Chương 2 Nghị định 60/2003/NĐ-CP: Phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp
Số hiệu: | 60/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 06/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 30/06/2003 | Số công báo: | Từ số 67 đến số 68 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nguồn thu của ngân sách trung ương gồm:
1. Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:
a) Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;
b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;
d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành (Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố cụ thể các đơn vị hạch toán toàn ngành);
đ) Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tiền thuê mặt đất, mặt nước;
e) Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương, thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ương;
g) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;
h) Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ;
i) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý;
k) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
l) Thu kết dư ngân sách trung ương;
m) Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách trung ương năm trước chuyển sang;
n) Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:
a) Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại điểm d Khoản 1 Điều này và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
c) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, không kể thuế quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều này;
d) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
đ) Phí xăng, dầu.
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương gồm:
1. Chi đầu tư phát triển về:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, hỗ trợ và thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật;
d) Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung ương thực hiện;
đ) Chi hỗ trợ các tổ chức tài chính của Nhà nước do Trung ương quản lý;
e) Chi bổ sung dự trữ nhà nước;
g) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý:
Các trường phổ thông dân tộc nội trú;
Đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác;
Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động sự nghiệp y tế khác;
Các cơ sở thương binh, người có công với cách mạng, trại xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;
Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, trùng tu di tích lịch sử đã được xếp hạng, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác;
Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển quốc gia; các giải thi đấu quốc gia và quốc tế; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
Các sự nghiệp khác.
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý:
Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường, các công trình giao thông khác, lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường;
Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; công tác khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
Điều tra cơ bản;
Đo đạc địa giới hành chính;
Đo vẽ bản đồ;
Đo đạc biên giới, cắm mốc biên giới;
Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính;
Định canh, định cư và kinh tế mới;
Các hoạt động sự nghiệp môi trường;
Các sự nghiệp kinh tế khác.
c) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định của Chính phủ;
d) Hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hệ thống Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân;
đ) Hoạt động của cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam;
e) Hoạt động của các cơ quan trung ương của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
h) Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung ương thực hiện;
i) Thực hiện chế độ đối với người về hưu, mất sức theo quy định của Bộ Luật Lao động cho các đối tượng thuộc ngân sách trung ương bảo đảm; hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
k) Thực hiện các chính sách đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, thân nhân liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội khác;
l) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc Trung ương theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này;
m) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
4. Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài.
5. Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
6. Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương.
7. Bổ sung cho ngân sách địa phương.
8. Chi chuyển nguồn từ ngân sách trung ương năm trước sang ngân sách trung ương năm sau.
Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm:
1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
a) Thuế nhà, đất;
b) Thuế tài nguyên; không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu, khí;
c) Thuế môn bài;
d) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
e) Tiền sử dụng đất;
g) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu khí;
h) Tiền đền bù thiệt hại đất;
i) Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
k) Lệ phí trước bạ;
l) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
m) Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu từ Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này;
n) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật;
o) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ;
p) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
q) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do địa phương quản lý;
r) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
s) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
t) Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước;
u) Thu kết dư ngân sách địa phương;
v) Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
x) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
y) Thu chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau.
2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của của Nghị định này.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nguồn thu cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương theo các nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Nghị định này, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Gắn với nhiệm vụ và khả năng quản lý của từng cấp, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; khuyến khích các cấp tăng cường quản lý thu, chống thất thu; hạn chế phân chia các nguồn thu có quy mô nhỏ cho nhiều cấp.
2. Ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% đối với các khoản thu sau:
a) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
b) Thuế nhà, đất;
c) Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
d) Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
đ) Lệ phí trước bạ nhà, đất.
3. Ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất.
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm:
1. Chi đầu tư phát triển về:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
d) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do địa phương quản lý:
Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác;
Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác;
Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác;
Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;
Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hóa khác;
Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
Các sự nghiệp khác do địa phương quản lý.
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý:
Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường;
Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp và lâm nghiệp: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác;
Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác;
Điều tra cơ bản;
Các hoạt động sự nghiệp về môi trường;
Các sự nghiệp kinh tế khác.
c) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương;
đ) Hoạt động của các cơ quan địa phương của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;
h) Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
i) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
k) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh.
5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
6. Chi chuyển nguồn ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau.
7. Các nhiệm vụ chi quy định tại điểm b Khoản 1 và các Khoản 3 và 4 Điều này, chỉ quy định cho ngân sách cấp tỉnh, không áp dụng cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương theo các nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Nghị định này, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư từng vùng và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, bảo đảm hiệu quả;
2. Phải phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác cho thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Việc huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:
1. Khi có nhu cầu huy động vốn đầu tư, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nội dung phương án phải nêu rõ:
a) Kế hoạch đầu tư 5 năm thuộc nguồn ngân sách cấp tỉnh bảo đảm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Dự án đầu tư đề nghị huy động vốn thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch đầu tư 5 năm đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
c) Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền về dự án đầu tư đề nghị huy động vốn;
d) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
đ) Tổng số vốn đầu tư cần huy động và dự kiến nguồn bảo đảm trả nợ của ngân sách cấp tỉnh;
e) Hình thức huy động vốn; khối lượng huy động; lãi suất huy động và phương án trả nợ khi đến hạn;
g) Dư nợ vốn huy động tại thời điểm trình phương án và dư nợ nếu được duyệt phương án bảo đảm không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh, không kể vốn đầu tư bổ sung theo mục tiêu không có tính chất ổn định thường xuyên từ ngân sách trung ương cho ngân sách cấp tỉnh;
h) Cân đối ngân sách cấp tỉnh năm báo cáo và khả năng trả nợ của ngân sách các năm tiếp theo;
i) Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ phương án huy động.
2. Sau khi phương án huy động vốn được Hội đồng nhân dân quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát việc thực hiện và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc huy động vốn của địa phương được thực hiện theo các hình thức phát hành trái phiếu đầu tư theo quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ và huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Nguồn vốn huy động được hạch toán thu ngân sách cấp tỉnh để chi cho mục tiêu đã định và phải bố trí trong cân đối của ngân sách cấp tỉnh để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
1. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định một số chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án huy động và sử dụng nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật, báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
3. Khi có nhu cầu huy động sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Uỷ ban nhân dân lập phương án báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
4. Nguồn thu từ các khoản huy động đóng góp tự nguyện được hạch toán thu ngân sách địa phương, được quản lý công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng Quy chế dân chủ ở cơ sở và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 của Luật Ngân sách nhà nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương với ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các nguồn thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, giữa ngân sách cấp huyện với ngân sách cấp xã, bảo đảm nguyên tắc:
a) Đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, khi phân chia lại cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu không được vượt quá tỷ lệ do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Bảo đảm tỷ lệ phần trăm (%) phân chia tối thiểu đối với một số khoản thu cho ngân sách xã, thị trấn và ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo các quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 23 của Nghị định này.
3. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu được áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể.
4. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối ngân sách được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối được xác định trên cơ sở tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách từng cấp theo các tiêu chí về dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng; chú ý tới vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số và vùng có khó khăn khác;
b) Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được xác định nhằm bảo đảm nguồn thu cho ngân sách địa phương cân đối với nhu cầu chi theo nhiệm vụ được giao. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi đã thực hiện để lại 100% các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho địa phương mà nhiệm vụ chi vẫn lớn hơn nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng, thì ngân sách trung ương sẽ thực hiện bổ sung cân đối cho ngân sách địa phương tương ứng với số chêch lệch giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi.
5. Tùy theo điều kiện thực tế ở địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể vừa phân cấp nguồn thu điều tiết, vừa thực hiện bổ sung cân đối cho các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
1. Chính phủ trình Quốc hội quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định mức bổ sung từ ngân sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới trực tiếp.
2. Bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới gồm:
a) Bổ sung cân đối thu, chi ngân sách nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao;
b) Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ sau:
Hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách các cấp có liên quan;
Hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao các cơ quan địa phương thực hiện; mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao;
Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nằm trong quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, ngân sách cấp dưới đã bố trí chi nhưng không đủ nguồn hoặc cần tập trung nguồn lực để thực hiện nhanh trong một thời gian nhất định; mức hỗ trợ theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt;
Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất: khắc phục thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng, một phần Quỹ dự trữ tài chính của địa phương nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;
Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác; mức bổ sung theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Kinh phí bổ sung theo mục tiêu phải được sử dụng theo đúng mục tiêu quy định.
BUDGET MANAGEMENT DECENTRALIZATION AND THE RELATIONSHIP BETWEEN DIFFERENT BUDGET LEVELS
Article 20.- The central budget revenues include:
1. Revenues enjoyed 100% by the central budget;
a) Value added tax on import goods;
b) Export tax, import tax;
c) Special consumption tax on import goods;
d) Enterprise income tax of entire branch-accounting units (the Finance Minister shall announce in detail the entire branch-accounting units);
e) Tax amounts and other revenues from oil and gas exploring and exploiting activities, land surface rent, water surface rent;
f) Recovered central budget capital at economic establishments, recovered loans of the central budget (both principal and interest), revenue from the central financial reserve fund, revenues from contributed capital of the central budget;
g) Non-refundable aid provided to the Vietnamese Government by foreign Governments, organizations and/or individuals;
h) Amounts payable to the State budget, as prescribed by law, from charges and fees collected by central agencies and units, excluding petroleum charges and registration fees;
i) Amounts payable to the budget, as prescribed by law, from non-business revenues of units directly managed by central agencies;
j) Positive difference between revenue and expenditure of Vietnam State Bank;
k) Revenue from central budget remainder;
l) Revenue from transfer of central budget sources of the preceding year;
m) Fines, confiscation and other revenues from the central budget as provided for by law.
2. Revenues divided in percentages between the central budget and the local budgets:
a) The value added tax, excluding value added tax on import goods prescribed at Point a, Clause 1 of this Article and value added tax collected from construction lottery activities;
b) The enterprise income tax, excluding enterprise income tax of the entire branch- accounting units prescribed at Point d, Clause 1 of this Article and the enterprise income tax collected from construction lottery activities;
c) Income tax on high-income earners, not to mention taxes prescribed at Point e, Clause 1 of this Article;
d) Special consumption tax collected from domestic goods and services, excluding special consumption tax collected from construction lottery activities;
e) Petrol and oil charges.
Article 21.- The central budget expenditures include:
1. Development investment expenditures on:
a) Investment in the construction of centrally- managed socio-economic infrastructures with capital being unrecoverable;
b) Investment and support for enterprises, economic organizations, contribution of equity capital, joint-venture capital to enterprises in domains necessarily requiring the State’s participation as provided for by law;
c) Expenditures on financial support, capital supplement, export support and reward for enterprises and economic organizations according to law provisions;
d) Development investment portions in national target programs and State projects, which are implemented by central agencies;
e) Expenditures on support for the centrally-managed finance organizations of the State;
f) Expenditures on supplement to the State reserve;
g) Other development investment expenditures as provided for by law.
2. Regular expenditures on:
a) Educational, training, vocational training, medical, social, cultural-information, literary and artistic, physical training and sport, scientific and technological, environmental and other non-business activities managed by central agencies:
- General education boarding schools for ethnic minority pupils;
- Post-graduate, university, collegial, intermediate vocational and vocational training as well as other forms of training and fostering;
- Disease prevention and combat and other medical non-business activities;
- Sanatoriums for war-invalids, people with meritorious services to the revolution, social relief establishments, social-vice prevention and combat as well as other social activities;
- Conservation, museums, libraries, renovation of classified historical relics, literary and artistic creation activities as well as other cultural activities;
- Radio, television and other information activities;
- Fostering and training of coaches and athletes for national teams; national and international tournaments; management of physical training and sport competition facilities as well as other physical training and sport activities;
- Scientific research and technological development;
- Other non-business activities.
b) Economic non-business activities managed by central agencies:
- Communications non-business activities: maintenance and repair of bridges, roads and other traffic works, placing road signs and adopting measures to ensure traffic safety on various routes;
- Agricultural, irrigation, fishery and forestry non-business activities: maintenance and repair of dyke systems, irrigation works, agricultural, fishery or forestry farms and stations; forestry, agricultural and fishery promotion work; zoning off for aquaculture, forest protection, forest fire prevention and fighting, aquatic resource protection;
- Basic surveys;
- Administrative boundary delimitation;
- Map making;
- Border delimitation and border-marker placing;
- Cadastral measurement and mapping, cadastral dossier archival;
- Sedentary farming and settlement, new economic zones;
- Environmental non-business activities;
- Other economic non-business activities.
c) Defense, security, social security and order tasks financed by the central budget under the regulations of the Government;
d) Activities of the National Assembly, the State President, the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies, the systems of People’s Courts and People’s Procuracies;
e) Activities of the central agency of the Communist Party of Vietnam;
f) Activities of the central bodies of Vietnam Fatherland Front, Vietnam Labor Confederation, Vietnam War Veterans’ Association, Vietnam Women’s Union, Vietnam Peasants’ Association, Ho Chi Minh Communist Youth Union;
g) Price subsidies under the State’s policies;
h) Regular expenditure portions in the national programs and State projects, which are implemented by central agencies;
i) Implementation of regimes towards persons who retire or leave their jobs due to poor health conditions as prescribed in the Labor Code for subjects covered by the central budget; support for the Social Insurance Fund according to the Government’s regulations;
j) Realization of policies toward war-invalids, diseased army men, war martyrs and their relatives, families with meritorious services to the revolution and other social policy beneficiaries;
k) Support for centrally-managed political, socio-professional organizations, social organizations as provided for in Article 17 of this Decree;
l) Other regular expenditures as prescribed by law.
3. Payment of principals and interests for amounts borrowed by the Government.
4. Aid provided for foreign governments and/or organizations.
5. Loans provided under the provisions of law.
6. Supplements to the Central Financial Reserve Fund.
7. Supplements to local budgets.
8. Expenditures transferred from the previous year’s central budget source to the following year’s central budget source.
Article 22.- The local budget revenues include:
1. Revenues enjoyed 100% by the local budgets:
a) House and land tax;
b) Natural resource tax, excluding natural resource tax collected from oil and gas activities;
c) License tax;
d) Land use right transfer tax;
e) Agricultural land use tax;
f) Land use levies;
g) Land rent, water surface rent excluding water surface rent collected from oil and gas activities;
h) Land-related damage compensation;
i) Money earned from lease and sale of State-owned houses;
j) Registration fee;
k) Revenue from construction lottery activities;
l) Revenues from contributed capital of local budgets, retrieved money of the local budget capital at economic establishments, revenues from the provincial-level Financial Reserve Fund under the provisions in Article 58 of this Decree;
m) Non-refundable aid provided by foreign organizations or individuals directly for localities under the provisions of law;
n) Amounts payable to the budget, as provided for by law, from charges and fees collected by local agencies or units, excluding petrol and oil charges and registration fees;
o) Revenues from public land funds and yields from other public properties;
p) Amounts payable to the budget under the provisions of law from non-business revenues of units under the local management;
q) Mobilizations from organizations, individuals under the provisions of law;
r) Voluntary contributions of organizations and individuals inside and outside the country;
s) Revenues from mobilization for investment in the construction of infrastructure works as provided for at Clause 3, Article 8 of the State Budget Law;
t) Revenue from local budget remainder;
u) Fines, confiscations and other revenues of the local budgets under the provisions of law;
v) Supplements from high-level budgets;
x) Revenues transferred from the previous year’s local budget source to the following year’s local budget source.
2. Revenues divided in percentages between the central budget and local budgets according to the provisions in Clause 2, Article 20 of this Decree.
Article 23.- The provincial-level People’s Councils shall decide the decentralization of revenue sources for various budget levels of the local administrations according to the principle prescribed in Article 6 of this Decree, and at the same time to ensure the following requirements:
1. Combining the tasks and management capability of each level, restricting the supplements from high-level budgets to low-level budgets; encouraging all levels to enhance the management of revenues, to combat revenue losses; restricting the divisions of small revenue sources to many levels.
2. The commune/district town budgets are entitled to enjoy at least 70% of the following revenues:
a) Land use right transfer tax;
b) House and land tax;
c) License tax collected from business individuals and households;
d) Agricultural land use tax collected from family households;
e) House and land registration fees.
3. The provincial- capital/city budgets are entitled to enjoy at least 50% of the registration fees, excluding house and land registration fees.
Article 24.- The local budgets’ spending tasks include:
1. Development investment expenditures on:
a) Investment in the construction of socio-economic infrastructures with locally-managed capital being unable to be retrieved;
b) Investment in, and support for, enterprises, economic organizations and financial organizations of the State under the provisions of law;
c) Development investment portions in the national programs implemented by local agencies;
d) Other development investment expenditures as prescribed by law.
2. Regular expenditures on:
a) Educational, training, vocational training, medical, social, cultural-information-literary-artistic, physical training and sport, scientific and technological, environmental and other non-business activities managed by localities:
- General education, complementary education, creches, kindergartens, boarding general education schools for ethnic minority pupils and other educational activities;
- University, collegial, intermediate-education, vocational training, short-term training and other forms of training and fostering;
- Disease prevention and treatment and other medical activities;
- Social charity camps, social relief, hunger reduction, social vice prevention and combat and other social activities;
- Conservation, museums, libraries, art performances and other cultural activities;
- Radio, television and other information activities;
- Fostering and training of coaches and athletes for provincial teams; provincial tourneys; managing establishments for physical training and sport competitions as well as other physical training and sport activities;
- Scientific research, technological development;
- Other non-business activities managed by localities.
b) Economic non-business activities managed by localities:
- Non-business communications activities: consolidation, maintenance and repair of bridges, roads and other communications works; placing road signs and applying measures to ensure traffic safety on various routes;
- Agricultural, irrigation, fishery, salt-making and forestry non-business activities: consolidation and maintenance of dyke systems, irrigation works, agricultural, forestry and fishery farms and stations; forestry, agricultural and fishery promotion work; zoning off for aquaculture, forest protection, forest fire prevention and fighting, aquatic resource protection;
- Municipal administration non-business activities: consolidation and maintenance of public-lighting systems, street sidewalks, water supply and drainage systems, intra-municipal traffic, parks and other municipal administration non-business activities;
- Making cadastral measurement and maps and archiving cadastral dossiers, and other cadastral non-business activities;
- Basic surveys;
- Environment-related non-business activities;
- Other economic non-business activities.
c) Defense, security, social order and safety tasks financed by the local budgets under the Government’s regulations;
d) Activities of State bodies, agencies of the Communist Party of Vietnam in localities;
e) Activities of the local bodies of the Vietnam Fatherland Front Committee, Vietnam War Veterans’ Association, Vietnam Women’s Union, Vietnam Peasants’ Association, Ho Chi Minh Communist Youth Union;
f) Support for political, socio- professional organizations, social organizations and/or socio-professional organizations in localities as provided for by law;
g) Implementation of social policies towards subjects under the local management;
h) The regular expenditure portions in the national programs implemented by local agencies;
i) Price subsidies according to the State’s policies;
j) Other regular expenditures as prescribed by law.
3. Expenditures on payment of principals and interests for amounts mobilized for investment as provided for in Clause 3, Article 8 of the State Budget Law.
4. Expenditures on supplements to the provincial-level financial reserve funds.
5. Expenditures on supplements to low-level budgets.
6. Expenditures transferred from the preceding year’s local budget sources to the current year’s local budget sources.
7. Tasks prescribed at Point b of Clause 1, and Clauses 3 and 4 of this Article shall apply only to the provincial-level budget, not to the district-level and commune-level budgets.
Article 25.- The provincial-level People’s Councils shall decide on decentralization of spending tasks to various budget levels of the local administrations according to the principles prescribed in Article 6 of this Decree, and at the same time must ensure the following requirements:
1. Being compatible with the socio-economic, defense and security task decentralization for each domain and with the economic, geographical and population characteristics of each regions as well as the qualifications and capability of the contingent of cadres, ensuring the efficiency;
2. Having to decentralize task of expenditures on investment in construction of public general education schools at all levels, public lighting, water supply and drainage systems, urban traffic, urban sanitation and other public-welfare facilities for provincial capitals and cities;
Article 26.- The mobilization of capital for investment in the construction of infrastructural works covered by the provincial-level budget as prescribed in Clause 3, Article 8 of the State Budget Law is carried out as follows:
1. Upon the appearance of demand for mobilization of investment capital, the provincial-level People’s Committees shall draw up plans to be submitted to the People’s Councils of the same level for decision, with their contents clearly stating:
a) The five-year investment plans under the provincial-level budget, already approved by the provincial-level People’s Councils;
b) The investment projects proposed for capital mobilization, on the list of investment in the five-year investment plans already decided by the People’s Councils;
c) Investment decisions of the competent authorities regarding the investment projects proposed for capital mobilization;
d) Socio-economic efficiency of the projects;
e) The total investment capital to be mobilized and projected debt-repayment sources of the provincial-level budget;
f) Forms of capital mobilization; mobilization amount; mobilization interest rates and plans for debt repayment upon their mature;
g) The mobilized capital debit balance at the time of submitting the plans and the debit balance if the plans are approved must not exceed 30% of the annual domestic capital construction funding of the provincial-level budget, excluding investment capital supplemented according to objectives of non-regular stability nature from the central budget to the provincial-level budget;
h) The provincial-level budget balance in the reporting year and debt repayment capability of the budget in the subsequent years;
i) Other documents clearly explaining the mobilization plans.
2. After the capital mobilization plans are decided by the People’s Councils, the provincial-level People’s Committees shall report thereon to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for monitoring and supervising the implementation and making sum-up report to the Prime Minister.
3. Mobilization of capital of localities shall be carried out in forms of investment bond issuance under the Government’s regulations on issuance of Government bonds and mobilization from other lawful financial sources under the provisions of law.
4. The mobilized capital sources shall be accounted as revenues of the provincial-level budget in order to take initiative in paying up all debts upon their mature.
1. The provincial-level People’s Councils shall decide on a number of regimes on charge collection and people’s contributions according to the provisions of law.
2. The provincial-level People’s Committees shall draw up plans for mobilization and use of revenue sources from people’s contributions according to law provisions, and report them to the People’s Councils for consideration and decision.
3. When there is a demand to mobilize the voluntary contributions of organizations and individuals for investment in the construction of infrastructural works of communes, district towns, provincial capitals and cities, the People’s Committees shall draw up plans and report them to the People’s Councils of the same level for decision.
4. Revenues from mobilized voluntary contributions shall be accounted as local budget revenues, which must be publicly managed, inspected, controlled and used for the right purposes, in accordance with the grassroots democracy Regulation and the guidance of the Finance Ministry.
1. Basing itself on the National Assembly’s resolution on State budget estimates in the first year of the budget stability period and according to its competence prescribed in Article 16 of the State Budget Law, the National Assembly Standing Committee shall decide on specific percentages of revenues to be divided between the central budget and the budget of each province or centrally-run city.
2. Basing themselves on the division percentages of revenues decided by the National Assembly Standing Committee for each province and centrally-run city and the revenue sources divided among various budget levels of the local administrations, the provincial-level People’s Councils shall decide on the percentages of revenues to be divided between the provincial-level budget and the district-level budgets and between the district-level budgets and the commune-level budgets, ensuring the principles:
a) For revenues to be divided between the central budget and the local budgets, when sub-dividing them to the budgets of various local administration levels, the division percentage of revenues must not exceed the percentage decided by the National Assembly Standing Committee for each province or centrally-run city.
b) Ensuring the minimum division percentages for a number of revenues of the budgets of the communes, district towns, provincial capitals and cities according to the provisions in Clauses 2 and 3 of Article 23 of this Decree.
3. The revenue division percentages shall apply to all revenues to be divided between the central budget and the local budgets. The revenues to be divided between budgets of various local administration levels shall be decided in detail by the provincial-level People’s Councils.
4. The division percentages of the to be- divided revenues and the budget balance supplement amounts are determined according to the following principles:
a) The division percentages of the to be- divided revenues and the budget balance supplement amounts are determined on the basis of calculating the revenue sources and spending tasks of each budget level according to the criteria on population, natural conditions and socio-economic conditions of each region, paying attention to the deep-lying, remote areas, revolutionary bases, areas inhabited by ethnic minority people and other difficulty-hit regions;
b) The revenue division percentage between the central budget and the local budgets is determined with a view to ensuring that the local budget revenue sources are proportionate to the expenditure demands according to the assigned tasks. For provinces and centrally-run cities where 100% of the revenues divided between the central budget and the local budgets are left to the localities but their tasked expenditures still remain larger than the budget revenues enjoyed by the localities, the central budget shall provide balance supplements to the local budgets corresponding to the differences between their revenue sources and expenditure tasks.
5. Depending on the practical conditions in localities, the provincial-level People’s Councils may decentralize the regulatory revenue sources while also making balance supplements to rural districts, urban districts, provincial capitals and cities.
1. The Government shall submit to the National Assembly for decision the supplementary levels from the central budget to every provincial and municipal budget. The People’s Committees shall submit to the People’s Councils for decision the supplementary levels from the budget of their level to the budgets of the immediate lower-level.
2. The supplements from high-level budgets to low-level budgets shall include:
a) The budget revenue-expenditure balance supplements aim to ensure that the low-level administrations balance their budget sources for the performance of assigned socio-economic, defense and security tasks;
b) The targeted supplements aims to support the low-level budgets in the performance of the following tasks:
- Support for the implementation of new policies and regimes promulgated by the superiors and not yet arranged in the budget estimates of the first year of the budget stability period, the specific support levels shall be determined on the basis of the balancing capability of the relevant budget levels;
- Support for the implementation of national programs, projects, which are assigned to local agencies for implementation; the specific support levels shall comply with the expenditure estimates assigned by the competent authorities;
- Support for the realization of objectives, works and projects of great significance for the socio-economic development requirements of the localities, which are included in the plannings and already approved by competent authorities strictly according to law provisions on investment and construction management, for which the low-level budgets have already arranged expenditures but the sources therefor are not adequate or the resources are needed to be concentrated for quick implementation thereof within a given period of time; and the support levels under planning approved by the competent authorities;
- Partial support for handling of unexpected difficulties: overcoming natural disasters, fires, accidents on a large scale with serious extent, and the demand cannot be satisfied after the low-level budgets have used the reserves and part of the local financial reserve funds;
- Support for the performance of a number of other necessary and urgent tasks; the supplementary levels shall be decided by competent authorities.
3. The targeted supplementary funding must be used for the prescribed targets.