Chương 6 Nghị định 60/2003/NĐ-CP: Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm
Số hiệu: | 60/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 06/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 30/06/2003 | Số công báo: | Từ số 67 đến số 68 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, các địa phương, các đơn vị dự toán cấp trên chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các chế độ thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của các đơn vị trực thuộc và hướng dẫn các đơn vị này thực hiện việc kiểm tra trong đơn vị mình.
1. Thanh tra Tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, Thanh tra Tài chính có quyền:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân được thanh tra xuất trình các hồ sơ, tài liệu kèm theo;
b) Yêu cầu các cơ quan có liên quan tham gia phối hợp thực hiện thanh tra;
c) Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thanh tra Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật;
d) Khi tiếp nhận các kiến nghị của cơ quan Thanh tra Tài chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan Thanh tra Tài chính.
3. Thanh tra Tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra của mình.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra Tài chính trong việc thanh tra quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước được quy định trong văn bản riêng của Chính phủ.
Tổ chức, cá nhân có thành tích: thu đúng pháp luật và vượt dự toán; chi ngân sách tiết kiệm, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng của nhiệm vụ được giao; lãnh đạo, chỉ đạo địa phương tăng thu, tiết kiệm chi, sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên, được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Không kê khai hoặc kê khai sai doanh thu, thu nhập, chi phí, giá và các căn cứ tính các khoản phải nộp ngân sách; trì hoãn, nộp không đầy đủ hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp được phép chậm nộp do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2. Cho miễn, giảm và cho phép chậm nộp các khoản phải nộp ngân sách nhà nước sai thẩm quyền, trái nội dung quy định; giữ lại nguồn thu của ngân sách sai chế độ, sử dụng các nguồn thu được để lại để chi không đúng mục đích, vượt tiêu chuẩn, chế độ, định mức quy định.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, hoặc chiếm dụng nguồn thu ngân sách.
4. Thực hiện phân chia sai nguồn thu giữa các cấp ngân sách.
5. Thu sai quy định của pháp luật.
6. Chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách được giao.
7. Duyệt quyết toán sai quy định của pháp luật.
8. Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục Ngân sách nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách.
9. Tổ chức, cá nhân được phép tự kê khai, tự nộp thuế mà kê khai sai, nộp sai chế độ quy định gây thiệt hại cho ngân sách.
10. Quản lý hoá đơn, chứng từ sai chế độ; mua bán, sửa chữa, làm giả hoá đơn và chứng từ thanh toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp;
11. Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm có đủ các điều kiện chi quy định tại Điều 51 của Nghị định này; quyết toán ngân sách chậm so với thời hạn quy định.
12. Các hành vi trái với quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định này và những văn bản quy phạm pháp luật khác trong lĩnh vực ngân sách.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách theo quy định tại Điều 82 Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho công quỹ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tổ chức có quyền khiếu nại, khởi kiện, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách. Việc khiếu nại, khởi kiện, tố cáo và việc giải quyết được thực hiện theo quy định của pháp luật.
EXAMINATION, INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 79.- The ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other central agencies, localities and superior estimating units shall be responsible for examining the observance of the regimes of budget revenue, expenditure and management, State property management by their attached units and guiding these units in carrying out examination within their units.
1. The finance inspectors shall have the tasks to inspect the observance of the regime of budget revenue, expenditure and management as well as State property management by organizations and individuals according to law provisions.
2. When performing their tasks, the finance inspectors shall have the right to:
a) Request the inspected organizations and individuals to produce dossiers and enclosed documents;
b) Request the concerned agencies to coordinate in the inspection;
c) Depending on the nature and seriousness of violations, the finance inspectors shall handle according to their competence or propose the competent agencies to handle violations according to law provisions;
d) When receiving recommendations of the finance inspection bodies, the competent agencies shall have to handle them and notify the handling results to the finance inspection bodies.
3. The finance inspectors shall have to bear responsibility for their inspection conclusions.
4. The tasks, powers and responsibilities of the finance inspectors in inspecting the management and use of State budget and property shall be prescribed in a separate document of the Government.
Article 81.- Organizations and individuals that record achievements in budget collection strictly according to law and in excess of estimates, in thrifty budget spending but still ensuring the performance of assigned tasks with quality; in leading and directing localities to increase budget revenues and save budget expenditure, after each budget stability period, gradually reducing the supplements from high-level budget levels or increasing the percentage of remittance to the high-level budget levels shall be commended and/or rewarded according to law provisions.
Article 82.- The following acts are considered acts of violating the budget legislation:
1. Failing to declare or falsely declaring turnover, income, costs, prices and bases for calculation of amounts payable to the budget; delaying, failing to fully remit or to perform the obligation to remit into the State budget, except for cases of delayed remittance to be decided by the competent agencies.
2. Exempting, reducing or permitting the delayed remittance of amounts payable to the State budget in contravention of competence and/or prescribed contents; retaining budget revenues in contravention of regimes, using the retained revenue sources for wrong purposes, in excess of the prescribed criteria, regimes and norms.
3. Abusing positions and/or powers to appropriate budget revenue sources.
4. Making wrong division of revenue sources between budgets of different levels.
5. Collecting revenues in contravention of law provisions.
6. Making expenditures in contravention of regime, for wrong purposes and/or not according to assigned budget estimates.
7. Approving settlement in contravention of law provisions.
8. Accounting in contravention of the State’s accounting regime and the State Budget Index, causing damage to the budget.
9. Organizations and/or individuals that are allowed to declare and pay tax by themselves falsely declare taxes and pay them in contravention of the prescribed regimes, causing damage to the budget.
10. Managing invoices and vouchers in contravention of the prescribed regimes; trading in, modifying or counterfeiting invoices and payment vouchers; using unlawful invoices, vouchers;
11. Delaying the budget expenditures when the expenditure conditions prescribed in Article 51 of this Decree are fully met; making budget settlement later than the prescribed deadline.
12. Acts contrary to the provisions of the State Budget Law, this Decree and other legal documents in the budgetary field.
Article 83.- Organizations and individuals committing acts of violating budget legislation as provided for in Article 82 of this Decree may, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage to the public fund, they must make compensation therefor according to law provisions.
Article 84.- Organizations may lodge complaints about or initiate lawsuits against, individuals may lodge complaints about, initiate lawsuit against or denounce, acts of violating the budget legislation. The complaints, lawsuits, denunciation and the settlement thereof shall comply with law provisions.