Chương III Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH: Quỹ bảo hiểm xã hội
Số hiệu: | 01/2016/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 18/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 04/04/2016 |
Ngày công báo: | 22/04/2016 | Số công báo: | Từ số 295 đến số 296 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định chi Tiết Điều 76 của Luật Bảo hiểm xã hội và một số Điều của Nghị định 134/2015/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
I. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Thông tư số 01 quy định thời gian tính hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng BHXH một lần.
- Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc thì Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
- Theo Thông tư 01/2016 Bộ Lao động thương binh và xã hội, trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo pháp luật về BHXH bắt buộc.
2. Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Về trợ cấp mai táng, được Thông tư số 01/2016/BLĐTBXH quy định như sau:
- Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng khi người tham gia BHXH tự nguyện thuộc một trong các trường hợp tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
- Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời Điểm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
II. Quỹ Bảo hiểm xã hội
Về mức đóng hằng tháng tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP được Thông tư 01 năm 2016 hướng dẫn như sau:
Mdt = 22% x Mtnt
Trong đó:
- Mdt: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng.
- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định mức thu nhập tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2020 mức đóng hằng tháng thấp nhất là 154.000 đồng/tháng; từ tháng 01/2016 đến tháng 4/2016 mức đóng hằng tháng cao nhất là 5.060.000 đồng/tháng, từ tháng 5/2016 trở đi mức đóng hằng tháng cao nhất là 5.324.000 đồng/tháng cho tới khi Chính phủ quy định mức lương cơ sở mới.
Thông tư 01 có hiệu lực từ ngày 04/04/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
2. Riêng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ Điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), ngoài lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này còn được lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu.
Ví dụ 20: Ông Q tính đến tháng 8/2016 đủ 60 tuổi và có 8 năm đóng bảo hiểm xã hội. Ông Q có nguyện vọng tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và lựa chọn phương thức đóng 2 năm một lần cho giai đoạn từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018. Tháng 9/2018 ông Q có đủ 10 năm đóng bảo hiểm xã hội và đóng một lần cho 10 năm còn thiếu. Như vậy, tính đến hết tháng 9/2018, ông Q 62 tuổi 01 tháng và có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Thời Điểm tính hưởng lương hưu của ông Q kể từ tháng 10/2018.
Ví dụ 21: Bà Q tính đến tháng 3/2017 đủ 55 tuổi và có 15 năm 9 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Bà Q có nguyện vọng tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và lựa chọn phương thức đóng 6 tháng một lần. Đến tháng 9/2017 bà Q 55 tuổi 6 tháng và có 16 năm 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Do có Khoản tiền Tiết kiệm, tháng 10/2017 bà Q lựa chọn phương thức đóng một lần cho 3 năm 9 tháng còn thiếu và đóng ngay trong tháng này. Như vậy, tính đến hết tháng 10/2017, bà Q 55 tuổi 7 tháng và có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Thời Điểm tính hưởng lương hưu của bà Q kể từ tháng 11/2017.
1. Mức đóng hằng tháng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mdt = 22% x Mtnt
Trong đó:
- Mdt: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng.
- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
Mức thu nhập tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2020 mức đóng hằng tháng thấp nhất là 154.000 đồng/tháng; từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 4 năm 2016 mức đóng hằng tháng cao nhất là 5.060.000 đồng/tháng, từ tháng 5 năm 2016 trở đi mức đóng hằng tháng cao nhất là 5.324.000 đồng/tháng cho tới khi Chính phủ quy định mức lương cơ sở mới.
Ví dụ 22: Bà P đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 5/2016 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng, phương thức đóng hằng tháng. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng của bà P sẽ là 22% x 4.000.000 đồng/tháng = 880.000 đồng/tháng.
2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
Ví dụ 23: Bà P ở Ví dụ 22, đến tháng 9/2016 bà P đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng nhưng theo phương thức đóng 6 tháng một lần. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 6 tháng của bà P sẽ là 6 tháng x 880.000 đồng/tháng = 5.280.000 đồng.
3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- T1: Mức đóng một lần cho n năm về sau (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- n: Số năm đóng trước do người tham gia bảo hiểm xã hội chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n×12).
Ví dụ 24: Ông S đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 9/2016 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng, phương thức đóng một lần cho 2 năm về sau. Giả định lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm 2015 là 0,628%/tháng. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 2 năm (từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018) của ông S sẽ là:
|
= 14.753.539 đồng |
4. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- T2: Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.
Ví dụ 25: Bà Q ở Ví dụ 21, tháng 10/2017 lựa chọn phương thức đóng một lần cho 3 năm 9 tháng còn thiếu với mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm 2016 là 0,826%/tháng và mức thu nhập tháng bà Q lựa chọn cao hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời Điểm tháng 10/2017. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 3 năm 9 tháng (45 tháng) còn thiếu của bà Q sẽ là:
|
= 36.091.122 đồng |
5. Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được xác định bằng tổng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của phương thức đóng mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có), được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- HT: Số tiền hoàn trả (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- T: Số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%).
- n: Số năm đã đóng trước do người tham gia bảo hiểm xã hội chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.
- t: Số tháng còn lại của phương thức đóng mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ (n×12-t+1) đến (n×12).
Ví dụ 26: Ông S ở Ví dụ 24, tại thời Điểm tháng 9/2016 đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 2 năm về sau (từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018). Tuy nhiên, từ tháng 01/2018, ông S tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, số tiền hoàn trả cho ông S được xác định bằng tổng số tiền đã đóng cho các tháng từ tháng 01/2018 đến tháng 8/2018 và trừ đi số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (giả định là 123.200 đồng) là:
|
= 4.550.504 đồng |
Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
Ví dụ 27: Ông T tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 8/2016 và đăng ký với tổ chức bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng hằng quý, mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.500.000 đồng/tháng. Sau đó ông T có nguyện vọng được chuyển phương thức đóng sang 6 tháng một lần và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng. Thì việc thay đổi trên được thực hiện sớm nhất là từ tháng 11/2016.
1. Thời Điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
2. Thời Điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
3. Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được xác định theo công thức sau:
T3 = Mđ x (1+r)t
Trong đó:
- T3: Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng;
- Mđ: Mức đóng hằng tháng; mức đóng 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
- t: Số tháng chậm đóng;
- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng);
Ví dụ 28: Ông T ở Ví dụ 27 đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức 6 tháng một lần với mức đóng là:
Mđ = 5.000.000 đồng/tháng x 22% x 6 tháng = 6.600.000 đồng.
Tuy nhiên, ông T không thực hiện đóng trong Khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 02/2017. Đến tháng 6/2017, ông T tới cơ quan bảo hiểm xã hội đề nghị đóng bù cho 6 tháng chưa đóng. Số tháng chậm đóng từ tháng 03/2017 đến tháng 6/2017 là 4 tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm 2016 là 0,826%. Mức đóng bù của ông T là:
6.600.000 đồng x (1 + 0,00826)4 = 6.820.781 đồng
1. Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng được tính bằng công thức sau:
Mhtt = k × 22% × CN
Trong đó:
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k = 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k = 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k = 10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 là 46.200 đồng/tháng đối với người thuộc hộ nghèo; 38.500 đồng/tháng đối với người thuộc hộ cận nghèo; và 15.400 đồng/tháng đối với các đối tượng khác.
b) Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đóng theo phương thức 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng công thức sau:
Mht = n × k × 22% × CN
Trong đó:
- n: số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau.
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k= 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k= 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k= 10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
c) Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu:
Trong đó:
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%);
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.
Số tiền hỗ trợ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu được Nhà nước chuyển toàn bộ một lần vào quỹ hưu trí và tử tuất trong cùng năm đóng.
Ví dụ 29: Bà T thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 6/2018 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 800.000 đồng/tháng, phương thức đóng 12 tháng một lần. Giả định mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời Điểm tháng 6/2018 là 700.000 đồng/tháng. Số tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của bà T cho thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 5/2019 sẽ là:
(22% x 800.000 đồng/tháng - 25% x 22% x 700.000 đồng/tháng) x 12 tháng = 1.650.000 đồng.
- Từ tháng 01/2019 bà T không còn thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, tuy nhiên do đã đóng đến hết tháng 5/2019 nên không Điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
- Từ tháng 6/2019, bà T chuyển sang phương thức đóng hằng tháng vẫn với mức thu nhập tháng lựa chọn là 800.000 đồng/tháng (giả định mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời Điểm tháng 6/2019 vẫn là 700.000 đồng/tháng). Số tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng của bà T từ tháng 6/2019 sẽ là:
22% x 800.000 đồng/tháng - 10% x 22% x 700.000 đồng/tháng = 160.600 đồng/tháng.
- Trường hợp bà T tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện liên tục từ tháng 6/2018 đến hết tháng 5/2028 thì thời gian dừng hỗ trợ tiền đóng đối với bà T từ tháng 6/2028.
2. Hoàn trả tiền hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội của Nhà nước
a) Số tiền Nhà nước đã hỗ trợ tiền đóng đối với người hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP (trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội) và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hoàn trả một phần số tiền đã đóng quy định tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được hoàn trả cho ngân sách Nhà nước.
b) Số tiền hoàn trả bằng số tiền Nhà nước đã hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1. The persons participating in voluntary social insurance can choose one of the modes of payment specified under Points a, b, c, d and dd, Clause 1, Article 9 of Decree No. 134/2015/ND-CP.
2. For the persons who participate in social insurance meet the conditions for age to enjoy their pension but the time of payment of social insurance premium is no more than 10 years (120 months). In addition to choosing one of the modes of payment specified in Clause 1 of this Article, they can choose the mode of one-time payment for full 20 years of payment to enjoy pension.
Ex 20: Mr Q shall be full 60 years of age in 8/2016 and he has 08 years of payment of social insurance premium. Mr Q wishes to continue his participation in voluntary social insurance to meet the conditions for entitlement to monthly pension and chooses the mode of payment of one time for every 02 years for the period from 9/2016 to 8/2018. In 9/2018, Mr Q has full 10 years of payment of social insurance premium and he makes one-time payment for the 10 years of missing payment. Thus, by the end of 9/2018, Mr Q is 62 years and 01 month of age and has 20 years of payment of social insurance premium and meets the conditions for prescribed pension entitlement. The time to calculate Mr Q’s pension is from 10/2018.
Ex 21: Mrs Q shall be full 55 years of age in 3/2017 and she has 15 years and 09 months of payment of social insurance premium. Mrs Q wishes to continue her participation in voluntary social insurance to meet the conditions for entitlement to monthly pension and chooses the mode of payment of one time for every 06 months. In 9/2017, Mrs Q is 55 years and 06 months of age and has 16 years and 03 months of payment of social insurance premium. Because Mrs Q has her savings, in 10/2017, she chooses the mode of one-time payment for the 03 years and 09 months of missing payment and makes payment right in the current month. Thus, by 10/2017, Mrs Q is 55 years and 07 months of age and has 20 years of payment of social insurance premium and meets the condition for prescribed pension entitlement. The time to calculate Mrs Q’s pension is from11/2017.
1. The monthly payment rate specified in Clause 1, Article 10 of Decree No. 134/2015/ND-CP is guided as follows:
Mdt = 22% x Mtnt
In which:
- Mdt: Monthly payment rate of social insurance premium.
- Mtnt: Monthly income chosen by the participant of voluntary social insurance.
Mtnt = CN + m x 50,000 (dong/month)
In which:
- CN: Poverty line of rural areas at the time of payment (dong/month).
- m: Natural parameter valued from 0 to n
The lowest monthly income the participant of voluntary social insurance chooses is equal to the poverty line of poor household or 20 times of base salary maximally.
From 01/2016 to 12/2020, the lowest monthly payment rate is 154,000 dong/month; from 01/2016 to 04/2016, the highest monthly payment rate is 5,060,000 dong/month; from 5/2016 onwards, the highest monthly payment rate is 5,324,000 dong/month until the Government provides for the new base salary.;
Ex 22: Mrs P registers to participate in voluntary social insurance from 5/2016 with her chosen monthly income of 4,000,000 dong/month, mode of monthly payment. Mrs P’s payment rate of voluntary social insurance premium shall be 22% x 4,000,000 dong/month = 880,000 dong/month.
2. The payment rate of 03, 06 or 12 months/one time is done in accordance with the provisions in Clause 2, Article 10 of Decree No. 134/2015/ND-CP.
Ex 23: Mrs P in example 22, until 9/2016, she registers to participate in voluntary social insurance with her chosen monthly income the same as before of 4,000,000 dong/month but with the mode of payment of every 06 months/time. The payment rate of voluntary social insurance premium shall be 6 months x 880.000 dong/month = 5,280,000 dong.
3. The one-time payment rate for many years onwards in accordance with the provisions in Clause 3, Article 10 of Decree No. 134/2015/ND-CP is defined by the following formula:
In which:
- T1: One-time payment rate for n year onwards (dong).
- Mi: Monthly income chosen by the participant of voluntary social insurance at the time of payment (dong/month).
- r: Average monthly investment interest of social insurance fund announced by the Vietnam Social Insurance of the year preceding the year of payment (%/month).
- n: Number of years of payment in advance chosen by the participants of social insurance, accepting one of the values from 02 to 05.
- i: Natural parameter valued from 1 to (n×12).
Ex 24: Mr S registers to participate in voluntary social insurance from 9/2016 with his chosen monthly income of 3,000,000 dong/month. The mode of one-time payment for 02 years onwards. Assuming that the average monthly investment interest of social insurance fund announced by the Vietnam Social Insurance of 2015 is 0.628%/month. Mr S' payment rate of voluntary social insurance for 02 years (from 9/2016 to 8/2018) is:
|
= 14,753,539 dong |
4. The one-time payment rate for the years of missing payment in accordance with the provisions in Clause 4, Article 10 of Decree No. 134/2015/ND-CP is defined by the following formula:
In which:
- T2: One-time payment rate for the years of missing payment (dong).
- Mi: Monthly income chosen by the participant of voluntary social insurance at the time of payment (dong/month).
- r: Average monthly investment interest of social insurance fund announced by the Vietnam Social Insurance of the year preceding the year of payment (%/month).
- t: Number of missing months, accepting one of the value from 01 to 120.
- i: Natural parameter valued from 1 to t.
Ex 25: Mrs Q in example 21. In 10/2017, she choses the mode of one-time payment for 03 years and 09 months of missing payment with her chosen monthly income of 3,000,000 dong/month. Assuming the average monthly investment interest of social insurance fund announced by the Vietnam Social Insurance in 2016 is 0,826%/month and the monthly income chosen by Mrs Q is higher than the poverty line of rural areas stipulated by the Prime Minister at the time of 10/2017. Mrs Q’s payment rate of voluntary social insurance for 03 years and 09 months (45 months) of missing payment is:
|
= 36,091,122 dong |
5. The amount refunded to the participants of voluntary social insurance or their relatives in accordance with the provisions in Clause 6, Article 10 of Decree No. 134/2015/ND-CP is determined by the total amount paid in proportion to the remaining time of the mode of payment which the participants of voluntary social insurance have paid excluding the payment assistance from the State (if any) by the following formula:
In which:
- HT: Refunded amount (dong)
- Mi: Monthly income chosen by the participant of voluntary social insurance at the time of payment (dong/month).
- T: Amount of payment assistance from the State (if any).
- r: Average monthly investment interest of social insurance fund announced by the Vietnam Social Insurance of the year preceding the year of payment (%).
- n: A number of years of prior payment chosen by the participants of social insurance, accepting one of the values from 02 to 05.
- t: Remaining months of mode of payment by which the participants of voluntary social insurance has paid.
- i: Natural parameter valued from (n×12-t+1) to (n×12).
Ex 26: Mr S in example 24. In 9/2016, he pays the voluntary social insurance premium for the two year onwards (from 9/2016 to 8/2018). However, from 01/2018, Mr S participates in compulsory social insurance. The amount refunded to Mr S determined by the total amount paid for the months from 01/2018 to 8/2018 and minus the amount of payment assistance from the State (assuming it is 123,200 dong) is:
|
= 4,550,504 dong |
Article 10. Change of mode of payment or monthly income for payment of voluntary social insurance premium
The participants of voluntary social insurance can change the mode of payment or monthly income for payment of voluntary social insurance premium in accordance with the provisions in Article 11 of Decree No. 134/2015/ND-CP.
Ex 27: Mr T participates in voluntary social insurance from 8/2016 and registers the mode of monthly payment and the chosen monthly income of 4,500,000 dong/month with the social insurance organization. After that, Mr T wishes to switch the mode of payment to the mode of 06-month payment/time and the chosen monthly income of 5,000,000 dong/month. This change is made as early as from January 11/2016.
1. The time of payment of social insurance premium for the participants of voluntary social insurance is done in accordance with the provisions in Article 12 of Decree No. 134/2015/ND-CP.
2. The time of payment of social insurance premium for the participants of voluntary social insurance to choose one of the modes of payment specified under the Points a, b, c and d, Clause 1, Article 9 of Decree No. 134/2015/ND-CP and in accordance with the provisions in Clause 1, Article 12 of Decree No. 134/2015/ND-CP.
3. The payment rate in compensation for the months of late payment in accordance with the provisions in Clause 3, Article 12 of Decree No. 134/2015/ND-CP is determined by the following formula:
T3 = Mđ x (1+r)t
In which:
- T3: Payment rate in compensation for the months of late payment;
- Mđ: Payment rate of 01, 03, 06 or 12 months/1 time in accordance with the provisions in Clause 1 and 2, Article 9 of this Circular.
- t: Number of months of late payment;
- r: Average monthly investment interest of social insurance fund announced by the Vietnam Social Insurance of the year preceding the year of payment (%/month);
Ex 28: Mr T in example 27 pays the voluntary social insurance premium by the mode of 06 months/time with the following payment rate:
Mđ = 5,000,000 dong/month x 22% x 6 month = 6,600,000 dong.
However, Mr T does not make payment during the period from 11/2016 to 02/2017. In 6/2017, Mr T comes to the social insurance agency to request the payment in compensation for the 06 months of missing payment. The number of month of late payment from 03/2017 to 6/2017 is 04 months. Assuming that the average monthly investment interest of social insurance fund announced by the Vietnam Social Insurance is 0.826%. Mr T’s compensation payment rate is:
6,600,000 dong x (1 + 0.00826)4 = 6,820,781 dong
Article 12. Assistance of social insurance premium for the participants of voluntary of social insurance
1. The assistance of social insurance premium for the participants of voluntary of social insurance in accordance with the provisions in Clause 1, Article 14 of Decree No. 134/2015/ND-CP is done as follows:
a) The assistance of monthly premium is calculated by the following formula:
Mhtt = k × 22% × CN
In which:
- k: is the percentage of assistance from the State (%),specifically: k = 30% with the participants of the poor households; k = 25% of the participants of households near the poverty line; and k = 10% with other persons.
- CN: The assistance rate of monthly payment for the participants of voluntary social insurance during the period from 2018 to 2020 is 46,200 dong/month for persons of poor households; 38,500 dong/month for persons of households near the poverty line; and 15,400 dong/month for other persons.
b) The assistance rate of payment for the participants of social insurance paying with the mode of 03, 06 or 12 months/time or one time for many years onwards is calculated by the following formula
Mht = n × k × 22% × CN
In which:
- n: A number of months of assistance corresponding with the modes of payment of 03, 06 or 12 months/time or one time for many year onwards.
- k: is the percentage of assistance from the State (%),specifically: k = 30% with the participants of the poor households; k = 25% of the participants of households near the poverty line; and k = 10% with other persons.
- CN: Poverty line of rural areas as a basis for determining the assistance rate as the poverty line stipulated by the Prime Minister at the time of payment (dong/month).
c) Assistance rate of premium for the participants of social insurance making one-time payment for the years of missing payment:
In which:
- k: is the percentage of assistance from the State (%).
- CN: Poverty line of rural areas as a basis for determining the assistance rate as the poverty line stipulated by the Prime Minister at the time of payment (dong/month).
- r: Average monthly investment interest of social insurance fund announced by the Vietnam Social Insurance of the year preceding the year of payment (%/month).
- t: Months of missing payment, accepting one of the values from 01 to 120.
- i: Natural parameter valued from 01 to t.
The assistance amount for the participants of voluntary social insurance paid by the mode of one-time payment for the years of missing payment shall be transferred one time to the retirement and survivorship fund in the same year of payment.
Ex 29: Mrs T belongs to the households near the poverty line and participate in voluntary social insurance from 06/2018 with her chosen monthly income of 800,000 dong/month. The mode of payment is 12 months/time. Assuming that the poverty line of rural areas at the time of 6/2018 is 700,000 dong/month. Mrs T’s amount paid for voluntary social insurance premium for the period from 6/2018 to 5/2019 is:
(22% x 800,000 dong/month - 25% x 22% x 700,000 dong/month) x 12 months = 1,650,000 dong.
- From 01/2019, Mrs T no longer belongs to the poor households and the households near the poverty line. However, because she has paid the premium to the end of 5/2019, thus the difference of paid premium is not adjusted.
- From 6/2019, Mrs T switches to the mode of monthly payment with her chosen monthly income the same as before of 800,000 dong/month (assuming that the poverty line of rural areas at the time of 6/2019 is still 700,000 dong/month). Mrs T’s amount paid for voluntary social insurance premium for the period from 6/2019 is:
22% x 800,000 dong/month - 10% x 22% x 700,000 dong/month = 160,600 dong/month.
- Where Mrs T participates in voluntary social insurance continuously from 6/2018 to the end of 5/2028, the time to stop the assistance of premium to Mrs T is from 6/2028.
2. Refunding of premium assistance from the State
a) The premium assistance from the State to the persons who enjoy the one-time social insurance in accordance with the provisions in Article 7 of Decree No.134/2015/ND-CP (except for cases specified under Point c, Clause 1, Article 77 of the Law on social insurance) and the participants of voluntary social insurance shall be partially refunded with the paid premium in accordance with the provisions in Clause 6, Article 10 of Decree No. 134/2015/ND-CP is refunded to the state budget.
b) The refunded amount equals the premium assistance from the State for the participants of voluntary social insurance.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực