Chương 1 Nghị định 60/2003/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 60/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 06/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 30/06/2003 | Số công báo: | Từ số 67 đến số 68 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước về lập dự toán, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán Ngân sách nhà nước. Việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số lĩnh vực quốc phòng, an ninh; cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Thu ngân sách nhà nước gồm:
1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
2. Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí.
3. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế;
b) Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi);
c) Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
4. Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự nghiệp.
5. Tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích.
6. Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
7. Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
8. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.
9. Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
10. Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
11. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa phương theo quy định tại Điều 50 của Nghị định này.
12. Thu từ Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này.
13. Thu kết dư ngân sách theo quy định tại Điều 69 của Nghị định này.
14. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Các khoản di sản nhà nước được hưởng;
b) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phạt, tịch thu;
c) Thu hồi dự trữ nhà nước;
d) Thu chênh lệch giá, phụ thu;
đ) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
e) Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang;
g) Các khoản thu khác.
Chi ngân sách nhà nước gồm:
1. Chi đầu tư phát triển về:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn;
b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Chi bổ sung dự trữ nhà nước;
d) Chi đầu tư phát triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước;
đ) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác;
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;
c) Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;
d) Hoạt động của các cơ quan nhà nước;
đ) Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam;
e) Hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;
g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
h) Phần chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước;
i) Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội;
k) Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;
l) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
m) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
4. Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước.
5. Chi cho vay của ngân sách trung ương.
6. Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
7. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này.
8. Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
9. Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
1. Bội chi ngân sách nhà nước là bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương và tổng số thu ngân sách trung ương của năm ngân sách. Ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước gồm:
a) Các khoản vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ và từ các nguồn tài chính khác;
b) Các khoản Chính phủ vay ngoài nước được đưa vào cân đối ngân sách.
1. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, theo quy định hiện hành, bao gồm:
a) Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn;
c) Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã);
2. Quan hệ giữa ngân sách các cấp thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
b) Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này, được ổn định từ 3 đến 5 năm (gọi chung là thời kỳ ổn định ngân sách). Chính phủ trình Quốc hội quyết định thời kỳ ổn định ngân sách giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thời kỳ ổn định ngân sách giữa các cấp ở địa phương;
c) Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; Trường hợp cần ban hành chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách sau khi dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp;
d) Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu ngân sách hàng năm (phần ngân sách địa phương được hưởng) để chi cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên (đối với địa phương nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên) hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên (đối với những địa phương có điều tiết về ngân sách cấp trên);
đ) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;
e) Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi quy định tại các điểm a, b và đ Khoản 2 Điều này, không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ các trường hợp quy định tại điểm g Khoản 2 Điều này.
g) Uỷ ban nhân dân các cấp được sử dụng ngân sách cấp mình để hỗ trợ cho các đơn vị do cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong các trường hợp:
- Khi xảy ra thiên tai và các trường hợp cấp thiết khác mà địa phương cần khẩn trương huy động lực lượng để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội;
- Các đơn vị do cấp trên quản lý khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc:
1. Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;
2. Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể:
a) Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia như: các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tác động đến cả nước hoặc nhiều địa phương, các chương trình, dự án quốc gia, các chính sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách;
b) Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý;
3. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, thời gian thực hiện phân cấp này phải phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở địa phương; cấp xã được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính - ngân sách để quản lý tốt, có hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp;
4. Kết thúc mỗi kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp, theo thẩm quyền quy định tại các Điều 15, 16 và 25 của Luật Ngân sách nhà nước, Quốc hội, Hội đồng nhân dân điều chỉnh mức bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp.
Dự toán ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi của ngân sách mỗi cấp để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán trong năm ngân sách.
Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách như sau:
1. Đối với dự phòng ngân sách trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyết định mức chi không quá 1 tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh, định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đối với các khoản chi trên 1 tỷ đồng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thống nhất với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ tín dụng nhà nước, chi góp vốn cổ phần, liên doanh; Bộ Tài chính chủ trì thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho các khoản chi còn lại.
Đối với việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương để thực hiện những chính sách, chế độ mới đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, giao Bộ trưởng Bộ Tài chính tổ chức thực hiện, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tình hình sử dụng dự phòng ngân sách trung ương hàng quý và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
2. Đối với dự phòng ngân sách các cấp chính quyền địa phương, cơ quan tài chính trình Uỷ ban nhân dân quyết định.
Uỷ ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tình hình sử dụng dự phòng ngân sách địa phương hàng quý và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tình hình sử dụng dự phòng ngân sách xã hàng quý và báo cáo Hội đồng nhân dân trong kỳ họp gần nhất.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm trong phạm vi được phân công quản lý; tổ chức bộ máy quản lý tài chính - ngân sách theo đúng quy định, bảo đảm tiêu chuẩn trình độ, năng lực, phẩm chất cán bộ để quản lý ngân sách chặt chẽ, có hiệu quả.
2. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt dự toán thu, chi ngân sách được giao, nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng các khoản vốn, kinh phí do Nhà nước cấp theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.
3. Ngoài cơ quan giao dự toán ngân sách, không một tổ chức, cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã được giao.
4. Cơ quan tài chính các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách nộp đầy đủ, đúng thời hạn các khoản phải nộp ngân sách nhà nước; cấp đúng chế độ, tiêu chuẩn, kịp thời theo tiến độ thực hiện các khoản chi trong phạm vi dự toán.
5. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân tự đặt ra chế độ, tiêu chuẩn thu, chi ngân sách nhà nước trái quy định của pháp luật.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, các địa phương, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách trong phạm vi được giao. Nghiêm cấm các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng ngân sách để cho vay trực tiếp, trừ trường hợp dùng nguồn vay của ngân sách trung ương cho các doanh nghiệp vay lại theo quy định của Chính phủ;
b) Vay hoặc chiếm dụng vốn của các tổ chức, cá nhân trái quy định của pháp luật;
c) Sử dụng ngân sách không đúng chế độ, chính sách, sai mục tiêu do cấp có thẩm quyền quy định.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm của các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng, quyết toán tài chính - ngân sách, tài sản nhà nước.
Thẩm quyền quyết định định mức phân bổ và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách được quy định như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định định mức phân bổ ngân sách làm căn cứ xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, các địa phương; trước khi ban hành, Thủ tướng Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản.
2. Căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách do Thủ tướng Chính phủ ban hành, khả năng tài chính - ngân sách và đặc điểm tình hình ở địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định định mức phân bổ ngân sách làm căn cứ xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách ở địa phương.
3. Căn cứ vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ quyết định những chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả nước như: chế độ tiền lương, trợ cấp xã hội, chế độ đối với người có công với cách mạng, tỷ trọng chi ngân sách thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ trong tổng chi ngân sách nhà nước; trước khi ban hành, Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản.
4. Chính phủ giao Thủ tướng Chính phủ quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước. Đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu để phù hợp đặc điểm của địa phương, Thủ tướng Chính phủ quy định khung và giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể.
5. Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; trường hợp không thống nhất, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định.
6. Ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, trên cơ sở nguồn ngân sách địa phương bảo đảm, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quyết định chế độ chi ngân sách, phù hợp với đặc điểm thực tế ở địa phương. Riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính việc ban hành các chế độ chi ngân sách ở địa phương để tổng hợp và giám sát việc thực hiện;
7. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung và hiệu quả công việc, trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu được quyết định các mức chi quản lý, chi nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng tài chính của đơn vị theo quy định của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên; các chế độ này phải gửi cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp và giám sát thực hiện. Trường hợp các mức chi đó không phù hợp với quy định của Chính phủ thì cơ quan Tài chính có ý kiến để điều chỉnh cho phù hợp.
1. Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, nộp và sử dụng ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước; quyết toán đầy đủ, kịp thời và trung thực các khoản thu, chi phát sinh; sử dụng hoá đơn, chứng từ thu, chi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Nghiêm cấm các cấp chính quyền, tổ chức và cá nhân tự giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước hoặc dùng nguồn ngân sách nhà nước cấp để lập quỹ ngoài ngân sách trái quy định của pháp luật.
1. Chính quyền các cấp, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải thực hiện công khai: dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao; quyết toán ngân sách được cấp có thẩm quyền duyệt; kết quả kiểm toán ngân sách do cơ quan kiểm toán công bố theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan thu, cơ quan Tài chính, cơ quan kho bạc phải niêm yết quy trình, thủ tục thu nộp, miễn, giảm các khoản thu ngân sách nhà nước, cấp phát và thanh toán ngân sách tại nơi giao dịch.
3. Giao Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết chế độ công khai trong lĩnh vực ngân sách.
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan khác ở địa phương có trách nhiệm báo cáo và cung cấp các tài liệu liên quan đến thu, chi ngân sách cho Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân theo đúng Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành và Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương do Chính phủ ban hành.
1. Thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam.
2. Đối với các khoản thu của ngân sách nhà nước tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, phải nộp vào quỹ ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Trường hợp thu ngân sách nhà nước bằng hiện vật và ngày công lao động, phải quy đổi thành tiền theo giá thị trường tại địa phương để phản ánh vào ngân sách nhà nước.
4. Đối với các nhu cầu chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, phải lập dự toán, cấp phát bằng đồng Việt Nam để các đơn vị mua ngoại tệ của Ngân hàng, trừ một số trường hợp được chi bằng ngoại tệ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính căn cứ vào quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của Nghị định này quy định cụ thể việc quản lý thu, chi ngân sách cấp xã; giao Uỷ ban nhân dân địa phương bố trí đủ cán bộ đã được đào tạo để quản lý ngân sách xã; đồng thời, thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã để bảo đảm đủ năng lực quản lý ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo nguyên tắc ngân sách nhà nước cấp chênh lệch giữa dự toán chi được duyệt theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và các nguồn thu của các tổ chức nêu trên theo chế độ quy định (đoàn phí, công đoàn phí, hội phí; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật).
2. Các tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động phải lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán theo đúng chế độ quy định.
Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự bảo đảm kinh phí hoạt động. Trường hợp các tổ chức trên có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ; giao Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết việc hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với các tổ chức trên.
1. Kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và từng tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này được bố trí trong dự toán các cấp ngân sách trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định.
2. Tổng số kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được tổng hợp trong dự toán của các cấp ngân sách. Sau khi dự toán ngân sách được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao mức hỗ trợ cụ thể cho từng tổ chức.
Mọi tài sản được đầu tư từ nguồn ngân sách, nguồn đóng góp của nhân đân, đất đai và các tài sản khác thuộc sở hữu của Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
Article 1.- This Decree details and guides the implementation of the State Budget Law regarding the estimation, implementation, accounting, auditing and settlement of State budget. The management and use of State budget and assets for a number of defense and security domains, and the particular financial- budgetary mechanisms for Hanoi capital and Ho Chi Minh city shall be governed by separate regulations of the Government.
Article 2.- The State budget revenue includes:
1. Taxes paid by organizations and individuals according to law provisions.
2. State budget remittance portions from charges and fees under the provisions of law.
3. Amounts collected from the State’s economic activities under the provisions of law, including:
a) Retrieved amounts of State capital at economic establishments;
b) Retrieved amounts of State loans (both principal and interest);
c) Income from the State capital contributed to economic establishments, including income from after-tax profits of economic organizations to which the State has contributed capital according to the Government’s regulations.
4. Budget remittance portions from non-business activities as provided for by law.
5. Land use levies; yields from public properties and public land.
6. Land rents, water surface rents.
7. Mobilizations from organizations and individuals as provided for by law.
8. Voluntary contributions of organizations and individuals inside and outside the country.
9. Capital mobilized for investment in the construction of infrastructural works as provided for at Clause 3, Article 8 of the State Budget Law.
10. State budget remittance portions of money earned from the sale or lease of State-owned assets as prescribed by law.
11. Non-refundable aids provided by foreign governments, organizations and/or individuals to the Vietnamese government and/or local State organizations as provided for in Article 50 of this Decree.
12. Revenues from the financial reserve funds as provided for in Article 58 of this Decree.
13. Revenues from budget remainder as provided for in Article 69 of this Decree.
14. Other revenues as prescribed by law, including:
a) Heritages enjoyed by the State;
b) Budget remittance portions of charges and fees as provided for by law;
c) State reserve recovery;
d) Price and/or surcharge differences;
e) Supplements from high-level budgets;
f) Budget sources transferred from the preceeding year;
g) Other revenues.
Article 3.- The State budget expenditure includes:
1. Development investment expenditures on:
a) Investment in the construction of socio-economic infrastructures with capital cannot be retrieved;
b) Investment in and support for enterprises, economic organizations and/or financial organizations of the State; contribution of equity capital or joint-venture capital to enterprises in domains requiring the State’s participation as provided for by law;
c) Supplements to the State reserves;
d) Development investment under national target programs, State projects;
e) Other development investment amounts as provided for by law.
2. Regular expenditures on:
a) Educational, training, medical, social, cultural and information, literary, artistic, physical training and sport, scientific and technological non-business activities, as well as other social non-business activities;
b) Economic non-business activities;
c) National defense, security as well as social order and safety;
d) Activities of State agencies;
e) Activities of the Communist Party of Vietnam;
f) Activities of the Vietnam Fatherland Front Committee, Vietnam Labor Confederation, Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam War Veterans’ Association, Vietnam Women’s Union, Vietnam Peasants’ Association;
g) Price subsidies under the State’s policies;
h) Regular expenditures under national target programs, State projects;
i) Support for the Social Insurance Fund;
j) Support for the social policy beneficiaries;
k) Support for political, socio-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations;
l) Other regular expenditures as provided for by law.
3. Payment of principals and interests of amounts borrowed by the Government.
4. Central budget aid for foreign governments and organizations.
5. Loans provided by the central budget.
6. Payment of principals and interests of amounts mobilized for investment in the construction of infrastructures as provided for in Clause 3, Article 8 of the State Budget Law.
7. Supplements to the Financial Reserve Fund as provided for in Article 58 of this Decree.
8. Supplements from high-level budgets to low-level budgets.
9. Expenditures transferred from the previous year’s budget to the following year’s budget.
1. State budget deficit means the central budget deficit determined as the negative difference between the central budget total expenditures and the central budget total revenues of the budget year. The local budgets shall be balanced with the total expenditures not exceeding the total revenues as provided for in Clause 3, Article 8 of the State Budget Law.
2. Sources making up for State budget deficits shall include:
a) Domestic borrowings from issuance of Government bonds and from other financial sources;
b) Amounts borrowed by the Government from foreign countries to balance the budget.
1. The State budget is composed of the central budget and the local budgets. The local budgets include the budgets of administrative units at all levels including the People’s Councils and the People’s Committees according to the provisions of the Law on Organization of the People’s Councils and the People’s Committees and the current regulations, which are:
a) Budgets of the provinces and centrally-run cities (referred collectively to as the provincial budget), consisting of the provincial-level budget and budgets of rural districts, urban districts, provincial capitals and cities;
b) Budgets of rural districts, urban districts, provincial capitals and cities (referred collectively to as the district budget), consisting of the district-level budget and budgets of communes, wards and district townships;
c) Budgets of communes, wards and district townships (referred collectively to as the commune budget).
2. The relationships between budgets of various levels shall comply with the following principles:
a) To divide in percentage (%) the revenue amounts to be divided between different budget levels and make balance supplements from high-level budgets to low-level budgets in order to ensure fairness and balanced development among regions, localities. The supplementary amounts from high-level budgets are the revenues of low-level budgets;
b) The percentage of divided revenue amounts and the balance supplements from high-level budgets to low-level budgets as prescribed at Point a, Clause 2 of this Article, shall be kept stable for between 3 and 5 years (referred collectively to as the budget stability period). The Government shall submit to the National Assembly for decision the budget stability period between the central budget and the local budget. The provincial-level People’s Committees shall submit to the People’s Councils of the same level for decision the budget stability period between different budget levels in the localities;
c) The spending tasks of any budget level shall be ensured by the budget of such level. In case of necessity to promulgate new policies and regimes, thus increasing the budget expenditures after the estimates have already been decided by competent authorities, solutions must be worked out to ensure the financial sources suitable to the balance capability of each budget level;
d) During the budget stability period, the localities may use the sources of annual budget revenue increases (the portions to be enjoyed by the local budgets) for expenditures on tasks of socio-economic development in the localities; after each budget stability period, they must raise the self-balancing capability, develop the local budgets, gradually reduce the supplementary amounts from high-level budgets (for localities receiving supplements from high-level budgets) or raise the regulating percentages of revenue amounts to be remitted to the high-level budgets (for localities making remittances to high-level budgets);
e) Where the superior State management agencies authorize the subordinate State management agencies to perform their spending tasks, they must transfer fundings from the superior budget level to the subordinate budget level for the performance of such tasks;
f) Besides the revenue supplementation and the authorized performance of spending tasks as prescribed at Points a, b and e, Clause 2 of this Article, the budget of one level must not be used to perform the spending tasks of the budget of another level, except for cases prescribed at Point g, Clause 2 of this Article.
g) The People’s Committees at different levels may use budgets of their levels to support units managed by the superior levels and located in the localities in the following cases:
- When natural disasters and other emergency cases occur, which require the localities to quickly mobilize forces to stabilize the socio-economic situation;
- The units managed by the superiors perform their functions in combination with a number of tasks at the requests of the subordinate levels.
Article 6.- The decentralization of State budget management must ensure the principles:
1. Being in compatible with the State’s decentralization of socio-economic, defense and security management and the managerial capability of each level in the localities;
2. The central budget and local budgets are clearly defined with revenue sources and specific spending tasks:
a) The central budget plays the leading role, ensuring the performance of strategic and important tasks of the country such as investment projects on socio-economic infrastructure development affecting the whole countries or many localities, national programs and projects, important social policies regulating the macro-economic activities of the whole countries, ensuring defense, security, external relations and supporting localities which have not yet balanced their budget revenues and expenditures;
b) The local budgets are decentralized with revenue sources to take initiative in ensuring the performance of tasks of socio-economic development, defense, security as well as social order and safety within their respective management scopes.
3. The decentralization of revenue sources and spending tasks between the budgets of the local administration at different levels shall be decided by the provincial-level People’s Councils; the decentralization duration must conform to the budget stability period in localities; the commune level shall be reinforced with revenue sources, means and financial-monetary management officials in order to better and efficiently manage the decentralized financial resources in the localities.
4. At the end of each budget stability period, basing themselves on the possible revenue sources and spending tasks of each level, and according to the competence prescribed in Articles 15, 16 and 25 of the State Budget Law, the National Assembly and the People’s Councils shall adjust the level of balance supplements from the high-level budgets to the low-level budgets; the National Assembly Standing Committee and the provincial-level People’s Councils shall decide on the adjustment of the percentages (%) of revenues to be divided among different budget levels.
Article 7.- The estimates of the central budget and the budgets of the local administration at different levels shall include a reserve of between 2% and 5% of the total expenditure of each budget level for preventing, fighting, and overcoming the consequences of, natural disasters, fires, for important defense and security tasks as well as other urgent tasks arising beyond the estimates in the budget year.
Competence to decide on the use of budget reserves is prescribed as follows:
1. For the central budget reserve, the Finance Minister may decide the spending level of not more than VND one billion for each arising task, quarterly sum them up for report to the Prime Minister; for expenditures of over VND one billion, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and consult with the Finance Ministry and submit them to the Prime Minister for decision the expenditures on capital construction investment, supplementation of national reserve, State credit support, contribution of equity capital, joint-venture capital; the Finance Ministry shall assume the prime responsibility and consult with the Ministry of Planning and Investment then submit to the Prime Minister for decision the remaining expenditures.
Regarding the use of central budget reserves for the implementation of new policies and regimes already decided by the Government or the Prime Minister, the Finance Minister shall be assigned to organize the implementation and report to the Government or the Prime Minister on the implementation results.
The Government shall quarterly report to the National Assembly Standing Committee on the use of the central budget reserve and report to the National Assembly at its nearest session.
2. The budget reserves of the local administration of all levels shall be submitted by the local finance bodies to the People’s Committees for decision.
The People’s Committees shall quarterly report to the Standing Boards of the People’s Councils on the use of local budget reserves and report to the People’s Councils at their nearest sessions. For the commune level, the People’s Committees shall quarterly report to the chairmen and vice-chairmen of the People’s Councils on the use of commune budget reserves and report to the People’s Councils at their nearest sessions.
1. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, other central agencies and the People’s Committees at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, put forth necessary measures to well fulfill the assigned tasks of budget revenues and expenditures; the heads of the budget-using agencies, organizations and units shall have to organize the implementation of measures to combat corruption and wastefulness, to practice economy within the scope of their management, to organize the finance-budget management apparatuses strictly according to regulation, ensuring the criteria on qualifications, capability and quality of cadres in order to strictly and efficiently manage the budgets.
2. Organizations and individuals have the responsibility to well realize the assigned budget revenue and expenditure estimates, to pay fully and on time all tax, charge, fee and other payable amounts into the budget according to law provisions; to manage and use the capital and funding amounts allocated by the State for the right purposes, according to the right regimes, in a thrifty and efficient manner.
3. Besides the budget estimate-assigning agencies, not any organization and individual is allowed to alter the assigned budget tasks.
4. The finance bodies at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, have to urge and inspect organizations and individuals, that are obliged to make budget remittances, to remit fully and on time all amounts to be remitted into the State budget; and to allocate expenditures within the estimate limits strictly according to regime, criteria and promptly according to the implementation tempo.
5. Organizations and individuals are strictly forbidden to set at their own will regimes and criteria of State budget revenues and expenditures in contravention of law provisions.
6. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, other central agencies, localities and units shall have to organize the implementation of budget expenditure estimates within the assigned limits. The following cases are strictly prohibited:
a) Using budget to directly provide loans, except for cases of sub-lending sources borrowed from the central budget to enterprises according to the Government’s regulations;
b) Borrowing or appropriating capital of organizations and/or individuals in contravention of law provisions;
c) Using budget at variance with the regimes, policies and objectives prescribed by competent authorities.
Article 9.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government or other central agencies, the presidents of the People’s Committees of all levels shall have to perform the right tasks and exercise the right powers assigned to them in the finance-budget domains and be answerable for errors and violations committed by organizations, units and/or individuals under their respective management in performing the tasks of management, use and settlement of the finance, budget and assets of the State.
Article 10.- Competence to decide on allocation norms and regimes, criteria and norms of budget expenditures is prescribed as follows:
1. The Prime Minister shall decide on budget allocation norms for use as basis for estimation and allocation of budgets to the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, other central agencies and localities; before promulgating them, the Prime Minister shall report them to the National Assembly Standing Committee for its written comments.
2. Basing themselves on the budget allocation norms promulgated by the Prime Minister, the financial and budgetary capability as well as the practical situations of the localities, the provincial-level People’s Councils shall decide on the budget allocation norms for use as basis for budget estimation and allocation in the localities.
3. Basing itself on the undertakings and policies of the Party, the State and the National Assembly, the Government shall decide on important budget expenditure regimes with a large sphere of impact and related to the performance of the socio-economic tasks of the whole country such as wage regime, social allowance, regime for people with meritorious services to the revolution, the budget expenditure proportion for the performance of educational, training, scientific and technological tasks in the total State budget expenditure; before promulgating them, the Government shall report them to the National Assembly Standing Committee for its written comments.
4. The Government shall assign the Prime Minister to decide on the expenditure regimes, criteria and norms for uniform application throughout the country. For a number of expenditure regimes, criteria and norms, the Prime Minister shall prescribe the frames thereof and assign them to the provincial-level People’s Councils for specific decisions in order to suit the characteristics of the localities.
5. The Government shall assign the Finance Minister to decide on budget expenditure regimes, criteria and norms for branches and domains after reaching agreement with the ministries managing such branches or domains; in case of disagreement, the Finance Ministry shall submit them to the Prime Minister for consideration and comments before making decisions thereon.
6. In addition to the expenditure regimes, criteria and norms promulgated by the Government, the Prime Minister or the Finance Minister, for a number of spending tasks of particularly local nature for the performance of socio-economic development tasks, the maintenance of social security and order in localities and on the basis of supply from the local budget sources, the provincial-level People’s Councils may decide on the budget expenditure regimes suitable to the practical characteristics of the localities. Particularly for spending regimes of salary, wage or allowance nature, before deciding thereon, they must obtain the opinions of the branch- or domain-managing ministries.
The provincial-level People’s Committees shall report to the Finance Ministry on the promulgation of regimes of local budget expenditures for synthesis and supervision of the implementation thereof.
7. Basing themselves on the work requirements, contents and efficiency, the heads of the non-business units shall, within the limits of financial sources which can be used, may decide on the levels of managerial expenditures and non-business expenditures suitable to the practical requirements and financial capabilities of their units under the Government’s regulations on financial regimes for non-business units with revenues after obtaining the opinions of the superior State management agencies; these regimes must be sent to the finance agencies of the same level and the State treasuries where transactions are carried out for coordination in and supervision of the implementation. Where such spending levels are incompatible with the Government’s regulations, the finance agencies shall give its opinions for proper adjustment.
1. Organizations and individuals, that are tasked to collect, pay and use the State budget, must organize the reporting thereon and the book-keeping accounting and settlement thereof strictly according to the State’s accounting regimes; fully, promptly and honestly settle the arising revenues and expenditures; and use revenue and expenditure invoices and vouchers according to the regulations of the Finance Minister.
2. Administrations at all levels, organizations and individuals are strictly forbidden to retain State budget revenues or use the allocated State budget sources to set up non-budget funds in contravention of law provisions.
1. The administrations at all levels, the administrative agencies, non-business units, socio-political organizations, political, socio-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations, which enjoy the State budget support, must publicize the budget estimates assigned by competent authorities, and the budget settlements approved by competent authorities; the budget auditing results shall be publicized by the audit agencies under the provisions of law.
2. The collecting agencies, the finance agencies and State treasuries must post up the process and procedures for collection, remittance, exemption and reduction of State budget revenues, allocate and settle budget at transaction places.
3. To assign the Prime Minister to specify the regime of publicity in the budget domain.
Article 13.- The Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the other ministries, the ministerial-level agencies, other central agencies, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities as well as other agencies in localities shall have to report on, and supply documents related to, budget revenues and expenditures to the Economic and Budget Committee, the Nationalities Council and other Committees of the National Assembly, the People’s Councils and their Boards strictly according to the Regulation on estimation, verification and submission to the National Assembly for decision of the State budget estimates, the plans on allocation of the central budget, and for approval of the general settlement of the State budget, promulgated by the National Assembly Standing Committee, and the Regulation on consideration and decision on local budget estimation and allocation, verification and settlement, promulgated by the Government.
1. The State budget revenues and expenditures are accounted in Vietnam dong.
2. The State budget revenues collected at foreign-based Vietnamese representations must be remitted into the budget funds according to the regulations of the Finance Ministry.
3. Where the State budget revenues are collected in kind or workdays, they must be converted into money at the local market prices for reflection thereof into the State budget.
4. Where State budget expenditures are required to be made in foreign currency(ies), the estimates and allocation thereof must be made in Vietnam dong for units to buy foreign currency(ies) from banks, except for a number of cases where expenditures can be made in foreign currency(ies) under the regulations of the Prime Minister.
Article 15.- To assign the Finance Minister to specify the management of commune-level budget revenues and expenditures, based on the provisions of the State Budget Law and the provisions of this Decree; to assign the local People’s Committees to arrange enough trained officials to manage the commune budget; and at the same time to regularly organize training and fostering of commune officials so that they are fully capable of managing the budget according to the provisions of the State Budget Law.
1. The State budget shall ensure enough funding for the operations of the Communist Party of Vietnam and the socio-political organizations on the principle that the State budget shall cover the differences between the expenditure estimates approved according to the regimes, criteria and norms set by competent authorities and the revenue sources of the above-mentioned organizations according to the prescribed regimes (Youth Union fee, Trade Union fee, association fee; other revenue sources as provided for by law).
2. Organizations which are provided with enough funding by the State budget for their operations must make and implement the estimates and the settlement according to the prescribed regimes.
Article 17.- The political, socio-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations shall ensure by themselves fundings for their operations. Where the above-mentioned organizations have activities associated with the tasks of the State, they shall be provided with support from the State budget; to assign the Prime Minister to prescribe in detail the State budget support for the above organizations.
1. The funding of operations of the Communist Party of Vietnam and each socio-political organization prescribed in Clause 1, Article 16 of this Decree shall be incorporated into the estimates of various budget levels and submitted to the National Assembly or the People’s Councils for decision.
2. The total support funding for political, socio-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations shall be synthesized in the estimates of various budget levels. After the budget estimates are decided by the National Assembly or the People’s Councils, the Prime Minister and the People’s Committees shall assign specific support level for each organization.
Article 19.- All assets with investment from the budget source, people’s contribution source, land and other assets under the State’s ownership must be strictly managed and used for the right purposes as provided for by law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực