dụng tiếp cho năm sau, đơn vị tổ chức theo dõi, sử dụng chặt chẽ và có báo cáo riêng. Trường hợp không còn sử dụng tiếp cho năm sau, đơn vị thành lập hội đồng thanh lý bán, nộp tiền vào ngân sách nhà nước, đối với đơn vị sự nghiệp có thu được sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Tồn quỹ tiền mặt của đơn vị đến ngày 31 tháng 12 thuộc ngân sách nhà nước cấp hoặc tạm ứng trong dự toán để chi nhưng chưa chi hết phải nộp trả ngân sách nhà nước, trừ những khoản phải chi về tiền lương, có tính chất lương theo chế độ nhưưng chưưa chi.
6. Kinh phí ủy quyền đến cuối ngày 31 tháng 12 chưa thực hiện thì không được chi tiếp, nếu đã chuyển vào tài khoản tiền gửi kinh phí ủy quyền thì Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển trả ngân sách cấp ủy quyền và thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp.
7. Số dư tài khoản tiền gửi các khoản ngân sách cấp của đơn vị dự toán mở tại Kho bạc Nhà nước đến cuối ngày 31 tháng 12 phải nộp trả Ngân sách nhà nước, trừ các trường hợp được chuyển năm sau chi tiếp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
8. Các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp có thu, các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam được chuyển kinh phí ngân sách bảo đảm hoạt động thường xuyên chưa sử dụng hết, số dư tài khoản tiền gửi và tiền mặt sang năm sau theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Những nội dung được thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán:
a) Hạch toán tiếp các khoản thu, chi ngân sách đã phát sinh từ ngày 31 tháng 12 trở về trưước, nhưưng chứng từ đang luân chuyển;
b) Hạch toán chi ngân sách đối với các khoản tạm ứng đã đủ thủ tục thanh toán và các khoản chi được cấp có thẩm quyền quyết định cho chi tiếp theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định này;
c) Đối chiếu và xử lý những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán;
d) Chi chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau theo quyết định của các cấp có thẩm quyền.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thời gian chỉnh lý quyết toán đối với từng cấp ngân sách.
1. Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước:
a) Số quyết toán thu ngân sách nhà nước là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;
b) Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh toán hoặc đã hạch toán chi theo quy định tại Điều 62 của Luật Ngân sách nhà nước và các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Nghị định này;
2. Số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung của báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung trong dự toán được giao và theo Mục lục ngân sách nhà nước; Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán của đơn vị, chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi hạch toán, quyết toán sai chế độ.
3. Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp chính quyền địa phương không được quyết toán chi lớn hơn thu.
4. Ngân sách cấp dưưới không đưược quyết toán các khoản kinh phí ủy quyền của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình. Cuối năm, cơ quan Tài chính được ủy quyền lập báo cáo quyết toán kinh phí ủy quyền theo quy định gửi cơ quan Tài chính ủy quyền và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp ủy quyền.
5. Báo cáo quyết toán năm gửi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định phải gửi kèm báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu, chi ngân sách so với dự toán.
6. Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết toán. Kho bạc Nhà nước xác nhận số liệu thu, chi ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách.
1. Kết dư ngân sách trung ương là số chênh lệch giữa tổng số thu ngân sách và vay bù đắp bội chi lớn hơn tổng số chi ngân sách trung ương, kết dư ngân sách địa phương là chênh lệch giữa tổng số thu ngân sách lớn hơn tổng số chi ngân sách địa phương. Chi ngân sách bao gồm cả các khoản chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau.
2. Kết dư ngân sách được xử lý nhưư sau:
a) Kết dư ngân sách trung ưương, ngân sách cấp tỉnh được trích năm mưươi phần trăm (50%) chuyển vào Quỹ dự trữ tài chính và năm mưươi phần trăm (50%) chuyển vào thu ngân sách năm sau. Trường hợp Quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 58 của Nghị định này, thì chuyển vào thu ngân sách năm sau;
b) Kết dư ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã được chuyển toàn bộ vào thu ngân sách năm sau.
1. Đơn vị dự toán cấp dưưới lập báo cáo quyết toán ngân sách năm theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên.
2. Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc. Các đơn vị dự toán cấp trên là đơn vị dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưưới trực thuộc, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp.
3. Cơ quan Tài chính cùng cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm trong quyết toán của đơn vị dự toán cấp I, ra thông báo thẩm định quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp I. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan Tài chính duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I.
1. Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của ngân sách nhà nước và ngân sách các cấp thực hiện theo chế độ kế toán nhà nước và các văn bản hướng của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét gửi Phòng Tài chính huyện; đồng thời Uỷ ban nhân dân xã trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn. Sau khi được Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính huyện.
3. Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét gửi Sở Tài chính - Vật giá; đồng thời Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Sau khi được Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn, Uỷ ban nhân dân báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính - Vật giá.
4. Sở Tài chính - Vật giá thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huyện; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh; tổng hợp lập quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh và quyết toán thu, chi ngân sách địa phương (bao gồm: quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh; quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính; đồng thời Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn. Sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, Uỷ ban nhân dân báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Bộ Tài chính.
5. Bộ Tài chính thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách địa phương; lập quyết toán thu, chi ngân sách trung ương và tổng hợp lập tổng quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách trung ương và quyết toán thu, chi ngân sách địa phương) trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội phê chuẩn; đồng gửi cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
1. Đối với các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản, các chương trình, dự án quốc gia, chủ đầu tư phải thực hiện kế toán, báo cáo kế toán và lập quyết toán theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, theo chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với các dự án, công trình xây dựng cơ bản và chương trình, dự án quốc gia đã hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán toàn bộ nguồn vốn, quyết toán nguồn vốn ngân sách kèm báo cáo thuyết minh tình hình sử dụng vốn gửi cơ quan cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và cơ quan có thẩm quyền xét duyệt báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản, chương trình, dự án theo chế độ quy định. Nếu công trình xây dựng cơ bản, chương trình, dự án quốc gia chưa hoàn thành, kết thúc năm ngân sách chủ đầu tư phải báo cáo quyết toán nguồn vốn sử dụng, quyết toán nguồn vốn ngân sách, tình hình sử dụng vốn và giá trị khối lượng hoàn thành đã được quyết toán trong năm, gửi cơ quan cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và cơ quan Tài chính cùng cấp.
3. Đối với các dự án, công trình quốc gia quan trọng do Quốc hội quyết định, ngoài việc thực hiện kế toán và báo cáo quyết toán quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, chủ đầu tư còn phải lập báo cáo quyết toán trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội.
1. Việc xét duyệt quyết toán năm được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Xét duyệt từng khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị;
b) Các khoản thu phải đúng các luật, pháp lệnh thuế, pháp lệnh phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước;
c) Các khoản chi phải bảo đảm các điều kiện chi quy định tại Điều 51 của Nghị định này;
d) Các khoản thu, chi phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán, đúng Mục lục Ngân sách nhà nước, đúng niên độ ngân sách;
đ) Các chứng từ thu, chi phải hợp pháp. Sổ sách và báo cáo quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc Nhà nước.
2. Đơn vị dự toán cấp trên khi xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc có quyền:
a) Đề nghị Kiểm toán Nhà nước hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật, kiểm toán các báo cáo quyết toán của các dự án, chương trình mục tiêu có quy mô lớn thêm căn cứ cho việc xét duyệt;
b) Yêu cầu đơn vị giải trình hoặc cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để thực hiện việc xét duyệt quyết toán;
c) Yêu cầu đơn vị nộp ngay các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định và xuất toán các khoản chi sai chế độ, chi không đúng dự toán được duyệt; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với những Thủ trưởng đơn vị chi sai chế độ, gây thất thoát Ngân sách nhà nước;
d) Điều chỉnh những sai sót hoặc yêu cầu đơn vị cấp dưới lập lại báo cáo quyết toán nếu thấy cần thiết.
3. Kết thúc việc xét duyệt quyết toán năm, đơn vị dự toán cấp trên ra thông báo xét duyệt quyết toán năm gửi đơn vị dự toán cấp dưới; đối với đơn vị dự toán cấp I gửi đơn vị dự toán cấp dưới và gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
4. Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên phải chịu trách nhiệm về kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp dưới, nếu để xảy ra vi phạm mà không phát hiện hoặc đã phát hiện nhưng không xử lý sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan Tài chính thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dưới trực thuộc theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng giữa các số liệu quyết toán theo quy định; bảo đảm khớp đúng giữa số liệu quyết toán của đơn vị dự toán cấp I với các thông báo duyệt quyết toán của cơ quan, đơn vị trực thuộc và xác nhận số liệu của Kho bạc Nhà nước;
b) Xem xét, xác định tính chính xác và hợp pháp của số liệu quyết toán của các khoản tăng, giảm so dự toán được giao;
c) Nhận xét về quyết toán năm.
2. Khi thực hiện thẩm định quyết toán, cơ quan Tài chính có quyền:
a) Yêu cầu đơn vị dự toán cấp I hoặc cơ quan Tài chính cấp dưới bổ sung thêm những thông tin và số liệu cần thiết cho việc thẩm định quyết toán;
b) Yêu cầu cơ quan có trách nhiệm xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chế độ và ra lệnh nộp ngay các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định;
c) Yêu cầu cơ quan xét duyệt quyết toán điều chỉnh lại số liệu quyết toán của đơn vị dự toán hoặc kiến nghị Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh lại quyết toán ngân sách cấp dưới nếu có sai sót;
d) Hoàn trả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền hoàn trả các khoản đã nộp ngân sách không đúng quy định của pháp luật.
3. Kết thúc quá trình thẩm định quyết toán năm, cơ quan Tài chính ra thông báo thẩm định quyết toán kèm nhận xét, kiến nghị gửi đơn vị dự toán cấp I hoặc cơ quan Tài chính cấp dưới theo quy định. Trường hợp phát hiện sai phạm, thực hiện xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Thời hạn nộp báo cáo kế toán tháng, quý và báo cáo quyết toán năm quy định như sau:
a) Báo cáo kế toán tháng, quý của đơn vị dự toán các cấp và ngân sách các cấp thực hiện theo chế độ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
b) Quyết toán năm của đơn vị dự toán cấp II và cấp III do đơn vị dự toán cấp I quy định nhưng phải bảo đảm thời gian để đơn vị dự toán cấp I xét duyệt, tổng hợp, lập, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp theo quy định; đối với các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương, phải gửi trước ngày 01 tháng 10 năm sau; đối với các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách các cấp ở địa phương, thời hạn nộp do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định;
c) Quyết toán năm của ngân sách các cấp chính quyền địa phương do cơ quan Tài chính lập gửi Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét; đối với ngân sách cấp tỉnh phải gửi trước ngày 01 tháng 10 năm sau; Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể thời hạn nộp báo cáo đối với ngân sách cấp dưới;
d) Bộ Tài chính tổng hợp, lập tổng quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước gửi Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội chậm nhất 14 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc.
2. Việc gửi quyết toán năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, của các địa phương cho cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trưường hợp đơn vị dự toán cấp I và ngân sách cấp dưới trực thuộc không gửi quyết toán năm đúng thời gian quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cơ quan Tài chính có quyền tạm đình chỉ hoặc yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ cấp kinh phí ngân sách cho đến khi nhận được quyết toán năm, trừ các khoản: lương, phụ cấp lương, trợ cấp, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Thời hạn xét duyệt quyết toán năm của đơn vị dự toán các cấp II và cấp III do đơn vị dự toán cấp I quy định, nhưng phải bảo đảm thời hạn xét duyệt quyết toán năm của đơn vị dự toán cấp I theo quy định; thời hạn xét duyệt quyết toán đối với đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương hoàn thành trước ngày 01 tháng 9 năm sau; thời hạn đối với đơn vị dự toán cấp I của ngân sách các cấp ở địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.
2. Việc thẩm định quyết toán năm của cơ quan Tài chính cùng cấp cho đơn vị dự toán cấp I trực thuộc phải hoàn thành đúng thời gian quy định; đối với đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm sau.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thời gian cơ quan tài chính thẩm định quyết toán ngân sách năm ở địa phương bảo đảm đối với cấp tỉnh phải hoàn thành trước ngày 01 tháng 8 năm sau.
3. Thời gian phê chuẩn quyết toán năm của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Chậm nhất 05 ngày sau khi được Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân gửi quyết toán ngân sách địa phương đến cơ quan Tài chính cấp trên.
Trường hợp giải thể, sáp nhập đơn vị, Thủ trưưởng đơn vị và ngưười phụ trách kế toán đơn vị phải chịu trách nhiệm giải quyết mọi khoản thu, chi và lập, gửi báo cáo quyết toán đến thời điểm giải thể, sát nhập theo quy định. Thủ trưởng và ngưười phụ trách kế toán của đơn vị phải hoàn thành việc báo cáo quyết toán mới được điều chuyển đi công tác khác và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm (nếu có) tại đơn vị trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, các địa phương, các đơn vị dự toán cấp trên chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các chế độ thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của các đơn vị trực thuộc và hướng dẫn các đơn vị này thực hiện việc kiểm tra trong đơn vị mình.
1. Thanh tra Tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, Thanh tra Tài chính có quyền:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân được thanh tra xuất trình các hồ sơ, tài liệu kèm theo;
b) Yêu cầu các cơ quan có liên quan tham gia phối hợp thực hiện thanh tra;
c) Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thanh tra Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật;
d) Khi tiếp nhận các kiến nghị của cơ quan Thanh tra Tài chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan Thanh tra Tài chính.
3. Thanh tra Tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra của mình.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra Tài chính trong việc thanh tra quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước được quy định trong văn bản riêng của Chính phủ.
Tổ chức, cá nhân có thành tích: thu đúng pháp luật và vượt dự toán; chi ngân sách tiết kiệm, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng của nhiệm vụ được giao; lãnh đạo, chỉ đạo địa phương tăng thu, tiết kiệm chi, sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên, được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Không kê khai hoặc kê khai sai doanh thu, thu nhập, chi phí, giá và các căn cứ tính các khoản phải nộp ngân sách; trì hoãn, nộp không đầy đủ hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp được phép chậm nộp do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2. Cho miễn, giảm và cho phép chậm nộp các khoản phải nộp ngân sách nhà nước sai thẩm quyền, trái nội dung quy định; giữ lại nguồn thu của ngân sách sai chế độ, sử dụng các nguồn thu được để lại để chi không đúng mục đích, vượt tiêu chuẩn, chế độ, định mức quy định.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, hoặc chiếm dụng nguồn thu ngân sách.
4. Thực hiện phân chia sai nguồn thu giữa các cấp ngân sách.
5. Thu sai quy định của pháp luật.
6. Chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách được giao.
7. Duyệt quyết toán sai quy định của pháp luật.
8. Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục Ngân sách nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách.
9. Tổ chức, cá nhân được phép tự kê khai, tự nộp thuế mà kê khai sai, nộp sai chế độ quy định gây thiệt hại cho ngân sách.
10. Quản lý hoá đơn, chứng từ sai chế độ; mua bán, sửa chữa, làm giả hoá đơn và chứng từ thanh toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp;
11. Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm có đủ các điều kiện chi quy định tại Điều 51 của Nghị định này; quyết toán ngân sách chậm so với thời hạn quy định.
12. Các hành vi trái với quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định này và những văn bản quy phạm pháp luật khác trong lĩnh vực ngân sách.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách theo quy định tại Điều 82 Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho công quỹ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tổ chức có quyền khiếu nại, khởi kiện, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách. Việc khiếu nại, khởi kiện, tố cáo và việc giải quyết được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực từ năm ngân sách 2004. Bãi bỏ Nghị định số 87/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách nhà nước và Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ.
Những quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trái với nội dung Nghị định này đều bãi bỏ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 60/2003/ND-CP |
Hanoi, June 06, 2003 |
DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE STATE BUDGET LAW
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to State Budget Law No .01/2002/QH11 of December 16, 2002;
At the proposal of the Finance Minister,
DECREES:
Article 1.- This Decree details and guides the implementation of the State Budget Law regarding the estimation, implementation, accounting, auditing and settlement of State budget. The management and use of State budget and assets for a number of defense and security domains, and the particular financial- budgetary mechanisms for Hanoi capital and Ho Chi Minh city shall be governed by separate regulations of the Government.
Article 2.- The State budget revenue includes:
1. Taxes paid by organizations and individuals according to law provisions.
2. State budget remittance portions from charges and fees under the provisions of law.
3. Amounts collected from the State’s economic activities under the provisions of law, including:
a) Retrieved amounts of State capital at economic establishments;
b) Retrieved amounts of State loans (both principal and interest);
c) Income from the State capital contributed to economic establishments, including income from after-tax profits of economic organizations to which the State has contributed capital according to the Government’s regulations.
4. Budget remittance portions from non-business activities as provided for by law.
5. Land use levies; yields from public properties and public land.
6. Land rents, water surface rents.
7. Mobilizations from organizations and individuals as provided for by law.
8. Voluntary contributions of organizations and individuals inside and outside the country.
9. Capital mobilized for investment in the construction of infrastructural works as provided for at Clause 3, Article 8 of the State Budget Law.
10. State budget remittance portions of money earned from the sale or lease of State-owned assets as prescribed by law.
11. Non-refundable aids provided by foreign governments, organizations and/or individuals to the Vietnamese government and/or local State organizations as provided for in Article 50 of this Decree.
12. Revenues from the financial reserve funds as provided for in Article 58 of this Decree.
13. Revenues from budget remainder as provided for in Article 69 of this Decree.
14. Other revenues as prescribed by law, including:
a) Heritages enjoyed by the State;
b) Budget remittance portions of charges and fees as provided for by law;
c) State reserve recovery;
d) Price and/or surcharge differences;
e) Supplements from high-level budgets;
f) Budget sources transferred from the preceeding year;
g) Other revenues.
Article 3.- The State budget expenditure includes:
1. Development investment expenditures on:
a) Investment in the construction of socio-economic infrastructures with capital cannot be retrieved;
b) Investment in and support for enterprises, economic organizations and/or financial organizations of the State; contribution of equity capital or joint-venture capital to enterprises in domains requiring the State’s participation as provided for by law;
c) Supplements to the State reserves;
d) Development investment under national target programs, State projects;
e) Other development investment amounts as provided for by law.
2. Regular expenditures on:
a) Educational, training, medical, social, cultural and information, literary, artistic, physical training and sport, scientific and technological non-business activities, as well as other social non-business activities;
b) Economic non-business activities;
c) National defense, security as well as social order and safety;
d) Activities of State agencies;
e) Activities of the Communist Party of Vietnam;
f) Activities of the Vietnam Fatherland Front Committee, Vietnam Labor Confederation, Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam War Veterans’ Association, Vietnam Women’s Union, Vietnam Peasants’ Association;
g) Price subsidies under the State’s policies;
h) Regular expenditures under national target programs, State projects;
i) Support for the Social Insurance Fund;
j) Support for the social policy beneficiaries;
k) Support for political, socio-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations;
l) Other regular expenditures as provided for by law.
3. Payment of principals and interests of amounts borrowed by the Government.
4. Central budget aid for foreign governments and organizations.
5. Loans provided by the central budget.
6. Payment of principals and interests of amounts mobilized for investment in the construction of infrastructures as provided for in Clause 3, Article 8 of the State Budget Law.
7. Supplements to the Financial Reserve Fund as provided for in Article 58 of this Decree.
8. Supplements from high-level budgets to low-level budgets.
9. Expenditures transferred from the previous year’s budget to the following year’s budget.
1. State budget deficit means the central budget deficit determined as the negative difference between the central budget total expenditures and the central budget total revenues of the budget year. The local budgets shall be balanced with the total expenditures not exceeding the total revenues as provided for in Clause 3, Article 8 of the State Budget Law.
2. Sources making up for State budget deficits shall include:
a) Domestic borrowings from issuance of Government bonds and from other financial sources;
b) Amounts borrowed by the Government from foreign countries to balance the budget.
1. The State budget is composed of the central budget and the local budgets. The local budgets include the budgets of administrative units at all levels including the People’s Councils and the People’s Committees according to the provisions of the Law on Organization of the People’s Councils and the People’s Committees and the current regulations, which are:
a) Budgets of the provinces and centrally-run cities (referred collectively to as the provincial budget), consisting of the provincial-level budget and budgets of rural districts, urban districts, provincial capitals and cities;
b) Budgets of rural districts, urban districts, provincial capitals and cities (referred collectively to as the district budget), consisting of the district-level budget and budgets of communes, wards and district townships;
c) Budgets of communes, wards and district townships (referred collectively to as the commune budget).
2. The relationships between budgets of various levels shall comply with the following principles:
a) To divide in percentage (%) the revenue amounts to be divided between different budget levels and make balance supplements from high-level budgets to low-level budgets in order to ensure fairness and balanced development among regions, localities. The supplementary amounts from high-level budgets are the revenues of low-level budgets;
b) The percentage of divided revenue amounts and the balance supplements from high-level budgets to low-level budgets as prescribed at Point a, Clause 2 of this Article, shall be kept stable for between 3 and 5 years (referred collectively to as the budget stability period). The Government shall submit to the National Assembly for decision the budget stability period between the central budget and the local budget. The provincial-level People’s Committees shall submit to the People’s Councils of the same level for decision the budget stability period between different budget levels in the localities;
c) The spending tasks of any budget level shall be ensured by the budget of such level. In case of necessity to promulgate new policies and regimes, thus increasing the budget expenditures after the estimates have already been decided by competent authorities, solutions must be worked out to ensure the financial sources suitable to the balance capability of each budget level;
d) During the budget stability period, the localities may use the sources of annual budget revenue increases (the portions to be enjoyed by the local budgets) for expenditures on tasks of socio-economic development in the localities; after each budget stability period, they must raise the self-balancing capability, develop the local budgets, gradually reduce the supplementary amounts from high-level budgets (for localities receiving supplements from high-level budgets) or raise the regulating percentages of revenue amounts to be remitted to the high-level budgets (for localities making remittances to high-level budgets);
e) Where the superior State management agencies authorize the subordinate State management agencies to perform their spending tasks, they must transfer fundings from the superior budget level to the subordinate budget level for the performance of such tasks;
f) Besides the revenue supplementation and the authorized performance of spending tasks as prescribed at Points a, b and e, Clause 2 of this Article, the budget of one level must not be used to perform the spending tasks of the budget of another level, except for cases prescribed at Point g, Clause 2 of this Article.
g) The People’s Committees at different levels may use budgets of their levels to support units managed by the superior levels and located in the localities in the following cases:
- When natural disasters and other emergency cases occur, which require the localities to quickly mobilize forces to stabilize the socio-economic situation;
- The units managed by the superiors perform their functions in combination with a number of tasks at the requests of the subordinate levels.
Article 6.- The decentralization of State budget management must ensure the principles:
1. Being in compatible with the State’s decentralization of socio-economic, defense and security management and the managerial capability of each level in the localities;
2. The central budget and local budgets are clearly defined with revenue sources and specific spending tasks:
a) The central budget plays the leading role, ensuring the performance of strategic and important tasks of the country such as investment projects on socio-economic infrastructure development affecting the whole countries or many localities, national programs and projects, important social policies regulating the macro-economic activities of the whole countries, ensuring defense, security, external relations and supporting localities which have not yet balanced their budget revenues and expenditures;
b) The local budgets are decentralized with revenue sources to take initiative in ensuring the performance of tasks of socio-economic development, defense, security as well as social order and safety within their respective management scopes.
3. The decentralization of revenue sources and spending tasks between the budgets of the local administration at different levels shall be decided by the provincial-level People’s Councils; the decentralization duration must conform to the budget stability period in localities; the commune level shall be reinforced with revenue sources, means and financial-monetary management officials in order to better and efficiently manage the decentralized financial resources in the localities.
4. At the end of each budget stability period, basing themselves on the possible revenue sources and spending tasks of each level, and according to the competence prescribed in Articles 15, 16 and 25 of the State Budget Law, the National Assembly and the People’s Councils shall adjust the level of balance supplements from the high-level budgets to the low-level budgets; the National Assembly Standing Committee and the provincial-level People’s Councils shall decide on the adjustment of the percentages (%) of revenues to be divided among different budget levels.
Article 7.- The estimates of the central budget and the budgets of the local administration at different levels shall include a reserve of between 2% and 5% of the total expenditure of each budget level for preventing, fighting, and overcoming the consequences of, natural disasters, fires, for important defense and security tasks as well as other urgent tasks arising beyond the estimates in the budget year.
Competence to decide on the use of budget reserves is prescribed as follows:
1. For the central budget reserve, the Finance Minister may decide the spending level of not more than VND one billion for each arising task, quarterly sum them up for report to the Prime Minister; for expenditures of over VND one billion, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and consult with the Finance Ministry and submit them to the Prime Minister for decision the expenditures on capital construction investment, supplementation of national reserve, State credit support, contribution of equity capital, joint-venture capital; the Finance Ministry shall assume the prime responsibility and consult with the Ministry of Planning and Investment then submit to the Prime Minister for decision the remaining expenditures.
Regarding the use of central budget reserves for the implementation of new policies and regimes already decided by the Government or the Prime Minister, the Finance Minister shall be assigned to organize the implementation and report to the Government or the Prime Minister on the implementation results.
The Government shall quarterly report to the National Assembly Standing Committee on the use of the central budget reserve and report to the National Assembly at its nearest session.
2. The budget reserves of the local administration of all levels shall be submitted by the local finance bodies to the People’s Committees for decision.
The People’s Committees shall quarterly report to the Standing Boards of the People’s Councils on the use of local budget reserves and report to the People’s Councils at their nearest sessions. For the commune level, the People’s Committees shall quarterly report to the chairmen and vice-chairmen of the People’s Councils on the use of commune budget reserves and report to the People’s Councils at their nearest sessions.
1. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, other central agencies and the People’s Committees at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, put forth necessary measures to well fulfill the assigned tasks of budget revenues and expenditures; the heads of the budget-using agencies, organizations and units shall have to organize the implementation of measures to combat corruption and wastefulness, to practice economy within the scope of their management, to organize the finance-budget management apparatuses strictly according to regulation, ensuring the criteria on qualifications, capability and quality of cadres in order to strictly and efficiently manage the budgets.
2. Organizations and individuals have the responsibility to well realize the assigned budget revenue and expenditure estimates, to pay fully and on time all tax, charge, fee and other payable amounts into the budget according to law provisions; to manage and use the capital and funding amounts allocated by the State for the right purposes, according to the right regimes, in a thrifty and efficient manner.
3. Besides the budget estimate-assigning agencies, not any organization and individual is allowed to alter the assigned budget tasks.
4. The finance bodies at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, have to urge and inspect organizations and individuals, that are obliged to make budget remittances, to remit fully and on time all amounts to be remitted into the State budget; and to allocate expenditures within the estimate limits strictly according to regime, criteria and promptly according to the implementation tempo.
5. Organizations and individuals are strictly forbidden to set at their own will regimes and criteria of State budget revenues and expenditures in contravention of law provisions.
6. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, other central agencies, localities and units shall have to organize the implementation of budget expenditure estimates within the assigned limits. The following cases are strictly prohibited:
a) Using budget to directly provide loans, except for cases of sub-lending sources borrowed from the central budget to enterprises according to the Government’s regulations;
b) Borrowing or appropriating capital of organizations and/or individuals in contravention of law provisions;
c) Using budget at variance with the regimes, policies and objectives prescribed by competent authorities.
Article 9.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government or other central agencies, the presidents of the People’s Committees of all levels shall have to perform the right tasks and exercise the right powers assigned to them in the finance-budget domains and be answerable for errors and violations committed by organizations, units and/or individuals under their respective management in performing the tasks of management, use and settlement of the finance, budget and assets of the State.
Article 10.- Competence to decide on allocation norms and regimes, criteria and norms of budget expenditures is prescribed as follows:
1. The Prime Minister shall decide on budget allocation norms for use as basis for estimation and allocation of budgets to the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, other central agencies and localities; before promulgating them, the Prime Minister shall report them to the National Assembly Standing Committee for its written comments.
2. Basing themselves on the budget allocation norms promulgated by the Prime Minister, the financial and budgetary capability as well as the practical situations of the localities, the provincial-level People’s Councils shall decide on the budget allocation norms for use as basis for budget estimation and allocation in the localities.
3. Basing itself on the undertakings and policies of the Party, the State and the National Assembly, the Government shall decide on important budget expenditure regimes with a large sphere of impact and related to the performance of the socio-economic tasks of the whole country such as wage regime, social allowance, regime for people with meritorious services to the revolution, the budget expenditure proportion for the performance of educational, training, scientific and technological tasks in the total State budget expenditure; before promulgating them, the Government shall report them to the National Assembly Standing Committee for its written comments.
4. The Government shall assign the Prime Minister to decide on the expenditure regimes, criteria and norms for uniform application throughout the country. For a number of expenditure regimes, criteria and norms, the Prime Minister shall prescribe the frames thereof and assign them to the provincial-level People’s Councils for specific decisions in order to suit the characteristics of the localities.
5. The Government shall assign the Finance Minister to decide on budget expenditure regimes, criteria and norms for branches and domains after reaching agreement with the ministries managing such branches or domains; in case of disagreement, the Finance Ministry shall submit them to the Prime Minister for consideration and comments before making decisions thereon.
6. In addition to the expenditure regimes, criteria and norms promulgated by the Government, the Prime Minister or the Finance Minister, for a number of spending tasks of particularly local nature for the performance of socio-economic development tasks, the maintenance of social security and order in localities and on the basis of supply from the local budget sources, the provincial-level People’s Councils may decide on the budget expenditure regimes suitable to the practical characteristics of the localities. Particularly for spending regimes of salary, wage or allowance nature, before deciding thereon, they must obtain the opinions of the branch- or domain-managing ministries.
The provincial-level People’s Committees shall report to the Finance Ministry on the promulgation of regimes of local budget expenditures for synthesis and supervision of the implementation thereof.
7. Basing themselves on the work requirements, contents and efficiency, the heads of the non-business units shall, within the limits of financial sources which can be used, may decide on the levels of managerial expenditures and non-business expenditures suitable to the practical requirements and financial capabilities of their units under the Government’s regulations on financial regimes for non-business units with revenues after obtaining the opinions of the superior State management agencies; these regimes must be sent to the finance agencies of the same level and the State treasuries where transactions are carried out for coordination in and supervision of the implementation. Where such spending levels are incompatible with the Government’s regulations, the finance agencies shall give its opinions for proper adjustment.
1. Organizations and individuals, that are tasked to collect, pay and use the State budget, must organize the reporting thereon and the book-keeping accounting and settlement thereof strictly according to the State’s accounting regimes; fully, promptly and honestly settle the arising revenues and expenditures; and use revenue and expenditure invoices and vouchers according to the regulations of the Finance Minister.
2. Administrations at all levels, organizations and individuals are strictly forbidden to retain State budget revenues or use the allocated State budget sources to set up non-budget funds in contravention of law provisions.
1. The administrations at all levels, the administrative agencies, non-business units, socio-political organizations, political, socio-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations, which enjoy the State budget support, must publicize the budget estimates assigned by competent authorities, and the budget settlements approved by competent authorities; the budget auditing results shall be publicized by the audit agencies under the provisions of law.
2. The collecting agencies, the finance agencies and State treasuries must post up the process and procedures for collection, remittance, exemption and reduction of State budget revenues, allocate and settle budget at transaction places.
3. To assign the Prime Minister to specify the regime of publicity in the budget domain.
Article 13.- The Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the other ministries, the ministerial-level agencies, other central agencies, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities as well as other agencies in localities shall have to report on, and supply documents related to, budget revenues and expenditures to the Economic and Budget Committee, the Nationalities Council and other Committees of the National Assembly, the People’s Councils and their Boards strictly according to the Regulation on estimation, verification and submission to the National Assembly for decision of the State budget estimates, the plans on allocation of the central budget, and for approval of the general settlement of the State budget, promulgated by the National Assembly Standing Committee, and the Regulation on consideration and decision on local budget estimation and allocation, verification and settlement, promulgated by the Government.
1. The State budget revenues and expenditures are accounted in Vietnam dong.
2. The State budget revenues collected at foreign-based Vietnamese representations must be remitted into the budget funds according to the regulations of the Finance Ministry.
3. Where the State budget revenues are collected in kind or workdays, they must be converted into money at the local market prices for reflection thereof into the State budget.
4. Where State budget expenditures are required to be made in foreign currency(ies), the estimates and allocation thereof must be made in Vietnam dong for units to buy foreign currency(ies) from banks, except for a number of cases where expenditures can be made in foreign currency(ies) under the regulations of the Prime Minister.
Article 15.- To assign the Finance Minister to specify the management of commune-level budget revenues and expenditures, based on the provisions of the State Budget Law and the provisions of this Decree; to assign the local People’s Committees to arrange enough trained officials to manage the commune budget; and at the same time to regularly organize training and fostering of commune officials so that they are fully capable of managing the budget according to the provisions of the State Budget Law.
1. The State budget shall ensure enough funding for the operations of the Communist Party of Vietnam and the socio-political organizations on the principle that the State budget shall cover the differences between the expenditure estimates approved according to the regimes, criteria and norms set by competent authorities and the revenue sources of the above-mentioned organizations according to the prescribed regimes (Youth Union fee, Trade Union fee, association fee; other revenue sources as provided for by law).
2. Organizations which are provided with enough funding by the State budget for their operations must make and implement the estimates and the settlement according to the prescribed regimes.
Article 17.- The political, socio-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations shall ensure by themselves fundings for their operations. Where the above-mentioned organizations have activities associated with the tasks of the State, they shall be provided with support from the State budget; to assign the Prime Minister to prescribe in detail the State budget support for the above organizations.
1. The funding of operations of the Communist Party of Vietnam and each socio-political organization prescribed in Clause 1, Article 16 of this Decree shall be incorporated into the estimates of various budget levels and submitted to the National Assembly or the People’s Councils for decision.
2. The total support funding for political, socio-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations shall be synthesized in the estimates of various budget levels. After the budget estimates are decided by the National Assembly or the People’s Councils, the Prime Minister and the People’s Committees shall assign specific support level for each organization.
Article 19.- All assets with investment from the budget source, people’s contribution source, land and other assets under the State’s ownership must be strictly managed and used for the right purposes as provided for by law.
BUDGET MANAGEMENT DECENTRALIZATION AND THE RELATIONSHIP BETWEEN DIFFERENT BUDGET LEVELS
Article 20.- The central budget revenues include:
1. Revenues enjoyed 100% by the central budget;
a) Value added tax on import goods;
b) Export tax, import tax;
c) Special consumption tax on import goods;
d) Enterprise income tax of entire branch-accounting units (the Finance Minister shall announce in detail the entire branch-accounting units);
e) Tax amounts and other revenues from oil and gas exploring and exploiting activities, land surface rent, water surface rent;
f) Recovered central budget capital at economic establishments, recovered loans of the central budget (both principal and interest), revenue from the central financial reserve fund, revenues from contributed capital of the central budget;
g) Non-refundable aid provided to the Vietnamese Government by foreign Governments, organizations and/or individuals;
h) Amounts payable to the State budget, as prescribed by law, from charges and fees collected by central agencies and units, excluding petroleum charges and registration fees;
i) Amounts payable to the budget, as prescribed by law, from non-business revenues of units directly managed by central agencies;
j) Positive difference between revenue and expenditure of Vietnam State Bank;
k) Revenue from central budget remainder;
l) Revenue from transfer of central budget sources of the preceding year;
m) Fines, confiscation and other revenues from the central budget as provided for by law.
2. Revenues divided in percentages between the central budget and the local budgets:
a) The value added tax, excluding value added tax on import goods prescribed at Point a, Clause 1 of this Article and value added tax collected from construction lottery activities;
b) The enterprise income tax, excluding enterprise income tax of the entire branch- accounting units prescribed at Point d, Clause 1 of this Article and the enterprise income tax collected from construction lottery activities;
c) Income tax on high-income earners, not to mention taxes prescribed at Point e, Clause 1 of this Article;
d) Special consumption tax collected from domestic goods and services, excluding special consumption tax collected from construction lottery activities;
e) Petrol and oil charges.
Article 21.- The central budget expenditures include:
1. Development investment expenditures on:
a) Investment in the construction of centrally- managed socio-economic infrastructures with capital being unrecoverable;
b) Investment and support for enterprises, economic organizations, contribution of equity capital, joint-venture capital to enterprises in domains necessarily requiring the State’s participation as provided for by law;
c) Expenditures on financial support, capital supplement, export support and reward for enterprises and economic organizations according to law provisions;
d) Development investment portions in national target programs and State projects, which are implemented by central agencies;
e) Expenditures on support for the centrally-managed finance organizations of the State;
f) Expenditures on supplement to the State reserve;
g) Other development investment expenditures as provided for by law.
2. Regular expenditures on:
a) Educational, training, vocational training, medical, social, cultural-information, literary and artistic, physical training and sport, scientific and technological, environmental and other non-business activities managed by central agencies:
- General education boarding schools for ethnic minority pupils;
- Post-graduate, university, collegial, intermediate vocational and vocational training as well as other forms of training and fostering;
- Disease prevention and combat and other medical non-business activities;
- Sanatoriums for war-invalids, people with meritorious services to the revolution, social relief establishments, social-vice prevention and combat as well as other social activities;
- Conservation, museums, libraries, renovation of classified historical relics, literary and artistic creation activities as well as other cultural activities;
- Radio, television and other information activities;
- Fostering and training of coaches and athletes for national teams; national and international tournaments; management of physical training and sport competition facilities as well as other physical training and sport activities;
- Scientific research and technological development;
- Other non-business activities.
b) Economic non-business activities managed by central agencies:
- Communications non-business activities: maintenance and repair of bridges, roads and other traffic works, placing road signs and adopting measures to ensure traffic safety on various routes;
- Agricultural, irrigation, fishery and forestry non-business activities: maintenance and repair of dyke systems, irrigation works, agricultural, fishery or forestry farms and stations; forestry, agricultural and fishery promotion work; zoning off for aquaculture, forest protection, forest fire prevention and fighting, aquatic resource protection;
- Basic surveys;
- Administrative boundary delimitation;
- Map making;
- Border delimitation and border-marker placing;
- Cadastral measurement and mapping, cadastral dossier archival;
- Sedentary farming and settlement, new economic zones;
- Environmental non-business activities;
- Other economic non-business activities.
c) Defense, security, social security and order tasks financed by the central budget under the regulations of the Government;
d) Activities of the National Assembly, the State President, the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies, the systems of People’s Courts and People’s Procuracies;
e) Activities of the central agency of the Communist Party of Vietnam;
f) Activities of the central bodies of Vietnam Fatherland Front, Vietnam Labor Confederation, Vietnam War Veterans’ Association, Vietnam Women’s Union, Vietnam Peasants’ Association, Ho Chi Minh Communist Youth Union;
g) Price subsidies under the State’s policies;
h) Regular expenditure portions in the national programs and State projects, which are implemented by central agencies;
i) Implementation of regimes towards persons who retire or leave their jobs due to poor health conditions as prescribed in the Labor Code for subjects covered by the central budget; support for the Social Insurance Fund according to the Government’s regulations;
j) Realization of policies toward war-invalids, diseased army men, war martyrs and their relatives, families with meritorious services to the revolution and other social policy beneficiaries;
k) Support for centrally-managed political, socio-professional organizations, social organizations as provided for in Article 17 of this Decree;
l) Other regular expenditures as prescribed by law.
3. Payment of principals and interests for amounts borrowed by the Government.
4. Aid provided for foreign governments and/or organizations.
5. Loans provided under the provisions of law.
6. Supplements to the Central Financial Reserve Fund.
7. Supplements to local budgets.
8. Expenditures transferred from the previous year’s central budget source to the following year’s central budget source.
Article 22.- The local budget revenues include:
1. Revenues enjoyed 100% by the local budgets:
a) House and land tax;
b) Natural resource tax, excluding natural resource tax collected from oil and gas activities;
c) License tax;
d) Land use right transfer tax;
e) Agricultural land use tax;
f) Land use levies;
g) Land rent, water surface rent excluding water surface rent collected from oil and gas activities;
h) Land-related damage compensation;
i) Money earned from lease and sale of State-owned houses;
j) Registration fee;
k) Revenue from construction lottery activities;
l) Revenues from contributed capital of local budgets, retrieved money of the local budget capital at economic establishments, revenues from the provincial-level Financial Reserve Fund under the provisions in Article 58 of this Decree;
m) Non-refundable aid provided by foreign organizations or individuals directly for localities under the provisions of law;
n) Amounts payable to the budget, as provided for by law, from charges and fees collected by local agencies or units, excluding petrol and oil charges and registration fees;
o) Revenues from public land funds and yields from other public properties;
p) Amounts payable to the budget under the provisions of law from non-business revenues of units under the local management;
q) Mobilizations from organizations, individuals under the provisions of law;
r) Voluntary contributions of organizations and individuals inside and outside the country;
s) Revenues from mobilization for investment in the construction of infrastructure works as provided for at Clause 3, Article 8 of the State Budget Law;
t) Revenue from local budget remainder;
u) Fines, confiscations and other revenues of the local budgets under the provisions of law;
v) Supplements from high-level budgets;
x) Revenues transferred from the previous year’s local budget source to the following year’s local budget source.
2. Revenues divided in percentages between the central budget and local budgets according to the provisions in Clause 2, Article 20 of this Decree.
Article 23.- The provincial-level People’s Councils shall decide the decentralization of revenue sources for various budget levels of the local administrations according to the principle prescribed in Article 6 of this Decree, and at the same time to ensure the following requirements:
1. Combining the tasks and management capability of each level, restricting the supplements from high-level budgets to low-level budgets; encouraging all levels to enhance the management of revenues, to combat revenue losses; restricting the divisions of small revenue sources to many levels.
2. The commune/district town budgets are entitled to enjoy at least 70% of the following revenues:
a) Land use right transfer tax;
b) House and land tax;
c) License tax collected from business individuals and households;
d) Agricultural land use tax collected from family households;
e) House and land registration fees.
3. The provincial- capital/city budgets are entitled to enjoy at least 50% of the registration fees, excluding house and land registration fees.
Article 24.- The local budgets’ spending tasks include:
1. Development investment expenditures on:
a) Investment in the construction of socio-economic infrastructures with locally-managed capital being unable to be retrieved;
b) Investment in, and support for, enterprises, economic organizations and financial organizations of the State under the provisions of law;
c) Development investment portions in the national programs implemented by local agencies;
d) Other development investment expenditures as prescribed by law.
2. Regular expenditures on:
a) Educational, training, vocational training, medical, social, cultural-information-literary-artistic, physical training and sport, scientific and technological, environmental and other non-business activities managed by localities:
- General education, complementary education, creches, kindergartens, boarding general education schools for ethnic minority pupils and other educational activities;
- University, collegial, intermediate-education, vocational training, short-term training and other forms of training and fostering;
- Disease prevention and treatment and other medical activities;
- Social charity camps, social relief, hunger reduction, social vice prevention and combat and other social activities;
- Conservation, museums, libraries, art performances and other cultural activities;
- Radio, television and other information activities;
- Fostering and training of coaches and athletes for provincial teams; provincial tourneys; managing establishments for physical training and sport competitions as well as other physical training and sport activities;
- Scientific research, technological development;
- Other non-business activities managed by localities.
b) Economic non-business activities managed by localities:
- Non-business communications activities: consolidation, maintenance and repair of bridges, roads and other communications works; placing road signs and applying measures to ensure traffic safety on various routes;
- Agricultural, irrigation, fishery, salt-making and forestry non-business activities: consolidation and maintenance of dyke systems, irrigation works, agricultural, forestry and fishery farms and stations; forestry, agricultural and fishery promotion work; zoning off for aquaculture, forest protection, forest fire prevention and fighting, aquatic resource protection;
- Municipal administration non-business activities: consolidation and maintenance of public-lighting systems, street sidewalks, water supply and drainage systems, intra-municipal traffic, parks and other municipal administration non-business activities;
- Making cadastral measurement and maps and archiving cadastral dossiers, and other cadastral non-business activities;
- Basic surveys;
- Environment-related non-business activities;
- Other economic non-business activities.
c) Defense, security, social order and safety tasks financed by the local budgets under the Government’s regulations;
d) Activities of State bodies, agencies of the Communist Party of Vietnam in localities;
e) Activities of the local bodies of the Vietnam Fatherland Front Committee, Vietnam War Veterans’ Association, Vietnam Women’s Union, Vietnam Peasants’ Association, Ho Chi Minh Communist Youth Union;
f) Support for political, socio- professional organizations, social organizations and/or socio-professional organizations in localities as provided for by law;
g) Implementation of social policies towards subjects under the local management;
h) The regular expenditure portions in the national programs implemented by local agencies;
i) Price subsidies according to the State’s policies;
j) Other regular expenditures as prescribed by law.
3. Expenditures on payment of principals and interests for amounts mobilized for investment as provided for in Clause 3, Article 8 of the State Budget Law.
4. Expenditures on supplements to the provincial-level financial reserve funds.
5. Expenditures on supplements to low-level budgets.
6. Expenditures transferred from the preceding year’s local budget sources to the current year’s local budget sources.
7. Tasks prescribed at Point b of Clause 1, and Clauses 3 and 4 of this Article shall apply only to the provincial-level budget, not to the district-level and commune-level budgets.
Article 25.- The provincial-level People’s Councils shall decide on decentralization of spending tasks to various budget levels of the local administrations according to the principles prescribed in Article 6 of this Decree, and at the same time must ensure the following requirements:
1. Being compatible with the socio-economic, defense and security task decentralization for each domain and with the economic, geographical and population characteristics of each regions as well as the qualifications and capability of the contingent of cadres, ensuring the efficiency;
2. Having to decentralize task of expenditures on investment in construction of public general education schools at all levels, public lighting, water supply and drainage systems, urban traffic, urban sanitation and other public-welfare facilities for provincial capitals and cities;
Article 26.- The mobilization of capital for investment in the construction of infrastructural works covered by the provincial-level budget as prescribed in Clause 3, Article 8 of the State Budget Law is carried out as follows:
1. Upon the appearance of demand for mobilization of investment capital, the provincial-level People’s Committees shall draw up plans to be submitted to the People’s Councils of the same level for decision, with their contents clearly stating:
a) The five-year investment plans under the provincial-level budget, already approved by the provincial-level People’s Councils;
b) The investment projects proposed for capital mobilization, on the list of investment in the five-year investment plans already decided by the People’s Councils;
c) Investment decisions of the competent authorities regarding the investment projects proposed for capital mobilization;
d) Socio-economic efficiency of the projects;
e) The total investment capital to be mobilized and projected debt-repayment sources of the provincial-level budget;
f) Forms of capital mobilization; mobilization amount; mobilization interest rates and plans for debt repayment upon their mature;
g) The mobilized capital debit balance at the time of submitting the plans and the debit balance if the plans are approved must not exceed 30% of the annual domestic capital construction funding of the provincial-level budget, excluding investment capital supplemented according to objectives of non-regular stability nature from the central budget to the provincial-level budget;
h) The provincial-level budget balance in the reporting year and debt repayment capability of the budget in the subsequent years;
i) Other documents clearly explaining the mobilization plans.
2. After the capital mobilization plans are decided by the People’s Councils, the provincial-level People’s Committees shall report thereon to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for monitoring and supervising the implementation and making sum-up report to the Prime Minister.
3. Mobilization of capital of localities shall be carried out in forms of investment bond issuance under the Government’s regulations on issuance of Government bonds and mobilization from other lawful financial sources under the provisions of law.
4. The mobilized capital sources shall be accounted as revenues of the provincial-level budget in order to take initiative in paying up all debts upon their mature.
1. The provincial-level People’s Councils shall decide on a number of regimes on charge collection and people’s contributions according to the provisions of law.
2. The provincial-level People’s Committees shall draw up plans for mobilization and use of revenue sources from people’s contributions according to law provisions, and report them to the People’s Councils for consideration and decision.
3. When there is a demand to mobilize the voluntary contributions of organizations and individuals for investment in the construction of infrastructural works of communes, district towns, provincial capitals and cities, the People’s Committees shall draw up plans and report them to the People’s Councils of the same level for decision.
4. Revenues from mobilized voluntary contributions shall be accounted as local budget revenues, which must be publicly managed, inspected, controlled and used for the right purposes, in accordance with the grassroots democracy Regulation and the guidance of the Finance Ministry.
1. Basing itself on the National Assembly’s resolution on State budget estimates in the first year of the budget stability period and according to its competence prescribed in Article 16 of the State Budget Law, the National Assembly Standing Committee shall decide on specific percentages of revenues to be divided between the central budget and the budget of each province or centrally-run city.
2. Basing themselves on the division percentages of revenues decided by the National Assembly Standing Committee for each province and centrally-run city and the revenue sources divided among various budget levels of the local administrations, the provincial-level People’s Councils shall decide on the percentages of revenues to be divided between the provincial-level budget and the district-level budgets and between the district-level budgets and the commune-level budgets, ensuring the principles:
a) For revenues to be divided between the central budget and the local budgets, when sub-dividing them to the budgets of various local administration levels, the division percentage of revenues must not exceed the percentage decided by the National Assembly Standing Committee for each province or centrally-run city.
b) Ensuring the minimum division percentages for a number of revenues of the budgets of the communes, district towns, provincial capitals and cities according to the provisions in Clauses 2 and 3 of Article 23 of this Decree.
3. The revenue division percentages shall apply to all revenues to be divided between the central budget and the local budgets. The revenues to be divided between budgets of various local administration levels shall be decided in detail by the provincial-level People’s Councils.
4. The division percentages of the to be- divided revenues and the budget balance supplement amounts are determined according to the following principles:
a) The division percentages of the to be- divided revenues and the budget balance supplement amounts are determined on the basis of calculating the revenue sources and spending tasks of each budget level according to the criteria on population, natural conditions and socio-economic conditions of each region, paying attention to the deep-lying, remote areas, revolutionary bases, areas inhabited by ethnic minority people and other difficulty-hit regions;
b) The revenue division percentage between the central budget and the local budgets is determined with a view to ensuring that the local budget revenue sources are proportionate to the expenditure demands according to the assigned tasks. For provinces and centrally-run cities where 100% of the revenues divided between the central budget and the local budgets are left to the localities but their tasked expenditures still remain larger than the budget revenues enjoyed by the localities, the central budget shall provide balance supplements to the local budgets corresponding to the differences between their revenue sources and expenditure tasks.
5. Depending on the practical conditions in localities, the provincial-level People’s Councils may decentralize the regulatory revenue sources while also making balance supplements to rural districts, urban districts, provincial capitals and cities.
1. The Government shall submit to the National Assembly for decision the supplementary levels from the central budget to every provincial and municipal budget. The People’s Committees shall submit to the People’s Councils for decision the supplementary levels from the budget of their level to the budgets of the immediate lower-level.
2. The supplements from high-level budgets to low-level budgets shall include:
a) The budget revenue-expenditure balance supplements aim to ensure that the low-level administrations balance their budget sources for the performance of assigned socio-economic, defense and security tasks;
b) The targeted supplements aims to support the low-level budgets in the performance of the following tasks:
- Support for the implementation of new policies and regimes promulgated by the superiors and not yet arranged in the budget estimates of the first year of the budget stability period, the specific support levels shall be determined on the basis of the balancing capability of the relevant budget levels;
- Support for the implementation of national programs, projects, which are assigned to local agencies for implementation; the specific support levels shall comply with the expenditure estimates assigned by the competent authorities;
- Support for the realization of objectives, works and projects of great significance for the socio-economic development requirements of the localities, which are included in the plannings and already approved by competent authorities strictly according to law provisions on investment and construction management, for which the low-level budgets have already arranged expenditures but the sources therefor are not adequate or the resources are needed to be concentrated for quick implementation thereof within a given period of time; and the support levels under planning approved by the competent authorities;
- Partial support for handling of unexpected difficulties: overcoming natural disasters, fires, accidents on a large scale with serious extent, and the demand cannot be satisfied after the low-level budgets have used the reserves and part of the local financial reserve funds;
- Support for the performance of a number of other necessary and urgent tasks; the supplementary levels shall be decided by competent authorities.
3. The targeted supplementary funding must be used for the prescribed targets.
Article 30.- Bases for estimation of annual State budgets:
1. The socio-economic development as well as defense and security maintenance tasks.
2. The specific tasks of the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other central and local agencies.
3. The decentralization of State budget revenue sources and expenditure tasks (for the estimate of the first year of the budget stability period); the revenue division percentages and the balance supplements from the high-level budgets to the low-level budgets as prescribed (for the estimate of the subsequent year of the budget stability period).
4. The budget revenue policies and regimes; budget allocation norms, regimes and criteria, budget expenditure norms.
5. The Prime Minister’s directives on elaboration of socio-economic development plans and the following year’s budget estimate; the Finance Ministry’s guiding circulars on budget estimation; the Planning and Investment Ministry’s guiding circulars on elaboration of socio-economic development plans, the plans on development investment capital belonging to the State budget and the guiding documents of the provincial-level People’s Committees.
6. The examination figures on State budget revenue and expenditure estimates notified by the Finance Ministry and the examination figures on development investment expenditures notified by the Ministry of Planning and Investment to the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other central agencies and the provincial/municipal People’s Committees, the superior People’s Committees shall notify the examination figures to their attached units and subordinate People’s Committees.
7. The situation of implementation of the previous years’ budgets.
Article 31.- Requirements on estimation of annual budgets:
1. The State budget estimates and the budget estimates of the administrations at all levels must be synthesized according to each revenue and expenditure domain and the structure between regular expenditure, development investment expenditure and debt repayment expenditure; when estimating the State budget, it must be ensured that the total tax, charge and fee collection must be larger than the regular expenditure.
2. The budget estimates of the estimating units at all levels must be elaborated strictly according to the contents, forms, time limits and must fully reflect all revenue and expenditure items according to the State Budget Index and the Finance Ministry’s guidance, in which:
a) The budget estimates of estimating units must be based on the economic growth rates, relevant indexes and law provisions on budget revenues;
b) The estimation of development investment expenditures must be based on the investment projects eligible to be provided with capital according to the provisions of the Regulation on management of construction investment capital and compatible with the five-year fiscal plan, the annual budget capability; at the same time priority must be given to adequate capital allocation according to implementation tempo of programs and projects already decided by competent authorities and left unfinished;
c) The regular expenditure estimation must comply with the policies, regimes, criteria and norms prescribed by competent State bodies.
The estimation of budgets of administrative agencies which follow the regime of package payrolls and administrative management funding and non-business units with revenues shall comply with separate regulations of the Government;
d) The estimates of budgets of all levels must include amounts for payment of due debts (including both principals and interests) strictly under the debt repayment obligations;
e) The estimation of borrowings to make up for central budget deficits must be based on the budget balance, capability of each borrowing source, debt repayment capability and the controlled budget deficit rates under the National Assembly’s resolutions.
3. Budget estimates must be enclosed with reports explaining clearly the calculation bases and grounds.
Article 32.- Guiding the budget estimation and notifying the annual examination figures:
1. Before May 31 every year, the Prime Minister shall issue a directive on elaboration of socio-economic development plan and budget estimates of the following year.
2. Basing itself on the Prime Minister’s directive, the Finance Ministry shall issue before June 10 a circular guiding the requirements, contents and time limits of State budget estimation and notifying the examination figures on budget estimates with the total amounts and each domain of budget revenues and expenditures for the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and other central agencies, the total revenue and expenditure amounts and a number of important expenditure domains for the provinces and centrally-run cities; the Ministry of Planning and Investment shall issue a circular guiding the requirements, contents and time limits for elaboration of socio-economic development plans and development investment plans and coordinate with the Finance Ministry in notifying the examination figures on development investment capital belonging to the State budget and the investment credit capital.
3. Basing themselves on the Prime Minister’s directive, the guiding circulars and examination figures on budget estimates of the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment as well as on the specific requirements and tasks of agencies and localities, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and other central agencies shall notify the examination figures on State budget estimates to their attached units; the provincial-level People’s Committees shall guide and notify the examination figures on State budget estimates to their attached units and the district-level People’s Committees; the district-level People’s Committees shall notify the examination figures on budget estimates to their attached units and the commune-level People’s Committees.
Article 33.- Enterprises shall base themselves on their production and business plans, tax laws and ordinances as well as State budget collection regimes to estimate and register the following year’s tax amounts and budget-payable amounts with the tax offices and the agencies assigned by the State to collect budget revenues.
Article 34.- Elaborating estimates of the estimating units and organizations enjoying budget support
1. Budget-using units shall estimate budget revenues and expenditures within the scope of their assigned tasks and send them to their immediate superior managing agencies. The immediate superior managing agencies (other than the level-I stimating units) shall consider and sum up the estimates of their subordinate units and send them to level-I estimating units.
2. Organizations enjoying State budget supports shall estimate budget revenues and expenditures within the scope of their assigned tasks and send them to the finance bodies and the planning and investment agencies of the same level.
3. The central and local State agencies (level I- estimating units) shall estimate budget revenues and expenditures within the scope of their direct management, consider the estimates made by their attached units; synthesize and estimate budget revenues and expenditures within the scope of their management and send them to the finance bodies and the planning and investment agencies of the same level. The central State agencies shall send their reports before July 20 of the preceding year. The time of sending reports of local State agencies shall be prescribed by the provincial-level People’s Committees.
The budget revenue and expenditure estimates must be enclosed with the detailed explanation of the bases for calculating each revenue or expenditure item.
Article 35.- Central and local branch- or domain-managing agencies shall coordinate with the finance bodies and the planning and investment agencies of the same levels in estimating budget revenues and expenditures according to branches or domains under the charge of their budget levels. Central or local agencies performing the State management over education and training or science and technology shall coordinate with the finance bodies and the planning and investment agencies of the same level in estimating budget revenues and expenditures according to the domains under their management nationwide or in each locality. The central State agencies shall send reports to the Finance Ministry and the Ministry of Planning and Investment before July 20 of the preceding year.
1. The provincial/municipal Customs Departments shall estimate revenues from export tax, import tax, special consumption tax on import goods, value added tax on import goods and other receipts related to export and/or import activities within the scope of their management and according to provincial territory and send them to the General Department of Customs and the provincial-level People’s Committees, concurrently to the provincial/municipal Finance-Pricing Services, Planning and Investment Services.
2. The provincial/municipal Tax Departments shall estimate the State budget revenues in the localities under their respective management, the value added tax amounts to be reimbursed according to regime in the localities under their management and send them to the General Department of Tax, the provincial-level People’s Committees, the provincial/municipal Finance-Pricing Services and Planning and Investment Services.
The provincial/municipal Tax Departments shall guide their attached tax units to estimate State budget revenues in the localities and send them to the People’s Committees, the finance offices and the planning and investment agencies, ensuring the requirements, contents and time of local budget estimation.
Article 37.- Local budget estimation:
1. The provincial/municipal Finance-Pricing Services shall assume the prime responsibility and coordinate with the Planning and Investment Services in considering the budget estimates of the units under the provinces, the revenue estimates drawn up by tax and customs offices (if any), the budget revenue and expenditure estimates of districts; estimate the State budget revenues in the localities, the provincial budget revenue and expenditure estimates (including the budget estimates of the districts and the provincial budget estimates), the expenditure estimates for national target programs and estimate the authorized funding amounts and report them to the provincial-level People’s Committees for submission to the Standing Boards of the People’s Councils for consideration before July 20 of the preceding year.
2. After obtaining the opinions of the Standing Boards of the provincial-level People’s Councils, the provincial-level People’s Committees shall send reports on their local budget estimates to the Finance Ministry, the Planning and Investment Ministry and the national target program- managing agencies (the expenditure estimates for national target programs) on July 25 of the preceding year at the latest.
The provincial-level People’s Committees shall guide in detail the budget estimation in localities in conformity with the requirements, contents and time of estimating the provincial/municipal budgets.
Article 38.- Estimation of the State budget and the central budget:
The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Planning and Investment Ministry as well as the concerned ministries and agencies in synthesizing and estimating the State budget revenues and expenditures, drawing up central budget allocation plans for submission to the Government on the basis of the budget revenue and expenditure estimates reported by the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and other central as well as provincial or municipal agencies; estimate the State budget expenditure estimates for various domains (for the education- training and science and technology domains), national target program expenditures reported by the national target program- managing agencies; the debt repayment demands and borrowing capability. Under the Government’s assignment, the Finance Ministry, authorized by the Prime Minister, shall report and explain to the National Assembly and the National Assembly’s agencies as provided for in the Regulation on elaboration, verification and submission to the National Assembly for decision of the State budget estimates, the central budget allocation plans, and for approval of the State budget settlement, which was promulgated by the National Assembly Standing Committee.
Article 39.- Tasks and powers of the People’s Committees of all levels and the State agencies in the process of elaborating, synthesizing and allocating budget estimates:
1. The People’s Committees:
a) To guide, organize and direct their attached units, subordinate administration to estimate budget revenues and expenditures within the scope of their management; coordinate with and direct the tax and customs (if any) offices in the localities in estimating the State budget revenues, estimating the value added tax amounts to be reimbursed according to regime;
b) To estimate the State budget revenues in the localities, the local budget revenue and expenditure estimates; report them to the Standing Boards of the People’s Councils or the chairmen, vice-chairmen of the People’s Councils (for the commune level) for consideration before reporting thereon to the superior State administrative bodies;
c) To base themselves on budget revenue and expenditure tasks assigned by the superiors to submit to the People’s Councils of the same level for decision the local budget estimates and plans on allocation of the budgets of their levels, report to the immediate superior State administrative agencies, finance bodies and planning and investment agencies on the local budget estimates and the results of allocation of the budgets of their levels, already decided by the People’s Councils of the same level;
d) To base themselves on the resolutions of the People’s Councils of the same level to assign budget revenue and expenditure tasks to each attached agency and unit, the revenue and expenditure tasks as well as the budget supplement levels to the subordinate levels;
e) To draw up plans on adjustment of local budget estimates and plans on allocation of budget revenues and expenditures at their respective levels and submit them to the People’s Councils of the same level for decision at the requests of the superior State administrative agencies in cases where the resolutions of the People’s Councils of the same level are not compatible with the budget revenue and expenditure tasks assigned by the superiors;
f) To examine the subordinate People’s Councils’ resolutions on budget estimates and request them to adjust the budget estimates in case of necessity;
2. The finance bodies of all levels:
a) For the first year of the budget stability period, to assume the prime responsibility and coordinate with the planning and investment agencies in organizing working sessions with the immediate low-level People’s Committee, agencies and units of the same level on budget estimates; to request rearrangement of revenue and/or expenditure items which fail to comply with the regime, criteria, and are irrational, non-economical and incompatible with the budget capability and the socio-economic development orientations. For the subsequent years of the budget stability period, to work with the low-level People’s Committees only when so requested by the latter.
In the course of working, making budget estimates and drawing up budget allocation plans, if there remain divergent opinions between the finance bodies and the agencies of the same level as well as the low-level administration, the finance agencies of all levels in the localities must report thereon to the People’s Committees of the same level for decision; the Finance Ministry must report thereon to the Prime Minister for decision;
b) To assume the prime responsibility and coordinate with the Planning and Investment agencies and the concerned agencies of the same level in synthesizing and making budget estimates according to domains at their level. For the education-training and science-technology domains, to synthesize and make estimates for various domains in the localities and throughout the country;
c) To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies and units in synthesizing and making budget estimates and plans on allocation of the budgets of their levels;
d) To coordinate with the planning and investment agencies of the same level in making development investment expenditure estimates of their budget level;
e) The Finance Ministry shall base itself on the total expenditure estimates for tasks prescribed at Point c, Clause 1, Article 21 of this Decree, assigned by the competent authorities, to organize the implementation according to the prescribed regimes;
f) The Finance Ministry shall synthesize the estimates and plans on allocation of national target program expenditure estimates (the regular expenditure estimates) elaborated by the national target program-managing agencies;
g) To propose plans for budget balance and measures to realize the policy of increasing budget revenues while economizing budget expenditures;
h) The Finance Ministry shall examine the provincial-level People’s Councils’ resolutions on budget estimates and propose the readjustment of the provincial-level budget estimates in case of necessity. The finance bodies of all levels in the localities shall examine the low-level People’s Councils’ resolutions on budget estimates and propose opinions to the People’s Committees of the same level, request the low-level People’s Councils to readjust the budget estimates in case of necessity.
3. The planning and investment agencies of all levels:
a) The Planning and Investment Ministry shall submit to the Government the national plans on socio-economic development and the major balances of the national economy, including the financial, monetary and capital construction funding balances, for use as basis for drawing up the financial and budgetary plans;
b) The planning and investment agencies shall coordinate with the finance bodies of the same level in synthesizing and making estimates of the budgets of their levels; assume the prime responsibility and coordinate with the finance bodies of the same level in estimating the development investment expenditures, making plans on allocation of capital construction investment expenditures, State reserve supplementary expenditures, State budget credit support expenditure and expenditures on contribution of equity or joint-venture capital according the current law provisions; at the central level, send them to the Finance Ministry before September 10 of the preceding year for it to synthesize and make the State budget estimates and plans on central budget allocation for submission to the Government according to provisions in Clause 3, Article 21 of the State Budget Law.
c) The Planning and Investment Ministry shall synthesize the estimates and plans on allocation of the national target program expenditures (the capital construction investment expenditures) made by the national target program-managing agencies and synthesize the general estimate and plans on allocation of the national target program expenditures and send them to the Finance Ministry before September 10 of the preceding year.
4. The central and local State agencies:
a) The ministries and branches shall coordinate with the Finance Ministry in working out State budget expenditure regimes, criteria and norms within the branches or domains under their management as provided for in Clause 5, Article 10 of this Decree;
b) The central and local State agencies shall organize the elaboration of budget revenue and expenditure estimates within the scope of their management and send them to the finance bodies and the planning and investment agencies of the same level; estimate the national target program expenditures and send them to the finance bodies, the planning and investment agencies and the national target program- managing agencies before July 20 of the preceding year; coordinate with the finance bodies of the same level in elaborating and allocating budget estimates according to the domains of their budget levels.
c) The national target program- managing agencies shall assume the prime responsibility and coordinate with the finance bodies, the planning and investment agencies in elaborating the national target program expenditure estimates and plans on the allocation thereof to their units and localities, and send them to the finance bodies and the planning and investment agencies of the same level before July 30 of the preceding year for synthesis into the budget estimates and the plans on the allocation thereof and submit them to the competent authorities for decision. Where the national target program-managing agencies disagree with the opinions of the Finance Ministry and the Planning and Investment Ministry, they shall report such to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 40.- State budget estimate decision, distribution and assignment:
1. Basing itself on the National Assembly’s resolutions on State budget estimates and central budget distribution as well as the National Assembly Standing Committee’s resolutions on the percentages of revenues to be divided between the central budget and the local budgets, the Finance Ministry shall submit to the Prime Minister the assignment of budget revenue and expenditure tasks to the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and other central agencies according to their respective domains; the revenue and expenditure tasks as well as the percentages of revenues to be divided between the central budget and the local budgets as well as the balance supplement levels and the targeted supplements from the central budget to provinces and centrally-run cities before November 20 of the preceding year.
2. On the basis of the Prime Minister’s decisions on assignment of budget revenue and expenditure tasks, the provincial-level People’s Committees shall submit to the People’s Councils of the same level for decision the local budget estimates, the plans on allocation of the provincial-level budget estimates and the supplement levels from the provincial-level budgets to the lower-level budgets before December 10 of the preceding year; and report to the Finance Ministry and the Planning and Investment Ministry the provincial-level budget estimates and results of provincial-level budget estimate allocation already decided by the provincial-level People’s Councils.
Basing themselves on the provincial-level People’s Councils’ resolutions, the provincial/municipal Finance-Pricing Services shall submit to the provincial-level People’s Committees for decision the assignment of budget revenue and expenditure tasks to agencies and units under the provinces; the revenue and expenditure tasks as well as the percentages of revenues to be divided between the central budget and the local budgets as well as among the budgets of various administration levels; the supplement levels from the provincial budgets to the rural districts, urban districts, provincial capitals and cities.
3. Upon the receipt of the superior People’s Committees’ decisions on assignment of budget revenue and expenditure tasks, the People’s Committees shall submit to the People’s Councils of the same level for decision the local budget estimates and the plans on allocation of the budgets of their respective level, ensuring that the commune-level budget estimates are decided before December 31 of the previous year. After the budget estimates are decided by the People’s Councils, the People’s Committees of the same level shall report to the immediate superior People’s Committees and finance bodies on the budget estimates already decided by the People’s Councils.
1. The State budget estimates, the estimated allocation of the central budget, the percentages of revenues to be divided between the central budget and the local budget and the levels of supplement from the central budget to the provincial and municipal budgets, when submitted to the National Assembly, must be enclosed with necessary documents as provided for in Article 42 of the State Budget Law and the Regulation on estimation, verification and submission to the National Assembly for decision of the State budget estimates and the central budget allocation plans, and for approval of the State budget settlement, which was promulgated by the National Assembly Standing Committee.
2. The budget estimates and plans on allocation of budgets of various local administration levels, when submitted to the People’s Councils, must be enclosed with necessary documents as provided for in the Regulation on consideration of and decision on local budget estimates and allocation and approval of the local budget settlement, which was promulgated by the Government.
1. Where the State budget estimates and the central budget allocation plans are yet decided by the National Assembly, the Government shall re-elaborate the State budget estimates and the central budget allocation plans and submit them to the National Assembly at the time decided by the National Assembly.
2. Where the local budget estimates are yet decided by the People’s Councils, the People’s Committees of the same level shall re-elaborate the budget estimates for submission to the People’s Councils of the same level at the time decided by the latter, which, however, must not be later than January 10 of the following year, for the provincial budget, January 20 of the following year, for the district budget, or January 30 of the following year, for the commune budget.
Article 43.- Adjustment of budget estimates
1. In case of big changes in the State budget as compared to the allocated estimates, requiring the overall adjustment, the Government shall make the estimated State budget adjustment and the central budget allocation plans and submit them to the National Assembly for decision at its nearest session.
2. In case of urgent defense and/or security needs or for objective reasons where the revenue and expenditure tasks of a number of agencies, units and/or localities should be adjusted but without causing big changes in the budget overall and structure, the Government shall report thereon to the National Assembly Standing Committee for decision and report to the National Assembly at its nearest session.
3. In case of big changes in the local budgets as compared with the allocated estimates, thus requiring the overall adjustment, the People’s Committees shall report thereon to the People’s Councils of the same level which shall decide on the adjustment of the local budget estimates.
4. In case of urgent defense and/or security needs or for objective reasons, where the revenue and expenditure tasks of a number of attached agencies or of lower-level budgets, but without causing big changes in the local budget overall, the People’s Committees shall submit to the People’s Councils of the same level for decision the adjustment of the local budget estimates.
The overall adjustment of the State budget and the local budget estimates under Clauses 1 and 3 of this Article shall comply with the process of elaborating, deciding on and allocating annual budget estimates.
5. The State agencies shall adjust the budget estimates of their attached units in the following cases:
a) When the Prime Minister or the People’s Committees decide to adjust the budget estimates of such agencies;
b) Budget should be reallocated to the attached units.
c) Points a and b, Clause 5 of this Article shall be implemented in accordance with the provisions on estimate assignment and adjustment prescribed in Article 44 of this Decree.
1. After being assigned budget estimates by the Prime Minister or the People’s Committees, the central and local State agencies as well as level-I estimating units shall allocate and assign budget expenditure estimates to their attached budget-using units according to the following principles:
a) The total estimates assigned to the attached units must not exceed the estimates assigned by the competent authorities in both the total level and the details for various domains. For capital construction investment expenditure tasks, priority must be given to transitional important projects; for new projects, estimates shall be allocated or assigned only when they satisfy all conditions prescribed by the legislation on investment and construction management;
b) The estimates assigned to the budget-using units shall be detailed according to groups of major expenditure items of the State Budget Index. For expenditure items being of seasonal nature or arising only now and then such as capital construction investment, procurement, overhaul and other irregular expenditures, they must be phased according to quarterly implementation tempo.
2. The plans on allocation of budget estimates to budget-using units must be addressed to the finance bodies of the same level for verification. Where the allocation is incompatible with contents of the estimates assigned by competent agencies, incompliant with the policies, regimes, criteria and norms, the finance bodies shall request the budget-allocating agencies to make re-adjustment.
3. The budget estimate allocation and assignment to budget- using units must be completed before December 31 of the previous year, except where the State budget estimates are not yet decided by the National Assembly or the local budget estimates are not yet decided by the People’s Councils.
4. In the course of implementation of budget estimates, when necessary, the level-I estimating units may adjust budget estimates among their attached units, after reaching agreements with the finance bodies of the same level, which, however, must not change the total and detailed estimates already assigned to the level-I estimating units.
1. In cases where at the beginning of the budget year, the budget estimates and budget allocation plans are yet decided by competent State bodies, the finance bodies and the State Treasuries shall temporarily allocate funding for the following spending tasks:
a) Expenditure on salaries and amounts of salary nature;
b) Expenditures on professional operations and public duties;
c) A number of other necessary expenditures to ensure the operation of the apparatus, excluding amounts for procurement and repair of equipment and facilities;
d) Expenses for transitional projects under national programs;
e) Expenses for balance supplements to lower-level budgets.
2. The maximum monthly temporary allocation level shall not exceed one month’s average expenditure of the preceding year.
1. Organizations and individuals, including foreign organizations and individuals operating on the territory of the Socialist Republic of Vietnam, are obliged to pay taxes, charges, fees and other remittables into the State budget fully and on time according to the provisions of law.
2. Organizations and individuals may request the competent agencies prescribed in Clause 4 of this Article to permit the delayed payment thereof into the budget in the following cases:
a) Organizations and/or individuals meet with objective difficulties caused by natural calamities or fires;
b) Other cases of delayed payment shall comply with the provisions of law.
3. Where organizations and/or individuals delay their payment without permission, basing themselves on the proposals of the competent agencies prescribed in Clause 4 of this Article, the banks and State Treasuries where such organizations and/or individuals open their accounts must subtract money from their deposit accounts for payment into the State budget or apply other measures to collect money for the budget. At the same time, such organizations and/or individuals shall also be fined, disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability according to law provisions.
4. The following agencies are competent to request banks and State Treasuries to subtract money from the accounts of violating organizations and individuals prescribed in Clause 3 of this Article for remittance into the State budget:
a) Tax agencies, customs agencies for the delayed payment of taxes and other revenues assigned to them for management;
b) Finance bodies for the delayed payment of other amounts.
5. Where organizations and/or individuals deliberately refuse to make the payment, apart from having their accounts subtracted for payment into the budget, they shall also be handled according to law provisions.
Article 47.- The State budget revenues must be remitted directly into the State Treasuries. For a number of unfixed charge, fee and tax amounts collected from business households and budget revenues in communes, which are difficult to be remitted directly into State Treasuries, the collecting agencies may directly collect them but must remit them into the State Treasuries according to the regulations of the Finance Minister.
1. Only the following agencies are entitled to organize the State budget collection:
a) The State tax agencies;
b) The customs agencies;
c) The finance bodies and other agencies permitted by the Government or authorized by the Finance Ministry.
2. The collecting agencies shall have the tasks and powers prescribed in Article 54 of the State Budget Law.
3. The collecting agencies must use vouchers prescribed by the Finance Ministry to effect the budget collection and remittance.
1. Based on the borrowing purposes, the use of foreign loan capital shall comply with the principles:
a) For amounts borrowed for investment projects on construction of infrastructural works and socio-economic development projects to be financed by the State budget and arranged in the budget estimates decided by competent authorities, the Finance Ministry shall allocate capital according to the prescribed regimes;
b) For amounts borrowed for projects entitled to the State credit, the Finance Ministry shall make the sub-lending according to the Government’s regulations.
2. The Finance Minister shall specify the management of foreign loan receipt and allocation according to the above principles and in accordance with each agreement signed with a foreign country.
Article 50.- Non-refundable aid in cash or in kind provided by foreign governments, organizations and/or individuals for the Government, administration at different levels and/or State agencies and units must be fully accounted into the State budget according to the following regulations:
1. For aid volumes with using units having been already identified, the finance bodies shall carry out procedures for mutual ceasing of budgetary resources;
2. For aid volumes with using units having not yet been identified, the finance bodies shall have to manage them and effect the mutual ceasing of budgetary resources, and at the same time determine the plans on the use thereof strictly according to the commitments and objectives already agreed upon with the aid providers, submit them to the competent authorities for decision and distribute them to units for use and carry out the procedures for mutual ceasing of State budgetary resources.
Article 51.- State budget expenditures shall be effected only when the following conditions are fully met:
1. They have been included in the assigned State budget estimates, except for the following cases:
a) The budget estimates and budget estimate allocation are yet decided by competent agencies as provided for in Article 45 of this Decree;
b) Expenditures are from the increased revenue sources over the assigned estimates and from the budget reserve sources under the decisions of the competent authorities.
2. They are effected strictly according to the regimes, criteria and norms prescribed by competent authorities;
3. They have been decided by the heads of the budget-using units or the authorized persons;
4. Apart from the conditions prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the cases of using State budget capital and funding for capital construction investment, procurement of equipment and working facilities and other tasks, which are subject to bidding or price evaluation, must also be subject to the organization of bidding or price evaluation according to law provisions;
5. Expenditures of regular nature shall be distributed equally throughout the year for implementation; expenditures being of seasonable nature or only arising now and then such as capital construction investment, procurement, overhaul and other irregular expenditures must comply with the quarterly estimates assigned together with the annual estimates by level-I estimating units.
Article 52.- Responsibilities of agencies and individuals in the management of State budget expenditures are specified as follows:
1. The finance bodies:
a) To verify the budget estimate allocation to using units as provided for in Article 44 of this Decree;
b) To arrange sources to meet expenditure demands; where budget-using units spend beyond their capabilities of revenue and budget fund mobilization, the finance bodies shall have to take initiative in applying the provisional borrowing measures to ensure sources;
c) To inspect and supervise the expenditures and budget use in the budget-using agencies and units. In case of detecting expenditures in excess of the permitted sources or in contravention of policies and/or regimes, or non-compliance with the reporting regimes by units, to be entitled to request the State Treasuries to temporarily stop the payment. In case of detecting delayed or improper implementation of the estimates by budget-using units, thus affecting the task performance, to be entitled to request the State agencies and superior estimating units to find out timely solutions or to adjust the expenditure tasks and estimates of the attached agencies and units in order to ensure the budget implementation according to prescribed objectives and schedules.
2. The State Treasuries:
a) To effect the settlement, payment of State budget expenditures, based on the assigned estimates, the expenditure decisions of the heads of the budget-using units and the legality of other necessary documents prescribed in Article 51 of this Decree;
b) To be entitled to refuse the budget expenditures which fail to fully meet the conditions prescribed in Article 51 of this Decree or to temporarily stop the payment at the request of the finance bodies for cases prescribed at Point c, Clause 1 of this Article;
c) The heads of the State Treasuries take responsibility for the decisions to settle and pay budget expenditures or to refuse to settle and pay budget expenditures under the provisions at Points a and b, Clause 2 of this Article.
3. The central and local State agencies shall guide, monitor and inspect the use of budget in branches or domains under their respective management and their attached units; make periodical reports on the situation of budget revenue and expenditure implementation as well as other financial reports as provided for by law; take responsibility for errors committed by their attached units, organizations.
4. The heads of the budget-using units:
a) To decide on expenditures strictly according to regimes, criteria and norms and within the estimate limits assigned by competent authorities;
b) To manage, use State budget and assets strictly according to regimes, criteria and norms, for the right purposes and in a thrifty and efficient manner. In case of violation, depending on the nature and seriousness thereof, to be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability according to law provisions.
5. Persons in charge of financial and accountancy work at the budget-using units have the tasks to strictly comply with the finance-budget management regimes, the State accounting regimes, the internal inspection regimes and have the responsibility to prevent, detect and the heads of finance units or agencies of the same level to handle cases of violation.
1. The allocation of regular expenditures of administrative agencies and non-business units shall be effected as follows:
a) Basing themselves on the assigned State budget estimates, the tempo or work performance and the budget expenditure conditions, the heads of the budget-using units shall issue and send expenditure decisions to the State Treasuries where transactions are carried out, together with necessary documents according to the prescribed regimes;
b) The State Treasuries shall examine the legality of the documents sent by the budget-using units, make the payment when all the conditions prescribed in Article 51 of this Decree are met;
c) The payment of budget capital and funding shall be effected on the principle that it is made directly from the State Treasuries to wage earners, persons enjoying social allowances and goods or service providers;
d) For expenditure items which fail to satisfy the conditions for direct payment, the State Treasuries shall make advances to budget-using units so that the latter can take initiative in making expenditures according to assigned estimates, then make settlement with the State Treasuries strictly according to the contents and time limits prescribed by the Finance Minister;
e) The Finance Minister shall specify the above process to suit the practical situation in each period.
2. The allocation of capital construction funding shall be effected as follows:
a) Basing themselves on the assigned annual budget estimates, the value of completed work volume and the budget expenditure conditions, the investors shall compile and send the payment-requesting dossiers enclosed with necessary documents prescribed by law to capital-allocating agencies;
b) The agencies tasked to allocate capital shall examine the payment-requesting dossiers of the investors and make payments when the prescribed conditions are fully met;
c) The Finance Minister shall specify the methods and process of allocating and settling capital construction funding of the State budget sources strictly according to the Regulation on construction and investment management and the provisions in this Decree.
3. Allocating expenditures of foreign-based Vietnamese representations:
Basing themselves on quarterly expenditure estimates notified by the finance bodies, the units are entitled to withdraw money from the budget funds managed by the units under the Finance Ministry’s authorization to cover expenditures according to the assigned estimates under the prescribed regimes.
4. Allocating authorized funding:
In cases where the superior State management agencies authorize the subordinate State management agencies to perform their spending tasks, the authorizing finance bodies shall have to transfer funding to the authorized finance bodies for the performance of such tasks. The agencies receiving the authorized funding shall have to manage and use such funding strictly according to the State budget capital- allocating regimes, but have to account them separately and report thereon to the authorizing State agencies. The authorized funding which have not yet been used up by December 31 must be returned to the budget of the authorizing levels.
5. The Government shall work out separate regulations on budget expenditures in the fields of national defense and security.
6. The Finance Minister shall guide in detail the process of making budget expenditures for the following tasks: debt repayment, investment in and support for enterprises, supplementation from budget of higher levels to budget of lower levels, expenditures for agencies of the Communist Party of Vietnam and other State budget expenditures.
Article 54.- In the course of State budget implementation, if there appear any changes in revenues and/or expenditures, the Government and the People’s Committees at all levels shall effect them as follows:
1. If revenues increase over the assigned estimates, the increased revenue amounts, after being deducted for rewards to localities under the provisions in Clauses 1 and 5, Article 59 of the State Budget Law, and the saved expenditure amounts shall be used to reduce the overspending, increase the debt repayment, increase development investment expenditures, supplement financial reserve funds and increase the budget reserves. The Government shall work out plans on the use thereof for each spending task, and report them to the National Assembly Standing Committee for comments before the implementation thereof; the local People’s Committees shall draw up plans on the use thereof for each spending task and reach agreement with the Standing Boards of the People’s Councils before the implementation thereof; for the commune level, the People’s Committees shall consult with the chairmen and vice-chairmen of the People’s Councils before the implementation thereof. Periodically, the Government and the provincial-level People’s Committees shall report on the situation of implementing the provisions in Clauses 1,2 and 3 of Article 54 and Clause 5 of Article 56 of this Decree as provided for in Clause 6, Article 59 of the State Budget Law.
2. Where revenue amounts are below the estimates decided by the National Assembly or the People’s Councils, the Government shall report such to the National Assembly Standing Committee and the People’s Committees shall report such to the People’s Councils for adjustment by reducing a number of corresponding expenditures.
3. In case of unexpected expenditures beyond the estimates, which can not be delayed and cannot be fully covered by the budget reserves, the expenditures in the assigned estimates must be rearranged or the financial reserve funds must be used to have sources for meeting such unexpected expenditure demands.
The Prime Minister shall decide on the use of the central financial reserve fund and the People’s Committees shall decide on the use of their provincial financial reserve funds to satisfy the above-said expenditure demand under the provisions at Point f, Clause 2, Article 58 of this Decree.
1. The budget-using units and organizations constantly supported by the State budget must open accounts at the State Treasuries and be subject to the inspection by finance bodies and State Treasuries in the course of settling and using fundings. Where they are allowed to open accounts at State-run commercial banks to gather a number of revenue items, they must manage and use them strictly according to law provisions.
2. The State Treasuries shall have to manage the State budget funds (the central budget fund and the local budget funds), uniformly manage, organize payment, regulate capital and cash belonging to the State budget in order to quickly and fully gather revenues; timely meet the State budget settlement and payment demands.
3. The State Treasuries shall open accounts at the State Bank and State-run commercial banks in order to concentrate revenues, allocate and pay State budget expenditures. The banks where State Treasuries open accounts shall have to ensure the full and timely payment, regulation of cash and foreign currency(ies) for the State Treasuries according to State budget revenue and expenditure tasks. The State Treasuries’ money deposited at banks shall be paid with interests like economic units and organizations; payments made by State Treasuries through banks must be subject to the payment charge.
Article 56.- The rewards for local budgets from central budget revenue increase over the estimates assigned by the Prime Minister, which are taken from the revenues to be divided between the central budget and the local budgets, shall be effected according to the following principles:
1. The rewarding percentages shall be determined annually for provinces and announced by the Prime Minister right at the beginning of the year, which must not exceed 30% of the revenue increase over the estimates enjoyed by the central budget from the revenues to be divided between the central budget and the local budgets.
2. The maximum rewarding amount must not exceed the revenue increase enjoyed by the central budget as compared with the previous year’s implemented level from the revenues to be divided between the central budget and the local budgets.
3. Rewards shall be considered and calculated on the total divided revenue amounts, not on separate items.
4. Basing itself on the rewarding percentages set by the Prime Minister and the revenue increase amounts, the Finance Ministry shall make reward to each province or centrally-run city.
5. Basing themselves on the rewarding levels, the provincial-level People’s Committees shall submit to the People’s Councils for decision the use thereof for each investment project on infrastructural construction, important tasks in the provincial budget tasks and make rewards to the lower-level budgets according to the principle of associating rewards with the achievements in revenue management in localities. The use of rewarding money at lower-level budgets shall be submitted by the People’s Committees to the People’s Councils of the same level for decision in order to supplement capital construction fundings and perform other important tasks.
6. The central budget shall account the expenditures on rewards for revenue increase to local budgets into the budget of the year when arise the revenue increases over the estimates, the local budgets shall account the revenue and expenditure of the rewards for revenue increase in the budget year when those rewards for revenue increase are used.
The Finance Minister shall guide in detail the accounting and settlement of the reward revenues and expenditures.
Article 57.- The use of budget reserves must comply with the conditions on budget expenditures prescribed in Article 51 and the budget expenditure process prescribed in Article 53 of this Decree.
Article 58.- The financial reserve funds:
1. Sources forming the central financial reserve fund include:
a) A part of the central budget revenue increase over the estimate; the specific level shall be decided by the Prime Minister after obtaining the opinions of the National Assembly Standing Committee;
b) Fifty percent (50%) of the central budget remainder;
c) A part in the annual expenditure estimate of the central budget; the specific level shall be submitted by the Government to the National Assembly for decision;
d) Other financial sources as prescribed by law.
2. Sources formulating the provincial-level financial reserve funds shall include:
a) A part of the central budget revenue increase over the estimate; the specific level shall be decided by the provincial-level People’s Committee after obtaining the opinions of the Standing Board of the People’s Council of the same level;
b) Fifty percent (50%) of the provincial-level budget remainder;
c) A part in the annual expenditure estimate of the provincial-level budget. The specific level shall be submitted by the provincial-level People’s Committee to the People’s Council for decision;
d) Other financial sources as prescribed by law.
3. Management and use of financial reserve funds:
a) The financial reserve funds shall be deposited at the State Treasuries and be given deposit interests at the interest rates paid to the State Treasuries by the State Bank; these interest amounts shall be supplemented to the Funds;
b) The Finance Minister shall act as the account holder of the central financial reserve fund. The presidents of the provincial-level People’s Committees shall act as account holders of the provincial-level financial reserve funds;
c) The deduction for setting up the financial reserve funds shall be carried out annually; the maximum level shall be 25% of the annual expenditure estimate of the budget of the corresponding level;
d) The financial reserve funds shall be used to make advances for expenditure demands when the revenue sources are not gathered in time while the payment must be made in the budget year, except for special cases prescribed at Point e, Clause 3 of this Article. The Finance Minister shall decide on the advances from the central financial reserve fund; the presidents of the provincial-level People’s Committees shall decide on the advances from the provincial-level financial reserve funds.
e) The Prime Minister (for the central budget) and the provincial-level People’s Committees (for local budgets) shall decide on the use of the financial reserve funds of their respective levels to balance the budgets in the following cases:
- Budget revenues or borrowings to offset overspending fail to reach the estimate levels already decided by the National Assembly or the People’s Councils, after rearranging the budget and using all reserves, the sources remain inadequate to meet the spending tasks;
- Performing tasks of preventing, combating and overcoming the consequences of, natural disasters, fires, serious and large-scale accidents, important defense and security tasks and other urgent tasks arising beyond the estimates, and after rearranging the budgets and using all budget reserves, sources remain inadequate to meet the spending tasks;
- The total expenditure level from the financial reserve funds (excluding advances) for the whole year shall not exceed 30% of the funds’ balances at the time beginning the budget year.
e) The provincial budgets can receive advances from the Central Financial Reserve Fund if the provincial financial reserve funds are used up. The district and commune budgets can receive advances from the provincial-level financial reserve funds.
Article 59.- The finance bodies and the State Treasuries shall have to make adequate and timely payments for expenditures according to the implementation tempo within the assigned annual budget estimates; may refuse expenditures which fail to satisfy the conditions prescribed in Article 51 of this Decree, but must notify such in time to the units and take responsibility for their decisions. If the units whose expenditures are rejected disagree with the decisions of the finance bodies and/or State Treasuries, they can lodge their complaints to the State administrative agencies of the same level and the higher-level finance bodies and State Treasuries.
Article 60.- Where the revenues and borrowings in the budget estimates are not yet effected in time according to the plan schedule, the finance bodies may use such lawful financial sources as the financial reserve funds, advances from the higher-level budget and other temporarily idle financial sources to make advances for expenditure demands and must recover them in the budget year.
For the central budget, if the above-said sources still fail to satisfy the expenditure demands, the Finance Minister may make advances from the Social Insurance Fund and the State financial funds or report such to the Prime Minister who shall decide on the advances of capital from the State Bank.
The advances from the State Bank must be refunded in the budget year, except for special cases which shall be decided by the National Assembly Standing Committee.
1. The following cases shall be entitled to the advances from the budget estimate of the following year within the limit permitted by the budget funds:
a) National projects, works and capital construction works of Group A, which are fully qualified for implementation under the provisions of the Regulation on investment and construction management, are being implemented, and must be speeded up;
b) Important and urgent tasks determined as belonging to the following year’s estimate, but must be performed right in the current year while they are not included in the estimates and the reserve sources are not enough.
2. With regard to the advances from the central budget estimates for the tasks mentioned at Point a, Clause 1 of this Article, the Ministry of Planning and Investment shall reach agreement with the Finance Ministry and submit them to the Prime Minister for decision. The advances from the central budget estimates for the tasks mentioned at Point b, Clause 1 of this Article shall be decided by the Finance Minister.
The Finance Ministry shall have to recover the advances from the central budget estimates.
3. The advances from the local budgets of various levels shall be decided by the presidents of the People’s Committees, who shall have to recover such advances.
4. The advance of estimates must not affect the arrangement of the following year’s estimate. The total advance amount of the following year’s budget expenditure estimate for agencies and units must not exceed 20% of the assigned budget expenditure estimate according to each corresponding domain in the current year or the inspected budget expenditure estimate of the following year, already notified to such agencies and units. When allocating budget estimate to the following year, the budget estimate- allocating agencies must arrange estimates for works and tasks entitled to the advance of expenditure estimates to have enough sources for refunding of the advances according to the prescribed schedule.
1. The State agencies, organizations and individuals are obliged to make payment into the budget; the budget-using units and organizations enjoying support from the budget shall have to periodically report on the implementation of the budget revenues and expenditures, make accounting, settlement and financial reports according to the legislation on accountancy and statistics and the reporting regimes prescribed by the Finance Ministry.
2. The finance bodies may request the State Treasuries to temporarily suspend the budget payment to organizations, individuals and/or units that fail to fully and timely observe the reporting regimes mentioned in Clause 1 of this Article, except the payment of wages, allowances, social support, scholarship and a number of urgent expenditures prescribed by the Finance Minister. The allocation and payment shall resume only when such organizations, individuals and/or units have fully observed the reporting regimes and committed not to relapse into violation.
When deciding to temporarily suspend the budget payment, the finance bodies shall notify such to the superior managing agencies of the organizations, units subject to the temporary suspension.
ACCOUNTING, AUDITING AND SETTLING STATE BUDGET
1. Organizations and individuals, that are tasked to make budget collection and payment, to use State budget capital and funding and manage the financial revenues and expenditures, shall have to organize book-keeping accounting, make accounting reports and settle State budget revenues and expenditures as well as financial revenues and expenditures according to the provisions of legislation on accounting, statistics, the accounting regimes and the State Budget Index.
2. The finance bodies shall have to make reports on settlement of the budget of the administration of the same level.
1. The State Treasuries shall organize the accounting of State budget revenues and expenditures; monthly, quarterly and annually report on the implementation of budget revenues and expenditures to the finance bodies of the same level; the district State Treasuries shall make reports on budget revenues and expenditures of each commune, ward and district township and send them to the commune/ward/ district township People’s Committees; observe the regime of regular or irregular reporting to the finance bodies according to the regulations of the Finance Minister.
2. The State Treasuries shall periodically report on the situation of implementing the budget revenue and expenditure estimates to the concerned agencies according to the regulations of the Finance Minister.
Article 65.- The budget accounting and settlement must be uniformly carried out according to the law provisions on:
1. The State budget revenue and expenditure vouchers.
2. The State Budget Index.
3. The system of accounts, books, reporting forms and tables.
4. The codes of tax payers and codes of budget- using subjects.
Article 66.- At the end of the accounting periods (month, quarter, year), the accounting units must close the accounting books. The year-end closure of the budget accounting books must ensure the following requirements:
1. Budget revenues of the previous years, if being remitted in the current year, must be accounted and settled into the budget revenue of the current year.
2. Budget expenditures belonging to the previous year’s estimate, if not yet implemented or fully implemented, must not be transferred to the current year for continued spending; in cases where the Finance Minister (for the central budget) or the People’s Committee presidents (for local budgets) decide to permit the continued spending, they shall be accounted and settled as follows:
a) If they are implemented in the period of adjusting the settlement, the previous year’s budget deposit shall be used for handling, accounting and settlement into the previous year’s budget expenditure;
b) If they are decided to be implemented in the current year, the finance bodies shall carry out the procedures for the transfer thereof to the current year for continued spending. Units shall account and settle them into the current year’s budget; the budgets at all levels shall settle the expenditures carried forwards from the previous year to the current year into the previous year’s budget expenditure.
3. The advanced funding amounts in the estimates for expenditures by the end of December 31, for which the procedures for payment have not yet been completed, can continue to be paid in the period of adjusting the settlement and be settled in the previous year’s budget. The advance of capital construction investment capital shall comply with the Finance Minister’s regulations.
Where the time for settlement adjustment has expired and the payment procedures have not yet been completed, such must be reported to the superior State management agencies for proposing the finance bodies of the same level to permit the transfer of the previous year’s advances to the current year’s advance; if it is not agreed upon by the finance bodies, the State Treasuries shall recover the advance amounts by way of subtracting them from the corresponding expenditures of the current year’s budget estimates of the units. If the current year’s estimate does not include such expenditures or does include such expenditures which are, however, smaller than the advance amounts to be recovered, the State Treasuries shall notify such to the finance bodies of the same level for handling.
4. Temporarily collected, withheld amounts must be specifically considered and handled as follows:
a) In cases where the handling decisions have already been issued by competent authorities, they must be handled immediately (remitted into the budget or returned to the subjects that have the temporarily collected or withheld amounts);
b) In cases where the handling decisions have not yet been issued by competent authorities, at the end of December 31, the balance on the custody account can be transferred to the subsequent year for further handling.
5. For assorted supplies and commodities left in stock and cash balance at the estimating units by the end of December 31, they shall be inventoried according to current regulations and handled as follows:
a) Commodities and supplies lying in stock shall be settled into the previous year’s budget expenditure; if they continue to be used in the current year, units shall organize the monitoring and use thereof and make separate report thereon. In cases where they shall not be further used in the current year, the units shall set up the sale liquidation councils and remit the proceeds therefrom into the State budget; for non-business units with revenues, they shall be used according to law provisions;
b) The units’ cash balances by December 31, which have been allocated by the State budget or advanced from the estimates for expenditure, but are not spent up, must be refunded to the State budget, except for expenditures on salaries and allowances of salary nature according to regime, which are, however, not yet spent.
6. The authorized fundings, which have not yet been implemented by the end of December 31, must not be further spent; if they have already been transferred into the deposit account of authorized fundings, the State Treasuries shall carry out the procedures for return thereof to the authorizing budgets and notify such to the finance bodies of the same level.
7. The budget-allocated deposit balance in accounts of the estimating units, which are opened at the State Treasuries by the end of December 31, must be refunded into the State budget, except for cases where they are allowed to be transferred to the subsequent year for continued spending under the regulations of the Finance Minister.
8. Administrative agencies implementing the regime of contractual payroll and administrative management funding, non-business units with revenues and agencies of the Communist Party of Vietnam may transfer the budget funding for regular operation which are not used up, the deposit account balance and cash balance to the subsequent year under the regulations of the Finance Minister.
Article 67.- The adjustment of budget settlement is stipulated as follows:
1. Contents to be realized in the period of settlement adjustment:
a) Further accounting of budget revenues and expenditures which have arisen by December 31, but the vouchers are being circulated;
b) Accounting as budget expenditures the advance amounts with complete payment procedures and expenditure amounts decided by competent authorities for continued spending as provided for in Clause 2, Article 66 of this Decree;
c) Making comparison and handling errors in the course of book-keeping accounting;
d) Expenditures transferred from the previous year under decisions of competent authorities.
2. The Finance Minister shall prescribe the time of settlement adjustment for each budget level.
Article 68.- Budget settlement and budget settlement reports must ensure the following principles:
1. The State budget settlement data:
a) The State budget revenue settlement figures are the revenues actually remitted or already accounted as State budget revenues through the State Treasuries;
b) The State budget expenditure settlement figures are the expenditures actually paid or already accounted as expenditures under the provisions in Article 62 of the State Budget Law and the expenditures transferred to the subsequent year for continued spending as provided for in Clause 2, Article 66 of this Decree;
2. Data in the budget settlement reports must be accurate, truthful and complete. The contents of the budget settlement reports must comply with the contents in the assigned estimates and with the State Budget Index; the heads of the budget-using units must bear responsibility before law for the accuracy, truthfulness and completeness of their units’ settlement reports and take responsibility for the revenues and expenditures accounted in contravention of the regimes.
3. The settlement reports of the estimating units and the budgets of local administrations at various levels must not be accounted with the expenditures being larger than the revenues.
4. Lower-level budgets must not account the authorized fundings of the higher-level budget into the reports on settlement of the budget of their level. At the end of the year, the authorized finance bodies shall make reports on settlement of authorized fundings according to regulations and send them to the authorizing finance bodies and the authorizing branch/domain- managing agencies.
5. The annual budget settlement reports addressed to the competent State agencies according to regulations must be enclosed with the explanation on the cause of rise or fall in budget revenue and expenditure indexes as compared to the estimates.
6. The State Treasuries at all levels shall have to sum up the settlement data and send them to the finance bodies of the same level for the latter to make the settlement reports. The State Treasuries certify the budget revenue and expenditure data in the reports on settlement of budgets of various levels and budget-using units.
1. The central budget remainder is the positive difference between the total revenues plus borrowings to offset overspending and the total expenditures of the central budget; the local budget remainder is the positive difference between the total revenues and the total expenditures of the local budget. The budget expenditures also cover expenditures transferred from the previous year’s budget sources to the current year.
2. The budget remainder shall be handled as follows:
a) The remainders of the central budget and the provincial-level budgets shall be deducted 50% for transfer into the financial reserve funds and 50% into the subsequent year’s budget revenues. In cases where the financial reserve funds have already reached the prescribed limit prescribed at Point c, Clause 3, Article 58 of this Decree, such portion shall be transferred into the subsequent year’s budget revenues;
b) The remainders of the district budgets and the commune budgets shall be fully transferred into the subsequent year’s budget revenues.
Article 70.- Order of elaborating, forwarding, considering and approving and evaluating annual budget settlement of the estimating units is prescribed as follows:
1. The subordinate estimating units shall elaborate the annual budget settlement reports according to the prescribed regime and send them to the superior estimating units.
2. The superior estimating units shall consider and approve the settlement and notify the results to the attached subordinate units. The superior estimating units are level-I estimating units, which must sum up and make the annual settlement reports of their respective units and the settlement reports of the attached subordinate units and send them to the finance bodies of the same level.
3. The finance bodies of the same level shall evaluate the annual settlement reports of the level-I estimating units, handle according to their competence or propose the competent authorities to handle errors in the settlements of the level-I estimating units, issue notices on settlement evaluation and send them to the level-I estimating units. Where the level-I estimating units are concurrently the budget- using units, the finance bodies shall approve the settlement and notify the results thereof to the level-I estimating units.
Article 71.- Order of elaborating, forwarding and evaluating annual settlement of revenues and expenditures of the budgets of all levels is prescribed as follows:
1. The forms and tables for annual report on settlement of the State budget and budgets of all levels shall comply with the State accounting regime and guiding documents of the Finance Minister.
2. The commune finance boards shall make the commune budget revenue and expenditure settlements and submit them to the commune People’s Committees for consideration and forwarding to the district finance sections; and at the same time the commune People’s Committees shall submit them to the commune People’s Councils for ratification. After they are ratified by the commune People’s Councils, the commune People’s Committees shall make additional reports on budget settlement and send them to the district finance sections.
3. The district finance sections shall evaluate the commune budget revenue and expenditure settlement; elaborate the district budget revenue and expenditure settlement; sum up and make reports on settlement of budget revenues in the districts and settle the district budget revenues and expenditures (including the settlement of the district budget revenues and expenditures and the settlement of the commune budget revenues and expenditures) and submit them to the district-level People’s Committees for consideration and forwarding to the provincial-level Finance- Pricing Services; at the same time the district People’s Committees submit them to the district People’s Councils for ratification. After they are ratified by the district-level People’s Councils, the People’s Committees shall make additional reports on budget settlement and send them to the provincial-level Finance-Pricing Services.
4. The provincial-level Finance-Pricing Services shall evaluate the settlement of State budget revenues arising in districts, the settlement of district budget revenues and expenditures; elaborate the provincial-level budget revenue and expenditure settlement; sum up and make the settlement of State budget revenues in provinces and settle the local budget revenues and expenditures (including the provincial budget revenue and expenditure settlement, the district budget revenue and expenditure settlement and the commune budget revenue and expenditure settlement and submit them to the provincial-level People’s Committees for consideration and forwarding to the Finance Ministry; at the same time the provincial-level People’s Committees shall submit them to the provincial-level People’s Councils for ratification. After they are ratified by the provincial-level People’s Councils, the People’s Committees shall make additional reports on budget settlement and send them to the Finance Ministry.
5. The Finance Ministry shall evaluate the State budget settlement, the local budget revenue and expenditure settlement reports; elaborate the central budget revenue and expenditure settlement and sum up and elaborate the general settlement of the State budget revenues and expenditures (including the central budget revenue and expenditure settlement and the local budget revenue and expenditure settlement) and submit them to the Government for consideration and further submission to the National Assembly for ratification; and at the same time send them to the State Audit.
1. For capital construction investment projects or works and the national programs or projects, the investors must effect the accounting, make accounting reports and elaborate settlements according to regulations on construction and investment management, the accounting regime and guiding documents of competent State management agencies.
2. For capital construction projects or works and national programs or projects, which have already been completed, the investors must make reports on the settlement of the entire capital sources, the settlement of the budget capital sources, enclosed with the explanation reports on the situation of capital use and send them to the agencies which allocate the capital construction funding and the agencies competent to consider and approve the reports on settlement of the capital construction works or national programs or projects according to the prescribed regime. If the capital construction works or national programs or projects are not yet completed, at the end of the budget year, the investors must report on the settlement of the used capital sources, the settlement of the budget capital sources, on the situation of capital use and the value of completed volume already settled in the year, and send them to the capital construction capital-allocating agencies, the investors’ superior bodies and the finance bodies of the same level.
3. For important national projects or works to be decided by the National Assembly, apart from effecting the accounting and settlement report prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the investors shall also have to make the settlement reports and submit them to the Government for consideration and further submission to the National Assembly.
1. The consideration and approval of annual settlement shall comply with the following principles:
a) Considering and approving every revenue and expenditure item arising at the units;
b) All revenue items must comply with tax laws and ordinance, charge and fee ordinance and other collection regimes of the State;
c) All expenditure items must satisfy the conditions prescribed in Article 51 of this Decree;
d) All revenues and expenditures must be accounted strictly according to the accounting regime, the State Budget Index, within the budget year;
e) The revenue and expenditure vouchers must be lawful. Books and settlement reports must be compatible with the vouchers and with the data of the State Treasuries.
2. The superior estimating units, when considering and approving the settlement of their attached subordinate estimating units, shall have the right to:
a) Request the State Audit or hire independent auditing units according to law provisions to audit reports on settlement of large-scale projects and target programs in order to acquire more grounds for consideration and approval;
b) Request units to explain or supply necessary information and data in order to consider and approve the settlement;
c) Request units to immediately remit all amounts payable into the State budget according to regulations and cancel expenditures made in contravention of the regimes or the approved estimates; handle according competence or propose competent agencies to handle the heads of units where expenditures are made in contravention of the regimes, causing State budget loss;
d) Correct errors or request subordinate units to re-make settlement reports if deeming it necessary.
3. Upon the completion of consideration and approval of annual settlement, the superior estimating units shall issue notices on consideration and approval of annual settlement and send them to the subordinate estimating units; for level-I estimating units, they shall send notices to the subordinate estimating units and the finance bodies of the same level.
4. The heads of the superior estimating units must be answerable for the results of settlement consideration and approval for the subordinate estimating units; if letting violations to occur and failing to detect them or having detected them but failing to handle them, they shall be handled according to law provisions.
1. The finance bodies shall evaluate the annual settlements of level-I estimating units of the budgets of their levels and the affiliated subordinate budgets according to the following contents:
a) Checking the completeness and compatibility among settlement data according to regulations; ensuring the compatibility between the settlement data of the level-I estimating units and the settlement approval notices of attached agencies and units and certifying the data of the State Treasuries;
b) Considering and determining the accuracy and legality of settlement data of each increase and decrease as compared to the assigned estimates;
c) Remarks on annual settlement.
2. When evaluating settlements, the finance bodies shall have the right to:
a) Request the level-I estimating units or subordinate finance bodies to supplement information and data necessary for the settlement evaluation;
b) Request responsible bodies to cancel non-purpose expenditures, recover expenditures made in contravention of the regimes and order the immediate remittance of amounts payable into the State budget according to the prescribed regime;
c) Request the settlement- approving agencies to re-adjust the settlement data of the estimating units or propose the People’s Committees to submit to the People’s Councils of the same level for readjustment of the settlement of the subordinate budgets if errors are made;
d) Refund or request the competent authorities to refund amounts already remitted into the budget in contravention of law provisions.
3. Upon the completion of the annual settlement evaluation process, the finance bodies shall issue settlement evaluation notices enclosed with remarks and proposals, sending them to the level-I estimating units or the subordinate finance bodies as provided for. In case of detecting wrong-doings, they shall handle or propose the competent agencies to handle them according to the provisions of law.
1. The time limits for submitting monthly and quarterly accounting reports and annual settlement reports are prescribed as follows:
a) The time limits for submitting monthly and quarterly accounting reports of estimating units at all levels and budget at different levels shall comply with the accounting regime issued by the Finance Minister;
b) The time limits for submitting annual settlements of level-II and level-III estimating units shall be prescribed by the level-I estimating units, but must ensure the time for the level-I estimating units to consider, approve, sum up, elaborate and send them to the finance bodies of the same level as provided for; for the level-I estimating units of the central budget, the settlements must be send before October 1 of the subsequent year; for the level-I estimating units of the budgets of local levels, the submission time limits shall be prescribed by the provincial People’s Committees.
c) The annual settlement of the budgets of various local administration levels shall be drawn up by the finance bodies and sent to the People’s Committees of the same level for consideration; for the provincial-level budget, it must be sent before October 1 of the following year; the provincial-level People’s Committees shall specify the time limits for submitting reports on settlement of subordinate budget levels;
d) The Finance Ministry shall sum up and elaborate the general settlement of the State budget revenues and expenditures and send it to the Economic and Budget Committee of the National Assembly within 14 months after the end of the budget year.
2. The sending of annual settlements of the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies, other central agencies and localities to the State Audit shall comply with law provisions.
3. In cases where the level-I estimating units and attached subordinate budget levels fail to send their annual settlements within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the finance bodies are entitled to temporarily suspend or request the State Treasuries to temporarily suspend the allocation of budgetary funding until the annual settlements are received, except for wage, wage allowances, subsidies, scholarships and a number of urgent expenditures prescribed by the Finance Minister.
Article 76.- The time limits for consideration, approval, evaluation and verification of annual budget settlements are prescribed as follows:
1. The time limits for consideration and approval of the annual settlements of the level-II and level-III estimating units shall be prescribed by the level-I estimating units, but must ensure the time limit for consideration and approval of the annual settlements of the level-I estimating units as provided for; the consideration and approval of the annual settlements of the level-I estimating units of the central budget must be completed before September 1 of the following year; the time limits for the level-I estimating units of the various local budget levels shall be specified by the provincial-level People’s Committees.
2. The evaluation of the annual settlement by the finance bodies of the same levels for the attached level-I estimating units must be completed within the prescribed time limits; for the level-I estimating units of the central budget, it must be completed before December 31 of the following year.
The provincial-level People’s Committees shall decide on the time for the finance bodies to evaluate the annual local budget settlement, which must be completed before August 1 of the following year for the provincial level.
3. The time limits for ratification of the annual settlement by the National Assembly and the People’s Councils at different levels shall comply with the provisions in Article 67 of the State Budget Law.
4. Within 5 days after the People’s Councils ratify the local budget settlement, the People’s Committees shall send the local budget settlement to the superior finance bodies.
Article 77.- In case of dissolution or merger of units, the heads and the accountants of the units shall have to settle all revenues and expenditures and make reports on settlement thereof up to the time of dissolution or merger according to regulations. The heads and accountants of the units must complete the settlement reports before they can be transferred to other jobs and be answerable to law for wrong-doings (if any) in their units while they perform their tasks.
Article 78.- The audit of annual settlements of estimating units and budget at different levels shall be performed by the State Audit under the provisions in Article 66 of the State Budget Law.
EXAMINATION, INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 79.- The ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other central agencies, localities and superior estimating units shall be responsible for examining the observance of the regimes of budget revenue, expenditure and management, State property management by their attached units and guiding these units in carrying out examination within their units.
1. The finance inspectors shall have the tasks to inspect the observance of the regime of budget revenue, expenditure and management as well as State property management by organizations and individuals according to law provisions.
2. When performing their tasks, the finance inspectors shall have the right to:
a) Request the inspected organizations and individuals to produce dossiers and enclosed documents;
b) Request the concerned agencies to coordinate in the inspection;
c) Depending on the nature and seriousness of violations, the finance inspectors shall handle according to their competence or propose the competent agencies to handle violations according to law provisions;
d) When receiving recommendations of the finance inspection bodies, the competent agencies shall have to handle them and notify the handling results to the finance inspection bodies.
3. The finance inspectors shall have to bear responsibility for their inspection conclusions.
4. The tasks, powers and responsibilities of the finance inspectors in inspecting the management and use of State budget and property shall be prescribed in a separate document of the Government.
Article 81.- Organizations and individuals that record achievements in budget collection strictly according to law and in excess of estimates, in thrifty budget spending but still ensuring the performance of assigned tasks with quality; in leading and directing localities to increase budget revenues and save budget expenditure, after each budget stability period, gradually reducing the supplements from high-level budget levels or increasing the percentage of remittance to the high-level budget levels shall be commended and/or rewarded according to law provisions.
Article 82.- The following acts are considered acts of violating the budget legislation:
1. Failing to declare or falsely declaring turnover, income, costs, prices and bases for calculation of amounts payable to the budget; delaying, failing to fully remit or to perform the obligation to remit into the State budget, except for cases of delayed remittance to be decided by the competent agencies.
2. Exempting, reducing or permitting the delayed remittance of amounts payable to the State budget in contravention of competence and/or prescribed contents; retaining budget revenues in contravention of regimes, using the retained revenue sources for wrong purposes, in excess of the prescribed criteria, regimes and norms.
3. Abusing positions and/or powers to appropriate budget revenue sources.
4. Making wrong division of revenue sources between budgets of different levels.
5. Collecting revenues in contravention of law provisions.
6. Making expenditures in contravention of regime, for wrong purposes and/or not according to assigned budget estimates.
7. Approving settlement in contravention of law provisions.
8. Accounting in contravention of the State’s accounting regime and the State Budget Index, causing damage to the budget.
9. Organizations and/or individuals that are allowed to declare and pay tax by themselves falsely declare taxes and pay them in contravention of the prescribed regimes, causing damage to the budget.
10. Managing invoices and vouchers in contravention of the prescribed regimes; trading in, modifying or counterfeiting invoices and payment vouchers; using unlawful invoices, vouchers;
11. Delaying the budget expenditures when the expenditure conditions prescribed in Article 51 of this Decree are fully met; making budget settlement later than the prescribed deadline.
12. Acts contrary to the provisions of the State Budget Law, this Decree and other legal documents in the budgetary field.
Article 83.- Organizations and individuals committing acts of violating budget legislation as provided for in Article 82 of this Decree may, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage to the public fund, they must make compensation therefor according to law provisions.
Article 84.- Organizations may lodge complaints about or initiate lawsuits against, individuals may lodge complaints about, initiate lawsuit against or denounce, acts of violating the budget legislation. The complaints, lawsuits, denunciation and the settlement thereof shall comply with law provisions.
Article 85.- This Decree takes effect as from the 2004 budget year. To annul the Government’s Decree No.87/CP of December 19, 1996 detailing the decentralization of management, elaboration, implementation and settlement of State budget and the Government’s Decree No.51/1999/ND-CP of July 18, 1998 amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No.87/CP of December 19, 1996.
The previous regulations of the Government, the ministries, the ministerial-level agencies or the Government-attached agencies, which are contrary to the contents of this Decree, are all hereby annulled.
The Finance Minister guides and organizes the implementation of this Decree.
Article 86.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies, other central agencies and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |