Chương XX Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Những quy định chung
Số hiệu: | 06/2021/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Nguyễn Bá Hoan |
Ngày ban hành: | 07/07/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2021 |
Ngày công báo: | 28/07/2021 | Số công báo: | Từ số 681 đến số 682 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc
Đây là nội dung tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/7/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo đó, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:
- Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động;
- Tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Hỗ trợ xăng xe;
- Hỗ trợ điện thoại;
- Hỗ trợ đi lại;
- Hỗ trợ tiền nhà ở;
- Hỗ trợ tiền giữ trẻ;
- Hỗ trợ nuôi con nhỏ.
- Hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết;
- Hỗ trợ khi NLĐ có người thân kết hôn;
- Hỗ trợ sinh nhật của NLĐ;
- Trợ cấp cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn khi gặp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020.
Cụ thể, tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020 quy định:
Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/9/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc xét xử được tiến hành bằng lời nói.
Hội đồng xét xử phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi, nghe ý kiến của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng, người giám định, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập; công bố biên bản, tài liệu và tiến hành hoạt động tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ; nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
2. Việc xét xử được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ và thời gian tạm ngừng phiên tòa.
1. Việc xét xử có thể tạm ngừng khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;
b) Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;
c) Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa.
2. Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử vụ án được tiếp tục. Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa.
Tòa án tiến hành việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ bằng các hoạt động:
1. Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp;
2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án;
3. Xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa;
4. Xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án;
5. Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, cần định giá tài sản quy định tại Điều 206 và Điều 215 của Bộ luật này; trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại; yêu cầu định giá lại tài sản;
6. Trường hợp Tòa án đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát không bổ sung được thì Tòa án có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án.
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải tiếp nhận và có thể hỏi người đã cung cấp về những vấn đề có liên quan đến chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó. Việc tiếp nhận được lập biên bản.
2. Ngay sau khi nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thì Tòa án phải chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật, Viện kiểm sát phải xem xét và chuyển lại cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án.
1. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
2. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
b) Xét xử công khai hay xét xử kín;
c) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;
d) Tội danh và điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị cáo;
đ) Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có);
e) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
g) Họ tên người bào chữa (nếu có);
h) Họ tên người phiên dịch (nếu có);
i) Họ tên những người khác được triệu tập đến phiên tòa;
k) Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa.
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm ghi rõ các nội dung quy định tại các điểm a, b, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này; tội danh và hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định; họ tên người kháng cáo, người bị kháng cáo, người bị kháng nghị; Viện kiểm sát kháng nghị; họ tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có).
1. Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.
2. Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố. Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trình bày ý kiến, khi được hỏi.
Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.
4. Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.
5. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.
1. Phòng xử án phải được bố trí thể hiện sự trang nghiêm, an toàn, bảo đảm sự bình đẳng giữa người thực hành quyền công tố và luật sư, người bào chữa khác.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.
1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.
2. Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản.
3. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
4. Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.
1. Khi nghị án phải lập biên bản.
Biên bản nghị án phải được tất cả thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
2. Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử sơ thẩm phải ghi rõ:
a) Giờ, ngày, tháng, năm ra biên bản; tên Tòa án xét xử;
b) Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm;
c) Vụ án được đưa ra xét xử;
d) Kết quả biểu quyết của Hội đồng xét xử về từng vấn đề đã thảo luận quy định tại khoản 3 Điều 326 của Bộ luật này, ý kiến khác (nếu có).
3. Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi rõ các điểm a, c và d khoản 2 Điều này và họ tên các Thẩm phán.
1. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bản án phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng xét xử.
2. Bản án sơ thẩm phải ghi rõ:
a) Tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
b) Số, ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố; tên Viện kiểm sát truy tố; hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo; xử lý vật chứng;
c) Ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập;
d) Nhận định của Hội đồng xét xử phải phân tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có tội hay không và nếu bị cáo có tội thì là tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác được áp dụng, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và việc giải quyết khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật;
đ) Phân tích lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đưa ra;
e) Phân tích tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
g) Quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án. Trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì ghi rõ quyết định đó.
3. Bản án phúc thẩm phải ghi rõ:
a) Tên Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, bị kháng nghị và những bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo, không bị kháng nghị nhưng Tòa án cấp phúc thẩm có xem xét; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người giám định, người phiên dịch và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, địa chỉ của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; tên của Viện kiểm sát có kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
b) Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định trong bản án sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án;
c) Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm.
1. Không được sửa chữa, bổ sung bản án trừ trường hợp phát hiện có lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai.
Việc sửa chữa, bổ sung bản án không được làm thay đổi bản chất vụ án hoặc bất lợi cho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
Việc sửa chữa, bổ sung bản án được thể hiện bằng văn bản và giao ngay cho những người được quy định tại Điều 262 của Bộ luật này.
2. Việc sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại khoản 1 Điều này do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định thực hiện. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc sửa chữa, bổ sung bản án do Chánh án Tòa án đã xét xử vụ án đó thực hiện.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, bị hại, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho bị cáo bị xét xử vắng mặt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 290 của Bộ luật này, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Cơ quan điều tra cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Trại tạm giam, Trại giam nơi đang giam giữ bị cáo; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo làm việc, học tập; cấp bản sao bản án hoặc trích lục bản án về những phần có liên quan cho đương sự hoặc người đại diện của họ.
Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 290 của Bộ luật này thì trong thời hạn nêu trên, bản án phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.
Tòa án cấp sơ thẩm gửi bản án cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong trường hợp bản án sơ thẩm có tuyên hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án hoặc quyết định phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp; cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm; Trại tạm giam, Trại giam nơi đang giam giữ bị cáo; người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện của họ; cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong trường hợp bản án phúc thẩm có tuyên hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập của bị cáo. Trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 25 ngày.
1. Trường hợp bị cáo, bị hại, đương sự, người làm chứng không biết tiếng Việt, là người câm, người điếc thì người phiên dịch phải dịch cho họ nghe, hiểu lời trình bày, các câu hỏi, câu trả lời tại phiên tòa, nội dung quyết định của Hội đồng xét xử và các vấn đề khác có liên quan đến họ.
2. Người phiên dịch phải dịch lời trình bày, câu hỏi, câu trả lời của những người quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Việt cho Hội đồng xét xử và người khác tham gia phiên tòa cùng nghe.
1. Cùng với việc ra bản án, Tòa án ra kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Tòa án, cơ quan, tổ chức nhận được kiến nghị phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết về những biện pháp được áp dụng.
2. Kiến nghị của Tòa án có thể được đọc tại phiên tòa cùng với bản án hoặc chỉ gửi riêng cho cơ quan, tổ chức hữu quan.
Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, Tòa án phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Việc xem xét, trả lời Tòa án về kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa;
b) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;
c) Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;
d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị;
b) Bổ sung chứng cứ mới;
c) Bổ sung, thay đổi kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị;
d) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;
đ) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;
e) Tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo quy định của Bộ luật này.
1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án.
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
3. Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án.
4. Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
5. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
6. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động tố tụng.
7. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý.
8. Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, nhiệm vụ, quyền hạn khác khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.
GENERAL
Article 250. Direct, verbal and uninterrupted adjudication
1. The trial shall be conducted through verbal communication.
The Trial panel shall directly determine facts of the case by asking and listening to the defendants, crime victims or their representatives, witness testifiers, expert witnesses and other attendees summoned by the Court. The lay assessors shall consider and examine documents and evidences collected; announce written records and documents and engage in other legal proceedings to inspect evidences. The lay assessors shall listen to procurators, defense counsels, and protectors of legitimate benefits and rights of the crime victims and litigants.
2. The trial shall not be interrupted, save break time and halt.
Article 251. Temporary halt to trial
1. The trial may be halted in one of the following events:
a) Evidences, document and items must be verified, gathered or supplemented; however, such tasks are not viable in court and shall be fulfilled in 05 days' time upon the temporary halt to the trial;
b) Authorized procedural persons and participants in legal proceedings, due to health conditions, force majeure or objective obstacles, cannot continue their attendance in court; however, they can reappear in court in 05 days' time upon the temporary halt to the trial;
c) The court clerk is absent from the Courtroom.
2. The temporary halt to the trial shall be inputted into the written record of the Court and announced to participants in legal proceedings. The duration of a temporary halt to a trial shall not exceed 05 days upon the issuance of the decision to halt the trial. Upon the expiration of the halt, the trial resumes. If the trial cannot resume, it shall be adjourned.
Article 252. The Court’s verification, collection and addition of evidences
A Court verifies, collects and adds evidences through the following activities:
1. Obtain evidences, documents and items in connection with the case from authorities and entities;
2. Request authorities and entities to provide documents and items related to the case;
3. Assess on site evidences not movable to the Courtroom;
4. Assess crime scenes or other sites in connection with the case;
5. Requisition expert examination or property valuation, except for situations that require mandatory expert examination or property valuation as per Article 206 and Article 215 of this Law; requisition additional or repeated expert examinations and repeated valuation of property;
6. If The procuracy fails to provide additional proofs according to the Court's request, the Court shall verify and collect documents and evidences to settle the case.
Article 253. Procurement of evidences, documents and items related to the case
1. The presiding judge of the Court shall procure evidences, documents and items of the case from authorities and entities and pose questions to the providers of such articles about matters in connection with such evidences, documents and items. The procurement shall be executed in writing.
2. The Court, upon receiving evidences, documents and items from authorities and entities, must forward such to the equivalent Procuracy. The procuracy, in 03 days upon receiving evidences, documents and items, shall assess and return such articles to the Court to be put in the case file.
Article 254. Composition of a trial panel
1. A trial panel of a first-instance Court is composed of one judge and two lay assessors. A trial panel of a first instance Court adjudicating a serious and complex case shall comprise two judges and three lay assessors.
Two judges and three lay assessors shall constitute a trial panel of a first-instance Court adjudicating defendants whose crimes are punishable by life imprisonment or death as per the Criminal Code.
2. A trial panel of an appellate Court shall comprise three judges.
Article 255. Decision to hear a case
1. A decision to bring a case to trial shall detail:
a) Issue date of the decision; name of the Court’s issuing the decision; date, time and location of the trial;
b) Public or secret trial;
c) Full name, date of birth, place of birth, occupation and residential address of the defendants;
d) Offence titles, points, sections and articles of the Criminal Code, which are quoted by The procuracy to prosecute defendants;
dd) Full name of judge(s), lay assessors, Court clerk; full name of reserve judge(s), lay assessor(s) and Court clerk(s), if any;
e) Full name of procurators exercising prosecution rights and administering the trial; full name of reserve procurators (if any);
g) Full name of defense counsels (if any);
h) Full name of interpreters (if any);
i) Full name of other individuals summoned to the Court;
k) Evidences taken to and assessed in court.
2. A decision to hear a case in an appellate Court shall state details as defined in Point a, b, e, g, h, i and k, Section 1 of this Article; offence titles and punishments ruled by the first-instance Court; full name of the appellant and appellee; The procuracy filing appeals; full name of judge(s) and Court clerk; full name of reserve judge(s) and Court clerk(s), if any.
Article 256. Internal rules of a Court
1. Every person in court must be dressed properly, conform to the security check and follow the guidelines given by The court clerk.
2. Every person in court must respect the Trial panel, maintain order and follow the instructions by The presiding judge.
3. Every person in court must stand up when the Trial panel enters the Courtroom and pronounces judgments. The defendants must stand up when the procurator announce the charges or the decision to prosecute. The persons summoned by the Court must obtain The presiding judge’s permission before stating their opinions. The persons giving opinions must stand up when stating their viewpoints and responding to questions.
The presiding judge may permit individuals to remain seated due to health conditions.
4. In court, the defendants in detention shall only interact with their defense counsels. They must obtain The presiding judge's permission before interacting with other people.
5. People less than 16 years of age shall not enter the Courtroom, unless summoned by the Court.
1. The Courtroom must be arranged to uphold solemnity, safety and equality between individuals exercising prosecution rights and lawyers or defense counsels.
2. The court president of the Supreme People’s Court shall regulate the details of this Article.
1. A written record of a Court shall detail time, date and location of the trial and every event in court from start to finish. Apart from the written record, the Court's progress may be recorded by sound or sound-and-visual means.
2. Questions, answers, presentations and rulings in court shall be inputted into the written record.
3. The presiding judge, at the end of the trial, must examine the Court record. The signatures of his and The court clerk’s shall be affixed on to the record.
4. After The presiding judge and Court clerk sign the Court record, the procurator, defendants, defense counsels, crime victims, litigants and protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants and their representatives shall be permitted to read the Court record. If amendments to the Court record are requested, The court clerk shall input such amendments into the Court record. A Court record shall not be erased or modified directly. Amendments shall be inputted at the bottom of the record and endorsed by the signatures of The presiding judge and Court clerk. If The presiding judge disapproves such request, he must state reasons in The court clerk.
Article 259. Records of deliberation
1. Deliberation must be executed in writing.
All members of the Trial panel must sign the record of deliberation in the retiring room before pronouncing judgments.
2. The record of deliberation by a trial panel of a first-instance Court shall detail:
a) Time and date of the record; name of the Court holding the trial;
b) Full name of judge(s) and lay assessors;
c) The case being adjudicated;
d) Result of the Trial panel’s voting on issues argued according to Section 3, Article 326 of this Law, and other opinions (if any).
3. The record of deliberation by a trial panel of an appellate Court must specify details as per point a, c and d, Section 2 of this Article and full name of judges.
1. A Court passes judgments in the name of the Socialist Republic of Vietnam.
Judgment provided in written form must bear signatures of all members of the Trial panel.
2. The judgments of a first instance Court must specify:
a) Name of the first-instance Court; case number and initial date of admission; number and date of the judgment, full name of members in the Trial panel, Court clerk and procurators; full name, date of birth, place of birth, residential address, occupation, educational level, ethnicity, criminal records and previous convictions of the defendants; date of temporary detainment or detention of the defendants; full name, age, occupation, place of birth, residential address of representatives of the defendants; full name of defense counsels, witness testifiers, expert witnesses, valuators, interpreters, translators and other individuals summoned by the Court to attend the trial; full name, age, occupation and residential address of the crime victims, litigants and their representatives; number and date of the decision to hear the case; public or secret trial; time and location of the trial;
b) Number and date of charging documents and decisions to prosecute; name of The procuracy prosecuting; defendants’ acts as per the crimes prosecuted by The procuracy; crimes and points, sections, articles quoted from the Criminal Code and punishments, additional penalties, judicial remedies, compensations for damage, which are recommended by The procuracy against the defendants; handling of evidences;
c) Opinions given by defense counsels, crime victims, litigants and other individuals summoned by the Court to attend the trial;
d) The Trial panel’s judgments must analyze evidences establishing guilt or innocence, determine the defendants’ state of being guilty of what crimes or guiltless, points, sections and articles quoted from the Criminal Code and other legislative documents, factors aggravating and mitigating criminal liabilities and solutions. If the defendants are found guiltless, the judgment must detail justifications of their innocence and the restoration of their honor, legitimate rights and benefits as per the laws;
dd) The analysis of reasons that the Trial panel rely on to reject justifications of accusation or acquittal and requests from procurators, defendants, defense counsels, crime victims, litigants and their representatives and protectors of their legitimate rights and benefits;
e) The analysis of the legality of legal proceedings and relevant decisions of investigators, procurators and defense counsels during the investigation, prosecution and adjudication;
g) The Trial panel’s rulings over each issue of the case, Court fee and right to appeal against the judgments. Rulings, if immediately executed, must be specified.
3. The judgment of an appellate Court must specify:
a) Name of the appellate Court; case number and initial date of admission; number and date of the judgment, full name of members in the Trial panel, Court clerk and procurators; full name, date of birth, place of birth, residential address, occupation, educational level, ethnicity, criminal records and previous convictions of the defendants filing or facing appeals and those who do not but are reviewed by the appellate Court; date of temporary detainment or detention of the defendants; full name, age, occupation, place of birth, residential address of representatives of the defendants; full name of defense counsels, witness testifiers, expert witnesses, valuators, interpreters, translators and other individuals summoned by the Court to attend the trial; full name, age, occupation and residential address of the crime victims, litigants and their representatives; name of The procuracy filing appeals; public or secret trial; time and location of the trial;
b) Summary of the case, rulings from the judgment of the first-instance Court; details of the appeals; judgments by the appellate trial panel, justifications for approval or disapproval of appeals; points, sections and articles quoted from the Criminal Code and other legislative documents, which the appellate judicial Court base on to settle the case;
c) The appellate trial panel’s rulings over each issue of the case, which arise due to the appeals, fees of first-instance and appellate Courts.
Article 261. Amendments to a judgment
1. A judgment shall not be amended unless it contains apparent errors in spelling or figures due to confusion or miscalculation.
Amendments to a judgment shall not alter the nature of the case or lead to the disadvantage of defendants or other participants in legal proceedings.
Amendments to a judgment shall be executed in writing and promptly given to the individuals as defined in Article 262 of this Law.
2. Amendments to a judgment as per Section 1 of this Article shall be subject to the decisions by The presiding judge of the Court passing such judgment. If The presiding judge is unable to adopt the said amendments, The court president of the Court adjudicating the case shall ratify them.
Article 262. Delivery of judgments
1. A first-instance Court, in 10 days upon pronouncing a judgment, must deliver such judgment to the defendants, crime victims, the equivalent Procuracy, defense counsels and defendants convicted in absentia according to Point c, Section 2, Article 290 of this Law, the immediate superior Procuracy, equivalent investigation authority, competent authority enforcing criminal sentences, detention or penal facility holding defendants in captivity. Moreover, written notices shall be sent to local authorities at the commune, ward or town where defendants reside or to defendants’ workplaces or educational facilities. Furthermore, litigants or their representatives shall receive copies or relevant extracts of the judgments.
The judgments, if passed in a trial in absentia according to Point a or Point b, Section 2, Article 290 of this Law, shall be posted at the People’s committee of the commune, ward or town where defendants last resided or at their last workplaces or educational facilities within the time limit as stated above.
The first-instance Court shall deliver its judgments to a competent authority enforcing civil sentences if such judgments expresses pecuniary fine, confiscation of property and civil rulings according to the Law on civil sentence enforcement.
2. An appellate Court, in 10 days upon pronouncing a judgment or issuing a ruling, must deliver such appellate judgment or ruling to the equivalent Procuracy, competent authority enforcing criminal sentences, investigation authorities, procuracies, the Court of first instance, detention or penal facility holding defendants in captivity, appellants, individuals having interests and duties related to the appeals or their representatives. Moreover, the competent authority enforcing civil sentences shall receive the appellate judgment expressing pecuniary fines, confiscation of property and civil rulings. Furthermore, written notices shall be sent to local authorities of the commune, ward or town where defendants reside or to their workplaces or educational facilities. If the Higher People’s Court hears the appeals, the time limit stated above may be extended for 25 more days at most.
Article 263. Interpretation in a Courtroom
1. If a defendant, crime victim, litigant or witness testifier does not speak Vietnamese or suffers from mutism or deafness, an interpreter shall explicate presentations, questions and answers in court, the Trial panel’s rulings and relevant matters for them to perceive.
2. The interpreter must translate presentations, questions and answers made by individuals as defined in Section 1 of this Article into Vietnamese for the Trial panel and other attendees in court to grasp.
Article 264. Requisition for rectification of shortcomings and violations in managerial tasks
1. The Court, when passing a judgment, shall ask concerned authorities and organizations to implement essential measures to rectify causes and circumstances leading to criminal acts at such authorities or organizations. Authorities and organizations, in 30 days upon receiving the Court’s requisition, must inform the Court in writing of measures taken.
2. The Court’s requisition, along with the judgments, may be read out in court or sent privately to concerned authorities or organizations.
Article 265. Requisition for competent authorities’ revision of legislative documents
The Court, when adjudicating a criminal case, shall detect and propose competent authorities’ revision or abrogation of legislative documents in violation of the Constitution, laws, resolutions passed by the National Assembly, ordinances and decrees passed by Standing Committee of the National Assembly to guarantee legitimate rights and benefits of authorities and entities.
The contemplation of matters and respond to the Court about the handling of legislative documents proposed shall be governed by the laws.
Article 266. Duties and authorities of The procuracy exercising prosecution rights during the stage of adjudication
1. The procuracy, when exercising prosecution rights during the stage of a trial of first instance, shall bear the following duties and authority:
a) Announce the accusations and decisions to prosecute through summary procedures and other decisions on charges against defendants in court;
b) Pose questions, assess evidences, and examine scenes;
c) Engage in the arraignment, oral arguments, revoke parts or all of the decisions to prosecute, conclude other equivalent or lesser crimes, and state the Procuracy's standpoints on the settlement of the case in court;
d) Appeal against the judgments or rulings of the Court, which are unjust or incorrect or which omit crimes and offenders.
dd) Perform other duties and authority to exercise prosecution rights at a first-instance trial as per this Law.
2. The procuracy, when exercising its prosecution rights to hear appeals, shall bear these duties and authority:
a) State opinions on the appeals;
b) Add new evidences;
c) Amend the appeals o revoke parts or all of the appeals;
d) Pose questions, assess evidences, and examine scenes;
dd) State the Procuracy's opinions on the settlement of case in court and meeting session;
e) Engage in oral arguments with the defendants, defense counsels and other participants in legal proceedings in court;
g) Perform other duties and authority when exercising prosecution rights at an appellate trial as per this Law.
Article 267. Duties and authority of the Procuracy administering the trial
1. Administer legal compliance of the Court’s hearing of criminal cases.
2. Administer legal compliance of participants in legal proceedings, request competent authorities to handle participaints in legal proceedings, who breach the laws.
3. Administer judgments, rulings and other procedural documents of the Court
4. Request the equilvaint Court or lower authorities to transfer the cases to consider and decide the appeals.
5. Appeal against the Court’s judgments and decision in serious of violations of legal proceedings.
6. Request the Court, authorities and entities to conduct procedural activities as defined in this Law; request the Court to rectify procedural violations.
7. Request concerned authorities and organizations to implement preventive measures against crimes and breach of law in managerial tasks.
8. Exercise the right to make other requests and perform other duties and powers when administering the criminal trial as per this Laws.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn