Chương 3 Nghị định 60/2003/NĐ-CP: Lập dự toán ngân sách nhà nước
Số hiệu: | 60/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 06/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 30/06/2003 | Số công báo: | Từ số 67 đến số 68 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm:
1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Những nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, địa phương.
3. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (đối với dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định (đối với dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định).
4. Chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách.
5. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính thông báo và số kiểm tra về dự toán chi đầu tư phát triển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Uỷ ban nhân dân cấp trên thông báo số kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới.
7. Tình hình thực hiện ngân sách các năm trước.
Yêu cầu đối với lập dự toán ngân sách hàng năm:
1. Dự toán ngân sách nhà nước và dự toán ngân sách các cấp chính quyền phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ; khi lập dự toán ngân sách nhà nước phải bảo đảm tổng số thu thuế và phí, lệ phí phải lớn hơn chi thường xuyên.
2. Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán các cấp phải lập theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn và phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo Mục lục ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong đó:
a) Việc lập dự toán thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách;
b) Việc lập dự toán chi đầu tư phát triển phải căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định về Quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng và phù hợp với kế hoạch tài chính 5 năm, khả năng ngân sách hàng năm; đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định và đang thực hiện dở dang;
c) Việc lập dự toán chi thường xuyên, phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ;
d) Trong dự toán ngân sách các cấp phải bố trí chi trả đủ các khoản nợ đến hạn (kể cả nợ gốc và trả lãi) theo đúng nghĩa vụ trả nợ;
e) Việc lập dự toán vay bù đắp thiếu hụt ngân sách trung ương, phải căn cứ vào cân đối ngân sách, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và mức khống chế bội chi ngân sách theo Nghị quyết Quốc hội.
3. Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.
Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra hàng năm:
1. Trước ngày 31 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau.
2. Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 10 tháng 6, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách với tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, tổng số thu, chi và một số lĩnh vực chi quan trọng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển và phối hợp với Bộ Tài chính thông báo số kiểm tra vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư.
3. Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, địa phương, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Uỷ ban nhân dân cấp huyện thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Các doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất - kinh doanh của mình, các luật, pháp lệnh về thuế và các chế độ thu ngân sách nhà nước, dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách năm sau đăng ký với cơ quan Thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách.
Lập dự toán của các đơn vị dự toán và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ.
1. Các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.
2. Các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp.
3. Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương (đơn vị dự toán cấp I) lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi trực tiếp quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập; tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp. Các cơ quan nhà nước Trung ương gửi báo cáo trước ngày 20 tháng 7 năm trước. Thời gian gửi báo cáo của các cơ quan nhà nước địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Dự toán thu, chi ngân sách phải kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từng khoản thu, chi.
Các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực ở Trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan Tài chính và cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp lập dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực phụ trách của ngân sách cấp mình. Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, về khoa học, công nghệ ở Trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan Tài chính và cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp lập dự toán thu, chi ngân sách theo lĩnh vực phụ trách trong phạm vi cả nước và từng địa phương. Các cơ quan nhà nước ở Trung ương gửi báo cáo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng 7 năm trước.
1. Cục Hải quan lập dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, các khoản thu khác liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý và theo địa bàn từng tỉnh gửi Tổng cục Hải quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng gửi Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cục Thuế lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vị quản lý, số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý gửi Tổng cục Thuế, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Cục Thuế các tỉnh hướng dẫn cơ quan Thuế trực thuộc lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi Uỷ ban nhân dân, cơ quan Tài chính và cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, bảo đảm yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách của địa phương.
Lập dự toán ngân sách địa phương:
1. Sở Tài chính - Vật giá chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan lập (nếu có), dự toán thu, chi ngân sách của các huyện; lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách tỉnh (gồm dự toán ngân sách các huyện và dự toán ngân sách cấp tỉnh), dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia, dự toán các khoản kinh phí ủy quyền báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét trước ngày 20 tháng 7 năm trước.
2. Sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi báo cáo dự toán ngân sách địa phương đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25 tháng 7 năm trước.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Lập dự toán ngân sách nhà nước và ngân sách trung ương:
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, lập phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ trên cơ sở dự toán thu, chi ngân sách do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo; dự toán chi ngân sách nhà nước theo lĩnh vực (đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ), chi Chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia báo cáo; nhu cầu trả nợ và khả năng vay. Theo phân công của Chính phủ, Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo và giải trình với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định tại Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan nhà nước trong quá trình lập, tổng hợp và phân bổ dự toán ngân sách:
1. Uỷ ban nhân dân:
a) Hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý; phối hợp và chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan (nếu có) ở địa phương lập dự toán thu ngân sách nhà nước, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ;
b) Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương; báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (đối với cấp xã) xem xét trước khi báo cáo cơ quan hành chính nhà nước cấp trên;
c) Căn cứ nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp mình, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cấp trên trực tiếp dự toán ngân sách địa phương và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp mình đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;
d) Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho cấp dưới;
đ) Lập phương án điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cấp mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo yêu cầu của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trong trường hợp nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp không phù hợp với nhiệm vụ thu, chi ngân sách cấp trên giao;
e) Kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới; yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết;
2. Cơ quan Tài chính các cấp:
a) Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, chủ trì, phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, các cơ quan, đơn vị cùng cấp về dự toán ngân sách; có quyền yêu cầu bố trí lại những khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách, chỉ làm việc khi Uỷ ban nhân dân cấp dưới có đề nghị;
Trong quá trình làm việc, lập dự toán ngân sách và xây dựng phương án phân bổ ngân sách, nếu còn có ý kiến khác nhau giữa cơ quan Tài chính với các cơ quan cùng cấp và chính quyền cấp dưới, cơ quan Tài chính các cấp ở địa phương phải báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định; Bộ Tài chính phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách theo lĩnh vực ở cấp mình. Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ phải tổng hợp, lập dự toán theo lĩnh vực ở địa phương và trong phạm vi cả nước;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình;
d) Phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp trong việc lập dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp mình;
đ) Bộ Tài chính căn cứ tổng mức dự toán chi đối với các nhiệm vụ quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 21 Nghị định này đã được cấp có thẩm quyền giao, tổ chức thực hiện theo chế độ quy định;
e) Bộ Tài chính tổng hợp dự toán và phương án phân bổ dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi thường xuyên) do các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia lập;
g) Đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách;
h) Bộ Tài chính kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, có ý kiến đề nghị điều chỉnh lại dự toán ngân sách tỉnh trong trường hợp cần thiết. Cơ quan Tài chính các cấp ở địa phương kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới để đề xuất ý kiến trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp, yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết.
3. Cơ quan Kế hoạch và Đầu tư các cấp:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách;
b) Cơ quan Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách cấp mình; chủ trì, phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp lập dự toán chi đầu tư phát triển, lập phương án phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi bổ sung dự trữ nhà nước, chi hỗ trợ tín dụng nhà nước và chi góp vốn cổ phần, liên doanh theo quy định hiện hành của pháp luật; ở trung ương, gửi Bộ Tài chính trước ngày 10 tháng 9 năm trước để Bộ Tài chính tổng hợp lập dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật Ngân sách nhà nước;
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dự toán và phương án phân bổ dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia (phần chi đầu tư xây dựng cơ bản) do các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia lập và tổng hợp chung dự toán và phương án phân bổ chi Chương trình mục tiêu quốc gia gửi Bộ Tài chính trước ngày 10 tháng 9 năm trước.
4. Các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương:
a) Các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Nghị định này;
b) Các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp; lập dự toán chi các Chương trình mục tiêu quốc gia gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia trước ngày 20 tháng 7 năm trước; phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp lập và phân bổ dự toán ngân sách theo lĩnh vực của ngân sách cấp mình;
c) Các cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia chủ trì, phối hợp với cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán và phương án phân bổ chi Chương trình mục tiêu quốc gia cho các đơn vị, địa phương gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp trước ngày 30 tháng 7 năm trước để tổng hợp vào dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách trình cấp có thẩm quyền quyết định. Trường hợp ý kiến của cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia chưa thống nhất với ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quyết định, phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước:
1. Căn cứ vào các nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và mức bổ sung cân đối, mức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước ngày 20 tháng 11 năm trước.
2. Trên cơ sở quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10 tháng 12 năm trước; báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách tỉnh và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân cấp trên, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, bảo đảm dự toán ngân sách cấp xã được quyết định trước ngày 31 tháng 12 năm trước. Sau khi dự toán ngân sách được Hội đồng nhân dân quyết định, Uỷ ban nhân dân cùng cấp báo cáo Uỷ ban nhân dân và cơ quan Tài chính cấp trên trực tiếp về dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.
1. Dự toán ngân sách nhà nước, dự toán phân bổ ngân sách trung ương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi trình Quốc hội phải kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định tại Điều 42 của Luật Ngân sách nhà nước và Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành.
2. Dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách các cấp chính quyền địa phương khi trình Hội đồng nhân dân phải kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định tại Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương do Chính phủ ban hành.
1. Trường hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương chưa được Quốc hội quyết định, Chính phủ lập lại dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Quốc hội vào thời gian do Quốc hội quyết định.
2. Trường hợp dự toán ngân sách địa phương chưa được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, Uỷ ban nhân dân lập lại dự toán ngân sách trình Hội đồng nhân dân cùng cấp vào thời gian do Hội đồng nhân dân quyết định, nhưng không được chậm hơn ngày 10 tháng 01 năm sau đối với ngân sách tỉnh, ngày 20 tháng 01 năm sau đối với ngân sách huyện và ngày 30 tháng 01 năm sau đối với ngân sách xã.
Điều chỉnh dự toán ngân sách:
1. Trường hợp có biến động lớn về ngân sách nhà nước so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Chính phủ lập dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
2. Trường hợp có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số cơ quan, đơn vị, địa phương, song không làm biến động lớn đến tổng thể và cơ cấu ngân sách, Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
3. Trường hợp có biến động lớn về ngân sách địa phương so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương.
4. Trường hợp có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số cơ quan trực thuộc hoặc của ngân sách cấp dưới, nhưng không làm biến động lớn đến tổng thể ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương.
Việc điều chỉnh tổng thể dự toán ngân sách nhà nước, dự toán ngân sách địa phương theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều này, thực hiện theo quy trình lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.
5. Các cơ quan nhà nước điều chỉnh dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc trong các trường hợp sau:
a) Khi Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của cơ quan đó;
b) Cần phân bổ lại ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.
c) Việc thực hiện điểm a và điểm b Khoản 5 Điều này, thực hiện theo những quy định về giao dự toán và điều chỉnh dự toán quy định tại Điều 44 của Nghị định này.
Article 30.- Bases for estimation of annual State budgets:
1. The socio-economic development as well as defense and security maintenance tasks.
2. The specific tasks of the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other central and local agencies.
3. The decentralization of State budget revenue sources and expenditure tasks (for the estimate of the first year of the budget stability period); the revenue division percentages and the balance supplements from the high-level budgets to the low-level budgets as prescribed (for the estimate of the subsequent year of the budget stability period).
4. The budget revenue policies and regimes; budget allocation norms, regimes and criteria, budget expenditure norms.
5. The Prime Minister’s directives on elaboration of socio-economic development plans and the following year’s budget estimate; the Finance Ministry’s guiding circulars on budget estimation; the Planning and Investment Ministry’s guiding circulars on elaboration of socio-economic development plans, the plans on development investment capital belonging to the State budget and the guiding documents of the provincial-level People’s Committees.
6. The examination figures on State budget revenue and expenditure estimates notified by the Finance Ministry and the examination figures on development investment expenditures notified by the Ministry of Planning and Investment to the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other central agencies and the provincial/municipal People’s Committees, the superior People’s Committees shall notify the examination figures to their attached units and subordinate People’s Committees.
7. The situation of implementation of the previous years’ budgets.
Article 31.- Requirements on estimation of annual budgets:
1. The State budget estimates and the budget estimates of the administrations at all levels must be synthesized according to each revenue and expenditure domain and the structure between regular expenditure, development investment expenditure and debt repayment expenditure; when estimating the State budget, it must be ensured that the total tax, charge and fee collection must be larger than the regular expenditure.
2. The budget estimates of the estimating units at all levels must be elaborated strictly according to the contents, forms, time limits and must fully reflect all revenue and expenditure items according to the State Budget Index and the Finance Ministry’s guidance, in which:
a) The budget estimates of estimating units must be based on the economic growth rates, relevant indexes and law provisions on budget revenues;
b) The estimation of development investment expenditures must be based on the investment projects eligible to be provided with capital according to the provisions of the Regulation on management of construction investment capital and compatible with the five-year fiscal plan, the annual budget capability; at the same time priority must be given to adequate capital allocation according to implementation tempo of programs and projects already decided by competent authorities and left unfinished;
c) The regular expenditure estimation must comply with the policies, regimes, criteria and norms prescribed by competent State bodies.
The estimation of budgets of administrative agencies which follow the regime of package payrolls and administrative management funding and non-business units with revenues shall comply with separate regulations of the Government;
d) The estimates of budgets of all levels must include amounts for payment of due debts (including both principals and interests) strictly under the debt repayment obligations;
e) The estimation of borrowings to make up for central budget deficits must be based on the budget balance, capability of each borrowing source, debt repayment capability and the controlled budget deficit rates under the National Assembly’s resolutions.
3. Budget estimates must be enclosed with reports explaining clearly the calculation bases and grounds.
Article 32.- Guiding the budget estimation and notifying the annual examination figures:
1. Before May 31 every year, the Prime Minister shall issue a directive on elaboration of socio-economic development plan and budget estimates of the following year.
2. Basing itself on the Prime Minister’s directive, the Finance Ministry shall issue before June 10 a circular guiding the requirements, contents and time limits of State budget estimation and notifying the examination figures on budget estimates with the total amounts and each domain of budget revenues and expenditures for the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and other central agencies, the total revenue and expenditure amounts and a number of important expenditure domains for the provinces and centrally-run cities; the Ministry of Planning and Investment shall issue a circular guiding the requirements, contents and time limits for elaboration of socio-economic development plans and development investment plans and coordinate with the Finance Ministry in notifying the examination figures on development investment capital belonging to the State budget and the investment credit capital.
3. Basing themselves on the Prime Minister’s directive, the guiding circulars and examination figures on budget estimates of the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment as well as on the specific requirements and tasks of agencies and localities, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and other central agencies shall notify the examination figures on State budget estimates to their attached units; the provincial-level People’s Committees shall guide and notify the examination figures on State budget estimates to their attached units and the district-level People’s Committees; the district-level People’s Committees shall notify the examination figures on budget estimates to their attached units and the commune-level People’s Committees.
Article 33.- Enterprises shall base themselves on their production and business plans, tax laws and ordinances as well as State budget collection regimes to estimate and register the following year’s tax amounts and budget-payable amounts with the tax offices and the agencies assigned by the State to collect budget revenues.
Article 34.- Elaborating estimates of the estimating units and organizations enjoying budget support
1. Budget-using units shall estimate budget revenues and expenditures within the scope of their assigned tasks and send them to their immediate superior managing agencies. The immediate superior managing agencies (other than the level-I stimating units) shall consider and sum up the estimates of their subordinate units and send them to level-I estimating units.
2. Organizations enjoying State budget supports shall estimate budget revenues and expenditures within the scope of their assigned tasks and send them to the finance bodies and the planning and investment agencies of the same level.
3. The central and local State agencies (level I- estimating units) shall estimate budget revenues and expenditures within the scope of their direct management, consider the estimates made by their attached units; synthesize and estimate budget revenues and expenditures within the scope of their management and send them to the finance bodies and the planning and investment agencies of the same level. The central State agencies shall send their reports before July 20 of the preceding year. The time of sending reports of local State agencies shall be prescribed by the provincial-level People’s Committees.
The budget revenue and expenditure estimates must be enclosed with the detailed explanation of the bases for calculating each revenue or expenditure item.
Article 35.- Central and local branch- or domain-managing agencies shall coordinate with the finance bodies and the planning and investment agencies of the same levels in estimating budget revenues and expenditures according to branches or domains under the charge of their budget levels. Central or local agencies performing the State management over education and training or science and technology shall coordinate with the finance bodies and the planning and investment agencies of the same level in estimating budget revenues and expenditures according to the domains under their management nationwide or in each locality. The central State agencies shall send reports to the Finance Ministry and the Ministry of Planning and Investment before July 20 of the preceding year.
1. The provincial/municipal Customs Departments shall estimate revenues from export tax, import tax, special consumption tax on import goods, value added tax on import goods and other receipts related to export and/or import activities within the scope of their management and according to provincial territory and send them to the General Department of Customs and the provincial-level People’s Committees, concurrently to the provincial/municipal Finance-Pricing Services, Planning and Investment Services.
2. The provincial/municipal Tax Departments shall estimate the State budget revenues in the localities under their respective management, the value added tax amounts to be reimbursed according to regime in the localities under their management and send them to the General Department of Tax, the provincial-level People’s Committees, the provincial/municipal Finance-Pricing Services and Planning and Investment Services.
The provincial/municipal Tax Departments shall guide their attached tax units to estimate State budget revenues in the localities and send them to the People’s Committees, the finance offices and the planning and investment agencies, ensuring the requirements, contents and time of local budget estimation.
Article 37.- Local budget estimation:
1. The provincial/municipal Finance-Pricing Services shall assume the prime responsibility and coordinate with the Planning and Investment Services in considering the budget estimates of the units under the provinces, the revenue estimates drawn up by tax and customs offices (if any), the budget revenue and expenditure estimates of districts; estimate the State budget revenues in the localities, the provincial budget revenue and expenditure estimates (including the budget estimates of the districts and the provincial budget estimates), the expenditure estimates for national target programs and estimate the authorized funding amounts and report them to the provincial-level People’s Committees for submission to the Standing Boards of the People’s Councils for consideration before July 20 of the preceding year.
2. After obtaining the opinions of the Standing Boards of the provincial-level People’s Councils, the provincial-level People’s Committees shall send reports on their local budget estimates to the Finance Ministry, the Planning and Investment Ministry and the national target program- managing agencies (the expenditure estimates for national target programs) on July 25 of the preceding year at the latest.
The provincial-level People’s Committees shall guide in detail the budget estimation in localities in conformity with the requirements, contents and time of estimating the provincial/municipal budgets.
Article 38.- Estimation of the State budget and the central budget:
The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Planning and Investment Ministry as well as the concerned ministries and agencies in synthesizing and estimating the State budget revenues and expenditures, drawing up central budget allocation plans for submission to the Government on the basis of the budget revenue and expenditure estimates reported by the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and other central as well as provincial or municipal agencies; estimate the State budget expenditure estimates for various domains (for the education- training and science and technology domains), national target program expenditures reported by the national target program- managing agencies; the debt repayment demands and borrowing capability. Under the Government’s assignment, the Finance Ministry, authorized by the Prime Minister, shall report and explain to the National Assembly and the National Assembly’s agencies as provided for in the Regulation on elaboration, verification and submission to the National Assembly for decision of the State budget estimates, the central budget allocation plans, and for approval of the State budget settlement, which was promulgated by the National Assembly Standing Committee.
Article 39.- Tasks and powers of the People’s Committees of all levels and the State agencies in the process of elaborating, synthesizing and allocating budget estimates:
1. The People’s Committees:
a) To guide, organize and direct their attached units, subordinate administration to estimate budget revenues and expenditures within the scope of their management; coordinate with and direct the tax and customs (if any) offices in the localities in estimating the State budget revenues, estimating the value added tax amounts to be reimbursed according to regime;
b) To estimate the State budget revenues in the localities, the local budget revenue and expenditure estimates; report them to the Standing Boards of the People’s Councils or the chairmen, vice-chairmen of the People’s Councils (for the commune level) for consideration before reporting thereon to the superior State administrative bodies;
c) To base themselves on budget revenue and expenditure tasks assigned by the superiors to submit to the People’s Councils of the same level for decision the local budget estimates and plans on allocation of the budgets of their levels, report to the immediate superior State administrative agencies, finance bodies and planning and investment agencies on the local budget estimates and the results of allocation of the budgets of their levels, already decided by the People’s Councils of the same level;
d) To base themselves on the resolutions of the People’s Councils of the same level to assign budget revenue and expenditure tasks to each attached agency and unit, the revenue and expenditure tasks as well as the budget supplement levels to the subordinate levels;
e) To draw up plans on adjustment of local budget estimates and plans on allocation of budget revenues and expenditures at their respective levels and submit them to the People’s Councils of the same level for decision at the requests of the superior State administrative agencies in cases where the resolutions of the People’s Councils of the same level are not compatible with the budget revenue and expenditure tasks assigned by the superiors;
f) To examine the subordinate People’s Councils’ resolutions on budget estimates and request them to adjust the budget estimates in case of necessity;
2. The finance bodies of all levels:
a) For the first year of the budget stability period, to assume the prime responsibility and coordinate with the planning and investment agencies in organizing working sessions with the immediate low-level People’s Committee, agencies and units of the same level on budget estimates; to request rearrangement of revenue and/or expenditure items which fail to comply with the regime, criteria, and are irrational, non-economical and incompatible with the budget capability and the socio-economic development orientations. For the subsequent years of the budget stability period, to work with the low-level People’s Committees only when so requested by the latter.
In the course of working, making budget estimates and drawing up budget allocation plans, if there remain divergent opinions between the finance bodies and the agencies of the same level as well as the low-level administration, the finance agencies of all levels in the localities must report thereon to the People’s Committees of the same level for decision; the Finance Ministry must report thereon to the Prime Minister for decision;
b) To assume the prime responsibility and coordinate with the Planning and Investment agencies and the concerned agencies of the same level in synthesizing and making budget estimates according to domains at their level. For the education-training and science-technology domains, to synthesize and make estimates for various domains in the localities and throughout the country;
c) To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies and units in synthesizing and making budget estimates and plans on allocation of the budgets of their levels;
d) To coordinate with the planning and investment agencies of the same level in making development investment expenditure estimates of their budget level;
e) The Finance Ministry shall base itself on the total expenditure estimates for tasks prescribed at Point c, Clause 1, Article 21 of this Decree, assigned by the competent authorities, to organize the implementation according to the prescribed regimes;
f) The Finance Ministry shall synthesize the estimates and plans on allocation of national target program expenditure estimates (the regular expenditure estimates) elaborated by the national target program-managing agencies;
g) To propose plans for budget balance and measures to realize the policy of increasing budget revenues while economizing budget expenditures;
h) The Finance Ministry shall examine the provincial-level People’s Councils’ resolutions on budget estimates and propose the readjustment of the provincial-level budget estimates in case of necessity. The finance bodies of all levels in the localities shall examine the low-level People’s Councils’ resolutions on budget estimates and propose opinions to the People’s Committees of the same level, request the low-level People’s Councils to readjust the budget estimates in case of necessity.
3. The planning and investment agencies of all levels:
a) The Planning and Investment Ministry shall submit to the Government the national plans on socio-economic development and the major balances of the national economy, including the financial, monetary and capital construction funding balances, for use as basis for drawing up the financial and budgetary plans;
b) The planning and investment agencies shall coordinate with the finance bodies of the same level in synthesizing and making estimates of the budgets of their levels; assume the prime responsibility and coordinate with the finance bodies of the same level in estimating the development investment expenditures, making plans on allocation of capital construction investment expenditures, State reserve supplementary expenditures, State budget credit support expenditure and expenditures on contribution of equity or joint-venture capital according the current law provisions; at the central level, send them to the Finance Ministry before September 10 of the preceding year for it to synthesize and make the State budget estimates and plans on central budget allocation for submission to the Government according to provisions in Clause 3, Article 21 of the State Budget Law.
c) The Planning and Investment Ministry shall synthesize the estimates and plans on allocation of the national target program expenditures (the capital construction investment expenditures) made by the national target program-managing agencies and synthesize the general estimate and plans on allocation of the national target program expenditures and send them to the Finance Ministry before September 10 of the preceding year.
4. The central and local State agencies:
a) The ministries and branches shall coordinate with the Finance Ministry in working out State budget expenditure regimes, criteria and norms within the branches or domains under their management as provided for in Clause 5, Article 10 of this Decree;
b) The central and local State agencies shall organize the elaboration of budget revenue and expenditure estimates within the scope of their management and send them to the finance bodies and the planning and investment agencies of the same level; estimate the national target program expenditures and send them to the finance bodies, the planning and investment agencies and the national target program- managing agencies before July 20 of the preceding year; coordinate with the finance bodies of the same level in elaborating and allocating budget estimates according to the domains of their budget levels.
c) The national target program- managing agencies shall assume the prime responsibility and coordinate with the finance bodies, the planning and investment agencies in elaborating the national target program expenditure estimates and plans on the allocation thereof to their units and localities, and send them to the finance bodies and the planning and investment agencies of the same level before July 30 of the preceding year for synthesis into the budget estimates and the plans on the allocation thereof and submit them to the competent authorities for decision. Where the national target program-managing agencies disagree with the opinions of the Finance Ministry and the Planning and Investment Ministry, they shall report such to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 40.- State budget estimate decision, distribution and assignment:
1. Basing itself on the National Assembly’s resolutions on State budget estimates and central budget distribution as well as the National Assembly Standing Committee’s resolutions on the percentages of revenues to be divided between the central budget and the local budgets, the Finance Ministry shall submit to the Prime Minister the assignment of budget revenue and expenditure tasks to the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and other central agencies according to their respective domains; the revenue and expenditure tasks as well as the percentages of revenues to be divided between the central budget and the local budgets as well as the balance supplement levels and the targeted supplements from the central budget to provinces and centrally-run cities before November 20 of the preceding year.
2. On the basis of the Prime Minister’s decisions on assignment of budget revenue and expenditure tasks, the provincial-level People’s Committees shall submit to the People’s Councils of the same level for decision the local budget estimates, the plans on allocation of the provincial-level budget estimates and the supplement levels from the provincial-level budgets to the lower-level budgets before December 10 of the preceding year; and report to the Finance Ministry and the Planning and Investment Ministry the provincial-level budget estimates and results of provincial-level budget estimate allocation already decided by the provincial-level People’s Councils.
Basing themselves on the provincial-level People’s Councils’ resolutions, the provincial/municipal Finance-Pricing Services shall submit to the provincial-level People’s Committees for decision the assignment of budget revenue and expenditure tasks to agencies and units under the provinces; the revenue and expenditure tasks as well as the percentages of revenues to be divided between the central budget and the local budgets as well as among the budgets of various administration levels; the supplement levels from the provincial budgets to the rural districts, urban districts, provincial capitals and cities.
3. Upon the receipt of the superior People’s Committees’ decisions on assignment of budget revenue and expenditure tasks, the People’s Committees shall submit to the People’s Councils of the same level for decision the local budget estimates and the plans on allocation of the budgets of their respective level, ensuring that the commune-level budget estimates are decided before December 31 of the previous year. After the budget estimates are decided by the People’s Councils, the People’s Committees of the same level shall report to the immediate superior People’s Committees and finance bodies on the budget estimates already decided by the People’s Councils.
1. The State budget estimates, the estimated allocation of the central budget, the percentages of revenues to be divided between the central budget and the local budget and the levels of supplement from the central budget to the provincial and municipal budgets, when submitted to the National Assembly, must be enclosed with necessary documents as provided for in Article 42 of the State Budget Law and the Regulation on estimation, verification and submission to the National Assembly for decision of the State budget estimates and the central budget allocation plans, and for approval of the State budget settlement, which was promulgated by the National Assembly Standing Committee.
2. The budget estimates and plans on allocation of budgets of various local administration levels, when submitted to the People’s Councils, must be enclosed with necessary documents as provided for in the Regulation on consideration of and decision on local budget estimates and allocation and approval of the local budget settlement, which was promulgated by the Government.
1. Where the State budget estimates and the central budget allocation plans are yet decided by the National Assembly, the Government shall re-elaborate the State budget estimates and the central budget allocation plans and submit them to the National Assembly at the time decided by the National Assembly.
2. Where the local budget estimates are yet decided by the People’s Councils, the People’s Committees of the same level shall re-elaborate the budget estimates for submission to the People’s Councils of the same level at the time decided by the latter, which, however, must not be later than January 10 of the following year, for the provincial budget, January 20 of the following year, for the district budget, or January 30 of the following year, for the commune budget.
Article 43.- Adjustment of budget estimates
1. In case of big changes in the State budget as compared to the allocated estimates, requiring the overall adjustment, the Government shall make the estimated State budget adjustment and the central budget allocation plans and submit them to the National Assembly for decision at its nearest session.
2. In case of urgent defense and/or security needs or for objective reasons where the revenue and expenditure tasks of a number of agencies, units and/or localities should be adjusted but without causing big changes in the budget overall and structure, the Government shall report thereon to the National Assembly Standing Committee for decision and report to the National Assembly at its nearest session.
3. In case of big changes in the local budgets as compared with the allocated estimates, thus requiring the overall adjustment, the People’s Committees shall report thereon to the People’s Councils of the same level which shall decide on the adjustment of the local budget estimates.
4. In case of urgent defense and/or security needs or for objective reasons, where the revenue and expenditure tasks of a number of attached agencies or of lower-level budgets, but without causing big changes in the local budget overall, the People’s Committees shall submit to the People’s Councils of the same level for decision the adjustment of the local budget estimates.
The overall adjustment of the State budget and the local budget estimates under Clauses 1 and 3 of this Article shall comply with the process of elaborating, deciding on and allocating annual budget estimates.
5. The State agencies shall adjust the budget estimates of their attached units in the following cases:
a) When the Prime Minister or the People’s Committees decide to adjust the budget estimates of such agencies;
b) Budget should be reallocated to the attached units.
c) Points a and b, Clause 5 of this Article shall be implemented in accordance with the provisions on estimate assignment and adjustment prescribed in Article 44 of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực