Chương X: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2016/BCT Vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ
Số hiệu: | QCVN02:2016/BCT | Loại văn bản: | Quy chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | Năm 2016 | Ngày hiệu lực: | *** |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
ICS: | *** |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phó Giám đốc phụ trách cơ điện và Trưởng phòng phụ trách cơ điện:
a) Hiểu rõ và biết triển khai thực hiện các yêu cầu về an toàn tời trục mỏ được quy định tại Quy chuẩn này và các văn bản quy phạm khác.
b) Nắm vững về cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật an toàn và các nguy cơ mất an toàn của tời trục mỏ để quyết định cho phép tời trục mỏ hoạt động hay dừng hoặc tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng.
c) Biết đánh giá các nguy cơ rủi ro và biết ứng xử các tình huống khẩn cấp liên quan tới tời trục mỏ trong phạm vi quản lý.
d) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.
2. Người phụ trách (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) tời trục mỏ thuộc Phòng quản lý cơ điện:
a) Người phụ trách tời trục mỏ phải có trình độ kỹ sư về một trong các chuyên ngành: Cơ khí, cơ điện, điện khí hóa, tự động hóa.
b) Hiểu rõ và biết triển khai thực hiện các yêu cầu về an toàn tời trục mỏ được quy định tại Quy chuẩn này và các văn bản quy phạm khác.
c) Nắm vững về cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật an toàn và các nguy cơ mất an toàn trong vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ.
d) Có khả năng tổ chức vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ an toàn.
e) Có khả năng giám sát các đơn vị thí nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định thực hiện đúng và đủ các nội dung thử nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định.
g) Có khả năng xác định các thông số không an toàn của tời trục mỏ để báo cáo cấp trên quyết định dừng hoặc tiếp tục cho tời trục mỏ hoạt động.
h) Biết đánh giá các nguy cơ rủi ro và biết ứng xử các tình huống khẩn cấp liên quan tới tời trục mỏ trong phạm vi quản lý.
i) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.
3. Quản đốc, Phó Quản đốc phân xưởng quản lý tời trục mỏ
a) Phải có trình độ từ cao đẳng trở lên về một trong các chuyên ngành: Cơ khí, cơ điện, điện khí hóa, tự động hóa.
b) Hiểu rõ và biết triển khai thực hiện các yêu cầu về an toàn tời trục mỏ được quy định tại Quy chuẩn này và các văn bản quy phạm khác.
c) Nắm vững về cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật an toàn và các nguy cơ mất an toàn trong vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ.
d) Có khả năng tổ chức vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ an toàn.
e) Có khả năng giám sát các đơn vị thử nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định thực hiện đúng và đủ các nội dung thử nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định.
g) Có khả năng xác định các thông số không an toàn của tời trục mỏ để báo cáo cấp trên quyết định dừng hoặc tiếp tục cho tời trục mỏ hoạt động.
h) Biết đánh giá các nguy cơ rủi ro và biết ứng xử các tình huống khẩn cấp liên quan tới tời trục mỏ trong phạm vi quản lý.
i) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.
4. Người vận hành tời trục mỏ:
a) Khi chở hàng: Phải là người có thời gian làm việc ở mỏ ít nhất một năm, qua lớp đào tạo vận hành chuyên ngành, đã qua 2 tháng thực hành tại tời trục mỏ đó, qua sát hạch đạt yêu cầu và được Giám đốc điều hành mỏ quyết định cho phép vận hành.
b) Khi chở người và hàng - người: Cũng như trục tải nhiều cáp, phải là người đã qua lớp đào tạo vận hành tời trục mỏ và được thực tập vận hành có kèm cặp tại tời trục mỏ đó ít nhất một năm, qua sát hạch đạt yêu cầu và được Giám đốc điều hành mỏ quyết định cho phép vận hành.
c) Khi đào giếng: Phải là người đã qua đào tạo vận hành chuyên ngành, qua 3 tháng thực tập tại tời trục mỏ đó, qua sát hạch đạt yêu cầu và được Giám đốc điều hành mỏ cho phép vận hành.
d) Phải nắm vững cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành và thành thạo các thao tác vận hành, các yêu cầu về an toàn khi vận hành tời trục mỏ, các nguyên nhân gây sự cố và phương pháp xử lý sự cố, các biện pháp phòng ngừa.
e) Nắm vững các quy định về tín hiệu vận hành tời trục mỏ.
g) Biết kiểm tra an toàn tời trục mỏ đầu ca và giám sát thợ kiểm tra an toàn tời trục mỏ đầu ca.
h) Biết đánh giá các nguy cơ rủi ro và biết ứng xử các tình huống khẩn cấp liên quan tới tời trục mỏ trong phạm vi quản lý.
i) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.
5. Người vận hành tín hiệu tời trục mỏ
a) Phải được đào tạo về vận hành tín hiệu tời trục mỏ. Nắm vững cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy định về tín hiệu và các yêu cầu về an toàn khi vận hành tín hiệu tời trục mỏ, qua sát hạch đạt yêu cầu và được Giám đốc mỏ quyết định bố trí công việc vận hành tín hiệu tời trục mỏ.
b) Phải nắm vững các yêu cầu về an toàn: Đưa người ra vào thùng trục cũng như toa xe chở người; biết kiểm tra an toàn cáp thép, cơ cấu móc nối toa xe chở người; biết kiểm tra an toàn thùng trục và toa xe trước khi phát tín hiệu; các quy định an toàn đi lại trong giếng nghiêng; biết kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống tín hiệu.
c) Biết đánh giá các nguy cơ rủi ro và biết ứng xử các tình huống khẩn cấp liên quan tới tời trục mỏ trong phạm vi quản lý.
d) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.
6. Người kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ phải:
a) Được đào tạo, huấn luyện an toàn về tời trục mỏ; nắm vững cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các thông số kỹ thuật an toàn, các nguyên nhân gây sự cố và biện pháp khắc phục.
b) Biết phương pháp kiểm tra an toàn cáp thép.
c) Nắm vững nội dung kiểm tra an toàn, thử nghiệm, kiểm định theo quy định và biết sử dụng dụng cụ, thiết bị để thực hiện các nội dung trên.
d) Biết đánh giá các nguy cơ rủi ro và biết ứng xử các tình huống khẩn cấp liên quan tới tời trục mỏ trong phạm vi quản lý.
e) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.
7. Người chất dỡ tải thùng cũi, toa xe:
a) Phải nắm vững và thực hiện thành thạo: Quy trình chất dỡ tải an toàn, tín hiệu giếng, quy định đi lại an toàn trong giếng, kiểm tra an toàn thùng trục và toa xe, kiểm tra và xác định tình trạng tốt xấu của cáp thép, móc và chốt toa xe.
b) Biết đánh giá các nguy cơ rủi ro và biết ứng xử các tình huống khẩn cấp liên quan tới tời trục mỏ trong phạm vi quản lý.
c) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.
8. Người theo dõi an toàn tời trục mỏ thuộc bộ phận quản lý an toàn mỏ:
a) Phải có trình độ kỹ sư về một trong các chuyên ngành: Cơ khí, cơ điện, điện khí hóa, tự động hóa.
b) Hiểu rõ và biết triển khai thực hiện các yêu cầu về an toàn tời trục mỏ được quy định tại Quy chuẩn này và các văn bản quy phạm khác.
c) Nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật an toàn và các nguy cơ mất an toàn trong vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ.
d) Nắm vững các nội dung phải kiểm tra, bảo dưỡng, thử nghiệm, hiệu chỉnh và kiểm định tời trục mỏ.
e) Có khả năng xác định các thông số không an toàn của tời trục mỏ để báo cáo cấp trên quyết định dừng hoặc tiếp tục cho tời trục mỏ hoạt động.
g) Biết đánh giá các nguy cơ rủi ro và biết ứng xử các tình huống khẩn cấp liên quan tới tời trục mỏ trong phạm vi quản lý.
h) Hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn được giao trong phân cấp quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ quy định tại Quy chuẩn này và của Giám đốc mỏ.
1. Quy định chung
1.1. Tời trục mỏ phải được kiểm tra kỹ thuật an toàn hàng ca, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
1.2. Các chức danh được quy định tại Khoản 2 Điều này phải tham gia kiểm tra và ký sau khi đưa ra nhận xét và xử lý thông số kỹ thuật an toàn tời trục mỏ đã kiểm tra.
1.3. Kết quả kiểm tra phải được ghi vào sổ kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục IV, Quy chuẩn này.
1.4. Kết quả kiểm tra phải được các chức danh theo quy định xem xét, xử lý và đưa ra các quyết định cần thiết đảm bảo tời trục mỏ hoạt động an toàn.
1.5. Khi phát hiện tời trục mỏ không đảm bảo an toàn phải dừng tời trục mỏ và báo cáo cấp trên để xử lý.
1.6. Giám sát kiểm tra hàng ca, hàng tuần: Thợ vận hành, Phó Quản đốc kỹ thuật hoặc Phó Quản đốc trực ca.
1.7. Giám sát kiểm tra hàng tháng, quý, sáu tháng, một năm: Thợ vận hành, phụ trách tời trục mỏ thuộc Phòng quản lý cơ điện, người theo dõi an toàn tời trục mỏ thuộc Phòng quản lý an toàn.
1.8. Xử lý kết quả kiểm tra
Các thành phần kiểm tra, giám sát phải đưa ra nhận xét về tình trạng kỹ thuật an toàn tời trục mỏ. Chịu trách nhiệm về kết luận tình trạng kỹ thuật an toàn sau kiểm tra tời trục mỏ:
a) Kiểm tra hàng ca: Phó Quản đốc trực ca.
b) Kiểm tra hàng tuần: Quản đốc phân xưởng.
c) Kiểm tra hàng tháng: Phụ trách tời trục mỏ thuộc Phòng quản lý cơ điện.
d) Kiểm tra hàng quý: Trưởng phòng phụ trách cơ điện.
e) Kiểm tra sáu tháng: Phó Giám đốc phụ trách cơ điện.
g) Kiểm tra một năm: Phó Giám đốc phụ trách cơ điện.
h) Đợt kiểm tra trùng nhau của tuần, tháng, quý, sáu tháng cuối cùng được tổ chức thành đợt kiểm tra của cấp cao hơn.
2. Kiểm tra hàng ca
2.1. Thời gian kiểm tra: Mỗi ca phải dành ít nhất từ 1 giờ đến 2 giờ dừng tời trục mỏ để tiến hành kiểm tra kỹ thuật an toàn và bảo dưỡng, sửa chữa.
2.2. Thành phần kiểm tra: Thợ kỹ thuật trực ca, Phó Quản đốc trực ca.
2.3. Nội dung kiểm tra
2.3.1. Đối với thùng trục và toa xe chở người:
a) Kiểm tra thùng trục đào giếng: Quai treo, puli treo cáp, bulông bắt giữ cáp, kẹp cáp, vòng cáp kiểm tra, bạc dẫn hướng, cơ cấu chống lật thùng (thùng có kết cấu chở người).
b) Kiểm tra thùng cũi: Quai treo, puli treo cáp, bulông bắt giữ cáp, kẹp cáp, vòng cáp kiểm tra, cửa thùng, cơ cấu chốt an toàn cửa thùng, ray trong thùng, cam hãm goòng, bạc dẫn hướng thùng, phanh dù.
c) Kiểm tra thùng skip: Quai treo, puli treo cáp, bulông bắt giữ cáp, kẹp cáp, vòng cáp kiểm tra, cơ cấu đóng mở dỡ tải, bạc dẫn hướng.
d) Toa xe chở người: Phanh toa xe (phanh dù), cáp nối với móc cáp, móc cáp với toa xe, chốt, ắc và cơ cấu liên kết toa xe, hệ trục và bánh xe, cáp bảo hiểm (cáp quá hải).
2.3.2. Cơ cấu treo cáp dẫn hướng: Độ kẹp chặt cáp, bu lông kẹp cáp, vòng cáp kiểm tra.
2.3.3. Bàn điều khiển: Sự làm việc của các đồng hồ chỉ báo, đèn tín hiệu, các công tắc điều khiển, tay điều khiển.
2.3.4. Độ bắt chặt bu lông móng, bắt giữ thiết bị và bên máy, khớp nối nối giảm tốc và động cơ, khớp nối giảm tốc và tang tời, các gối đỡ của tang tời trục.
2.3.5. Hệ thống phanh an toàn và phanh công tác: Khe hở giữa má phanh và đĩa phanh (phanh đĩa) hoặc giữa đai phanh và vành phanh (phanh đai), sự liên kết chắc chắn của cơ cấu cơ khí các cụm phanh, áp suất phanh.
2.3.6. Phanh sự cố và các cơ cấu chốt hãm tang tời.
2.3.7. Hệ thống thủy lực: Lượng dầu trong thùng dầu, sự kín khít của thiết bị thủy lực, bộ lọc dầu, đường ống, bơm dầu, các van an toàn, van điều tiết, van xả, áp suất thủy lực trong hệ thống khi làm việc, áp kế, cảm biến nhiệt độ và áp suất.
2.3.8. Hệ thống khí nén: Bình chứa khí nén, van an toàn, van lưu lượng, bộ lọc khí, sự kín khít của hệ thống, áp suất khí nén khi hệ thống làm việc, áp kế, cảm biến nhiệt độ và áp suất.
2.3.9. Hệ thống dầu bôi trơn: Lượng dầu trong thùng dầu, thiết bị lọc dầu, sự kín khít của thiết bị thủy lực, đường ống, bơm dầu, các van an toàn, van điều tiết, van xả, áp suất thủy lực trong hệ thống khi làm việc, các thiết bị đo lường, cảm biến áp suất dầu bôi trơn.
2.3.10. Cơ cấu chỉ báo độ sâu: Kiểm tra sự làm việc của cơ cấu chỉ báo, sự chỉ báo chính xác vị trí thùng trục trong giếng với sự chỉ báo vị trí thùng trục trên bảng chỉ báo.
2.3.11. Hệ thống tín hiệu giếng. Kiểm tra sự làm việc chính xác của hệ thống theo thiết kế: Tín hiệu âm thanh, ánh sáng, tín hiệu số.
2.3.12. Sự làm việc chính xác của tời trục theo hành trình biểu đồ vận tốc.
2.3.13. Đường cong dỡ tải skip, cơ cấu chất tải vào skip và ngăn định lượng.
2.3.14. Cơ cấu bảo vệ an toàn:
a) Thiết bị hạn chế vận tốc theo biểu đồ vận tốc.
b) Cơ cấu bảo vệ liên động điện: Vượt vận tốc chạy đều 15%; quá nâng, quá hạ; chùng cáp; lắc cáp; mòn má phanh (khe hở má phanh lớn hơn cho phép); nhiệt độ động cơ; áp suất phanh thủy lực thấp; áp suất dầu bôi trơn thấp; áp suất phanh khí nén thấp; cửa an toàn ra vào giếng ở các sàn tiếp nhận; không cho phép nhả phanh an toàn nếu tay điều khiển của phanh công tác không ở vị trí “hãm”, đồng thời tay gạt của bộ khống chế không ở vị trí “không”; dừng thùng trục đào lò khi đến mặt bằng có cửa che ở cốt không; dừng thùng trục đào lò khi cách sàn công tác 5m và khi đến gần gương giếng; truyền tín hiệu cho thợ điều khiển tời trục hoặc thợ tín hiệu sân giếng khi cáp hãm trong rốn giếng bật ra cũng như khi cáp cân bằng quá mức cho phép.
c) Tín hiệu âm thanh tự động báo tín hiệu bắt đầu chu kỳ giảm tốc.
2.3.15. Kiểm tra cáp thép:
a) Bằng mắt thường và thước đo: Số sợi đứt, độ mòn tiết diện, sự tở tao, sự han gỉ của cáp.
b) Sự liên kết chặt của cáp với phễu cáp (tời một đầu có trao đổi goòng và toa xe chở người).
2.4. Kết quả kiểm tra ghi vào sổ kiểm tra.
3. Kiểm hàng tuần
3.1. Thời gian kiểm tra: Mỗi tuần phải dành ít nhất 2 giờ dừng tời trục mỏ để tiến hành kiểm tra kỹ thuật an toàn và bảo dưỡng, sửa chữa.
3.2. Thành phần kiểm tra: Thợ kỹ thuật trực ca, Phó Quản đốc kỹ thuật hoặc Phó Quản đốc trực ca, Quản đốc phân xưởng.
3.3. Nội dung kiểm tra
Ngoài nội dung kiểm tra hàng ca phải kiểm tra các hạng mục sau:
a) Sự bắt chặt cáp dẫn hướng trên cơ cấu treo, độ căng của cáp (giếng đứng).
b) Puli tháp giếng, puli hướng cáp: Kiểm tra cơ cấu bắt chặt, nan hoa, độ mòn vành puli, trục và ổ trục puli.
c) Hộp giảm tốc: Kiểm tra bu lông bắt giữ, kiểm tra các gối đỡ, ngón nối, nhiệt độ, dầu bôi trơn, tiếng kêu trong khi vận hành.
d) Động cơ điện: Kiểm tra bulông bắt giữ, nhiệt độ động cơ khi làm việc, tiếng kêu, dòng điện khi động cơ làm việc.
e) Thiết bị điện: Kiểm tra sự làm việc của các thiết bị điều khiển, khí cụ điện, các cơ cấu đóng cắt điện.
g) Cáp thép: Bổ sung mở bảo quản cáp thép.
h) Cơ cấu móc nối: Khóa hãm an toàn, sự bắt chặt với cáp.
i) Độ mòn của phanh, diện tích tiếp xúc của phanh với đĩa phanh hoặc vành phanh.
k) Độ chính xác dừng thùng trục tại các vị trí chất dỡ tải. Nếu không đảm bảo phải so lại cáp.
3.4. Kết quả kiểm tra ghi vào sổ kiểm tra.
4. Kiểm tra hàng tháng
4.1. Thời gian kiểm tra: Mỗi tháng phải dành ít nhất 2 giờ dừng tời trục mỏ để tiến hành kiểm tra kỹ thuật an toàn.
4.2. Thành phần kiểm tra: Thợ kỹ thuật trực ca, Phó Quản đốc kỹ thuật hoặc Phó Quản đốc trực ca, Quản đốc phân xưởng, phụ trách tời trục mỏ thuộc Phòng quản lý cơ điện, theo dõi an toàn tời trục mỏ thuộc Phòng quản lý an toàn.
4.3. Nội dung kiểm tra
Ngoài nội dung kiểm tra hàng tuần phải kiểm tra các hạng mục sau:
a) Cam đỡ thùng cũi (đối với tời trục mỏ cáp một đầu).
b) Cơ cấu nối ray thùng cũi với ray ngoài.
c) Cơ cấu tách tang, chốt hãm tang khi tách tang.
d) Cơ cấu treo cáp dẫn hướng.
e) Cơ cấu giảm chấn đỡ thùng quá nâng, quá hạ đặt trên tháp giếng và rốn giếng.
g) Cơ cấu chất tải và dỡ tải của thùng skip, đường cong dỡ tải skip.
h) Tang quấn cáp: Kiểm tra sự bắt chặt của bulông liên kết của tang quấn cáp, độ mòn của rãnh tang.
i) Cáp thép: Sự quấn cáp trên tang, sự bắt chặt cáp vào tang cáp.
k) Bằng thiết bị siêu âm tự động: Số sợi đứt, sự han gỉ của cáp;
5. Kiểm tra hàng quý
5.1. Thời gian kiểm tra: Mỗi quý phải dành ít nhất 1 ca dừng tời trục mỏ để tiến hành kiểm tra kỹ thuật an toàn.
5.2. Thành phần kiểm tra: Thợ kỹ thuật trực ca, Phó Quản đốc kỹ thuật hoặc Phó Quản đốc trực ca, Quản đốc phân xưởng, phụ trách tời trục mỏ thuộc Phòng quản lý cơ điện, Trưởng phòng phụ trách cơ điện, theo dõi an toàn tời trục mỏ thuộc Phòng quản lý an toàn.
5.3. Nội dung kiểm tra
Ngoài nội dung kiểm tra hàng tháng phải kiểm tra các hạng mục sau:
a) Các mối liên kết khung giằng chịu lực trong giếng, tháp giếng.
b) Neo bắt giữ khung giằng, tháp giếng.
c) Độ mòn của cáp dẫn hướng, ray dẫn hướng.
d) Độ mòn của puli tháp giếng, puli đỡ cáp.
e) Độ mòn gờ tang cuốn cáp.
g) Cương cự đường ray trong giếng nghiêng, sự bắt chặt.
h) Sự han gỉ của các chi tiết phải chống han gỉ.
5.4. Kết quả kiểm tra ghi vào sổ kiểm tra.
6. Kiểm tra 6 tháng
6.1. Thời gian kiểm tra: 6 tháng phải dành ít nhất 1 ca dừng tời trục mỏ để tiến hành kiểm tra kỹ thuật an toàn.
6.2. Thành phần kiểm tra: Thợ kỹ thuật trực ca, Phó Quản đốc kỹ thuật hoặc Phó Quản đốc trực ca, Quản đốc phân xưởng, phụ trách tời trục mỏ thuộc Phòng quản lý cơ điện, theo dõi an toàn tời trục mỏ thuộc Phòng quản lý an toàn, Trưởng phòng quản lý cơ điện, Phó Giám đốc quản lý cơ điện.
6.3. Nội dung kiểm tra
Ngoài việc thực hiện nội dung kiểm tra hàng quý, phải thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
a) Sự han gỉ của các khung giằng, tháp giếng, sự chắc chắn của các neo giữ trong giếng.
b) Thử nghiệm phanh dù.
c) Thử nghiệm hệ số độ bền dự phòng cáp thép.
d) Kiểm tra, thử nghiệm hệ số độ bền cơ cấu móc nối.
e) Kiểm tra hộp giảm tốc.
g) Thiết bị điện, cáp điện.
6.4. Kết quả kiểm tra sáu tháng được lập thành biên bản ghi đầy đủ nội dung và thông số đã kiểm tra được.
7. Kiểm tra hàng năm
7.1. Thời gian kiểm tra: Mỗi năm phải dành ít nhất 1 ca dừng tời trục mỏ để tiến hành kiểm tra kỹ thuật an toàn.
7.2. Thành phần kiểm tra: Thợ kỹ thuật trực ca, Phó Quản đốc kỹ thuật hoặc Phó Quản đốc trực ca, Quản đốc phân xưởng, phụ trách tời trục mỏ thuộc Phòng quản lý cơ điện, theo dõi an toàn tời trục mỏ thuộc Phòng quản lý an toàn, Trưởng phòng phụ trách cơ điện, Trưởng phòng phụ trách trắc địa, Phó Giám đốc phụ trách cơ điện.
7.3. Nội dung kiểm tra
Ngoài việc thực hiện nội dung kiểm tra 6 tháng, phải thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
a) Trắc đạc, lập sơ đồ sai lệch tại từng điểm toàn bộ ray dẫn hướng trong giếng đứng.
b) Trắc đạc, lập sơ đồ sai lệch tại từng điểm của đường ray trong giếng nghiêng.
c) Xác định lệch tâm giữa tâm puli giếng và tâm giếng đứng, giữa tâm puli và tâm tang tời.
7.4. Kết quả kiểm tra hàng năm được lập thành biên bản ghi đầy đủ nội dung và thông số đã kiểm tra được.
Mỗi tời trục mỏ phải căn cứ thiết kế, nguyên lý làm việc, thiết bị lắp trong giếng và các quy định tại Quy chuẩn này để lập các sổ phục vụ công tác quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục mỏ theo các mẫu tại Phụ lục IV Quy chuẩn này.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực