Chương II Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH: Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Số hiệu: | 01/2016/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 18/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 04/04/2016 |
Ngày công báo: | 22/04/2016 | Số công báo: | Từ số 295 đến số 296 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định chi Tiết Điều 76 của Luật Bảo hiểm xã hội và một số Điều của Nghị định 134/2015/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
I. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Thông tư số 01 quy định thời gian tính hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng BHXH một lần.
- Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc thì Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
- Theo Thông tư 01/2016 Bộ Lao động thương binh và xã hội, trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo pháp luật về BHXH bắt buộc.
2. Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Về trợ cấp mai táng, được Thông tư số 01/2016/BLĐTBXH quy định như sau:
- Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng khi người tham gia BHXH tự nguyện thuộc một trong các trường hợp tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
- Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời Điểm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
II. Quỹ Bảo hiểm xã hội
Về mức đóng hằng tháng tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP được Thông tư 01 năm 2016 hướng dẫn như sau:
Mdt = 22% x Mtnt
Trong đó:
- Mdt: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng.
- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định mức thu nhập tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2020 mức đóng hằng tháng thấp nhất là 154.000 đồng/tháng; từ tháng 01/2016 đến tháng 4/2016 mức đóng hằng tháng cao nhất là 5.060.000 đồng/tháng, từ tháng 5/2016 trở đi mức đóng hằng tháng cao nhất là 5.324.000 đồng/tháng cho tới khi Chính phủ quy định mức lương cơ sở mới.
Thông tư 01 có hiệu lực từ ngày 04/04/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mức lương hưu hằng tháng được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
2. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP. Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng đến 6 tháng tính là nửa năm; từ 7 tháng đến 11 tháng tính là một năm.
Ví dụ 1: Ông A hưởng lương hưu từ tháng 10/2016, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 28 năm 3 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của ông A được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông A:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông A là 28 năm 3 tháng, số tháng lẻ 3 tháng được tính là nửa năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông A là 28,5 năm.
+ 15 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28,5 là 13,5 năm, tính thêm: 13,5 x 2% = 27%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông A là: 45% + 27% = 72%.
- Mức lương hưu hằng tháng của ông A là:
72% x 5.000.000 đồng/tháng = 3.600.000 đồng/tháng.
Ví dụ 2: Bà A hưởng lương hưu từ tháng 5/2017, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 26 năm 10 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 3.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của bà A được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà A là 26 năm 10 tháng, số tháng lẻ 10 tháng được tính là 01 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của bà A là 27 năm.
+ 15 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27 là 12 năm, tính thêm: 12 x 3% = 36%;
+ Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 36% = 81%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A được tính mức tối đa bằng 75% tương ứng với 25 năm đóng bảo hiểm xã hội.
- Mức lương hưu hằng tháng của bà A là:
75% x 3.000.000 đồng/tháng = 2.250.000 đồng/tháng.
Ngoài mức lương hưu hằng tháng nêu trên, bà A còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 25 năm. Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính là:
(27 - 25) x 0,5 tháng x 3.000.000 đồng/tháng = 3.000.000 đồng.
Ví dụ 3: Ông B hưởng lương hưu từ tháng 6/2019, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 29 năm 7 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 7.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của ông B được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B được tính như sau:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông B là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ 7 tháng được tính là 01 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông B là 30 năm.
+ 17 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 18 đến năm thứ 30 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B là: 45% + 26% = 71%.
- Mức lương hưu hằng tháng của ông B là:
71% x 7.000.000 đồng/tháng = 4.970.000 đồng/tháng.
Ví dụ 4: Bà C hưởng lương hưu từ tháng 02/2018, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 28 năm 01 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 6.000.000 đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của bà C được tính như sau:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà C:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà C là 28 năm 01 tháng, số tháng lẻ 01 tháng được tính là nửa năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của bà C là 28,5 năm.
+ 15 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28,5 là 13,5 năm, tính thêm: 13,5 x 2% = 27%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà C là: 45% + 27% = 72%.
- Mức lương hưu hằng tháng của bà C là:
72% x 6.000.000 đồng/tháng = 4.320.000 đồng/tháng.
1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
3. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ví dụ 5: Bà D có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là 22 năm, trong đó có 20 năm 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong 20 năm 3 tháng thì có 16 năm làm việc ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực 0,7. Như vậy, Điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu của bà D là đủ 50 tuổi.
4. Trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu.
Thời gian tính hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp thời gian tính hưởng lương hưu chưa đủ 20 năm thì mức lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp thời gian tính hưởng lương hưu từ đủ 20 năm trở lên thì mức lương hưu hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 6: Bà E là Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã, có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đủ 55 tuổi, sau đó bà E bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm 2 năm 8 tháng thì có yêu cầu hưởng lương hưu. Như vậy, bà E được hưởng lương hưu với thời gian tính hưởng lương hưu là 17 năm 8 tháng.
5. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
Ví dụ 7: Ông E có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 15 năm 6 tháng với mức bình quân tiền lương tháng là 5.100.000 đồng/tháng; có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 10 năm 9 tháng với tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (đã được Điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng) là 774.000.000 đồng. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông E là:
[5.100.000 x (15 x 12 + 6)] + 774.000.000 |
= |
5.468.571 đồng/tháng |
(15 x 12 + 6) + (10 x 12 + 9) |
1. Thời Điểm hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 76 của Luật Bảo hiểm xã hội và Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Thời Điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người tham gia bảo hiểm xã hội đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP. Trường hợp tháng sinh là tháng 12 thì thời Điểm hưởng lương hưu là ngày 01 của tháng 01 năm liền kề sau năm mà người tham gia bảo hiểm xã hội đủ Điều kiện hưởng lương hưu.
Ví dụ 8: Bà D ở Ví dụ 5 sinh ngày 01/12/1967, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 22 năm từ tháng 7/1995 đến tháng 6/2017. Thời Điểm hưởng lương hưu của bà D được tính từ ngày 01/01/2018.
b) Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh của người tham gia bảo hiểm xã hội (chỉ có năm sinh) thì thời Điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người tham gia bảo hiểm xã hội đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
c) Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP mà vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời Điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và có yêu cầu hưởng lương hưu.
Ví dụ 9: Ông G sinh ngày 21/8/1957, tính đến hết tháng 8/2017 có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Ông G vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đến hết tháng 12/2017. Trong tháng 12/2017, ông G có yêu cầu hưởng lương hưu. Thời Điểm hưởng lương hưu của ông G được tính từ ngày 01/01/2018.
Ví dụ 10: Bà E ở Ví dụ 6 tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đến hết tháng 02/2018 thì dừng đóng và đến tháng 7/2018 có yêu cầu hưởng lương hưu. Thời Điểm hưởng lương hưu của bà E được tính từ ngày 01/3/2018, bà E được truy lĩnh tiền lương hưu của những tháng chưa nhận nhưng không bao gồm tiền lãi.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này để đủ Điều kiện hưởng lương hưu thì thời Điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
Ví dụ 11: Tháng 8/2016, bà G đủ 55 tuổi và có 17 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Bà G có nguyện vọng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để đủ Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng. Ngay trong tháng 8/2016 bà G đóng đủ số tiền cho những năm thiếu cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Như vậy, thời Điểm hưởng lương hưu của bà G được tính từ ngày 01/9/2016.
Ví dụ 12: Ông H tính đến hết tháng 3/2017 đủ 60 tuổi và có 18 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Ông H có nguyện vọng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để đủ Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng. Cho đến tháng 6/2018 ông H mới đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Như vậy, thời Điểm hưởng lương hưu của ông H được tính từ ngày 01/7/2018.
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Khoản 1 Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội, Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và Điều 7 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
a) Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội, Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.
b) Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người tham gia bảo hiểm xã hội có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm (12 tháng) được tính bằng 22% của tổng các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần được Điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
c) Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cả trước và sau ngày 01 tháng 01 năm 2014 mà thời gian đóng trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Ví dụ 13: Bà H có 10 năm 8 tháng đóng bảo hiểm xã hội với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 4.500.000 đồng/tháng. Tháng 8/2016 bà có đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Quá trình đóng bảo hiểm xã hội của bà H như sau:
- Từ tháng 01/2003 đến tháng 8/2009: Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (6 năm 8 tháng).
- Từ tháng 9/2009 đến tháng 8/2013: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (4 năm).
Tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà H được tính tròn là 11 năm. Do vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bà H được tính như sau:
1,5 tháng/năm x 11 năm x 4.500.000 đồng/tháng = 74.250.000 đồng.
Ví dụ 14: Ông K có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 9 năm 5 tháng (trong đó 5 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2014) với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông K được tính như sau:
- Ông K có 5 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; 02 tháng lẻ sẽ được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014. Như vậy, số tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính bảo hiểm xã hội một lần của ông K được tính là 5 năm trước năm 2014 và 4 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ năm 2014 trở đi (được tính là 4,5 năm).
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông K được tính như sau:
(1,5 tháng/năm x 5 năm + 2 tháng/năm x 4,5 năm) x 5.000.000 đồng/tháng = 82.500.000 đồng.
d) Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội. Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản này, sau đó trừ đi số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:
Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i |
= |
0,22 |
x |
Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i |
x |
Tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước tại tháng i |
Ví dụ 15: Ông K ở Ví dụ 14, trong tổng số 9 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội có 01 năm 3 tháng (15 tháng) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng (giả định Nhà nước hỗ trợ dựa trên mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là 700.000 đồng/tháng và tỷ lệ hỗ trợ đối với ông K là 10%). Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông K được tính như sau:
- Tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ cho ông K là:
(0,22 x 700.000 đồng/tháng x 10%) x 15 tháng = 231.000 đồng
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông K là:
82.500.000 đồng - 231.000 đồng = 82.269.000 đồng.
1. Thời gian tính hưởng chế độ tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
2. Trợ cấp mai táng:
a) Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng khi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
b) Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời Điểm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
3. Trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
4. Trợ cấp tuất một lần
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà thân nhân không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP hoặc thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP nhưng thân nhân có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
b) Mức trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 của Luật Bảo hiểm xã hội.
c) Khi tính trợ cấp tuất một lần đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần.
Ví dụ 16: Ông M bị ốm chết, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 6/2007 đến tháng 11/2017 với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 6.500.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ông M được tính như sau:
- Ông M có 6 năm 07 tháng đóng bảo hiểm xã hội ở giai đoạn trước ngày 01/01/2014 và có 3 năm 11 tháng đóng bảo hiểm xã hội ở giai đoạn từ ngày 01/01/2014 trở đi.
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ông M được tính như sau (6 năm đóng trước năm 2014 và 4,5 năm đóng từ năm 2014 trở đi):
(1,5 tháng/năm x 6 năm + 2 tháng/năm x 4,5 năm) x 6.500.000 đồng/tháng = 117.000.000 đồng.
d) Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu chết được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 của Luật Bảo hiểm xã hội; thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu hiện hưởng.
Ví dụ 17: Ông N tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, trước đó đã có 15 năm 9 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, hưởng lương hưu từ tháng 6/2024, tháng 7/2024 ông N chết với mức lương hưu đang hưởng trước khi chết là 6.500.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ông N được tính như sau:
48 tháng x 6.500.000 đồng/tháng = 312.000.000 đồng
Ví dụ 18: Ông P hưởng lương hưu từ tháng 01/2029, tháng 5/2030 ông P chết (hưởng lương hưu được 16 tháng) với mức lương hưu đang hưởng trước khi chết là 5.950.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ông P được tính như sau:
[48 tháng - (16 tháng - 2 tháng) x 0,5] x 5.950.000 đồng/tháng = 243.950.000 đồng
Ví dụ 19: Bà N hưởng lương hưu từ tháng 6/2020 với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (trước đó không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc), tháng 7/2028 bà N chết (hưởng lương hưu được 96 tháng) với mức lương hưu đang hưởng trước khi chết là 5.000.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của bà N được tính như sau:
[48 tháng - (96 tháng - 2 tháng) x 0,5] x 5.000.000 đồng/tháng = 5.000.000 đồng.
Khi đó, thân nhân của bà N được nhận mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu hiện hưởng là:
3 tháng x 5.000.000 đồng/tháng = 15.000.000 đồng.
BENEFITS OF VOLUNTARY SOCIAL INSURANCE
Section 1. RETIREMENT BENEFITS
1. The monthly pension is calculated under the provisions of Clause 1, Article 3 of Decree No. 134/2015/ND-CP.
2. The rate of monthly pension is done under the provisions of Clause 2, Article 3 of of Decree No. 134/2015/ND-CP. When calculating the rate of monthly pension, if the time of payment of social insurance premium has odd months from 01 to 06 months, it shall be deemed as a half year or 01 year if from 07 to 11 months.
Ex 1: Mr A shall enjoy his pension from 10/2016, his time of payment of social insurance premium is 28 years and 03 months, and the average monthly income for payment of social insurance premium is 5,000,000 dong/month. Mr A’s monthly pension is calculated as follows:
- Mr A’s rate of monthly pension:
+ Mr A’s time of payment of social insurance premium is 28 years and 03 months; the number of odd month is 03 months which is deemed as a half year. Thus, the number of year of payment of social insurance premium to calculate Mr A’s is 28.5 years.
+ The first 15 years is calculated by 45%;
+ From the 16th year to the 28.5th year is 13.5 years, thus: 13,5 x 2% = 27%;
Mr A’s rate of monthly pension is 45% + 27% = 72%.
- Mr A’s monthly pension is:
72% x 5,000,000 dong/month = 3,600,000 dong/month.
Ex 2: Mrs A shall enjoy his pension from 5/2017, her time of payment of social insurance premium is 26 years and 10 months, and the average monthly income for payment of social insurance premium is 3,000,000 dong/month. Mrs A’s monthly pension is calculated as follows:
- Mrs A’s rate of monthly pension:
+ Mrs A’s time of payment of social insurance premium is 26 years and 10 months; the number of odd month is 10 months which is deemed as 01 year. Thus, the number of year of payment of social insurance premium to calculate Mrs A’s is 27 years.
+ The first 15 years is calculated by 45%;
+ From the 16th year to the 27th year is 12 years, thus: 12 x 3% = 36%;
+ The total 02 rates above is: 45% + 36% = 81%;
Mrs A’s rate of monthly pension is calculated maximally by 75% in proportion to 25 years of payment of social insurance premium.
- Mrs A’s monthly pension is:
75% x 3,000,000 dong/month = 2,250,000 dong/month.
In addition to the above monthly pension, Mrs A still enjoys the one-time subsidy upon retirement for a number of years of payment of social insurance premium greater than 25 years. The one-time subsidy upon Mrs A’s retirement is calculated as:
(27 - 25) x 0.5 month x 3,000,000 dong/month = 3,000,000 dong.
Ex 3: Mr B shall enjoy his pension from 6/2019, his time of payment of social insurance premium is 29 years and 07 months, and the average monthly income for payment of social insurance premium is 7,000,000 dong/month. Mr B’s monthly pension is calculated as follows:
- Mr B’s rate of monthly pension is calculated as follows:
+ Mr B’s time of payment of social insurance premium is 29 years and 07 months; the number of odd month is 07 months which is deemed as 01 year. Thus, the number of year of payment of social insurance premium to calculate Mr B’s is 30 years.
+ The first 17 years is calculated by 45%;
+ From the 18th year to the 30th year is 13 years, thus: 13 x 2% = 26%;
Mr B’s rate of monthly pension is 45% + 26% = 71%.
- Mr B’s monthly pension is:
71% x 7,000,000 dong/month = 4,970,000 dong/month.
Ex 4: Mrs C shall enjoy his pension from 02/2018, his time of payment of social insurance premium is 28 years and 01 month, and the average monthly income for payment of social insurance premium is 6,000,000 dong/month. Mrs C’s monthly pension is calculated as follows:
- Mrs C’s rate of monthly pension:
+ Mrs C’s time of payment of social insurance premium is 289 years and 01 month; the number of odd month is 01 month which is deemed as a half year. Thus, the number of year of payment of social insurance premium to calculate Mrs C’s is 28.5 years.
+ The first 15 years is calculated by 45%;
+ From the 16th year to the 28.5th year is 13.5 years, thus: 13.5 x 2% = 27%;
Mrs C’s rate of monthly pension is 45% + 27% = 72%.
- Mrs C’s monthly pension is:
72% x 6,000,000 dong/month = 4,320,000 dong/month
Article 4: Retirement benefits to the persons who had a time of payment of voluntary social insurance premium
1. The time to calculate the retirement benefits to the persons who had a time of payment of voluntary social insurance premium is the total time of payment of compulsory and voluntary social insurance premium, excluding the time calculated for entitlement to one-time social insurance.
2. Where the persons participating in voluntary social insurance have the time of entitlement to retirement benefits from full 20 years or more with under 20 years of payment of compulsory social insurance premium, the condition for pension entitlement age is 60 for male employees and 55 for female employees.
3. Where the persons participating in voluntary social insurance have full 20 years of payment of compulsory social insurance premium, the condition for pension entitlement age shall comply with the regulations of law on compulsory social insurance.
Ex 5: Mrs D has the time of retirement benefits of 22 years of which the time of payment of compulsory social insurance premium is 20 years and 03 months and during the time of 20 years and 03 months, she has 16 years working at place with area allowance coefficient as 0.7. Thus, the condition for Mrs D’s pension entitlement age is full 50 years.
4. Where the female employees working full time or part time at communes, wards or towns participate in compulsory social insurance and are eligible for entitlement to pension in accordance with the provisions in Clause 3, Article 54 of the Law on social insurance but reserve the time of payment of social insurance premium and continue to participate in voluntarary social insurance, they shall be entitled to their pension upon request.
The time calculated for pension shall comply with the provisions in Clause 1 of this Article. Where this period of time is under 20 years, the monthly pension is based on the provisions in Clause 4, Article 56 of the Law on social insurance. Where this period of time is from full 20 years or more, the monthly pension is based on the provisions in Article 74 of the Law on social insurance.
Ex 6: Mrs E is a Vice President of communal Women's Union. She has 15 years of payment of compulsory social insurance premium and is full 55 years of age. She then reserves the time of payment of social insurance premium and continues to participate in voluntary social insurance for additional 02 years and 08 months and requests the entitlement to pension. Thus, Mrs E shall enjoy her pension with the time calculated for pension entitlement as 17 years and 08 months.
5. The average salary and monthly income for payment of social insurance premium to calculate the one-time pension and allowances shall comply with the provisions in Clause 4, Article 5 of Decree No. 134/2015/ND-CP.
Ex 7: Mr E has 15 years and 06 months of payment of compulsory social insurance premium based on his average salary as 5,100,000 dong/month; he has a period of time of 10 years and 09 months of payment of compulsory social insurance premium with the total monthly incomes for payment of voluntary social insurance premium (which has been adjusted on the basis of consumer price index) of 774,000,000 dong. The average salary and monthly income for payment of social insurance premium are:
[5,100,000 x (15 x 12 + 6)] + 774,000,000 |
= |
5,468,571 dong/month |
(15 x 12 + 6) + (10 x 12 + 9) |
Article 5. Time for pension entitlement
1. The time for pension entitlement is based on the provisions of Article 76 of the Law on social insurance and Clause 1, Article 6 of Decree No. 134/2015/ND-CP and is done as follows:
a) The time for pension entitlement is the 1st date of the month succeeding the month of birth the participants of social insurance are eligible for entitlement to their pension in accordance with the provisions under Point a and b, Clause 2, Article 5 of Decree No. 134/2015/ND-CP. Where the month of birth is December, the time to enjoy the pension is the 1st date of January of the year succeeding the year the participants of social insurance are eligible for entitlement to their pension.
Ex 8: Mrs D in example 5 was born on 01/12/1967. She has 22 years of payment of social insurance premium from 7/1995 to 6/2017. The time Mrs D shall enjoy her pension is from 01/01/2018.
b) Where the date and month of birth of the participants of social insurance cannot be defined (only the year of birth is defined), the time to enjoy the pension is 01 of January of the year succeeding the year the participants of social insurance are eligible for entitlement to their pension in accordance with the provisions under Point a and b, Clause 2, Article 5 of Decree No. 134/2015/ND-CP.
c) Where the participants of social insurance are eligible for entitlement to their pension in accordance with the provisions under Point a and b, Clause 2, Article 5 of Decree No. 134/2015/ND-CP but still continue their participation in voluntary social insurance, the time to enjoy their pension is the 1st date of the month succeeding the month of stoppage of payment of voluntary social insurance premium to request the pension entitlement.
Ex 9: Mr G was born on 21/8/1957, by the end of 8/2017, he has 20 years of payment of social insurance premium. Mr G still participates in voluntary social insurance to the end of 12/2017. In 12/2017, Mr G requests his pension entitlement. The time Mr G enjoys his pension is from 01/01/2018.
Ex 10: Mrs E in example 6 continues her participation in voluntary social insurance to the end of 02/2018 and stops payment of premium and in 7/2018, she requests her pension entitlement. The time Mrs E shall enjoy her pension is from 01/3/2018, Mrs E shall receive the back pay of unreceived pension of the months without interests.
2. Where the participants of voluntary social insurance wish to make one-time payment voluntarily for the years of missing payment in accordance with the provisions in Clause 2, Article 8 of this Circular to meet the conditions for their pension entitlement, the time to enjoy the pension is from the 1st date of the month succeeding the month of full payment of premium for the years of missing payment.
Ex 11: In 8/2016, Mrs G is full 55 years of age and has 17 years and 06 months of payment of social insurance premium. Mrs G wishes to make one-time payment of voluntary social insurance premium for the years of missing payment to meet the condition for entitlement to her monthly pension. Mrs G has fully paid the amount of the years of missing payment to the social insurance agency. Thus, the time Mrs G shall enjoy her pension is from 01/9/2016.
Ex 12: Mr H shall be full 60 years of age and has 18 years and 05 months of payment of social insurance premium. Mr H wishes to make one-time payment of voluntary social insurance premium for the years of missing payment to meet the condition for entitlement to her monthly pension. Mr H does not fully pay paid the amount of the years of missing payment to the social insurance agency until 6/2018. Thus, the time Mr H shall enjoy his pension is from 01/7/2018.
Article 6. One-time social insurance
1. The persons participating in voluntary social insurance shall enjoy the one-time social insurance in accordance with the provisions in Clause 1, Article 77 of the Law on social insurance, Clause 1, Article 1 of Resolution No. 93/2015/QH13 dated 22/06/2015 of the National Assembly on implementation of policy on entitlement to one-time social insurance for the employees and Article 7 of Decree No. 134/2015/ND-CP.
2. Rate of entitlement to one-time social insurance:
a) The rate of entitlement to one-time social insurance complies with the provisions under Point a and b, Clause 2, Article 77 of the Law on social insurance, Clause 3, Article 1 of Resolution No. 93/2015/QH13 dated 22/06/2015 of the National Assembly on implementation of policy on entitlement to one-time social insurance for the employees.
b) The rate of entitlement to one-time social insurance of the participants of social insurance who have less than one year (12 months) of payment of social insurance premium is calculated by 22% of the total income of months for payment of social insurance premium. The maximum rate is equal to 02 months of average income for payment of social insurance premium in which the monthly income paid for social insurance premium to calculate the one-time social insurance is adjusted on the basis of consumer price index in accordance with the provisions in Clause 2, Article 4 of Decree No. 134/2015/ND-CP.
c) Upon calculating the rate of entitlement to one-time social insurance, if the time of payment of social insurance premium has odd month, then from 01 to 06 months, it is deemed as a half year or 01 year if from 07 to 11 months.
In case of time of payment of social insurance premium before and after 01/01/2014 but the time of payment before 01/01/2014 has odd months, such odd months shall be switched to the period of payment of social insurance premium from 01/01/2014 onwards as a basis for calculating the one-time social insurance.
Ex 13: Mrs H has 10 years and 08 months of payment of social insurance premium with her average salary and monthly income of 4,500,000 dong/month for payment of social insurance premium. In 8/2016, she requests the entitlement to one-time social insurance. Mrs H’s process of payment of social insurance premium is as follows:
- From 01/2003 to 8/2009: Paid the compulsory social insurance premium (06 years and 08 months).
- From 9/2009 to 8/2013: Paid the voluntary social insurance premium (04 years).
Mrs H’s total time of payment of social insurance premium rounded is 11 years. Thus, Mrs H’s rate of entitlement to one-time social insurance is calculated as follows:
1.5 month/year x 11 years x 4,500,000 dong/month = 74,250,000 dong
Ex 14: Mr K has 09 years and 05 months of payment of social insurance premium (including 05 years and 02 months of payment of social insurance premium before 01/01/2014) with the average monthly income of 5,000,000 dong for payment of social insurance premium. Mr K’s rate of entitlement to one-time social insurance is calculated as follows:
- Mr K has 05 years and 02 months of payment of social insurance premium; 02 odd months shall be switched to the period from 2014. Thus, the number of month of payment of social insurance premium to calculate Mr K’s one-time social insurance is 05 years before 2014 and 04 years and 05 months of payment of social insurance premium for the stage from 2014 onwards (4.5 years)
- Mr K’s rate of entitlement to one-time social insurance is calculated as follows:
(1.5 month/year x 5 years + 2 months/year x 4.5 years) x 5,000,000 dong/month = 82,500,000 dong.
d) The rate of entitlement to one-time social insurance does not include the amount provided by the State as assistance for payment of voluntary social insurance premium, except for the case specified under Point c, Clause 1, Article 77 of the Law on social insurance. The calculation of rate of entitlement to one-time social insurance is done in accordance with the provisions under Point a of this Clause, then minus the amount provided by the State as assistance for payment of voluntary social insurance premium.
The amount provided by the State as assistance for payment of voluntary social insurance premium is calculated by the total amount provided by the State as assistance of each month for payment of voluntary social insurance premium. The monthly assistance is calculated by the following formula:
Amount provided by the State as assistance in month i |
= |
0.22 |
x |
Poverty line of rural areas in month i |
x |
Assistance percentage provided by the State in month i |
Ex 15: Mr K in example 14, in 09 years and 05 months of payment of social insurance premium, there is 01 year and 03 months (15 months) of participation in voluntary social insurance with the assistance of payment of premium provided by the State (assuming that the State provides the assistance of 700,000 dong/month based on the poverty line of rural areas and the assistance percentage to Mr K as 10%). Mr K’s rate of entitlement to one-time social insurance is calculated as follows:
- Total amount provided by the State as assistance for Mr K:
(0.22 x 700,000 dong/month x 10%) x 15 months = 231,000 dong
- Mr K’s rate of entitlement to one-time social insurance:
82,500,000 dong – 231,000 dong = 82,269,000 dong
Section 2. SURVIVORSHIP BENEFITS
Article 7. Survivorship benefits for the relative of participant of voluntary social insurance who died but had a period of time of payment of compulsory social insurance premium
1. The time to calculate the survivorship benefits for the participant of voluntary social insurance who had a period of time of payment of compulsory social insurance premium is the total time of payment of compulsory social insurance premium and voluntary social insurance premium but excluding the time calculated for entitlement to one-time social insurance.
2. Funeral allowances:
a) The person in charge of funeral shall receive the funeral allowances when the participant of voluntary social insurance is subject to one of the cases specified in Clause 2, Article 8 of Decree No. 134/2015/ND-CP.
b) The rate of funeral allowances is 10 times of base salary at the time the participant of voluntary social insurance or the person enjoying pension dies or is declared dead by the Court.
3. The monthly survivorship allowances are done in accordance with the provisions in Clause 3, Article 8 of Decree No. 134/2015/ND-CP.
4. One-time survivorship allowances
a) When the participants of voluntary social insurance dies or is declared dead by the Court but their relatives are not subject to the monthly survivorship allowances in accordance with the provisions in Clause 3, Article 8 of Decree No. 134/2015/ND-CP or are subject to the monthly survivorship allowances in accordance with the provisions in Clause 3, Article 8 of Decree No. 134/2015/ND-CP but their relatives wish to enjoy the one-time survivorship allowances in accordance with the provisions in Clause 4, Article 8 of Decree No. 134/2015/ND-CP, their relatives shall be entitled to one-time survivorship allowances.
b) The rate of one-time survivorship allowances is done in accordance with the provisions in Clause 2, Article 81 of the Law on social insurance.
c) When calculating the one-time survivorship allowances for the persons who are paying the social insurance premium or are reserving the time of payment of social insurance premium die but the time of payment of social insurance premium has odd months, then from 01 to 06 months, it is deemed as a half year or 01 year if from 07 to 11 months.
If before 01/01/2014, the time of payment of social insurance premium has odd months, such odd months are switched to the period from 01/01/2014 onwards as a basis for calculating the one-time survivorship allowances.
Ex 16: Mr M died from disease and has a period of time of payment of social insurance premium from 6/2007 to 11/2017 with his average salary and monthly income of 6.500.000 dong/month for payment of social insurance premium. The one-time survivorship allowances for Mr M’s relative is calculated as follows:
- Mr M has 06 years and 07 months of payment of social insurance premium in the period before 01/01/2014 and has 03 years of 11 months of payment of social insurance premium in the period from 01/01/2014 onwards.
- The rate of one-time survivorship allowances for Mr M’s relative is calculated as follows (payment for 06 years made before 2014 and payment for 4.5 years made from 2014 onwards):
(1.5 months/year x 6 years + 2 months/year x 4.5 year) x 6.500.000 dong/month= 117,000,000 dong.
d) The rate of one-time survivorship allowances for the relative of person who is enjoying his pension but died shall comply with the provisions in Clause 3, Article 81 of the Law on social insurance and is equal to at least 03 months of current pension.
Ex 17: Mr N participates in voluntary social insurance and has 15 years and 09 months of payment of compulsory social insurance premium. He shall enjoy pension from 6/2024. In 7/2024, Mr N died with his current pension of 6,500,000 dong/month before his death. The rate of one-time survivorship allowances for Mr N’s relative is calculated as follows
48 months x 6,500,000 dong/month = 312,000,000 dong
Ex 18: Mr P shall enjoy his pension from 01/2029. In 5/2030, he died (had enjoyed for 16 months) with his current pension of 5,950,000 dong/month before his death. The rate of one-time survivorship allowances for Mr P’s relative is calculated as follows:
[48 months - (16 months - 2 months) x 0.5] x 5,950,000 dong/month = 243,950,000 dong
Ex 19: Mrs N shall enjoy her pension from 6/2020 with 20 years of payment of voluntary social insurance premium (She has not participated in compulsory social insurance). In 7/2028, Mrs N died (she enjoyed her pension for 96 months) with her current pension of 5,000,000 dong/month before her death. The rate of one-time survivorship allowances for Mrs N’s relative is calculated as follows:
[48 months - (96 months - 2 months) x 0.5] x 5,000,000 dong/month = 5,000,000 dong.
Thus, Mrs N’s relative shall receive the one-time survivorship allowances equal to at least 03 months of current pension:
3 months x 5,000,000 dong/month = 15,000,000 dong.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 4. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 5. Thời Điểm hưởng lương hưu
Điều 6. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 10. Thay đổi phương thức đóng, mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều 12. Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện