Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 46/2015/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 07/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2015 |
Ngày công báo: | 27/09/2015 | Số công báo: | Từ số 1009 đến số 1010 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2015/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2015 |
QUY ĐỊNH VỀ TẢI TRỌNG, KHỔ GIỚI HẠN CỦA ĐƯỜNG BỘ; LƯU HÀNH XE QUÁ TẢI TRỌNG, XE QUÁ KHỔ GIỚI HẠN, XE BÁNH XÍCH TRÊN ĐƯỜNG BỘ; VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG; GIỚI HẠN XẾP HÀNG HÓA TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Thông tư này quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến công bố tải trọng khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe gồm trọng lượng (khối lượng) bản thân xe cộng với trọng lượng (khối lượng) của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).
2. Tải trọng trục xe là tổng trọng lượng của xe phân bố trên mỗi trục xe hoặc cụm trục xe.
3. Kích thước tối đa cho phép của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là kích thước bao ngoài giới hạn về chiều rộng, chiều cao, chiều dài của xe kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) được phép tham gia giao thông trên đường bộ.
4. Xe bánh xích là loại xe máy chuyên dùng tự hành di chuyển bằng bánh xích, khi tham gia giao thông trên đường bộ, răng xích có thể gây hư hỏng mặt đường, lề đường.
5. Tổ hợp xe bao gồm một xe thân liền kéo một rơ moóc hoặc một xe đầu kéo kéo một sơmi rơ moóc.
6. Rơ moóc một cụm trục là rơ moóc chỉ có một cụm trục được bố trí tại khu vực giữa chiều dài của rơ moóc.
7. Rơ moóc nhiều cụm trục là rơ moóc có một trục trước hoặc một cụm trục trước được kết nối với thanh kéo và một trục sau hoặc một cụm trục sau.
8. Hàng không thể tháo rời (chia nhỏ) là hàng dạng kiện còn nguyên kẹp chì, niêm phong của cơ quan hải quan, an ninh, quốc phòng hoặc là tổ hợp cấu kiện, thiết bị, máy móc nếu tháo rời, chia nhỏ sẽ bị hư hỏng hoặc thay đổi công năng.
9. Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thácBổ sung
1. Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế.
2. Khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế tổng trọng lượng xe qua cầu theo quy định về báo hiệu đường bộ.
3. Khả năng chịu tải khai thác của đường được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế trọng lượng trên trục xe theo quy định về báo hiệu đường bộ.
1. Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe, kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
2. Khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ là 4,75 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III và 4,5 mét đối với đường cấp IV trở xuống.
3. Khổ giới hạn về chiều rộng của đường bộ là giới hạn chiều rộng làn xe, phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và địa hình xây dựng tuyến đường.
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn của quốc lộ; cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật của đường ngang trong phạm vi cả nước trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn của đường địa phương; đồng thời gửi số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
3. Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm công bố tình trạng kỹ thuật đường ngang trên mạng lưới đường sắt Việt Nam; đồng thời gửi số liệu về tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật của đường ngang trong phạm vi cả nước theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 hàng năm).
2. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của đường địa phương; đồng thời gửi số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).
3. Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm cập nhật tình trạng kỹ thuật đường ngang trên mạng lưới đường sắt Việt Nam; đồng thời gửi số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).
4. Các nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư chịu trách nhiệm cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của các đoạn tuyến đường bộ trong phạm vi quản lý; đồng thời gửi số liệu về Sở Giao thông vận tải (đối với đường địa phương), Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với quốc lộ) để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 10 tháng 6 và ngày 10 tháng 12 hàng năm).
5. Cầu trên các tuyến, đoạn tuyến đường bộ đã được công bố nhưng chưa được cải tạo, nâng cấp đồng bộ với tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ đã được công bố, cơ quan quản lý đường bộ phải đặt biển báo hiệu giới hạn tải trọng, khổ giới hạn thực tế của cầu.
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thỏa mãn điều kiện về tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ đã được công bố và các quy định về giới hạn xếp hàng hóa tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này được lưu hành bình thường trên các tuyến, đoạn tuyến đã công bố.
2. Trên các tuyến, đoạn tuyến đường bộ khác ngoài danh mục được công bố về tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ, chủ phương tiện, người thuê vận tải, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe, khổ giới hạn cho phép của đường bộ, tốc độ, khoảng cách giữa các phương tiện khi lưu hành trên đường bộ.
3. Trường hợp bắt buộc phải vận chuyển hàng không thể tháo rời hoặc lưu hành phương tiện có tổng trọng lượng, kích thước vượt quá tải trọng hoặc khổ giới hạn của đường bộ, chủ phương tiện, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe trước khi đưa phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ.
1. Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.
2. Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:
a) Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
b) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
c) Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).
3. Xe máy chuyên dùng có tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ hoặc kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều này khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn.
Xe bánh xích tham gia giao thông trên đường bộ phải thực hiện các biện pháp bắt buộc như lắp guốc xích, rải tấm đan, ghi thép hoặc biện pháp khác để bảo vệ mặt đường bộ. Trường hợp không thực hiện các biện pháp bắt buộc nêu trên, xe bánh xích phải được chở trên các phương tiện vận tải khác.
1. Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
a) Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
3. Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộBổ sung
1. Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau:
a) Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;
b) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
c) Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.
2. Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.
1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
2. Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.
1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải thực hiện theo các quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).
3. Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:
a) Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét;
b) Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.
4. Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:
a) Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;
b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộBổ sung
1. Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này và không vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
2. Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ
1. Trục đơn: tải trọng trục xe ≤ 10 tấn.
2. Cụm trục kép, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:
a) Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn;
b) Trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn;
c) Trường hợp d ≥ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn.
3. Cụm trục ba, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:
a) Trường hợp d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn;
b) Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.
1. Đối với xe thân liền có tổng số trục:
a) Bằng hai, tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn;
b) Bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn;
c) Bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn;
d) Bằng năm hoặc lớn hơn và khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng:
- Nhỏ hơn hoặc bằng 7 mét, tổng trọng lượng của xe ≤ 32 tấn;
- Lớn hơn 7 mét, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn.
2. Đối với tổ hợp xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc có tổng số trục:
a) Bằng ba, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 26 tấn;
b) Bằng bốn, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 34 tấn;
c) Bằng năm và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc:
- Từ 3,2 mét đến 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 38 tấn;
- Lớn hơn 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 42 tấn.
d) Bằng sáu hoặc lớn hơn và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc:
- Từ 3,2 mét đến 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 40 tấn; trường hợp chở một container, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 42 tấn;
- Lớn hơn 4,5 mét đến 6,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 44 tấn;
- Lớn hơn 6,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 48 tấn.
3. Đối với tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc: tổng trọng lượng của tổ hợp xe gồm tổng trọng lượng của xe thân liền (tương ứng với tổng trọng lượng của xe được quy định tại khoản 1 Điều này) và tổng tải trọng các trục xe của rơ moóc được kéo theo (tương ứng với tải trọng trục xe được quy định tại Điều 16), cụ thể như sau:
a) Trường hợp xe thân liền kéo rơ moóc một cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa của cụm trục của rơ moóc đo trên mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,7 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 45 tấn;
b) Trường hợp xe thân liền kéo rơ moóc nhiều cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ moóc đo theo mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,0 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 45 tấn.
4. Đối với trường hợp tổ hợp xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc (quy định tại khoản 2 Điều này) nhưng có khoảng cách tính từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc < 3,2 mét hoặc tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc một cụm trục nhưng có khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa của cụm trục của rơ moóc nhỏ hơn 3,7 mét hoặc tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc nhiều cụm trục nhưng có khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ moóc nhỏ hơn 3,0 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe phải giảm 2 tấn trên 1 mét dài ngắn đi.
5. Đối với xe hoặc tổ hợp xe có trục phụ (có cơ cấu nâng, hạ trục phụ), tổng trọng lượng của xe hoặc tổ hợp xe được xác định theo quy định tại Điều 16 và khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này tương ứng với tổng số trục xe thực tế tác dụng trực tiếp lên mặt đường khi lưu thông trên đường bộ.
1. Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:
a) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;
b) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;
c) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.
3. Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.
4. Trường hợp xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự, chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.
4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.
1. Chỉ cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng (sau đây gọi là Giấy phép lưu hành xe) trên đường bộ trong những trường hợp đặc biệt, khi không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ.
2. Cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe:
a) Lựa chọn tuyến đường hợp lý trên cơ sở bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ;
b) Không cấp Giấy phép lưu hành xe trong trường hợp chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa chuyên chở theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe sau khi thiết kế cải tạo đã được phê duyệt và được ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe;
c) Khi cho phép lưu hành trên đường cao tốc, phải quy định cụ thể các điều kiện bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông như tốc độ, làn xe chạy và thời gian được phép lưu hành trong Giấy phép lưu hành xe.
3. Đối với trường hợp lưu hành xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ mà phải khảo sát, kiểm định hoặc gia cường đường bộ, tổ chức, cá nhân có nhu cầu lưu hành xe phải chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ các khoản chi phí có liên quan. Cơ quan có thẩm quyền chỉ cấp Giấy phép lưu hành xe sau khi tổ chức, cá nhân đã hoàn thành các công việc nêu trên.
4. Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe:
a) Các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn khi lưu hành không phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định, có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ: trường hợp lưu hành trên đường bộ, đoạn đường bộ đã được cải tạo, nâng cấp đồng bộ thì thời hạn của Giấy phép lưu hành xe không quá 60 ngày; trường hợp lưu hành trên đường bộ, đoạn đường bộ chưa được cải tạo, nâng cấp hoặc cải tạo, nâng cấp chưa đồng bộ thì thời hạn của Giấy phép lưu hành xe không quá 30 ngày.
b) Các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu hành phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định, có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ: thời hạn của Giấy phép lưu hành xe không quá 30 ngày.
c) Các xe bánh xích tự di chuyển trên đường bộ: thời hạn của Giấy phép lưu hành xe là thời gian từng lượt từ nơi đi đến nơi đến.
d) Thời hạn hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này phải nằm trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe; trường hợp thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b, c khoản này, thời hạn hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe bằng thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc nộp ở những nơi có quy định nhận hồ sơ trực tuyến đến cơ quan cấp phép lưu hành xe.
2. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới nhận;
c) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương tiện mới nhận (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe);
d) Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ (nếu có), gồm các nội dung sau: thông tin về tuyến đường vận chuyển; thông tin về phương tiện vận chuyển; thông tin hàng hóa chuyên chở có xác nhận của chủ hàng, gồm các thông số kích thước về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (D x R x C) mét; khối lượng, hình ảnh (nếu có); hợp đồng vận chuyển hoặc văn bản chỉ định đơn vị vận chuyển của chủ hàng hoặc đơn vị thuê vận chuyển.
3. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này cấp Giấy phép lưu hành xe theo mẫu quy định tại các Phụ lục 3, Phụ lục 4 của Thông tư này; trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấy phép lưu hành xe phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp phải khảo sát đường bộ để quy định điều kiện tham gia giao thông hoặc gia cường đường bộ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe trên đường bộ tiến hành khảo sát hoặc gia cường đường bộ.
Thời hạn xem xét cấp giấy phép lưu hành xe không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả khảo sát hoặc báo cáo kết quả hoàn thành gia cường đường bộ của tổ chức tư vấn đủ điều kiện hành nghề bảo đảm cho xe lưu hành an toàn.
1. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cấp Giấy phép lưu hành xe trên mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước.
2. Trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
1. Cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cấp Giấy phép lưu hành xe bảo đảm đúng đối tượng, phù hợp với tình trạng của đường bộ, phương tiện vận tải và bảo đảm an toàn giao thông.
2. Có quyền thu hồi Giấy phép lưu hành xe đối với trường hợp vi phạm các điều kiện được quy định trong Giấy phép lưu hành xe hoặc gây hư hỏng công trình đường bộ mà chưa hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục.
3. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển lựa chọn tuyến đường vận chuyển hợp lý nhằm bảo đảm an toàn cho công trình đường bộ và an toàn cho phương tiện vận tải.
4. Cung cấp hiện trạng của đường bộ trên tuyến vận chuyển theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoặc của cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe có liên quan.
5. Thu và sử dụng lệ phí cấp Giấy phép lưu hành xe theo quy định của Bộ Tài chính.Bổ sung
1. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm quy định của Thông tư này thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
2. Trường hợp xảy ra hư hỏng công trình đường bộ do việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ khi không thực hiện theo các quy định tại Thông tư này, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực kể ngày 01 tháng 12 năm 2015 và thay thế Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT); Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT) và Thông tư số 65/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT.
2. Đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước:
a) Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã cấp cho kiểu loại xe mà không phù hợp quy định tại Thông tư này sẽ không còn giá trị sử dụng kể từ ngày có hiệu lực của Thông tư này;
b) Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đã cấp trước ngày có hiệu lực của Thông tư này vẫn có giá trị sử dụng để giải quyết các thủ tục đăng ký phương tiện, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Đối với xe nhập khẩu:
a) Các xe nhập khẩu có ngày cập cảng hoặc đã về đến cửa khẩu Việt Nam trước ngày có hiệu lực của Thông tư này vẫn tiếp tục được xác định khối lượng toàn bộ ghi trong Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT và Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
b) Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu, thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới nhập khẩu cấp cho xe có ngày cập cảng hoặc đã về đến cửa khẩu Việt Nam trước ngày có hiệu lực của Thông tư này vẫn có giá trị sử dụng để giải quyết các thủ tục nhập khẩu, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường lần đầu, thu phí trước bạ, đăng ký phương tiện theo quy định.
4. Các xe đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước ngày có hiệu lực của Thông tư này nếu chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép sẽ phải thực hiện điều chỉnh các thông số có liên quan theo quy định tại Thông tư này
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm:
a) Tổ chức, kiểm tra và giám sát thực hiện các quy định tại Thông tư này; chủ trì, phối hợp với các cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe trong việc kết nối mạng truyền số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam; quản lý dữ liệu cấp Giấy phép lưu hành xe theo quy định;
b) Tổ chức tập huấn thực hiện Thông tư; hướng dẫn sử dụng phần mềm cấp Giấy phép lưu hành xe cho các cơ quan cấp phép lưu hành xe;
c) Kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động cấp phép của các cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe; xử lý hoặc kiến nghị xử lý sai phạm của tổ chức, cá nhân cấp Giấy phép lưu hành xe theo quy định của pháp luật.
2. Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:
a) Tuân thủ thực hiện các quy định tại Thông tư này;
b) Công khai thủ tục, lệ phí và thời gian cấp Giấy phép lưu hành xe;
c) Thực hiện chế độ lưu trữ, báo cáo theo quy định; kết nối, bảo quản mật khẩu và cập nhật số liệu từ mạng dữ liệu do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp;
d) Chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cấp Giấy phép lưu hành xe của cơ quan chức năng;
đ) Báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm tình hình cấp Giấy phép lưu hành xe về Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 5a, Phụ lục 5b, Phụ lục 5c và Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này. Thời gian báo cáo định kỳ hàng quý trước ngày 20 tháng cuối quý; báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 12.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải những vướng mắc phát sinh để xem xét, giải quyết.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LƯU HÀNH XE QUÁ TẢI TRỌNG, XE QUÁ KHỔ GIỚI HẠN, XE VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ
Kính gửi: (tên Cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe)
- Cá nhân, tổ chức đề nghị: ……………………………………………………………………
- Địa chỉ: ………………………………………….. Điện thoại: ..........................................
Đề nghị cấp Giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn với các thông số sau:
1. Thông tin tổ hợp xe đầu kéo và sơ mi rơ moóc (SMRM) tải: |
|||
Thông số kỹ thuật |
Đầu kéo hoặc xe thân liền |
Rơ moóc/ Sơmi rơ moóc RM/SMRM |
|
Nhãn hiệu |
|
|
|
Biển số |
|
|
|
Số trục |
|
|
|
Khối lượng bản thân (tấn) |
|
|
|
Khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép tham gia giao thông (tấn) |
|
|
|
Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông (tấn) |
|
|
|
Khối lượng cho phép kéo theo (tấn) |
|
|
|
Kích thước bao của tổ hợp (dài x rộng x cao) (m) |
|
||
2. Thông tin hàng hóa đề nghị chuyên chở: |
|||
Loại hàng: |
|||
Kích thước (D x R x C) m: |
Tổng khối lượng (tấn): |
||
3. Thông tin kích thước, khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe sau khi xếp hàng hóa lên xe: |
|||
Kích thước (D x R x C) m: |
Hàng vượt phía trước thùng xe: m |
||
Hàng vượt hai bên thùng xe: m |
Hàng vượt phía sau thùng xe: m |
||
Tổng khối lượng: tấn (gồm khối lượng bản thân ô tô đầu kéo + khối lượng bản thân sơ mi rơ moóc + khối lượng số người ngồi trên xe + khối lượng hàng) |
|||
4. Tải trọng lớn nhất được phân bổ lên trục xe sau khi xếp hàng hóa lên xe: |
|||
Trục đơn: tấn |
|||
Cụm trục kép: tấn, khoảng cách giữa 02 tâm trục liền kề: d =….m |
|||
Cụm trục ba: tấn, khoảng cách giữa 02 tâm trục liền kề: d =…m |
|||
|
|
|
|
5. Tuyến đường và thời gian vận chuyển:
- Tuyến đường vận chuyển (ghi đầy đủ, cụ thể tên từng đoạn tuyến đường bộ, các vị trí chuyển hướng, đi qua đường ngang tại Km …….): .............................................................................................................
- Thời gian đề nghị lưu hành: Từ ………………đến.....................................................
6. Cam kết của chủ phương tiện: về quyền sở hữu phương tiện và hàng hóa tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe.
(Giấy đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe phải kèm theo sơ đồ xe thể hiện rõ các kích thước: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao của xe đã xếp hàng và khoảng cách giữa các trục xe, chiều dài đuôi xe) |
…..., ngày…. tháng… năm…. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LƯU HÀNH XE BÁNH XÍCH TỰ HÀNH TRÊN ĐƯỜNG BỘ
Kính gửi: (tên Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy lưu hành)
- Cá nhân, tổ chức đề nghị: ....................................................................................
- Địa chỉ: ………………………………….. Điện thoại: .................................................
- Đề nghị cấp Giấy phép lưu hành cho xe bánh xích: .................................................
- Biển số đăng ký (nếu có): .....................................................................................
- Khối lượng bản thân xe: ……………………………… (tấn)
- Kích thước của xe:
+ Chiều dài: ………………………………..(m)
+ Chiều rộng: ……………………………….. (m)
+ Chiều cao: ……………………………….. (m)
- Loại xích (nhọn hoặc bằng): ………………………………..
- Chiều rộng bánh xích mỗi bên: ……………….. (m)
- Khoảng cách giữa hai mép ngoài của bánh: ……………….. (m)
- Tuyến đường vận chuyển (ghi đầy đủ, cụ thể tên từng đoạn tuyến đường bộ, các vị trí chuyển hướng, đi qua đường ngang tại Km …..): ………………………………………….
- Thời gian đề nghị lưu hành: Từ …………….. đến …………………
(Đơn đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe phải kèm theo sơ đồ xe thể hiện rõ các kích thước: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao của xe) |
……, ngày…. tháng… năm…. |
CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP LƯU HÀNH XE |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../CQCP GLHX |
…., ngày … tháng … năm …. |
GIẤY PHÉP LƯU HÀNH XE QUÁ TẢI TRỌNG, XE QUÁ KHỔ GIỚI HẠN, XE VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ
Có giá trị đến hết ngày…….tháng….năm…..
- Căn cứ Khoản 2 Điều 28 Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
- Căn cứ Thông tư số /2015/TT-BGTVT ngày /9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ;
- Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn của …… (tên tổ chức, cá nhân đứng đơn) …..ngày…..tháng…..năm……….,
Cho phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn trên đường bộ của .... (tên tổ chức cá nhân chủ xe) với các thông tin như sau:
1. Thông tin tổ hợp xe đầu kéo và sơ mi rơ moóc (SMRM) tải: |
|||
Thông số kỹ thuật |
Đầu kéo hoặc xe thân liền |
Rơ moóc/ Sơ mi rơ moóc RM/SMRM |
|
Nhãn hiệu |
|
|
|
Biển số |
|
|
|
Số trục |
|
|
|
Khối lượng bản thân (tấn) |
|
|
|
Khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép tham gia giao thông (tấn) |
|
|
|
Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông (tấn) |
|
|
|
Khối lượng cho phép kéo theo (tấn) |
|
|
|
Kích thước bao của tổ hợp (dài x rộng x cao) (m) |
|
||
2. Thông tin hàng hóa đề nghị chuyên chở: |
|||
Loại hàng: |
|||
Kích thước (D x R x C) m: |
Tổng khối lượng: tấn |
||
3. Thông tin kích thước, khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe sau khi xếp hàng hóa lên xe: |
|||
Kích thước (D x R x C) m: |
Hàng vượt phía trước thùng xe: m |
||
Hàng vượt hai bên thùng xe: m |
Hàng vượt phía sau thùng xe: m |
||
Tổng khối lượng: tấn (gồm khối lượng bản thân ô tô đầu kéo + khối lượng bản thân sơ mi rơ moóc + khối lượng số người ngồi trên xe + khối lượng hàng hóa) |
|||
4. Tải trọng lớn nhất được phân bổ lên trục xe sau khi xếp hàng hóa lên xe: |
|||
Trục đơn: tấn |
|||
Cụm trục kép: tấn, khoảng cách giữa 02 tâm trục liền kề: d = ……m |
|||
Cụm trục ba: tấn, khoảng cách giữa 02 tâm trục liền kề: d = ……m |
|||
5. Tuyến đường vận chuyển - Nơi đi ……….. (ghi cụ thể Km ……/QL (ĐT) ….., địa danh) - Nơi đến .…….. (ghi cụ thể Km ……/QL (ĐT) ….., địa danh) - Các tuyến đường được đi: ...…… (ghi đầy đủ, cụ thể tên đoạn tuyến đường bộ được đi, các vị trí chuyển hướng, đi qua đường ngang (nếu có), các điểm khống chế từ nơi đi đến nơi đến) |
|||
|
|
|
|
Các điều kiện quy định khi lưu hành xe trên đường bộ
- Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ.
- Xe phải có hệ thống hãm đủ hiệu lực (kể cả sơmi rơ moóc hoặc rơ moóc kéo theo). Hệ thống liên kết nối xe đầu kéo với sơmi rơ moóc hoặc rơ moóc phải chắc chắn, bảo đảm an toàn và đúng quy định của nhà sản xuất.
- Khi qua cầu, xe chạy đúng làn …… với tốc độ ………. để tránh gây xung kích và tránh gây ra sự lệch tâm làm tăng sự ảnh hưởng của tải trọng lên hệ thống dầm mặt cầu. Không dừng, đỗ, phanh, hãm xe trên cầu; không dừng, đỗ xe trong phạm vi đường ngang.
- ……………. (các điều kiện quy định cần thiết bảo đảm an toàn khác) ……………….
- Phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng kiểm soát giao thông trên đường bộ.
- Khi có nhu cầu đổi lại Giấy phép lưu hành mới phải nộp lại Giấy này./.
|
Lãnh đạo cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe |
CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP LƯU HÀNH XE |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../CQCP-GLHX |
…., ngày … tháng … năm …. |
GIẤY PHÉP LƯU HÀNH XE BÁNH XÍCH TỰ HÀNH TRÊN ĐƯỜNG BỘ
Có giá trị đến hết ngày……tháng…..năm….
- Căn cứ Khoản 2 Điều 28 Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
- Căn cứ Thông tư số …../2015/TT-BGTVT ngày ..../9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT về quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ;
- Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích tự hành trên đường bộ của ……. (tên tổ chức, cá nhân đứng đơn) ….ngày….tháng…..năm………..,
Cho phép lưu hành xe bánh xích tự hành trên đường bộ cụ thể như sau:
Xe bánh xích (nhãn hiệu xe): ………………….. Biển số đăng ký: ……………………………… của ………………… (tên tổ chức, cá nhân chủ xe) …………………
Với các thông số như sau:
- Chiều dài: …………..m;
- Chiều rộng: …………..m;
- Chiều cao (tính từ mặt đường trở lên): ……..m;
- Khối lượng toàn bộ của xe: ……..tấn;
- Loại bánh xích (bằng hay nhọn): ……………………………………………………………
+ Nơi đi ……(ghi cụ thể Km ……/QL (ĐT) ……, địa danh) ………………………………..
+ Nơi đến ……(ghi cụ thể Km ……/QL (ĐT) ……, địa danh) ………………………………
+ Các tuyến được đi: ………. (ghi đầy đủ, cụ thể tên đoạn tuyến đường bộ được đi, các vị trí chuyển hướng, đi qua đường ngang (nếu có), các điểm khống chế từ nơi đi đến nơi đến)………………………..
Các điều kiện quy định khi lưu hành xe trên đường bộ
- Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ.
- Phải bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật của xe và phải lắp guốc cho bánh xích.
- Chạy phía bên phải của chiều đi, đúng tốc độ thiết kế của xe và không quá tốc độ quy định trên đường; nhường đường cho các phương tiện khác.
- Khi qua cầu phải đi đúng tim cầu, đi với tốc độ chậm, không dừng, đỗ trên cầu; không dừng, đỗ xe trong phạm vi đường ngang.
- ……………… (các điều kiện quy định cần thiết bảo đảm an toàn khác) …………….
- Phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng kiểm soát giao thông trên đường.
- Khi có nhu cầu đổi lại Giấy phép lưu hành mới phải nộp lại Giấy này./.
|
Lãnh đạo cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe |
Cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ..../CQCP-GLHX |
…., ngày … tháng …. năm …. |
BÁO CÁO CẤP GIẤY PHÉP LƯU HÀNH CHO XE QUÁ TẢI TRỌNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ (KỂ CẢ XE BÁNH XÍCH)
(Tháng…..năm…..)
Kính gửi: ……………………………….
Dạng Tuyến |
Xe 02 trục đơn |
Xe 03 trục |
Xe 04 trục |
Xe bánh xích |
Tổ hợp xe - sơ mi rơ moóc (03 trục) |
Tổ hợp xe - sơ mi rơ moóc (04 trục) |
Tổ hợp xe - sơ mi rơ moóc (05 trục) |
Tổ hợp xe - sơ mi rơ moóc (06 trục) |
Tổng cộng |
Vận chuyển hàng quá tải |
Ghi chú |
Quốc lộ ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đường tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý: Cột Ghi chú ghi cụ thể loại phương tiện đã cấp có khối lượng toàn bộ, gồm xe + hàng; - CQCP: Sở Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ |
Thủ trưởng cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe |
Cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ..../CQCP-GLHX |
…., ngày … tháng …. năm …. |
BÁO CÁO CẤP GIẤY PHÉP LƯU HÀNH CHO XE QUÁ KHỔ GIỚI HẠN TRÊN ĐƯỜNG BỘ (KỂ CẢ XE BÁNH XÍCH)
(Tháng……năm…….)
Kính gửi: ……………………………………..
Dạng Tuyến |
Xe 02 trục đơn |
Xe 03 trục |
Xe 04 trục |
Xe bánh xích |
Tổ hợp xe - sơ mi rơ moóc (03 trục) |
Tổ hợp xe - sơ mi rơ moóc (04 trục) |
Tổ hợp xe - sơ mi rơ moóc (05 trục) |
Tổ hợp xe - sơ mi rơ moóc (06 trục) |
Tổng cộng |
Vận chuyển hàng quá tải |
Ghi chú |
Quốc lộ ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đường tỉnh … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý: Cột Ghi chú ghi cụ thể loại phương tiện đã cấp có: - Kích thước bao ngoài gồm: xe + hàng (dài, rộng cao); - Khối lượng toàn bộ gồm: xe + hàng. - CQCP: Sở Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ. |
Thủ trưởng cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe |
Cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ..../CQCP-GLHX |
…., ngày … tháng …. năm …. |
BÁO CÁO CẤP GIẤY PHÉP LƯU HÀNH CHO XE QUÁ TẢI TRỌNG, VÀ XE QUÁ KHỔ GIỚI HẠN (KỂ CẢ XE BÁNH XÍCH)
(Tháng……năm…….)
Kính gửi: ……………………………………..
Dạng Tuyến |
Xe 02 trục đơn |
Xe 03 trục |
Xe 04 trục |
Xe bánh xích |
Tổ hợp xe - sơ mi rơ moóc (03 trục) |
Tổ hợp xe - sơ mi rơ moóc (04 trục) |
Tổ hợp xe - sơ mi rơ moóc (05 trục) |
Tổ hợp xe - sơ mi rơ moóc (06 trục) |
Tổng cộng |
Vận chuyển hàng quá tải |
Ghi chú |
Quốc lộ ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đường tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý: Cột Ghi chú ghi cụ thể loại phương tiện đã cấp có: - Kích thước bao ngoài gồm: xe + hàng (dài, rộng cao); - Khối lượng toàn bộ gồm: xe + hàng. - CQCP: Sở Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ. |
Thủ trưởng cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe |
Cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ..../CQCP-GLHX |
…., ngày … tháng …. năm …. |
BÁO CÁO TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG CẤP GIẤY PHÉP LƯU HÀNH XE QUÁ TẢI TRỌNG, XE QUÁ KHỔ GIỚI HẠN, VÀ XE BÁNH XÍCH TRÊN ĐƯỜNG BỘ
(Tháng…………năm………….)
Kính gửi: …………………………………………………………….
TT |
Dạng phương tiện |
Quá khổ |
Quá tải |
Quá tải và quá khổ giới hạn |
Tổng cộng |
Vận chuyển hàng quá khối lượng, quá khổ giới hạn |
Ghi chú |
|
Ủy quyền thường xuyên |
Ủy quyền theo chuyến |
|
||||||
1 |
Xe 02 trục đơn |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
Xe ... trục |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
Xe bánh xích |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
Tổ hợp xe 03 trục |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
Tổ hợp xe .... trục |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý: Cột Ghi chú ghi cụ thể loại phương tiện đã cấp có: - Kích thước bao ngoài gồm: xe + hàng (dài, rộng cao); - Khối lượng toàn bộ gồm: xe + hàng. - CQCP: Sở Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ. |
Thủ trưởng cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe |
THE MINISTRY OF TRANSPORT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 46/2015/TT-BGTVT |
Hanoi, September 07th, 2015 |
ON LOAD CAPACITIES AND DIMENSIONAL LIMITS OF ROADS; OPERATION OF OVERLOAD VEHICLES, OVERDIMENSION VEHICLES AND TRACKED VEHICLES ON PUBLIC ROADS; TRANSPORT OF OVERSIZE/OVERWEIGHT LOAD; LIMITS ON AMOUNT OF GOODS LOADED ONTO ROAD VEHICLES RUNNING ON PUBLIC ROADS
Pursuant to the Law on Road traffic dated November 13, 2008;
Pursuant to the Decree No. 107/2012/NĐ-CP dated December 20, 2012 by the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;
At the request of Director of Department of Transport Infrastructure and General Director of Vietnam Road Administration,
The Minister of Transport promulgates Circular providing for load capacities and dimensional limits of roads; operation of overload vehicles, overdimension vehicles and tracked vehicles on public roads; transport of oversize/overweight load; limits on amount of goods loaded onto road vehicles running on public roads.
Article 1. Scope of regulation
This Circular providing for load capacities and dimensional limits of roads; announcement about operation of overload vehicles, overdimension vehicles and tracked vehicles on public roads; transport of oversize/overweight load; limits on amount of goods loaded onto road vehicles running on public roads.
This Circular applies to organizations and individuals related to the announcement about load capacities and dimensional limits of roads; operation of overload vehicles, overdimension vehicles and tracked vehicles on public roads; transport of oversize/overweight load; limits on amount of goods loaded onto road vehicles running on public roads.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, these terms can be construed as follows:
1. Gross vehicle weight (GVW) means the total weight (mass) of a vehicle including weight (mass) of the vehicle itself and the weight of passengers, luggage and cargo loaded onto such vehicle (if any).
2. Gross axle weight (GAW) of a vehicle is the distributed weight that may be supported by a single axle or a group of axles of such vehicle.
3. Maximum dimensions of a road motor vehicle mean the maximum permissible outer dimensions in terms of height, width, and length of the vehicle running on public roads, including load.
4. Tracked vehicles are self-propelled vehicles that move by tracks, which may damage the road or the sidewalk when they are running on the road.
5. Trailer truck means a combination of a tractor and a trailer or a semi-trailer.
6. A single-axle trailer is a trailer with only 1 axle group that is placed in the middle of the length of the trailer.
7. A multi-axles trailer is a trailer with a front axle or a front axle group connected with a pull bar and a back axle or a back axle group.
8. A non-divisible load is a load with intact seals of customs/national defense and security authorities or is a group of parts, equipment, machineries that will be damaged or changed in utility if being disassembled or divided.
9. A railroad crossing means an intersection where a railway line crosses a road or path at the same level that is built and developed according to the approval of a competent authority.
LOAD CAPACITIES AND DIMENSIONAL LIMITS OF ROADS; ANNOUCEMENT OF LOAD CAPACITIES AND DIMENSIONAL LIMITS OF ROADS
Article 4. Load capacity of road
1. Load capacity of a road means bearing capacity of such road and bridges along the road that is for ensuring the intended lifespan.
2. The bearing capacity of a bridge is determined according to its design and the actual condition of the bridge, which is announced by a competent authority or displayed by a vehicle weight limit sign according to regulations on road signs.
3. The bearing capacity of a road is determined according to its design and actual condition of the road, which is announced by a competent authority or displayed by an axle weight limit sign according to regulations on road signs.
Article 5. Dimensional limits of roads
1. Dimensional limits of a road means the limited space in terms of heights and widths of the road, bridge, ferry terminal, or road tunnel that allows vehicles and cargo thereon to safely go through.
2. The height limit of highways, level I, level II, and level III roads is 4.75 meters; the height limit of a level IV road or lower is 4.5 meters.
3. The width limit of a road is the width limit of its lanes, depending on the technical level of the road and the terrain over which the road route is built.
Article 6. Announcement about load capacities and dimensional limits of roads and technical conditions of railroad crossing
1. Vietnam Road Administration is responsible for issuing the announcement about load capacities and dimensional limits of highways and updating the load capacities and dimensional limits of roads and technical conditions of railroad crossing in Vietnam nationwide on the website of Vietnam Road Administration.
2. Services of Transport are responsible for issuing the announcement about load capacities and dimensional limits of local roads and sending the figures to Directorate for Roads of Vietnam for updating on the website of Directorate for Roads of Vietnam.
3. Vietnam Railway Administration is responsible for issuing the announcement about the technical conditions of railroad crossing on Vietnam railway network and sending the figures to Directorate for Road of Vietnam for updating on the website of Directorate for Road of Vietnam.
Article 7. Adjustment to announcement about load capacities and dimensional limits of roads and technical conditions of railroad crossing
1. Directorate for Roads of Vietnam is responsible for biannually updating load capacities and dimensional limits of roads and technical conditions of railroad crossing in Vietnam nationwide every 6 months (before June 20 and December 20 of every year).
2. Services of Transport are responsible for updating load capacities and dimensional limits of local roads and sending the figures to Directorate for Roads of Vietnam for updating on the website of Directorate for Roads of Vietnam every 6 months (before June 15 and December 15 of every year).
3. Vietnam Railway Administration is responsible for updating technical conditions of railroad crossing on Vietnam railway network and sending the figures to Directorate for Road of Vietnam for updating on the website of Directorate for Road of Vietnam every 6 months (before June 15 and December 15 of every year).
4. Investors in form of public-private partnerships are responsible for updating load capacities and dimensional limits of road segments under their management and sending the figures to the Services of Transport (applicable to local roads) or Directorate for Roads of Vietnam (applicable to highways) for updating on the website of Directorate for Roads of Vietnam every 6 months (before June 10 and December 10 of every year).
5. Road authorities must put up signs showing the actual load capacities and dimensional limits of the bridge along the routes and road segments enumerated but have not been renovated and upgraded according to the announced load capacities and dimensional limits.
Article 8. Operation of road motor vehicles
1. Any road motor vehicles satisfying the announced load capacities and dimensional limits of roads and regulations on goods loading specified in Articles 16, 17, 18, 19 of this Circular may run on announced routes/road segments.
2. When running on routes and road segments whose load capacities and dimensional limits are not announced, vehicle owners, hirers or drivers shall comply with the signs of load capacities and dimensional limits of roads, speeds and distance between vehicles running on public roads.
3. When transporting non-divisible load, or the gross weight or size of the vehicle exceeds the load capacity or dimensional limit of the road, the vehicle owner, the hirer or the driver must request a road authority to issue a permit before using the vehicle on the road.
OVERLOAD VEHICLES, OVERDIMENSION VEHICLES AND TRACKED VEHICLES RUNNING ON PUBLIC ROADS
Article 9. Regulations on overload vehicles, overdimension vehicles and tracked vehicles running on public roads
1. An overloaded vehicle is a road motor vehicle of which the gross vehicle weight or the gross axle weight exceeds the load capacity of the road.
2. An overdimension vehicle is a road motor vehicle of which the outer dimensions, including load (if any), exceed the permissible limits for road motor vehicles to be operated on public roads. To be specific:
a) Its length is longer than 20 meters or longer than 1.1 times the total length of the vehicle;
b) Its width is longer than 2.5 meters;
c) Its height (calculated from the road surface) is longer than 4.2 meters (except for container trucks).
3. A specialized motorbike is considered overloaded or overdimension vehicle if its GVW, GAW, or outer dimensions exceeds the permissible limits specified in clause 2 of this Article for running on public roads.
Article 10. Tracked vehicles running on public roads
Any tracked vehicles running on public roads must be equipped with mandatory parts and measures must be taken to protect the road surface while running on the road. Otherwise, such vehicle must be carried by another vehicle.
Article 11. Operating overload vehicles, overdimension vehicles and tracked vehicles on public roads
1. Overloaded vehicles, overdimension vehicles, and tracked vehicles on the road must be operated in a way that ensures traffic safety and safety for the road traffic works.
2. When operating an overloaded vehicle, overdimension vehicle, or tracked vehicle on public roads, the vehicle owner, courier, or driver must:
a) Obtain a permit for operation of an overloaded, overdimension or tracked vehicle on public roads issued by a competent body;
b) Comply with regulations specified on the Permit.
3. Any vehicle that carries goods exceeding its load capacity as designed by the manufacturer or exceeding the allowable weight of goods specified on its Certificate of technical safety and environmental protection must not be operated on public roads.
TRANSPORT OF OVERSIZE LOAD ON PUBLIC ROADS
Article 12. Regulations on oversize/overweight load
1. An oversize load is a non-divisible load with the following outer dimensions (of both the vehicle and the load):
b) Length > 20 meters;
b) Width > 2.5 meters;
c) The height from the highest point of the road surface exceeds 4.2 meters (applicable to vehicles other than container trucks) or exceeds 4.35 meters (applicable to container trucks).
2. An overweight load is a non-divisible load with the weight of heavier than 32 tonnes.
Article 13. Vehicles for transport of oversize/overweight load
1. A vehicle for transport of oversize/overweight is a vehicle with sizes and weights suitable for the transported goods and conformable with conditions specified on its Certificate of technical safety and environmental protection.
2. If modular trailers can be connected together to carry oversize and overweight goods, the registry shall verify onto the Certificate of technical safety and environmental protection of the vehicle with the statement “Modules can be connected together if there is the Permit for operation of vehicles issued by a competent authority”.
Article 14. Operating vehicles that carry oversize/overweight load on public roads
1. Any vehicles carrying oversize/overweight load that is operated on public roads must comply with regulations in Article 11 of this Circular.
2. The driver of a vehicle carrying an oversize/overweight load must comply with regulations specified on the Permit and comply with instructions of the competent person (if any) when running on public roads.
3. Cases that require guiding or escorting by another vehicle:
a) Goods are loaded onto the vehicle with the following outer dimensions (of both the vehicle and the load): width ≥ 3.5 meters; length > 20 meters;
b) The vehicle is operated at a work that requires reinforcement of roads.
4. Cases in which the inspection of road is required:
a) Goods are loaded on to the vehicle with the following outer dimension: width > 3.75 meters or height > 4.75 meters or length > 20 meters (applicable to level IV road or lower) or length > 30 meters (applicable to level III road or higher);
b) The road motor vehicle has gross vehicle weight or the gross axle weigh exceeds the load capacity of the road.
LIMITS ON GOODS LOADED ONTO ROAD VEHICLES RUNNING ON PUBLIC ROADS
Article 15. Limits on goods loaded onto road vehicles running on public roads
1. Goods must be loaded onto road vehicles in accordance with the regulations on GVW and GAW of the vehicles and height, width, and length of the cargo as prescribed in Articles 16, 17 and 18 of this Circular, and within the load capacity of the vehicle specified on the Certificate of technical safety and environmental protection of the vehicle.
2. Goods must be arranged tidily and tied firmly and must not obstruct the driving of vehicles, ensuring traffic safety when running on public roads.
Article 16. Gross axle weight (GAW)
1. Single axle: GAW ≤ 10 tonnes.
2. Double-axle group, GAW depends on the distance (d) between two axles:
a) If d < 1.0 meter, GAW ≤ 11 tonnes;
d) If 1.0 meter ≤ d < 1.3 meters, GAW ≤ 16 tonnes;
c) If d ≥ 1.3 meters, GAW ≤ 18 tonnes.
3. Triple-axle group, GAW depends on the distance (d) between two consecutive axles:
a) If d ≤ 1.3 meters, GAW ≤ 21 tonnes;
b) If d > 1.3 meters, GAW ≤ 24 tonnes.
Article 17. Gross vehicle weight (GVW)
1. Unibody vehicles:
a) If the vehicle has 2 axles, GVW ≤ 16 tonnes;
b) If the vehicle has 3 axles, GVW ≤ 24 tonnes;
c) If the vehicle has 4 axles, GVW ≤ 30 tonnes;
d) If the vehicle has 5 or more axles, GVW depends on the distance (d) between the first axle and the last axle:
- If d ≤ 7 meters, GVW ≤ 32 tonnes;
- If d > 7 meters, GVW ≤ 34 tonnes;
2. Semi-trailer trucks:
a) If the vehicle has 3 axles, GVW ≤ 26 tonnes;
b) If the vehicle has 4 axles, GVW ≤ 34 tonnes;
c) If the vehicle has 5 axles, GVW depends on the distance (d) between the wheel coupling pin and the first axle of the semi-trailer:
- If 3.2 ≤ d ≤ 4.5 meters, GVW ≤ 38 tonnes;
- If d > 4.5 meters, GVW ≤ 42 tonnes;
d) If the vehicle has 6 or more axles, GVW depends on the distance (d) between the wheel coupling pin and the first axle of the semi-trailer:
- If 3.2 ≤ d ≤ 4.5 meters, GVW ≤ 40 tonnes; if the semi-trailer is a container, GVW ≤ 42 tonnes;
- If 4.5 < d ≤ 6.5 meters, GVW ≤ 44 tonnes;
- If d > 6.5 meters, GVW ≤ 48 tonnes.
3. If a trailer is pulled by a unibody truck: the total weight, which is the total of the GVW of the unibody truck (according to GVW specified in Clause 1 of this Article) and the GAW of the trailer being pulled (according to Article 16). To be specific:
a) If a single-axle trailer is pulled by a unibody truck and the distance between the wheel coupling pin and the middle of the axle group of the trailer on the horizontal surface of the pull bar is 3.7 meters or longer then the GVW must be 45 tonnes or lower;
b) If a multi-axle trailer is pulled by a unibody truck and the distance between the wheel coupling pin and the middle of the axle group of the trailer on the horizontal surface of the pull bar is 3.0 meters or longer, then the GVW must be 45 tonnes or lower.
4. If a semi-trailer is pulled by a truck (specified in clause 2 of this Article) and the distance between the wheel coupling pin and the first axle of the semi-trailer is shorter than 3.2 meters or if a single-axle trailer is pull by a unibody truck and the distance between the wheel coupling pin and the middle point of the axle group of the trailer is shorter than 3.7 meters or if a multi-axle trailer is pulled by a unibody truck and the distance between the wheel coupling pin and the front axle group of the trailer is shorter than 3.0 meters, then the GVW of the tractor-trailer must be decreased by 2 tonnes for each meter of length that is shortened.
5. Regarding vehicles with auxiliary axles, its GVW shall be determined according to regulations in Article 16 and clauses 1, 2 and 3 of this Article in accordance with the actual axles directly affect the road surface when running on public roads.
Article 18. Height of goods loaded onto road vehicles
1. Regarding box trucks, allowable height of goods loaded onto the vehicle is the maximum height of goods inside the box as designed by the manufacturer or according to a modified designed approved by a competent authority.
2. Regarding flatbed truck, goods loaded on the vehicle that exceed the height of the box (as designed by the manufacturer or as approved by a competent authority) must be firmly tied and choked to ensure the safety when running on public roads. The height of loaded goods must not exceed the heights below (from the road surface):
a) If the payload weights 5 tonnes or more (according to the Certificate of technical safety and environmental protection), the height of loaded goods must not exceed 4.2 meters;
b) If the payload weights from 2.5 tonnes to less than 5 tonnes (according to the Certificate of technical safety and environmental protection), the height of loaded goods must not exceed 3.5 meters;
c) If the payload weights less than 2.5 tonnes (according to the Certificate of technical safety and environmental protection), the height of loaded goods must not exceed 2.8 meters;
3. Specialized vehicles and container trucks: the height of loaded goods from the road surface must not exceed 4.35 meters.
4. If the vehicle carries bulk cargo or building materials including soil, sand, gravel, coal, ores and the likes, the height of loaded goods must not exceed the height of the box that is specified on the Certificate of technical safety and environmental protection.
Article 19. Width and length of goods loaded onto road vehicles to be operated on public roads
1. The width of loaded goods on a road motor vehicle is the width of the box as designed by the manufacturer or as approved by a competent authority.
2. The length of loaded goods on a road motor vehicle must not exceed 1.1 times the total length of the vehicle as designed by the manufacturer or as approved by a competent authority and must not be longer than 20.0 meters. If the length of loaded goods exceeds the permissible limit, the cargo box must bear warnings and goods must be firmly tied to ensure safety while running on public roads.
3. Goods and luggage loaded onto a passenger vehicle must not exceed the outer dimensions of the vehicle.
4. Goods loaded onto a motorbike must not exceed the cargo bracket designed by the manufacturer 0.3 meter to the sides and 0.5 meter to the rear. The height of goods from the road surface must not exceed 1.5 meters.
5. Goods loaded onto a non-motorized vehicle must not exceed 1 meter or exceed 1/3 the vehicle length to the front and the rear, whichever is lesser, and must not exceed 0.4 meter to each side of the wheels.
PERMIT FOR OPERATION OF OVERLOADED VEHICLES, OVERDIMENSION VEHICLES, TRACKED VEHICLES AND VEHICLES THAT CARRY OVERSIZE/OVERWEIGHT LOAD ON PUBLIC ROADS
Article 20. General provisions on issuance of permit for operation of overloaded vehicles, overdimension vehicles, tracked vehicles and vehicles that carry oversize/overweight load on public roads
1. The Permit for operation of overloaded vehicles, overdimension vehicles, tracked vehicles, and vehicles that carry oversize/overweight load (hereinafter referred to as the Permit) on public roads must be issued only in special cases when no other probable solution or no other type of road vehicle that is suitable for the task is available.
2. Responsibilities of regulatory bodies entitled to issue the Permit (hereinafter referred to as the issuers):
a) Select suitable routes ensuring the traffic safety and the road protection;
b) Refuse to issue the Permit if the loaded goods exceed the payload designed by the manufacturer or exceed the allowable limit of load of the vehicle after modification that is specified on the Certificate of technical safety and environmental protection;
c) Provide requirements for traffic safety like speeds, lanes and time of operation on the Permit when granting permission for travelling on highways.
3. Regarding the operation of vehicle exceeding the capacity of a road that requires inspection or reinforcement of the road, any organizations/individuals wishing to travel on such road shall be responsible for paying all relevant charges. The competent authority shall issue the Permit when the organization/individual has completed the inspection/reinforcement.
4. Duration of the Permit:
a) Regarding overloaded and overdimension vehicles that are not required to comply with rules like going within permissible lanes, being guided or escorted by another vehicle or using reinforced roads only:
- If the route/road segment has been renovated/upgraded constantly, the Permit shall be valid for no longer than 60 days;
- If the route/road segment has not been renovated/upgraded constantly, the Permit shall be valid for no longer than 30 days;
b) Regarding overloaded vehicles, overdimension vehicles and vehicles carrying oversize/overweight load that are required to comply with rules like going within permissible lanes, being guided or escorted by another vehicle or using reinforced roads only: the Permit shall be valid for no longer than 30 days.
c) Regarding self-propelled tracked vehicles: the duration of the Permit is the duration of a trip when such vehicle departs until it reaches its destination.
d) Duration of the Vehicle operate permit specified in points a, b and c of this clause shall be within the duration of the Certificate of technical safety and environmental protection of such vehicle; if the duration of the Certificate of technical safety and environmental protection of the vehicle is shorter than the duration specified in points a, b and c of this clause, the time limit of the Permit is the time limit of the Certificate of technical safety and environmental protection of the vehicle.
Article 21. Procedures for issuance of the Permit
1. Any organizations/individuals wishing to obtain a Permit shall submit 01 application directly or by post to a receiving authority.
2. The application shall include:
a) An application according to the form provided for in Appendix 1 and Appendix 2 of this Circular;
b) A copy of the Certificate of vehicle registration or the Temporary certificate of vehicle registration (applicable to lately received vehicles);
c) A copy of the Certificate of technical safety and environmental protection for road motor vehicles or a copy of the report on specifications of the vehicle (applicable to lately received vehicles – provide by the manufacturer);
d) Transport solution for cases subject to road inspection (if any), including information about the transport route; information about the transport vehicle; information about goods verified by their owner, including dimension parameters like the length, width and height (L x W x H – meter(s)); weight, image (if any); the transport contract or written transport appointment issued by the goods owner or the hirer.
3. Within 02 working days from the day on which the satisfactory application is received, depending on the inspection results, the competent authority specified in Article 22 of this Circular shall issue the Permit according to the form in Appendix 3 and Appendix 4 of this Circular. If the application is unsatisfactory, a written response shall be made containing explanation.
4. If an inspection of the road must be conducted to impose requirements for running on public roads or to make decision on road reinforcement, within 02 working days from the day on which the satisfactory application as prescribed in clause 2 of this Article is received, the competent authority in charge of issuing the Permit shall request the applicant to conduct inspection or road reinforcement.
The Permit shall be issued within 02 working from the day on which the report on the result of the inspection or road reinforcement is received from a qualified advisory organization, ensuring the traffic safety.
Article 22. Power to issue Permit
1. Director of the Services of Transport and Director of Regional Road Management Unit are responsible for issuing the Permit for travelling on road nationwide.
2. The Minister of Transport is responsible for the issuance of Permit for vehicles serving National defense and security, energy works, disaster prevention and search and rescue.
Article 23. Responsibilities of Permit issuers
Permit issuers:
1. Must be legally responsible for issuing Permits to qualified applicants and in accordance with conditions of roads, vehicles and ensuring the traffic safety.
2. Are entitled to revoke the Permit of any vehicle if its owner/driver/hirer commits violations against regulations specified on the Permit or if its owner/driver/hirer has not repaired the damage to the road traffic works its caused.
3. Take responsibility for providing guidance for any organizations/individuals wishing to transport to choose a suitable route, ensuring the safety of road traffic works and safety of vehicles.
4. Take responsibility for providing current conditions of road at the request of organizations/individuals or of relevant agencies.
5. Take responsibility for collecting and using the charges for issuance of Permit according to regulations of the Ministry of Finance.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 24. Inspection, penalties and compensation
1. The inspection and imposition of penalties for the violations against regulations in this Circular must comply with the current law provisions on inspection and penalties.
2. Any entity that fails to comply with this Circular during the operation of an overloaded vehicle, overdimension vehicle, tracked vehicle, or a vehicle carrying oversize/overweight load and causes damage to road traffic works must pay compensation according to law provisions.
Article 25. Implementary clause
1. This Circular comes into effect from December 01, 2015 and replaces Circular No. 07/2010/TT-BGTVT dated February 11, 2010 by the Minister of Transport; Circular No. 03/2011/TT-BGTVT dated February 22, 2011 by the Minister of Transport and Circular No. 65/2013/TT-BGTVT dated December 31, 2013 by the Minister of Transport.
2. Regarding vehicles produced/assembled in Vietnam:
a) The Certificate of technical quality, safety, and environment protection issued to vehicles that are unconformable with regulations in this Circular shall be annulled since the effective date of this Circular;
b) Slips of quality inspection upon release from factory that are issued before the effective date of this Circular are still used for completing procedures for vehicle registration and technical safety and environmental protection inspection.
3. Regarding imported vehicles:
a) Any imported vehicles that is at Vietnam’s checkpoint before the effective date of this Circular shall have gross weight determined according to regulations in Circular No. 07/2010/TT-BGTVT and Circular No. 03/2011/TT-BGTVT by the Minister of Transport;
b) The Certificate of technical quality, safety, and environment protection applicable to imported motor vehicles and the notification of exemption from inspection of technical quality, safety, and environment protection applicable to imported motor vehicles that are issued to vehicles coming to the Vietnam’s checkpoint before the effective date of this Circular are still used for completing procedures for import, for the initial inspection of technical safety and environmental protection or for the collection of registration fee or vehicles registration according to regulations.
4. Parameters of any vehicles obtaining the Certificate of technical safety and environmental protection before the effective date of this Circular that carries load exceeding the allowable amount shall be modified according to regulations in this Circular.
Article 26. Organization of implementation
1. Responsibilities of Vietnam Road Administration:
a) Conduct inspection of the implementation of regulations in this Circular; preside over and cooperate with Permit issuers in transmitting figures to Vietnam Road Administration; manage data about the issuance of the Permit according to regulations;
b) Provide training in the implementation of this Circular; provide guidance on the use of the Permit issuing software for issuers;
c) Regularly, periodically and irregularly conduct inspection and supervision of the issuance of Permit issuers; impose or propose penalties for violations of Permit issuers according to law provisions.
2. Responsibilities of Road Management Units, the Services of Transport:
a) Comply with regulations in this Circular;
b) Publish procedures, fees and time of issuance of the Permit;
c) Comply with regulations in retention and reporting according to regulations; connect, secure passwords and update data from the network issued by Vietnam Road Administration;
d) Comply with and facilitate the inspection and supervision of the issuance of the Permit of functional agencies;
dd) Periodically, every quarter or every year, report the issuance of the Permit to Vietnam Road Administration according to the forms in Appendixes 5a, 5b, 5c and 6 enclosed herewith. Reports shall be sent before the date 20th of the last month of each quarter or before the date 15th of December of each year.
3. The Chief of the Ministry Office, The Chief Inspector of Ministry, Director of Departments, General Director of Vietnam Road Administration, Director of Vietnam Register, Director of Vietnam Railway Authority, Directors of Services of Transport, Heads of organizations and individuals that are relevant are responsible for implementing this Circular.
4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Transport for consideration and solution./.
|
THE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực